Không gian thực ảo đan quện

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 107)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2 Không gian thực ảo đan quện

Không gian trong Tiếng người và Một mình ở châu Âu là một hình thức của cách nhìn, của tâm hồn mà nhà văn Phan Việt dùng để cảm nhận và tái tạo hiện thực. Một trong những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật xây dựng không gian trong tiểu thuyết hiện đại, đó là tạo ra sự đan quện giữa không gian thực và không gian ảo, đan xen giữa cái bình thường và những điều phi lí nhằm kiến tạo một thế giới mới, thế giới nằm giữa cái thực và cái ảo. Vì thế, nhà văn Phan Việt một mặt vừa xây dựng không gian thực thực, ảo ảo mơ hồ mong manh, mặt khác, lại như gọi người đọc trở về với thực tại. Trong thế giới thực ảo đó con người bỗng trở nên mơ hồ, hoang mang, cái bất thường được con người đón nhận ngược lại cái bình thường lại trở nên xa lạ, bất thường.

Giống như những nhà văn đương đại khác, tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt hiện hữu rõ sự đan xen giữa hư và thực trong nghệ thuật tổ chức không - thời gian. Nhà văn đã khéo léo lựa chọn những bối cảnh thân thuộc nhất của cuộc sống: Một gia đình Hà Nội điển hình, một xã hội điển hình thời bao cấp, một căn phòng… không gian trong tiểu thuyết của Phan Việt được gắn chặt với những địa danh, tên gọi cụ thể chính xác.

Không gian của New York, của Hà Nội trong Tiếng người là miền

không gian thực. Nó phản ánh cuộc sống đối lập giữa những con người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội Mỹ hào nhoáng, tù đọng. Không gian ấy chứa đưng cả những nỗi niềm của những con người di dân nhỏ bé. Cả một nước Mỹ rộng lớn nhưng cũng không có lấy một chỗ cho Duy và M sinh sống thoải mái. Nơi ở của Duy và M chỉ là một căn hộ nhỏ, với diện tích 50 mét vuông duy chỉ có một phòng ngủ trên con phố nhỏ La Salle. Bên cạnh không gian New York Mỹ là không gian của Hà Nội, Việt Nam với những phố phường Hà Nội hiện rõ với từng tên gọi trong trí nhớ của nhân vật Duy. Để tạo ấn tượng chân thực và gần gũi cho người đọc, nhà văn Phan Việt đã cố tình gắn những không gian phố có thật vẫn đang hiện hữu ở Hà Nội như phố

102

Tôn Đức Thắng, phố Đê La Thành, sông Tô Lịch, cầu Thăng Long, phố Khâm Thiên…Không gian dường như thu nhỏ hơn và cô đặc lại trong những căn phòng nơi công sở trên những khu phố. Ở đây có một nghịch lý trong kiến trúc không gian của nhà văn Phan Việt. Đó là không gian đi và về của nhân vật được khắc họa rộng lớn, với nhiều miền không gian từ Mỹ rồi Việt Nam thì không gian sống của con người nhỏ bé, trật hẹp, có cảm giác dồn nén, trong sự bủa vây của xã hội hiện đại và thế giới hỗn tạp, chồng chất những kiếp người, đời người. Trước không gian đó, con người càng ngày càng muốn thu mình lại, càng lánh xa những thứ vật chất phù phiếm, tránh xa những toan tính vụn vặt đời thường. Không gian trong Tiếng người được tác giả xây dựng là một không gian khép kín như một sự sáng tạo độc đáo. Phan Việt chỉ như đề xuất còn người đọc tự cảm nhận. Nhân vật Duy trong tác phẩm như rơi vào một thế giới khác cách biệt với thế giới loài người đang hiện hữu. Duy như tự loại mình ra khỏi không gian sống, không gian cộng đồng, tập thể, từ chối cả thân phận con cháu dòng họ Nguyễn Phước danh giá, tự mình lui vào không gian hư ảo với những giấc mơ, mộng mi, lạc loài. Đặc biệt, không gian được phản ánh trong Tiếng người còn là một không gian có sự châu tuần, cứ đều đều và lặp lại. Sự lặp lại đều đặn của những kiếp người sống một cách cơ học như những bộ máy ai cũng lấy chồng, lấy vợ, kiếm một công việc nhiều tiền, tìm cách thăng quan tiến chức, tung hô nhau, vây quanh nhau khi giàu sang và quay lưng khi ai đó đổ bể, nghèo đói…Mọi thứ đều trở nên cứng nhắc, không gian nhỏ bé khiến cuộc sống của con người nhàm chán, tù đọng, cảm giác bất an rình rập con người như một trạng thái thường trực trong tinh thần Duy là điều khó tránh khỏi, lý giải vì sao Duy đã cô đơn, đã chạy trốn khỏi thực tại đó. Xen giữa khoảng không gian thực là những khoảng không gian của những giấc mơ trong tiểu thuyết Tiếng người. Không gian

hiện thực gắn với hiện tại, cuộc sống và công việc đời thường, còn không gian giấc mơ gắn liền với quá khứ, với ước mơ, và kỉ niệm đẹp đẽ về mối tình đầu

103

với N của M. Hình ảnh cậu bạn N liên tục tràn về trong phần đầu, phần giữa và cuối tác phẩm như một nỗi ám ảnh gợi nhớ khôn nguôi trong tâm hồn M. Hình ảnh về N tái hiện khá rõ nét trong hồi ức của nhân vật M, đầy cảm giác về sự xa cách, bí hiểm của một con người ở cõi vĩnh hằng khi cô kể lại giấc mơ về N cho Duy nghe:“Đêm qua em mơ rất buồn cười (…) Em thấy em đi

về khu Mai Dịch…mọi thứ rất buồn cười. Có một tầng nước hơi đỏ bao quanh trái đất, cách khoảng độ hai chục mét thôi, em nhìn thấy những con cá vàng to màu sữa, đuôi đỏ rực, to lắm…Rồi em ở trong nhà cũ của em đi ra. Rồi em nhìn thấy N...xong rồi em chạy đến trước mặt N. Đến đây thì tự nhiên có người khác ở xung quanh cứ đẩy đẩy em, rồi em tỉnh lại dần, em bắt đầu nhận ra là em đang mơ. Em cứ chập chờn. Rồi em ngoảnh đi đâu đó, đến lúc ngoảnh lại thì N đã biến mất…”[3;tr11]. Miền kí ức về N đó là miền không

gian kí ức không bao giờ xóa bỏ được trong M. Ngoài ra, không gian ảo còn xuất hiện trong vô thức của Duy. Cảm giác xấu hổ, cùng nỗi sợ hãi vì nhỡ tàu nên không kịp đến làm bài thi và anh trần truồng đứng ngoài đường trong giấc mơ của mình là một không gian mông lung, mộng mị, trơ trọi. Sự vô thức của Duy, khiến anh gầm gừ như một con thú bị thương chỉ vì không thể biết đích xác bản thân mình cần gì, muốn gì và làm gì ngay cả khi M ở sát cạnh. Sự căng tức ở lồng ngực, dồn nén không được trào ra trong những miền vô thức của Duy, chỉ riêng anh mới biết đã khiến cho Duy buộc phải ra đi. Cả hai không gian thực và mơ cứ trộn lẫn vào nhau tưởng chừng như bị trùng xuống, quánh lại rồi vỡ ra như những mảnh số phận con người thời hiện đại trong bất cứ một xã hội nào. Một xã hội mà lòng tin bị đánh mất, quan hệ con người trở nên rời rạc, lỏng lẻo có thể rạn nứt, đổ vỡ bất cứ lúc nào khi người ta lơ đãng, bỏ mặc. Không gian này vừa biệt lập lại vừa có sự song hành trong đời sống của nhân vật chính. Không gian giấc mơ nhân lên các không gian tâm tưởng, không gian tâm lý bên cạnh không gian hiện thực của cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, kiểu không gian này giúp biểu hiện chiều sâu tâm lý,

104

trạng thái tinh thần con người. Không gian thực được khắc họa rõ nét, không gian giấc mơ thì nhòe mờ, hư ảo chúng xâm lấn nhau tạo tính chất hư ảo rất rõ nét trong tiểu thuyết Tiếng người của nhà văn Phan Việt

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 107)