5. Cấu trúc luận văn
3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhằm biểu đạt tính cách nhân vật
Ngoại hình đó chính là lớp màng bọc bao phủ bên ngoài của mỗi một nhân vật. Nó bao gồm tất thảy những yếu tố mà ai cũng có thể nhìn, trông thấy được bằng sự quan sát. Đó có thể là hình dáng, là cử chỉ, điệu bộ, lối đi, dáng đứng, nét mặt, cách ăn mặc, ứng xử giao tiếp, phát ngôn... thông qua những ngôn ngữ "ẩn" này chúng ta phần nào hình dung ra được cá tính, tính cách, lối suy nghĩ của từng nhân vật. Sâu xa hơn, có thể qua đó để khai thác và bóc tách từng lớp, từng lớp, tâm trạng, tâm lý của mỗi con người. Ở đây, mỗi nhà văn lựa chọn cho mình đúng tên nhân vật, đúng trang phục, điệu bộ cử chỉ, là thành công tác phẩm đạt tới hơn 50%. Phần còn lại, là nơi để nhà văn bộc lộ khả năng phân tích tâm sinh lý của nhân vật. Để làm được công việc này đòi hỏi sự nhuần nhuyễn, sự nhạy bén, tinh tế cùng khả năng rung động cực kỳ sắc sảo. Đây chính là khu biệt rõ rệt các nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Có thể nói, lựa chọn cách thức miêu tả ngoại hình nhân vật một cách chi tiết, cụ thể, như để "nội soi" căn bệnh "cô đơn" của các nhân vật. Nhà Văn Phan Việt vừa có sự kế thừa lại vừa có những sáng tạo mang màu sắc cá nhân riêng biệt.
Duy trong Tiếng Người hiện lên dưới cái nhìn của người kể chuyện trong tác phẩm. Được miêu tả với những nét riêng có. Duy Là người trầm mặc, ít nói. Ít tâm sự với ai, và cũng không bao giờ quan tâm đến những thứ ngoài mình. Không ai quan tâm đến anh cũng như thế giới ngoài kia dẫu có xoay vần ra sao anh cũng không màng. Thói quen chịu đựng, vượt qua mọi thứ một mình của Duy đã khiến anh dần trở nên chai sạn với những thứ khiến con người ta phải run rẩy vì sợ "anh đã luôn chiến thắng khi giữ được thói
82
mùa đông" [3;tr16]. Tính cách bề ngoài có phần lập dị, cùng sự trầm mặc
trong lối suy nghĩ lì và nhẵn của Duy phần nào hé mở một tương lai mà trong đó sự cô đơn là tất yếu sẽ xảy đến với Duy.
Khác với Duy, dưới cái nhìn của Duy nhân vật M hiện lên tương đối thoáng qua về ngoại hình. Ngoại hình của M được miêu tả tập trung ở nét mặt
"Khuôn mặt với làn da sáng, vầng trán rộng và đôi mắt nhiều lòng trắng gầm như luôn phảng phất màu xanh" [3;tr10]. M ăn chậm, không phải là cô gái
năng động, nhanh nhẹn, ưa giao thiệp xã hội, về điểm này, Duy và M họ có một sự đồng điệu kì diệu. Tự tách mình ra với những diễn tiến của xã hội, họ chọn cho mình cái cô đơn chủ động. Họ muốn và lựa chọn cô đơn như một lối sống. Ở đó họ vẫn cảm nhận được hạnh phúc riêng có của mình, cảm thấy thoải mái vì thế Duy mới nghĩ: "Kể cả tất cả sẽ lìa bỏ anh, phỉ nhổ anh, và
phản bội lại anh thì anh vẫn sẽ còn có M yêu thương anh, Kể cả nếu anh mất tất cả thì anh vẫn có thể làm lại từ đầu và anh vẫn là người giàu có trong tình yêu với nàng. Họ vẫn có một thế giới riêng để nương náu. Chỗ đó bất khả xâm phạm" [3;tr47].
Ngoại hình của cặp đôi Hoàng cùng “cô gái áo đỏ” xuất hiện trong tác phẩm Tiếng người được Phan Việt miêu tả khá chi tiết dưới con mắt của Duy. Một cô gái đẹp điển hình của xã hội văn minh hiện đại ngày nay, với những đường cong hấp dẫn đầy ma lực với bất cứ đấng mày râu nào. Duy cũng không ngoại trừ. Một cô gái với ngoại hình không thể lẫn với bất cứ ai, thậm chí vẻ đẹp của cô có phần ấn tượng với người đọc bởi: "Mái tóc tỉa ngắn
và nước da trắng. Vóc người mảnh dẻ. Xương cổ lộ thành hai vạt chéo. Miệng rộng. Đôi môi mỏng, tô son nhạt. Một vết chàm đen nhỏ lạ lùng ở trên trán"[3;trtr51].
Tác giả tiếp tục có những chi tiết đặc tả ngoại hình, làm thành vệt sáng cho nhân vật xuất hiện: cặp nam nữ trai tài gái sắc Hoàng cùng “cô gái áo đỏ” được tác giả miêu tả tỉ mỉ: "nàng mặc một chiếc váy lụa trơn không tay,
83
màu đỏ, buông thẳng đến đầu gối. bên trong là quần dài bằng lụa trơn, màu đen. Tay nàng cầm một chiếc áo khoác mỏng. Người đàn ông kia mặc áo sơ mi trắng, bỏ trong quần âu đen. Anh ta cao. Gáy lớn. Cổ ngắn nhưng to. Hai bả vai vồng lên dưới lớp vải áo sơ mi, khiến thân người hình thành một chữ V rõ ràng. Cánh tay dài. Người thẳng. Bước đi vững. Nếp là trên quần âu căng ra ở phần mông" [3;tr52].
Ngoại hình của nhân vật phần nào thấy được cá tính của họ. Hoàng cùng người con gái áo đỏ, hiện lên như một cặp giai nhân tuyệt sắc. Một người đàn ông bản lĩnh, tự tin. Một cô gái đẹp đương thời. Ở họ toát lên sự hiện đại, thu hút. Họ sống và bắt nhịp nhanh với sự thay đổi biến động của xã hội. cùng một lớp trẻ nhưng họ không im lìm, trầm mặc, xa lánh đời, xa lánh người như Duy và M, mà hò đắm mình trong thế giới đầy xô bồ đó, vẫn giao thoa và kết nối. Chính vì thế họ dường như đứng trong tư thế đối lập với Duy. Rõ ràng, từ ngoại hình của nhân vật, chúng ta phần nào cảm nhận được cái nội tại bên trong của một con người. Đó chính là sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài của nhân vật. Ngoại hình toát lên tính cách của nhân vật, song cũng vì thế khi tính cách bên trong của nhân vật thay đổi thì những đường nét bên ngoài của nhân vật cũng biến thiên theo. Mà Duy trong Tiếng người là một trong những nhân vật điển hình.
Có thể khẳng định việc nhà văn Phan Việt đã chú tâm trong cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình ở các nhân vật đã làm nên sự thành công cuả tác phẩm. Nhờ vào ngoại hình một phần tác giả thể hiện được chân dung tính cách của nhân vật, mặt khác, tác giả còn làm nổi bật lên đời sống nội tâm bên trong của mỗi nhân vật. Qua đây, cho thấy tài năng của Phan Việt trong việc xây dựng nhân vật.