1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu

126 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Nhưng ở bộ phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn như Linda Lê - cô được b

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƯỜI ĐƯƠNG ĐẠI TRONG VĂN CHƯƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM

“TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƯỜI ĐƯƠNG ĐẠI TRONG VĂN CHƯƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM

“TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Thạch

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa

hề được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các tư liệu tham khảo nhằm tăng cường tính thuyết phục cho lập luận của đề tài Những tư liệu này đều được trích dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng

Tôi xin cam đoan những điều trên đây là sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra

Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô trong khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập ở đây Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi từ ngày đầu học tập cho đến khi tôi hoàn thành luận văn này, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn với một tinh thần khoa học, nghiêm túc, một thái độ thân tình và tôn trọng

Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn thân thương nhất đến những người thân yêu trong gia đình, những người bạn luôn bên cạnh ủng hộ động viên kịp thời, những người đồng nghiệp nhiệt tình, giúp sức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Đối tượng,phạm vi và mục đích nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Cấu trúc luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI 12

1.1 Nỗi cô đơn với tư cách một chủ đề trong văn học Việt Nam 12

1.1.1 Khái niệm cô đơn 12

1.1.2 Chủ để cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại 15

1.2 Sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (giai đoạn đương đại) 22

1.3 Phan Việt với đời sống văn chương Việt Nam đương đại 31

1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp 31

1.3.2 Quan niệm văn chương 33

Tiểu kết: 38

CHƯƠNG 2: CÁI CÔ ĐƠN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” 39

2.1 Những biểu hiện của cái cô đơn 39

2.2 Cội rễ cái cô đơn của con người 47

2.2.1 Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lý 47

2.2.2 Cô đơn bởi sự đối chọi của hai miền văn hóa 57

2.2.3 Cô đơn bởi sự thiếu vắng của tình yêu 63

2.3 Cô đơn và sự phát triển nhân cách của nhân vật 68

2.3.1 Cô đơn - một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ 68

2.3.2 Cô đơn - cuộc hành trình tìm kiếm bản thể 71

Trang 6

Tiểu kết: 79

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” 81

3.1 Phương thức xây dựng nhân vật 81

3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhằm biểu đạt tính cách nhân vật 81

3.1.2 Miêu tả sự vận động phức tạp của tâm lý nhân vật 83

3.1.3 Thủ pháp tẩy trắng nhân vật 88

3.2 Cốt truyện và cấu trúc văn bản 91

3.2.1 Cốt truyện 91

3.2.2 Cấu trúc văn bản nghệ thuật 95

3.3 Tổ chức không gian - thời gian 97

3.3.1 Thời gian hiện thực 98

3.3.2 Không gian thực - ảo đan quện 101

3.3.3 Không gian đa chiều và thời gian đa tuyến 104

3.4 Giọng điệu 107

Tiểu kết: 111

KẾT LUẬN 113

Trang 7

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn

tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự thống nhất cao Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại

là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng thể lại có cái bộ phận Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa Văn học Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau

đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể thông thương được với nhau Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra Đó là một lực lượng sáng tác văn chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo

Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ Bộ phận văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt Trước hết đó là sự khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công

Trang 8

2

dân toàn cầu Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hoặc bằng chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam Nhưng ở bộ phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp Đối tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế, không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước nói riêng, văn học trong nước nói chung Ở trường hợp khác, lại có các nhà văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa nơi họ sống Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến những nhà văn

có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Đoàn Minh Phượng Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn chương không biên giới Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà không bị những quy định ngặt nghèo về khoảng cách địa lý, không thời gian hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ Do

đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn,

sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn

Trang 9

bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới

1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài,

cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng

là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận được đánh giá cao của công chúng Việt Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tôi chỉ xem xét trên cơ sở những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc trong nước Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tôi chú ý đến sáng tác của nhà văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng

có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất bản ở Việt Nam Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch

và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước Đặc biệt, thông qua việc xuất

bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người,

Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành

Trang 10

4

mạnh về tư tưởng của các tác phẩm, về những quan niệm thẩm mĩ trong sáng tác của nhà văn Phan Việt Hơn thế, Phan Việt còn tham gia nhiều hoạt động

văn chương như cùng giáo sư toán học Ngô Bảo Châu xây dựng tủ sách Cánh

cửa mở rộng với động thái giới thiệu những tác phẩm văn học nước ngoài đến

với bạn đọc trong nước, và tham gia các hoạt động xã hội ở Việt Nam tương đối sôi nổi

1.3 Khi tiếp cận với những sáng tác không chỉ truyện ngắn, tiểu

thuyết… của nhà văn Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, mặc dù sống, làm việc và viết văn ở hải ngoại nhưng nhà văn Phan Việt dường như luôn đau đáu một nỗi niềm người Việt từ cách hành văn cho đến hệ thống các hình tượng, chủ đề, đề tài…đều không hề xa lạ Chính nhà văn đã có lần tâm sự

rằng:“Tôi muốn quay trở về Việt Nam vì thật sự là với người viết như tôi, khi

nói về một Mary hay David nào đấy, tôi không cảm thấy có cái rứt ruột như khi tôi nói về một người Việt Nam”[46] Thứ hai, khảo sát một số tác phẩm

của nhà văn này, đặc biệt là hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu

chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong sáng tác của nhà văn có nhiều hướng quan tâm đến vấn đề con người như thân phận xa quê hương, sự hội nhập về văn

hóa, chuyện du lịch, ăn uống…nhưng ám ảnh hơn cả đó là chủ đề về nỗi cô

đơn của con người đương đại trong xã hội Nhân vật cô đơn trong tác phẩm

của Phan Việt chứa đựng trong đó những chiều sâu ý nghĩa tư tưởng, và quan niệm của nhà văn về con người về cuộc đời Tìm hiều về cái cô đơn trong một

số sáng tác của nhà văn cũng Phan Việt chính là cách để người đọc thấu hiểu hơn một phần đời sống, thân phận của những tha nhân trên đất khách quê người Nỗi cô đơn của con người - vấn đề được văn học quan tâm từ lâu với

tư cách là một chủ đề lớn, cùng với đó là thân phận của con người đất Việt xa

xứ - một vấn đề mang tính “thời sự” đã được nhà văn Phan Việt thể hiện một cách gần gũi, chân thật chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc

Thứ ba, đọc và khảo sát hai tiểu thuyết mới Tiếng người và Một mình ở châu

Trang 11

5

Âu của nhà văn Phan Việt chúng tôi nhận thấy sự cách tân mới mẻ trong đó

với lối viết lạ trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, lựa chọn khai thác mẫu nhân vật mới (nhân vật trí thức, trẻ, du học, tài năng, có học thức thành đạt với địa vị cao trong xã hội - là những mẫu nhân vật còn ít được khai thác); đến cốt truyện, cấu trúc văn bản kiểu lỏng lẻo, phân mảnh, lắp ghép cho đến không thời gian nghệ thuật với kỹ thuật của dòng ý thức mới, ngôn ngữ chắc gọn, mà vẫn giàu sức gợi, tả…Như thế, tiếp cận tác phẩm của nhà văn Phan Việt chính là cách tiếp cận gần hơn với sự vận động, phát triển và đổi mới của thể loại tiểu thuyết Đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đương đại và chỉ ra những đóng góp mới vào công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam đương đại của những nhà văn di dân hải ngoại

Từ tất cả những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện đề

tài luận văn Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt

qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu là một đề tài hay, hấp

dẫn và cần thiết, là bước khởi đầu cho quá trình chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại Qua đó, khẳng định Phan Việt là một nhà văn trẻ, tài năng, một “đài khí tượng” có

“khả năng tiên báo về một chiều kích mới của văn học” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương), đồng thời ghi nhận những đóng góp, những nỗ lực cách tân trong sáng tác của Phan Việt trên con đường hợp lưu với văn học trong nước và hội nhập với văn học thế giới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Phan Việt là cái tên không còn xa lạ với bạn đọc trong nước, mới chỉ

xuất hiện trên diễn đàn văn học từ năm 2005 đến nay nhưng những tác phẩm của cô đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở các lứa tuổi khác nhau Minh chứng cho điều này chúng ta có thể thấy, hầu hết các buổi tọa đàm ra mắt hay giới thiệu sách của cô tại trung tâm văn hóa Pháp - Việt đều chật cứng độc giả gần xa đến tham dự

Trang 12

6

Song, theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu, những bài viết, bài nghiên cứu về nhà văn Phan Việt cùng văn chương của cô chưa thật dày dặn, mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn Phan Việt Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt

đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về nghề viết Trước hết, phải kể tới những lời giới thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của các tác giả, các nhà nghiên

cứu phê bình Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà lí luận phê bình

quyết tâm lựa chọn và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một trong những nhà văn trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt Nam hiện đại [2;tr4] Ở một ý kiến đánh giá khác, tác giả Dương Bình

Nguyên trong bài viết "Nhà văn Phan Việt - kẻ đi tìm tiếng người" trên báo

An ninh thế giới, số ra ngày 07/04/2008 đã có những đánh giá trong kỹ thuật

viết của nhà văn Phan Việt, về giọng điệu, về cách tư duy, về thái độ của nhà

văn khi nhìn nhận và phản ánh hiện thực, ông nói :"Phan Việt, từ buổi đầu

của Phù phiếm truyện đã là một giọng văn lạ Ở chị không có cái làm dáng

cố tình, cũng không có những đoạn văn trữ tình óng mượt Chính xác, mạch lac, như khoa học nhưng không khô khan Cuốn hút trong những câu chuyện của Phan Việt là một lối tư duy tường minh, nhìn nhận cuộc sống bằng thái

độ nghiêm túc nhưng ko lên gân, không nghiệt ngã Không có sự bi lụy trong văn chương phan Việt" Tác giả Thủy Lê trong bài viết "nhà văn phan Việt, bất hạnh không nghiễm nhiên là tài sản" đã có những đánh giá mang tính khái

quát về khả năng và tần xuất sáng tác văn chương của Phan Việt, đồng thời khẳng định về ý thức trách nhiệm cầm bút của nhà văn, tác giả khẳng

định:"Dù công việc chuyên môn hoàn toàn nằm ngoài văn chương nhưng chị

đã cầm bút không ngừng nghỉ và có thể nói là một trong những tác giả nữ

Trang 13

cả những lập ngôn táo bạo gây ra nhiều dư luận xung quanh tựa đề - bất hạnh

là một tài sản được nhà văn đặt làm tiêu để cho bộ 3 cuốn sách: "Một mình ở

châu Âu, Xuyên Mỹ và Về nhà" trong đó 2 cuốn đã cho ra mắt bạn đọc trong

nước

2.2 Nhận định về các sáng tác của Phan Việt qua khảo sát, tìm hiểu,

chúng tôi nhận thấy Có một số lượng các bài viết về nhà văn Phan Việt trên các trang web mà đa phần là những ý kiến, đánh giá bình phẩm đó đều dưới góc độ cá nhân và tập trung vào một vài khía cạnh nghệ thuật trong tiểu thuyết của cô Trong đó, Nguyễn Đông Thức là nhà văn tiếp cận gần nhất với

Phan Việt, từng nhiều lầm đọc bản thảo tác phẩm Tiếng Người của nhà văn

Phan Việt Từ góc độ của một nhà văn đi trước giàu kinh nghiệm ông đã có những phát hiện sâu sắc trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của Phan Việt, cách kết cấu, cách tiếp cận và lựa chọn đề tài Ông cho rằng, Phan Việt có phần mạo hiểm khi tiếp cận những đề tài còn khá mới mẻ, kén độc giả và có phần gai

góc với một cây bút còn quá trẻ:“Truyện viết về một gia đình trẻ thành đạt,

hai vợ chồng cùng đi học nước ngoài về Một tầng lớp thượng lưu, trí thức, với lối sống, lối nghĩ hiện đại, cùng cá tính rất riêng của từng nhân vật Họ sống với nhau như thế nào; nghĩ và đối xử với công việc, và gia đình, xã hội

ra sao; xử lý những bí mật riêng của mỗi người theo kiểu gì …là chuyện riêng của mỗi người (trong truyện này là rất riêng, vì mẫu người như Duy, như M, như Hoàng…hình như chưa được các cây bút trẻ khác đụng tới” [3;tr282]

Bên cạnh đó phải kể đến bài viết "Sa xuống và treo lưng chừng"[45]

của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ông đã có những phân tích chuyên sâu

đối với tác phẩm Tiếng người của nhà văn Phan Việt Đánh giá khái quát về

Trang 14

8

mặt nội dung của tác phẩm ông khẳng định, tác giả Phan Việt đã chạm đến

biên độ "mặc cảm tôi" [45] (mặc cảm bản ngã) thời tráng niên trong tâm lý

học hiện đại dẫn dắt con ngươi đến những tương quan mẫu tượng, chiêm mộng về thế giới tha nhân chung quanh, những va chạm, bùng nổ đưa đến các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm” Cũng trong bài viết này, tác giả

Nguyễn Vĩnh Nguyên còn làm nổi lên những điểm khác lạ những nỗ lực tìm

tòi, đổi mới về kỹ thuật viết trong tác phẩm Tiếng Người của nhà văn Phan Việt và chỉ ra một cách cô đọng nhưng sâu sắc rằng:"Cuốn sách hiện đại về

cấu trúc, ngôn ngữ, nhiều lớp lang không gian, đan xen, và nhiều tính nhạc, phác họa tâm cảnh sâu sắc, chiều rộng, khung cảnh, thế giới mới đi song song với chiều sâu cắn rứt, bất an" [45] Ngoài ra còn nhiều bài viết, mỗi bài

viết lại đem đến một cái nhìn riêng về sáng tác của Phan Việt Tác giả với bút

danh T.N trên báo Văn nghệ quân đội số ra ngày, 13/03/2013 với bài viết

Châu Âu dưới con mắt Phan Việt, tác giả đã chỉ ra nét mới, sự trưởng thành

trong ngòi bút của nhà văn Phan Việt so với những tác phẩm trước, bài viết có

đoạn: "So với những tác phẩm trước đó của Phan Việt, ngòi bút chị trong Một

mình ở châu Âu dù vẫn tỉnh và lạnh, vẫn nhiều triết lý, nhưng có phần đằm thắm hơn, da diết hơn" [34] điều này chứng tỏ Phan Việt không chỉ là một

nhà văn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, cùng ý thức hoàn thiện bản thân mà cô còn luôn ý thức làm nghề chuyên nghiệp Có thể nói, hầu hết những bài viết trên đây mới dừng lại ở mức độ đánh giá chung chung, đơn thuần về kỹ thuật viết của nhà văn Phan Việt Mỗi bài viết đều ghi nhận một cái nhìn có tính chất khám phá, với những kiến giải khơi gợi, sắc sảo, tinh tế, do đó đây chính là nguồn tư liệu quý báu cho người viết tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt

Là một nhà văn còn tương đối mới, chưa được biết đến một cách rộng rãi, các sáng tác của cô đều là sách mới xuất bản một vài năm trở lại đây, do vậy, không phải ai cũng biết đến và tiếp cận được với văn chương của Phan

Trang 15

9

Việt Vì thế, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học, cho đến những đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt, các bài báo cáo khoa học, luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiêp của sinh viên, học viên các trường như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện văn học, Trường viết văn Nguyễn Du, Trường Đai học Sư phạm Hà Nội là hầu như chưa có nhiều Có thể nói, luận văn của chúng tôi là đề tài nghiên cứu đầu tiên, đặt nền móng cho những ai quan tâm, yêu thích và muốn khám phá sâu hơn văn chương của Phan Việt

2.3 Riêng về đề tài nỗi cô đơn của con người trong văn chương Phan

Việt, chúng tôi nhận thấy cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt và mang tính hệ thống Đa phần các ý kiến mới xoay xung quanh vấn đề

kỹ thuật viết của tác giả chứ chưa đề cập đến vấn đề cô đơn của con người với

tư cách một sáng tác đặc trưng, nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt Mặc dù, cũng có một vài ý kiến với những nhận định sơ bộ về sự cô đơn của con người trong tác phẩm của Phan Việt Trong đó có thể nêu ra ý kiến đánh giá duy nhất và cũng là hiếm hoi của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên về vấn đề cô đơn trong văn chương Phan Việt Trong khi nghiên cứu về tiểu

thuyết Tiếng người của nhà văn Phan Việt Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nhận xét như sau: Phan Việt "Viết về sự cô đơn và bất an trong đời sống của tri thức

trẻ trung lưu ở Việt Nam đương đại đầy cuốn hút" [45] Trong đó, tác giả

còn nêu ra một dự cảm tương đối chính xác đó là: "con người cô đơn, bất an,

khủng hoảng là một trong những kiểu nhân vật chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết này" [45]

Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu

về Phan Việt, chúng tôi thấy rằng văn chương Phan Việt còn quá nhiều điều hấp dẫn cần được khám phá, đặc biệt là chủ đề về nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương của cô Đây thực sự là một đề tài mới, vẫn là một mảnh đất màu mỡ để người viết thỏa sức khám phá và tìm hiểu Trên cơ sở

Trang 16

10

tiếp thu, kế thừa một số những nghiên cứu mang tính chất sơ khai của những người đi trước, luận văn hi vọng hướng tới một cái nhìn toàn vẹn, hệ thống, khách quan về một phương diện đóng góp của nhà văn Phan Việt vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết của dòng văn hoc hải ngoại Việt Nam nói riêng

3 Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cô đơn của con người, chỉ

ra nỗi cô đơn của con người trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt Từ quan niệm về con người, các dạng thức, biểu hiện cô đơn của con người đến những phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người đương đại Đặc biệt nhấn mạnh vào cảm thức cô đơn của con người và nghệ thuật biểu đạt nỗi cô đơn trong văn chương Phan Việt

* Phạm vi nghiên cứu:

- Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm chính là Tiếng người và

Một mình ở châu Âu của nhà văn Pham Việt Được xuất bản bằng Tiếng Việt

và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành

- Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số những tác phẩm có cùng chủ đề, và các nhà văn cùng bộ phận văn học di dân hải ngoại để làm sáng tỏ đóng góp của nhà văn Phan Việt

*Mục đích nghiên cứu:

Khi tiến hành nghiên cứu về nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: chủ đề về nỗi cô đơn trong dòng văn học Việt Nam không mới và không phải đến Phan Việt mới được đề cập, đây là một vấn đề cũ, nhưng chúng tôi đã chọn phương pháp “bình cũ mà rượu mới” Người viết đã chọn cho bài viết một đối tượng hoàn toàn mới đó

là chủ đề về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của nhà văn thuộc dòng văn học di

Trang 17

11

dân hải ngoại, bước đầu tiếp cận dòng văn học di dân hải ngoại như một

mạch nguồn chung của văn học Việt Nam đương đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài:“Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn

chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu”

luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính để soi chiếu toàn diện hai

tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu đó là phương pháp Thi pháp

học, kết hợp với nguyên tắc cấu trúc - hệ thống và một số thao tác nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Trong đó:

Phương pháp Thi pháp học giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách

toàn diện khi khảo sát, phân tích các yếu tố nghệ thuật để biểu đạt mặt nội dung của tác phẩm như: Giọng điệu, ngôn ngữ, điểm nhìn, miêu tả tâm lý nhân vật…

Nguyên tắc Cấu trúc - hệ thống giúp chúng tôi giải mã các yếu tố nội

dung của tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc văn bản…từ đó, có cái nhìn tổng quan về tác phẩm làm căn cứ cho những khái quát trong luận văn Bên cạnh đó, chúng tôi có thể hệ thống hóa những biểu hiện, những căn nguyên và dạng thức của nỗi cô đơn trong cả hai tác phẩm, hệ thống hóa những đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật …để tăng tính thuyết phục cho những đánh giá của chúng tôi

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn tập trung vào phần nội dung chính được chia làm ba chương:

Chương 1: Phan Việt trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại Chương 2: Cái cô đơn và thế giới nhân vật trong hai tác phẩm “Tiếng Người” và “Một mình ở châu Âu”

Chương 3: Phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người trong

“Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” của nhà văn Phan Việt

Trang 18

12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG

ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Nỗi cô đơn với tư cách một chủ đề trong văn học

1.1.1 Khái niệm cô đơn

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê làm chủ biên, thuật ngữ cô đơn được định nghĩa là “chỉ có một mình, không có người thân, không

nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn)” [13; tr202] Như thế, cô đơn

là một mình, sống đơn độc không có ai bên cạnh, tách biệt hoàn toàn với thế giới tồn tại xung quanh mình, không chịu những tác động của xã hội hay những yếu tố ngoại cảnh nào

Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương của Henri BeNac, thuật ngữ

cô đơn dùng để chỉ “hoặc là một nơi hiu quạnh, hoặc những tác động của nơi

ấy Nghĩa là trạng thái của con người sống một mình hay của người cảm thấy duy chỉ có một mình với chính mình trong khung cảnh nào đó người ấy thấy mình ở đấy (Khung cảnh thiên nhiên, căn buồng, xã hội của những con người)”[11,tr796] Diễn giải nội hàm khái niệm cô đơn trên có thể thấy, khái

niệm cô đơn mang trong nó biên độ tương đối rộng Nó mang tính bao quát nhiều chiều trong những khoảng không - thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau Con người có thể gặp phải hoàn cảnh cô đơn khi sống một mình, khi ở nơi hiu quanh, dưới những tác động từ ngoại cảnh vào thế giới nội cảm của con người, gần với cách nói của đại thi hào Nguyễn Du “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” khi ấy con người dễ gặp phải những nỗi cô đơn, buồn chán Cái cô đơn tồn tại trong con người là bởi vì họ cảm thấy quá nhỏ bé trước thiên nhiên, quá ư chật chội, bế tắc, tù túng quẩn quanh trong căn buồng nhỏ, hoặc trước sự hỗn độn, biến động với những xoay vần chóng vánh của xã hội

mà con người không thể hài hòa, tương thích và bắt kịp…Tất cả những điều

Trang 19

13

kiện hoàn cảnh này đều khiến con người cảm thấy cô đơn, hoang mang, và càng hoang mang thì mức độ biểu hiện cái cô đơn của con người càng lớn

Cô đơn được xem là một trạng thái tồn tại sẵn có trong mỗi con người -

đó là một nỗi cô đơn bản thể Cũng như những trạng thái cảm xúc khác của con người như: hỉ, nộ, ái, ố… Cô đơn cũng như một trạng thái tâm lý mang trong mình những đặc trưng, giá trị riêng có, để khu biệt giữa cô đơn với những trạng thái khác

Trong mục từ cô đơn, thứ nhất Henri Banac đã chỉ ra hai đặc trưng cơ

bản của sự cô đơn, đó là “sự cô đơn về thể xác gây nên” [11.tr797] và “sự cô

đơn về tinh thần”[11;tr797] Thứ hai, ông cũng chỉ ra hai giá trị về sự cô đơn:

giá trị thứ nhất đó là““sự êm dịu bí ẩn”, bởi vì cô đơn tạo ra”: Sự nghỉ ngơi

cách xa sự náo động của con người; sự an toàn và cách xa những tác hại của

xã hội; sự thanh thản - để suy ngẫm về bản thân mình, để hiểu rõ hơn về mình, để tự vấn, để thoát khỏi những hiểm nguy của thế giới loài người, thực hiện đời sống tinh thần, tu luyện khổ hạnh, để lao động sáng tạo, thoát khỏi

sự mất thời gian vô ích trong xã hội; để nghĩ đến những người mình yêu quý;

để sống một cách tự do, hưởng thụ mình, để ngủ, để hưởng thụ những giây phút mơ màng, dạo chơi, ngắm cảnh thiên nhiên; để trốn tránh xa những dục vọng, hay để yêu mà không bị gây phiền phức, cũng chẳng ngại sự ghen tuông” [11;tr797] Như thế, cô đơn là một cách thức để con người thoát ra

khỏi “những tác hại của xã hội” để tìm đến với cuộc sống an nhiên, tự tại, hưởng thụ sự thư thái, bình yên, hạnh phúc; hơn thế nhờ cô đơn con người mới có thể tĩnh tâm để nhìn thấu và hiểu rõ nhất “cái bản ngã” bên trong con người mình Đó chính là mặt tích cực của nỗi cô đơn

Đặc biệt, giá trị của sự cô đơn còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của tinh

thần được giải thoát khỏi mọi lo lắng, mọi ràng buộc”[11;tr799] Giải thoát

mọi thứ là một cách để tách mình ra, dùng sự cách biệt để có được một độ lùi

nhất định, con người mới “có thể đoán xét một cách dửng dưng hoặc với một

Trang 20

14

khoảng lùi thời gian để nhìn đúng sự việc, suy ngẫm và sáng tạo”[11;tr799]

Nghĩa là nhờ cô đơn, con người không chỉ nhìn lại được chính mình, nhìn nhận một cách khách quan sự vật, hiện tượng, mà nó còn là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự sáng tạo được duy trì và phát triển liên tục Ở một giá trị khác

nữa của “sự êm dịu bí ẩn” còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của cảm xúc: sự phấn

khích, sự khoái cảm của trạng thái đơn chiếc, biệt lập, hay nỗi kinh hoàng vì chỉ có một mình; ý chí muốn sống theo chỉ bảo của trái tim; sự mông lung của những đam mê; mơ màng yêu đương; sự kết tinh tình cảm về tự nhiên, tình cảm thần bí, tôn giáo”[11;tr799] Cuối cùng là “sự nảy nở mạnh mẽ của cái tôi: sự giải phóng khỏi những khuôn sáo truyền thống, khỏi địa ngục của những người khác, sự ích kỉ, khám phá mình”[11;tr799] Rõ ràng ta thấy, cô

đơn đem đến những giá trị quan trọng và cần thiết cho đời sống của con người, mà bất cứ ai, đều muốn tìm cho mình một sự cô đơn nhất định để hưởng thụ những giá trị nội tại mà cô đơn đem đến

Song, đi kèm với sự êm dịu bí ẩn - bởi cô đơn tạo ra, giống như một thứ thuốc có khả năng “gây tê” giúp cho con người nhanh chóng quên đi trạng

thái về sự đau khổ thì ở mặt bên kia là “những nguy cơ của sự cô đơn xuất

hiện khi con người ta phải chịu sự cô đơn và khi sự cô đơn không được người

ta tìm kiếm hay khi một tâm hồn còn chưa “đủ lớn, đủ mạnh” mà lại muốn nếm trải sự cô đơn” [11;tr800] Có nghĩa là, nếu cô đơn được coi là một đức

hạnh, mang đến cho con người con người những cảm giác như sự êm dịu, sự giải thoát, sự thanh thản, sự nghỉ ngơi…thì ngược trở lại, để được cô đơn và nếu muốn được nếm trải, tận hưởng bầu không khí cô đơn ấy thì đòi hỏi con người phải có một bản lĩnh nhất định, phải “đủ lớn” và “đủ mạnh”, đạt đến một trình độ nhất định mà ở đó hội tụ đầy đủ những yếu tố cần và đủ để tạo ra

sự cô đơn cho mình Nói như thế có nghĩa chính cái cô đơn đã giúp nuôi dưỡng năng lực về mặt đức hạnh, về mặt tinh thần, năng lực sống cá nhân và

sự trưởng thành về mọi phương diện của con người Cô đơn rõ ràng mang giá

Trang 21

15

trị như một thứ tài sản của con người Mặt khác, con người mặc dù không muốn sự cô đơn nhưng người ta vẫn phải tìm kiếm sự cô đơn hoặc bị cô đơn, trường hợp đó xảy ra với những kẻ yếu đuối, quen sống dựa dẫm vào cộng đồng, tập thể mà họ bắt buộc bị cô đơn thì khi đó cô đơn có thể gây ra những

mặt tiêu cực mà ở mặt thứ nhất đó chính là “sự buồn chán”[11;tr800]; mặt thứ hai là “trạng thái bị bỏ rơi, đơn chiếc khiến cho tâm hồn hoảng sợ vì

người ta không còn được tiếp xúc với hơi ấm của con người”[11;tr800]; mặt

thứ ba là “một tâm trạng không thích ứng vì phải sống với người

khác”[11;tr800]; mặt thứ tư là “một sự phấn khích thiếu lành mạnh: sự kiêu ngạo, lấy mình làm trung tâm, điên cuồng quấy rối; những ảo tưởng, những ý tưởng sai trái, sống trong mộng ảo”[11;tr800] Cuối cùng là “một nỗi kinh hoàng khi phải quan sát thân phận siêu hình của mình Đối với nghệ sĩ, cho mình là trung tâm, nghèo nàn về cảm hứng, thiếu thốn cái mà xã hội mang đến, vì thế nghệ sĩ cần thoát khỏi sự cô đơn hoàn toàn, hoặc bằng cách xuất phát cùng với tâm hồn đồng cảm”[11;tr800] Điều này chỉ ra, ở một khía cạnh

khác của cô đơn đó là: trong sự tích cực của cô đơn, nó vẫn bao hàm và ẩn chứa những “mầm mống” gây ra sự chán nản, trái chiều, bất lợi và dẫn đến những bi kịch cho con người như sự bất hòa, sự không tương thích với người khác, với một đời sống trong thế giới khác Đặc biệt cô đơn là một thiết yếu cho sáng tạo, đối với người nghệ sỹ, cô đơn là mạch nguồn khơi gợi cảm hứng sáng tạo đến bất tận, nhưng để đạt được điều đó, người nghệ sĩ cần thoát

ra hoàn toàn cái cô đơn mang nghĩa tiêu cực và con đường tốt nhất đó chính là rời xa lối sống và suy nghĩ tập thể, cộng đồng, tìm đến những tâm hồn đồng điệu, những trái tim đồng cảm giao hòa làm một như thế cô đơn mới trở thành

“một yếu tính cho sáng tạo”

1.1.2 Chủ đề cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại

Chủ đề là "vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ

hiện thực mà tác phẩm thể hiện"[10;tr119] Nó có vai trò quan trọng thể hiện

Trang 22

Nam vẫn luôn trở thành một chủ đề quen thuộc mang giá trị nhân văn độc đáo

Có thể thấy, từ chủ nghĩa lãng mạn trở đi của văn học Phương Tây, vấn

đề cô đơn của con người đã được đề cập một cách tương đối rõ nét Cô đơn được xem như một phẩm chất đáng quý của con người Với văn học Phương Tây cô đơn được coi là một đức hạnh Con người cô đơn nghĩa là con người thoát ra khỏi cuộc sống cộng đồng, thoát khỏi được tính cộng đồng, xã hội Đến văn học hiện đại, từ thế kỉ thứ XIX trở đi thì với văn học tư sản, cô đơn không còn là một đức hạnh mà cô đơn trở thành một nỗi đau khổ Nhưng đến văn học thế kỉ XX, cô đơn lại được quan niệm như một phần thưởng Con người hạnh phúc thì mới được cô đơn Bởi, trong xã hội hiện đaị mang tính cộng đồng cao thì tất cả đời sống riêng tư của con người đều bị phô bày ra trước công chúng Đời sống cá thể của con người bị mất đi, quyền riêng tư của con người bị tiêu trừ, và như thế con người không còn được sống trong thế giới riêng của mình nữa mà theo cách nói của A.Camus đươc ông viết trong diễn từ Nobel năm1958, ông quan niệm rằng nếu xưa kia cô đơn là chốn lưu đầy thì bây giờ cô đơn là một đức hạnh và con người chỉ những ai may

mắn mới được cô đơn Trở lại với quan niệm cô đơn trong văn học Việt Nam,

ta có thể khẳng định, không phải chỉ đến văn học hiện đại sau này mới xuất hiện chủ đề cô đơn mà nó đã xuất hiện sớm ngay từ thời văn học trung đại Sự xuất hiện của chủ đề cô đơn chính là một biểu hiện của con người cá nhân

Trang 23

17

Con người thời kỳ này, thực chất đang ở giai đoạn đầu tìm đến với trạng thái

cô đơn, họ chịu những ảnh hưởng sâu sắc về ý thức hệ, tư tưởng cộng đồng Bởi, mối quan tâm hàng đầu lúc này của văn học là chính trị, hình tượng con người công dân, con người cộng đồng, con người gắn bó với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước Văn học viết còn kế thừa cảm hứng yêu nước, và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A Nhưng chỉ đến giai đoạn cuối của văn học trụng đại, văn học dần dần chuyển sang cảm hứng đời tư thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ con người giai đoạn này có thể nói là vượt ngưỡng thời đại Họ mang trong mình cá tính mạnh mẽ, khiến cho họ muốn khẳng định cá tính của mình, trước những rối ren, nhiễu nhương của xã hội, sự tranh giành quyền lực, đã khiến cho họ sống tách biệt với cuộc sống trần tục, cách xa cộng đồng tìm đến chốn núi rừng, hoang vắng heo hút để ở ẩn Họ đứng ngoài trật tự chung của xã hội để nhìn thấu mình, thấy sự cô đơn ở mình Nguyễn

Du một con người khao khát phò vua giúp nước cũng đã thấm thía nỗi cô đơn

đến mức phải thốt lên rằng đau xót rằng "Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên

hạ hà nhân khấp tố như"

Từ khi xã hội Việt Nam tiếp xúc với văn hóa văn hoc Phương Tây, văn học Việt Nam đã có những biến đổi to lớn, toàn diện và sâu sắc, và ở đó, ý thức cá nhân của con người đầu thế kỉ XX đã tạo ra một cuộc "cách mạng" trong văn học Chủ đề cô đơn của con người trong văn học Việt Nam, manh nha từ văn học trung đại, lúc này trở thành mối quan tâm hàng đầu, đầy ám ảnh và day dứt Nếu văn học trung đại coi cô đơn là một phẩm chất cao quý, thì đến văn học giai đoạn 1930 - 1945 cô đơn không chỉ là một phẩm chất trong văn học lãng mạn mà cô đơn chính là bi kịch của con người Cô đơn là một phẩm chất trong văn học lãng mạn là vì: Từ tiểu thuyết của Tự Lực Văn

Trang 24

18

Đoàn vấn đề cá nhân, đặc biệt là chủ đề cô đơn càng nổi bật hơn khi mà ý thức về con người cá nhân trái ngược với hình mẫu truyền thống, bảo thủ, phi nhân tính Bởi thế, những nhân vật với cái tôi cá tính mà điển hình như Dũng,

Loan trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, như Ngọc trong Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng, hay Chương, Tuyết trong Đời mưa gió tiểu thuyết viết chung

của Nhất Linh và Khái Hưng là những nhân vật điển hình về nỗi cô đơn của

tiểu thuyết thời kỳ này Họ là thế hệ con người mới, được tiếp xúc với văn

hóa mới từ phương Tây, họ có cái nhìn mới mẻ về con nguòi và cuộc sống

Họ có lý tưởng, có ước mơ hoài bão nhưng xã hội không chấp nhận họ, quay lưng lại với họ, đẩy họ rơi vào tình thế cô đơn nhưng thái độ ứng xử của họ với cô đơn là họ sẵn sàng chấp nhận sự cô đơn đó Họ căm thù cái xã hội kim tiền và những giá trị vật chất tầm thường của con người thời bấy giờ

Đến văn chương của Nguyễn Tuân thì cái cô đơn của con người lại đi kèm với sự đức hạnh của những kẻ cao nhã, cái ngông của bản thân đối lập với xã hội tư sản, ô trọc, những con người đó đã mạnh mẽ đấu tranh thoát khỏi lễ giáo phong kiến, để khẳng định vai trò của mình, khẳng định quyền tự

do, cá nhân của mình Mỗi nhân vật là một cá tính, một ý thức riêng, đã mạnh dạn khẳng định cái tôi của mình, và vì thế, hệ thống nhân vật trong cả tiểu thuyết của Nguyễn Tuân lẫn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn với kiểu nhân vật cô đơn thực sự phong phú, đa dạng về hình thức, tính cách lẫn hoàn cảnh

Nhưng đến với Thơ Mới, với văn học hiện thực phê phán giai đoạn này thì cô đơn tiếp tục là một bị kịch đối với con người Có thể thấy rất rõ nỗi cô đơn trở thành bi kịch trong một loạt các sáng tác của Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, đặc biệt khi Hoài Thanh viết về cái tôi trong Thơ Mới Ông chỉ ra rằng “cái tôi” và sự cô đơn của con người chính là điểm khác biệt lớn nhất

giữa thơ cũ và thơ mới Ông viết: “xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân

Chỉ có đoàn thể, lớn thì là quốc gia, nhỏ thì là gia đình Còn cá nhân, cái bản

Trang 25

thống khổ trong cảnh cô đơn mà còn có Chị Dậu (Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố, Tám Bính (Bỉ Vỏ) của Nguyên Hồng Tựu chung lai, vấn đề về con người cá

nhân, ý thức cái tôi và đặc biệt là chủ đề cô đơn đã trở thành chủ đề nổi bật mang tính thẩm mĩ của văn chương giai đoạn này

Đến giai đoạn 1945 - 1975, chủ đề cô đơn trở thành vấn đề kiêng kị trong văn học Bởi lẽ, lúc này ý thức cộng đồng trỗi dậy, tính tập thể được đề cao, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước được đặt lên hàng đầu thì cô đơn là một chủ đề bị tránh né, gạt sang một bên, thậm chí thời điểm đó, cô đơn còn

bị xem như một sự trốn tránh trách nhiệm Cô đơn với cái nhìn đơn nghĩa thì

đó là một lối sống tiêu cực cần phải loại trừ và bị tiêu diệt trong xã hội cộng đồng khi ấy Khi con người thời kỳ này chỉ sống, hi sinh và cống hiến cho đất nước thì cái cô đơn không còn đất để tồn tại Con người cô đơn nếu có thì chỉ

là những con người trống tránh trách nhiệm, những con người không đủ phẩm chất, bị què quặt về mặt tâm hồn, bị loại trừ khỏi cộng đồng nên mới cô đơn Bởi thế, nó lý giải vì sao những tác phẩm thời kỳ này mang sắc thái và âm

hưởng buồn, cô đơn như Vòng trắng của Phạm Tiến Duật, Màu tím hoa sim

của Hữu Loan không được đánh giá đúng, và khẳng định chỗ đứng của mình trong văn học

Trang 26

20

Nếu ở thời kỳ trước 1975, con người sống trước sức mạnh của cộng đồng, được sự bao bọc của cộng đồng, vấn đề cá nhân, nỗi cô đơn của con người không được đề cập bởi nhiều lý do Thứ nhất là con người thời kỳ này hoặc không cần đến sự cô đơn, thứ hai là họ cũng không thể cô đơn trừ những người bị què quặt về tâm hồn, thiếu tính cộng đồng Nhưng từ sau 1975, đặc biệt là từ sau đổi mới 1986, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, con người trở về với đời sống cá nhân, họ bắt đầu có nhiều khoảng thời gian riêng tư cho mình hơn thì giai đoạn này cô đơn lại là một điều tất yếu (không xét trên phạm trù tốt - xấu, tích cực hay tiêu cực) Văn học Việt nam từ sau 1986, có

sự chuyển dịch rõ nét, văn học dần dần chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư thế sự, từ ý thức cộng đồng sang ý thức cá nhân Chủ đề cô đơn diễn biến với nhiều trạng thái khác nhau, đó có thể là cái cô đơn tự thân, con người tự tìm đến với cô đơn nhưng ngược lại đó còn có thể là trạng thái bị cô đơn Những biến động của đất nước, sự thay đổi diễn ra quá nhanh con người không nắm bắt kịp, xuất hiện cảm quan về sự bất an, lo lắng trước một thời điểm với nhiều xáo trộn, rạn vỡ đã là cơ sở cho sự quan tâm đến trạng thái cô đơn và chủ đề cô đơn của con người Phản ánh một cách nhanh chóng tất cả những diễn biến nội tậm, ngóc ngách của đời sống cá nhân của con người, văn học đã chứng tỏ khả năng nắm bắt và sự quan tâm đúng mức đến con người, đến đời sống tinh thần của con người Chủ đề cô đơn vì thế đã góp phần làm mới diện mạo văn học, quan niệm về con người và văn chương thời kỳ này đã thay đổi nhiều so với văn học ba mươi năm chiến tranh

Rõ ràng khi văn học được được giải phóng khỏi nhiệm vụ chính trị chung của đất nước, chức năng cổ vũ tuyên truyền, khích lệ không còn nữa,

nó đã mở rộng hơn ở khả năng phản ánh hiện thực về con người và đời sống, văn học nó đã trở về đúng nghĩa với chức năng và bản chất vốn có của nó - đó

là khoa học về con người Các nhà văn giai đoạn này phần đồng đều tập trung

đi sâu khám phá đời sống cá nhân, những bi kịch và nỗi cô đơn của con người

Trang 27

21

trong xã hội hiện đại, Các nhân vật tồn tại dưới nhiều trạng thái cô đơn khác

nhau Đó có thể là nỗi cô đơn của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, là Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, đó còn là nỗi cô đơn

của nhân vật Thuần - vị tướng già bước ra từ sau cuộc chiến tranh trong

Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, là Giang Minh Sài trong Thời xa vắng

của Lê Lựu…Tất cả họ đều ẩn chữa những nỗi cô riêng trong chính đời sống gia đình thân quen, trong cuộc sống vốn dĩ cũng đã quá thân thuộc.Cô đơn trở

thành bi kịch tinh thần vô cùng day dứt đối với họ

Hòa chung với dòng chảy văn học trong nước, các sáng tác của những nhà văn di dân hải ngoại như: Phan Việt, Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Đoàn Minh Phượng, Đỗ Kh… cũng đã có những tiếng nói thấm thía về vấn đề cá nhân của con người, đặc biệt là nỗi cô đơn của những con người di dân bé nhỏ Những con người phải rời bỏ quê hương vì một lý do nào đó, mang theo những lo âu cùng tâm lý hoang mang, đơn độc và đầy bất trắc đến một miền đất mới xa xôi Con người với tư cách là một cá nhân đích thực, sống trong một thế giới đa chiều và đầy rẫy những toan tính, hiểm nguy rình rập Việc xa quê hương, sống ở một môi trường mới là một phần lý do khiến tác phẩm của

họ thấm đẫm cảm thức về sự cô đơn của con người, chịu sự va chạm mạnh mẽ

về văn hóa, khó bám rễ vào mảnh đất mới Điển hình như nhân vật “tôi” trong

Chinatown, nhân vật T trong T - mất tích, nhân vật Liên, Mai trong Paris - 11 tháng 8 của Thuận, đó còn là nỗi cô đơn của nhân vật “tôi”, nhân vật An Mi

trong Và khi tro bui của Đoàn Minh Phượng, hoặc là nhân vật Duy, M trong

Tiếng người, nhân vật “tôi”, Sơn, và các nhân vật nữ trong Một mình ở châu

Âu của Phan Việt…Tất cả các nhân vật trong những sáng tác của Thuận, của

Đoàn Minh Phượng, hay của Phan Việt đều cảm thấy cô đơn trước sự xa lạ cùng lối sống thực dụng, lạnh lùng đến vô cảm của xã hội phương Tây hiện đại Trong họ còn là nỗi bất an, cô đơn trước sự chông chênh giữa hai miền

Trang 28

22

văn hóa… Con người ngơ ngác, như bị chối bỏ, bị hất ra bên lề của cả xã hội cũ

và mới, cảm thấy như bị vùi dập, họ đã cô đơn đến tận cùng

Khái quát lại, chúng tôi nhận thấy, cô đơn là một đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam, trải dài theo tiến trình lịch sử văn học từ văn học trung đại, đến những năm đầu thế kỉ XX, giai đoạn những năm 1930 - 1945, 1945 -

1975 và từ 1986 đến nay Trải qua những bước thăng giáng của lịch sử văn học, chủ đề cô đơn trong văn học Việt Nam vẫn luôn là một chủ đề mang tính thời sự, nhân văn, có khả năng khám phá khai thác đến tận cùng đời sống nội tâm cùng những bí mật sâu xa nhất của đời sống bên trong con người

1.2 Sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (giai đoạn đương đại)

Từ sau năm 1986, hiện thực đời sống đổi thay, biến động không ngừng trên tất cả các mặt Những biến động đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi của văn học, đặc biệt là tư duy nghệ thuật của nhà văn Sự thay đổi của tư duy nghệ thuật kéo theo sự biến đổi của phương thức miêu tả và biểu hiện nghệ thuật

a.Về đổi mới tư duy

Văn học sau 1986, đúng như nhà văn Vũ Tú Nam quan niệm, tự thân văn học phải đổi khác, không thể đem văn học của một thời kì đã có sẵn để áp đặt lên cái nhìn của con người hôm nay Vì thế, trong bối cảnh mới, đổi mới văn học thực chất là gì? Nhà văn Nguyên Ngọc yêu cầu văn học đổi mới phải

mô tả cái bản chất nhất của con người, nói được chiều sâu tâm lí, số phận của con người Chu Văn cũng nhận xét rằng văn chương bây giờ thích cái thật, không có cái thật sâu sắc, các phát ngôn văn học khó đứng Nguyễn Minh Châu lại nói đến Con người viết hoa hiện diện trong cái vòng tròn đồng tâm của văn học và cuộc sống Bàn về thực trạng và xu thế phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại có không ít nhận định, đánh giá và những ý kiến mang tính chất dự báo về số phận của tiểu thuyết Việt Nam, về khuynh hướng

Trang 29

ra một thời kỳ mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương đương đại Từ Đất

trắng (Nguyễn Trọng Oanh), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí

Huân), Trong con gió lốc (Khuất Quang Thụy), đến Đứng trước biển, Cù

lao chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người

(Nguyễn Khải) Tuy nhiên, để có sự đổi mới căn bản, toàn diện và sâu sắc ở thể loại tiểu thuyết Văn học đã tạo ra một bầu không khí dân chủ, cởi mở làm tiền đề cho công cuộc đổi mới với hàng loạt những vấn đề lí luận được đem ra trao đổi, thảo luận sôi nổi trên các diễn đnàn báo chí, các bài viết ở các cuộc

hội thảo Đáng chú ý, có bải viết Nguyễn Minh Châu - một trong số những

nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hôm nay

(Nguyên Ngọc) Tác giả mở đầu bài viết bằng bài tiểu luận Hãy đọc lời ai

điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa [39] Trong đó, nhà văn Nguyên

Ngọc đã đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết và quan trọng nhất của văn học là phải trở về với chính mình, phải chống lại nguy cơ: nhà văn đánh mất cái đầu

và những tác phẩm đánh mất tư tưởng Tiếp trong bài viết: Đổi mới trước hết

là sự tỉnh táo, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng không nên dùng từ "đổi mới"

mà nên dùng từ trở lại trong khái niệm đổi mới văn học Ông viết:"Có một lúc

nào đó ta đã nhìn nhận không đúng, hành động không đúng, không đúng với hiện thực, không đúng với quy luật Nay trở lại chỗ đúng Đổi mới không phải là bịa ra một cái gì mới, chưa từng có, mà là trở lại nhìn nhận hiện thực sao cho tỉnh táo hơn, khách quan hơn, hiện thực hơn, hiện thực đúng như nó

Trang 30

24

có, không tô vẽ, không che giấu, không cắt xén Nhìn nhận một cách tỉnh táo

và dũng cảm"[37]

Xoay quanh vấn đề đổi mới tiểu thuyết, đổi mới tư duy tiểu thuyết phải

kể đến cuộc tọa đàm Tiểu thuyết những năm gần đây - đi tìm lời giải (12.11.1996) và cuộc hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết (7.11.2002) Hai

diễn đàn đã thu hút đông các các ý kiến, tranh luận bàn về tình hình tiểu thuyết Việt Nam thực trạng và hướng đi cùng những yêu cầu đổi mới thể loại Tiểu thuyết, với tính năng và ưu thế vượt trội của mình cho nên phải biểu hiện được tính dân chủ cao, phải mang tính đối thoại cao, phát huy được cá tính sáng tạo của nhà văn, có cách nhìn nhận và tiếp cận con người trong mối quan

hệ đời thường, đa đoan và phức tạp, quan tâm đến đời sống riêng tư cùng số phận cá nhân bằng cặp mắt nhiều chiều và bằng cách viết đa thanh Có thể nói tiểu thuyết đã có một cuộc lột xác ngoại mục toàn diện cả về nội dung lẫn phương thức biểu hiện

b.Về đề tài: Tiểu thuyết sau đổi mới, đặc biệt là giai đoạn đương đại

chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, khẳng định đến chiêm nghiệm, suy tư Thay vì cái nhìn rạch ròi, thiện

- ác, tốt - xấu, bạn - thù là cái nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực cuộc sống

và số phận con người Đề tài chiến tranh, vết thương, cách mạng, lịch sử và dân tộc dần nhường chỗ cho đề tài đời tư và thế sự Cảm hứng thật về con người, tiểu thuyết trở về với sự thật, và sự thật đó chính là sự thật về con người Con người trở thành cảm hứng bao trùm trong toàn bộ sáng tác Xã hội hiện đại đề cao vai trò của cá nhân và thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức cá nhân Cái tôi trỗi dậy đòi hỏi được quan tâm đúng mức Tiểu thuyết trở về với con người, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, bảo tồn giá trị của con người trước sự lãng quên của xã hội Con người cô đơn, con người thân phận trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tiểu thuyết gia đương đại Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà tiểu thuyết đã khắc hoạ khá đầy đặn về

Trang 31

25

lịch sử của một gia đình, một dòng tộc hay một đời người gắn với những biến

động của lịch sử, với những thăng trầm của đời sống xã hội: Mảnh đất lắm

người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng, Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Luật đời và cha con, Lửa đắng (Nguyễn Bắc Sơn), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng)… Các nhà văn đã có một cái nhìn soi

thấu một đời người, một thân phận trong hành trình của thế kỷ XX gắn với chiều dài lịch sử qua bao cuộc “bể dâu” Mỗi tiểu thuyết là một cách khai thác sâu hơn về cõi người, cõi đời để đạt được một tầm sâu trong nhận thức về cõi nhân sinh Các tiểu thuyết nói trên đều hướng tới hệ quy chiếu, đó là thế giới riêng của những con người chịu nhiều nếm trải cay đắng, thấm đẫm sắc thái bi hài của số phận Hơn nữa, tiểu thuyết còn có thêm mảng đề tài về cuộc sống

con người Việt Nam ở hải ngoại: Chinatown, Paris 11 tháng Tám, T mất tích (Thuận), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Quyên (Nguyễn Văn Thọ), Tiếng người, Mội mình ở

châu Âu (Phan Việt) Sự góp mặt đó làm giàu có hơn đời sống của thể loại,

làm cho diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn đồng thời tiếng nói

về cuộc đời và con người trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn

Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết đương đại đã triển khai và đi sâu vào cái hiện thực,đời thường hằng ngày của đời sống cá nhân Nhà văn đã nhìn thằng, nói thẳng và tả thật vào những mảnh vụn vỡ, những bi kịch nhân sinh, phơi bày và nội soi nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo Các đề tài truyền thống quen thuộc và hiện đại, mới mẻ đều được nhìn dưới hệ quy chiếu là: số phận cá nhân, sự nhập cuộc của con người và thấm đẫm tinh thần nhân văn

c.Về cốt truyện: Trong tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện được coi là

“xương sống”, có vai trò quan trọng trong tác phẩm Cốt truyện là toàn bộ hệ

Trang 32

26

thống các sự kiện, làm nòng cốt cho sự diễn biến của các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật Trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những yếu tố khác thuộc về mặt kỹ thuật viết của nhà văn, cốt truyện cũng có những bước vận động và biến đổi ở những giai đoạn khác nhau trong tiến trình văn học Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ lý giải được những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Ở tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện nằm trong một cấu trúc khép kín, trình bày theo trật tự: mở đầu, phát triển, cao trào và kết thúc, tuân theo trật tự về thời gian tuyến

tính như một số tác phẩm Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) Từ sau đổi

mới, không phải cốt truyện tiểu thuyết nào cũng chứa đựng những tình tiết gay cấn, những xung đột gay gắt mà nó còn có những câu chuyện về những cái bình thường nhỏ nhặt, gây cảm giác như không có cốt truyện Tiểu thuyết đương đại đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú về hình thức diễn đạt, tự do ở cách thức dựng truyện, bên cạnh cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng Bên cạnh tiểu thuyết viết theo thi pháp truyền thống với cốt truyện mạch lạc là những tác phẩm viết theo thi pháp hiện đại với kiểu cốt truyện lỏng lẻo, phá vỡ cốt truyện, nhiều khi không

có mở đầu và kết thúc mở hoặc bỏ ngỏ có thể thấy trong một số tác phẩm

như: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi (Nguyễn Bình Phương),

Chinatown, Paris 11 tháng Tám, T mất tích (Thuận), Người sông mê (Châu

Diên), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái),

Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Kín, Nháp (Nguyễn Đình

Tú), 3.3.3.9 - những mảnh hồn trần (Đặng Thân), Tiếng người, Một mình ở

châu Âu (Phan Việt)… với những kiểu kết cấu thể hiện tinh thần chối bỏ

truyền thống, vượt qua mô thức kết cấu quen thuộc, tiểu thuyết sau 1986 đã xác lập mối quan hệ mới giữa văn chương với hiện thực Các tác phẩm kể trên

đã mở ra những thử nghiệm kiếm tìm hình thức mới cho tiểu thuyết khá

Trang 33

27

phong phú và đang còn tiếp diễn Quan niệm truyền thống về tiểu thuyết đang

mờ dần đi Với ý thức cách tân quyết liệt và mạnh mẽ, các cây bút kể trên đã góp phần xoá bỏ khoảng cách tư duy nghệ thuật giữa văn học Việt Nam và những nền văn học tiên tiến của nhân loại Bao trùm trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Thuận là một thế giới vô hồn, một thế giới “mờ”, khó tìm thấy một gương mặt chính thống Người đọc thấy ở

các tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, T mất tích, Kín, Nháp… sự “hồ nghi tồn

tại như một loại hình tâm trạng làm nên cảm quan của thời đại mới Các nhà nghiên cứu gọi đó là dấu hiệu cảm quan hậu hiện đại” (theo Lã Nguyên) Các tiểu thuyết theo hướng hiện đại đã tạo nên cảm giác về sự trôi dạt của thân phận con người Các thủ pháp nghệ thuật như đồng hiện, kỹ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm, môtíp giấc mơ, ký ức, vọng niệm đã tỏ ra có hiệu lực bộc lộ những miền sâu kín và bí ẩn của con người Ở đây xu hướng tự do, phóng khoáng trong các kiểu diễn ngôn, sự co giãn, mềm dẻo của kết cấu, sự không liên tục của ý tưởng, chối bỏ sự trau chuốt mang tính tu từ đã góp phần tạo nên giọng điệu mới với các sắc thái thẩm mỹ đa dạng

d.Về nhân vật: Nhân vật là yếu tố hàng đầu của mỗi một tác phẩm,

không có tác phẩm nào lại không có nhân vật Nhân vật văn học chính là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tài năng văn chương của một nhà văn Nó là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Tiểu thuyết cũ với cảm quan sử thi, chủ yếu khắc họa những nhân vật mang tính cộng đồng, tính đại diện cho chân lý thời đại Tiểu thuyết sau đổi mới, nhất là giai đoạn đương đại, vấn đề cá thể được đặt ra như một vấn đề nổi cộm, bức xúc và mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn Nhưng đó không phải là những con người cá nhân cực đoan, què cụt về tâm hồn, phủ nhận những giá trị nền tảng đạo đức, không chịu sự tác động của xã hội Mà số phận cá nhân được giải quyết hài hòa trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội Nhận định về đổi mới nhân vật trong tiểu thuyết Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Văn học chăm

Trang 34

28

chú quan tâm hơn đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình…”[38] Nhà văn

Lê Lựu thẳng thắn chỉ ra: “Những tác phẩm trước đó của tôi chưa chú ý nghiên cứu sâu tính cách, tâm lý và quy luật phát triển của con người - nhân vật Tôi tự bảo không thể viết như cũ được” Nhà văn Mạc Phi cũng nói rõ:

“Con người trong tiểu thuyết ta ngày hôm nay và sắp tới sống tất bật, ồn ào trong chiều rộng của thế giới bao quanh… đồng thời cũng rất sâu sắc, rất đằm, trong chiều dày của tâm trạng” Nguyễn Minh Châu ủng hộ hướng tìm tòi như thế của tiểu thuyết; ông nói “Chúng ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con người Việt Nam một cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn”[40;tr2]

e.Một số thủ pháp nghệ thuật: Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam đã

nhanh chóng bước qua không gian sử thi, để đển đến với thế giới của trò chơi, với sự đổi mới mạnh mẽ về giọng điệu Độc giả cũng dần dần được làm quen với sự giải thiêng, với giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết Cả sự nhoè mờ ranh giới thể loại, sự xâm nhập của các thể loại khác vào cấu trúc nội tại của tiểu thuyết cũng là một nét nổi bật đáng ghi nhận của tiểu thuyết hôm nay Nói như Bakhtin đã nhận định: “Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó” Khả năng phối kết, thu hút các thể loại khác khiến cho tiểu thuyết luôn

có xu hướng đổi mới cả về khả năng lẫn nhu cầu khai thác tiềm năng của chính nó Từ trước đến nay, dung lượng của tiểu thuyết vẫn được coi là một trong những tiêu chí cơ bản để phân biệt nó với các loại hình văn xuôi như truyện ngắn, truyện vừa Nhưng có một hiện tượng mà người đọc dễ nhận ra

là phần lớn các tiểu thuyết đã thu gọn mình hơn Từ phía người sáng tác, Tạ Duy Anh, tác giả của các tiểu thuyết ngắn đã nhận định: “Xu hướng ngắn, thu hẹp bề ngang, vừa khoan sâu chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa ý

Trang 35

29

nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không

áp đặt chân lý là dễ thấy Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra một thế giới theo cách của nó Ở con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử” Mặt khác sự thu hẹp dung lượng của tiểu thuyết còn phụ thuộc vào sự tương ứng giữa hình thức nghệ thuật với tinh thần của cái hiện thực mà nó phản ánh Đó là cái hiện thực rời rạc, phân mảnh mà các tiểu thuyết gia hôm nay tìm thấy nơi ẩn náu phù hợp với các mảnh tự sự rời rạc tựa như các truyện ngắn riêng rẽ được lắp ghép thành một sinh thể tiểu thuyết Trong đó, mảnh này suy tư, liên tưởng về mảnh kia, đoạn này chồng chéo lên đoạn kia tạo nên sự pha trộn, xâm nhập của truyện ngắn kịch, tiểu luận triết học, thơ ca, báo chí, nhật ký, huyền thoại vào tiểu thuyết, tạo nên cấu trúc phức hợp Ở đây vấn đề “thay đổi dung lượng” cũng liên quan mật thiết với vấn đề xâm nhập của các thể loại khác

vào cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết Trong các tiểu thuyết Tấm ván phóng

dao, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, người đọc nhận ra chất thơ thẩm thấu vào

cơ cấu bên trong của tác phẩm Sự xâm nhập của tiểu luận triết học trong tiểu

thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái khiến tác phẩm mang

một giọng điệu trầm tư, giàu suy ngẫm, kích thích cảm hứng đồng liên tưởng, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận

Tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới có hiện tượng liên văn bản xuất hiện một cách thường xuyên ở nhiều cấp độ và dạng thức khác nhau tạo nên kiểu kết cấu truyện lồng truyện Hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo nên những tiếng nói khác nhau, mở rộng trường nhìn, đa dạng hóa cấu trúc của tiểu thuyết Với hình thức này, tác phẩm sẽ tạo nên sự liên thông giữa thế giới

thực và thế giới ảo (Đi tìm nhân vật, Thoạt kỳ thủy ) và nhân vật trong tiểu

thuyết sẽ “được sống lập thể” ở nhiều thế giới khác nhau, nhập nhiều vai khác

nhau, các giới hạn không gian, thời gian do vậy được mở ra đến vô hạn (Paris

11 tháng Tám, Và khi tro bụi, Đức Phật, nàng Savitri và tôi ) Từ sau thời kỳ

Trang 36

sự kết hợp hiệu quả của cách thức diễn đạt với nội dung mang tính nhân văn sâu sắc đã tạo ra một “trào lưu văn hóa đọc” khá sôi nổi trong công chúng

(Giàn thiêu - Võ Thị Hảo, Mẫu thượng ngàn - Nguyễn Xuân Khánh, Mười lẻ

một đêm - Hồ Anh Thái, Tấm ván phóng dao - Mạc Can, Dưới chín tầng trời -

Dương Hướng, Thượng đế thì cười - Nguyễn Khải) Chính điều này sẽ góp

phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và “tầm đón đợi mới” với thể loại của người đọc, rút ngắn khoảng cách đẳng cấp của người đọc Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra ở đây là không phải tiểu thuyết cách tân nào cũng có độc giả Trên thực

tế, đã có không ít tác phẩm “gây sốc” với “tầm đón đợi truyền thống” của người đọc Do cái mới không dễ được chấp nhận, do một số thể nghiệm còn rơi vào cực đoan, người đọc như lạc vào mê cung của các con chữ

Có thể nói bên cạnh những thành tựu mà tiểu thuyết đạt được cũng đồng thời có những giới hạn của nó ở cả tiểu thuyết theo hướng cách tân và theo thi pháp truyền thống Ở tiểu thuyết cách tân nhìn chung có sự hấp dẫn vì yếu tố lạ và mới, đặc biệt là về kỹ thuật nhưng đọc không dễ Ở tiểu thuyết theo hướng truyền thống có những tiểu thuyết hay, được độc giả ưa thích như

Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn… nhưng cũng không thể không nói đến những

cuốn còn nghiêng về tái hiện hiện thực theo hướng “nệ thực”, ở một góc độ nào đó đã “kìm chân”, không tạo điều kiện cho các nhà văn có thể phát huy sức mạnh của trí tưởng tượng, của hư cấu nghệ thuật, đem đến cái nhìn nhiều chiều kích của không gian, thời gian về lịch sử và con người Vấn đề của tiểu

Trang 37

31

thuyết không chỉ là kỹ thuật, cái mới, không chỉ là tái hiện hiện thực một cách sinh động và chân thật Tiểu thuyết vẫn cần những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phù hợp và đáp ứng tầm đón đợi của người đọc đương đại

1.3 Phan Việt với đời sống văn chương Việt Nam đương đại

1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp

Là một trong số ít các nhà văn hải ngoại viết bằng tiếng Việt và có hầu hết các tác phẩm được xuất bản ở Việt Nam Cách đây 5 năm, nhà văn trẻ

Phan Việt về nước giới thiệu cuốn “Nước Mỹ, Nước Mỹ” Cuốn sách gồm 15

truyện ngắn tập trung vào các vấn đề như người nhập cư tìm kiếm việc làm, hạnh phúc gia đình, xung đột tôn giáo, tuổi trẻ - tình yêu và đời sống du học sinh

Trên tất cả những câu chuyện cụ thể, Phan Việt mong muốn phác họa hành trình của con người trong việc tìm kiếm sự no ấm và hạnh phúc trên một mảnh đất thường được coi là "đất hứa" Hành trình ấy theo chị không hề dễ dàng, nhất là với những người đến từ nền văn hóa khác Vì vậy, các trang viết của chị vạch ra những chặng đường đòi hỏi sự nỗ lực, nhẫn nại, lòng dũng cảm và cả sự thấu hiểu, hòa đồng để tồn tại được tại một đất nước xa lạ

Trở lại Việt Nam cùng với cuốn sách mới nhất với tác phẩm Xuyên Mỹ, nữ

nhà văn Phan Việt tiếp tục chia sẻ một hành trình mới làm rộng hơn bức tranh

về cuộc sống thực của một phụ nữ Việt nỗ lực tìm chỗ đứng của mình trong

về truyền thông tại Omaha (bang Nebraska) Từ năm 2002, cô chuyển sang

Trang 38

32

làm nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ về công tác xã hội tại Đại học Chicago sau đó là phó giáo sư ngành xã hội học tại Đại học San Jose, Mỹ Hiện nay cô đang sinh sống và định cư tại Mỹ với gia đình

Có thể nói, trong thời gian ở Mỹ quãng thời gian xa xứ cũng chính là duyên cớ để cô bắt đầu viết văn Khi còn ở trong nước, cô coi việc trở thành một nhà văn chuyên nghiệp là một lựa chọn không tưởng, bởi trong quan

niệm của cô lúc bấy giờ nhà văn thường là “những người mơ mộng, thiếu

thực tế, đi ngược xã hội và dĩ nhiên là nghèo”[35] Nhưng khi ở Mỹ, với

những tác phẩm văn học đã được đọc, cùng với bầu không khí học thuật đã làm cho Phan Việt nghĩ khác đi và nhận ra rằng không có một khái niệm nhà văn chung chung nào, nếu viết thì chị có thể trở thành bất cứ dạng nhà văn

nào mình muốn, tùy theo năng lực Năm 2005, việc Phù phiếm truyện được

giải được coi là một thử nghiệm thành công của cô với con đường này Từ đây, độc giả bắt đầu biết đến tên tuổi của Phan Việt qua một loạt các tác phẩm

đã được xuất bản như:

Tiếng người (Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2005)

Nước Mỹ, Nước Mỹ (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2009)

Một mình ở Châu Âu (Bộ sách “Bất hạnh là một tải sản”, NXB Trẻ 2013) Xuyên Mỹ (Bộ sách “Bất hạnh là một tài sản”, NXB Trẻ, 2014)

Sau Nước Mỹ, Nước Mỹ xuất bản năm 2009, đến năm 2013, Phan Việt trở lại với bộ Bất hạnh là một tài sản (ba tập) Cuốn mở đầu Một mình ở châu Âu

đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc Cuốn thứ hai Xuyên Mỹ vừa

được trình làng kể lại khoảng thời gian hai năm từ lúc tác giả từ châu Âu về nhà bên bờ Đông nước Mỹ, chuyển từ bờ Đông trở lại Chicago để ly hôn và hoàn thành chương trình tiến sĩ, rồi một mình chuyển đi bờ Tây làm việc cho một trường đại học Hai năm băng ngang nước Mỹ này tràn ngập những trăn trở, những câu chuyện tìm việc làm vào cao điểm khủng hoảng kinh tế và

những cố gắng để bắt đầu lại từ cuộc hôn nhân đỗ vỡ Xuyên Mỹ - không đơn

Trang 39

33

thuần là một câu chuyện riêng tư Phan Việt có một cách viết khái quát hơn, sâu và rộng hơn giúp người đọc hiểu hơn về lối sống Mỹ, tâm hồn Mỹ, về mối quan hệ giữa con người với con người, về hôn nhân và những kỹ năng cần thiết để tìm được sự tự tin trong cuộc sống Có thể nói, những trải nghiệm quý giá mà chị có được trong khoảng 10 năm dùi mài kinh sử trong môi trường giáo dục của Mỹ là sự cổ vũ đầy tích cực cho những ai say mê con đường học vấn để thành tài và thành người

Ngoài ra, Phan Việt còn có một số những tác phẩm được viết bằng tiếng

Anh được đăng trên Vietnam News như: Vĩ Cầm, Cái cân trong nhà tắm, Gỗ

thông, Những điều bình thường…hay truyện ngắn Hãy buộc rải ruybăng lên cây sồi già đăng trên tuyển tập Văn mới 2007 Trước khi được biết đến với tư

cách nhà văn, Phan Việt đã từng làm biên tập, dịch sách và viết báo… Cô

từng hiệu đính tiểu thuyết best - seller Suối nguồn của Ayn Rand, cũng là người đồng sáng lập ra tủ sách Cánh cửa mở rộng với giáo sư toán học Ngô

Bảo Châu nhằm dịch và giới thiệu những cuốn sách hay ý nghĩa tới bạn đọc Việt Nam Ngoài đời, Phan Việt là một nhà văn có đời sống khá giản dị, gần gũi, một con người với tính cách chân chất, cương nghị, hồn nhiên và rất có bản lĩnh Cô từng lập gia đình với một người đàn ông làm kỹ sư xây dựng nhưng cuộc hôn nhân của cô chỉ tồn tại chóng vánh trong 7 năm Đổ vỡ trong hôn nhân được xem là bi kịch đối với một người phụ nữ nhưng với Phan Việt

- chính bi kịch này là một trong những nguyên cớ để nhà văn sản sinh ra những tác phẩm chất chứa nội tâm và giàu cảm xúc

1.3.2 Quan niệm văn chương

Nếu nhìn tổng thể về thế hệ nhà văn trẻ tuổi hôm nay, có thể thấy nổi bật lên là cái tên Nguyễn Ngọc Tư - người được coi là “hiện tượng” văn học trong suốt những năm qua Cũng như những nhà văn trẻ khác Phan Việt ngay

từ đầu đã định hình cho mình một phong cách viết và quan niệm văn chương

rõ nét Với cô văn chương không còn nằm trong những quan niệm truyền

Trang 40

34

thống đã cũ và lạc hậu trước kia nữa Văn chương với tất cả sự bất định - mới

là điều hấp dẫn đối với cô

Tuy về số lượng tác phẩm chưa phải là đồ sộ và hoành tráng nhưng có thể nói, càng ngày Phan Việt càng có những bước đi quyết liệt trên lĩnh vực văn chương để thoát khỏi con đường mà chính bản thân cô tự nhận ra trong

nghề viết văn sợ thì cũng phải làm bởi:“Chấp nhận lơ lửng thì văn chương

của mình chắc chắn là bị tác động”[52] Chấp nhận sự “lơ lửng” ở đây nhà

văn muốn nói đến sự không hoàn thiện của một người viết văn chương chuyên nghiệp, nhà văn phải trải qua công cuộc lao đông sáng tạo miệt mài không biết mệt mỏi trên cánh đồng chữ nghĩa mới cho ra đời được những đứa con tinh thần hoàn thiện về mặ nội dung lẫn hình thức, để làm được nhà văn cần phải chuyên tâm, chứ không thể lưỡng lự trong việc viết văn Khằng định điều này, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được bởi, ngoài viết văn, Phan Việt còn vừa tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong ngành xã hội học, lại vừa phải hoàn thành chương trình tiến sĩ Do đó, thời gian dành cho công việc viết văn đối với nữ nhà văn còn rất khiêm tốn, eo hẹp Nhưng, không vì thế mà nhà văn Phan Việt không nhìn thấy rõ con đường và hướng đi của mình trong lĩnh

vực văn chương Trong sáng tạo văn chương cô khẳng định:“Muốn tác phẩm

tử tế thì phải quyết liệt lựa chọn và không ai có thể kể thay câu chuyện cho nhà văn”[46], không quan niệm văn chương là nghiệp chướng mà đến với

văn chương như một ngã rẽ bởi chữ “duyên” Nhà văn Phan việt chia sẻ

rằng:“Văn chương đã là một cái gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của tôi rồi vì

nó làm cho tôi thấy cuộc sống đơn giản, nhìn chỗ nào cũng thấy những câu chuyện kể lớn nhỏ khác nhau, ai cũng là nhân vật, mình để ý nghe thì ai cũng

có câu chuyện để kể cả”[46] Đặc biệt, cô còn tiếp tục khẳng định : “Người ta chọn cách nào cũng được, viết nhạc, làm báo, làm thợ xây, làm giáo viên, nhà nghiên cứu, làm kinh doanh, làm gì cũng được, nhưng nếu như người ta say

mê và chuyên tâm đủ mức thì người ta có thể đạt đến một cảm giác khai sáng

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Việt, Một mình ở Châu Âu, Nxb Trẻ, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một mình ở Châu Âu
Nhà XB: Nxb Trẻ
2. Phan Việt, Phù Phiếm truyện,Nxb Trẻ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phù Phiếm truyện
Nhà XB: Nxb Trẻ
3. Phan Việt, Tiếng người, Nxb Trẻ, H, 2008. B Sách giáo trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng người
Nhà XB: Nxb Trẻ
4. Bùi Việt Thắng, Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
5. Bùi Việt Thắng, Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Nhà XB: Nxb Quân đội Nhân dân
6. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
7. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
8. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
9. E.N.Pospelov, Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Henri BeNac, (Nguyễn Thế Công dịch), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo Dục, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
12. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
13. Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
14. IU.M. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật ( Trần Ngọc Vương, Trĩnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
15. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà Văn, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Hội Nhà Văn
16. Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
17. Nguyễn Hưng Quốc, Hai mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 – 1995, Nxb Đại Nam, Canifornia,1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 – 1995
Nhà XB: Nxb Đại Nam
18. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu Văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
19. Nhiều tác giả, Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tư duy tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
36. Nam Phương, Hành trình nội tâm da diết trong Một Mình ở Châu Âu. http://thegioivanhoa.com.vn/ Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w