Quan niệm văn chương

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 39)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.2 Quan niệm văn chương

Nếu nhìn tổng thể về thế hệ nhà văn trẻ tuổi hôm nay, có thể thấy nổi bật lên là cái tên Nguyễn Ngọc Tư - người được coi là “hiện tượng” văn học trong suốt những năm qua. Cũng như những nhà văn trẻ khác Phan Việt ngay từ đầu đã định hình cho mình một phong cách viết và quan niệm văn chương rõ nét. Với cô văn chương không còn nằm trong những quan niệm truyền

34

thống đã cũ và lạc hậu trước kia nữa. Văn chương với tất cả sự bất định - mới là điều hấp dẫn đối với cô.

Tuy về số lượng tác phẩm chưa phải là đồ sộ và hoành tráng nhưng có thể nói, càng ngày Phan Việt càng có những bước đi quyết liệt trên lĩnh vực văn chương để thoát khỏi con đường mà chính bản thân cô tự nhận ra trong nghề viết văn sợ thì cũng phải làm bởi:“Chấp nhận lơ lửng thì văn chương

của mình chắc chắn là bị tác động”[52]. Chấp nhận sự “lơ lửng” ở đây nhà

văn muốn nói đến sự không hoàn thiện của một người viết văn chương chuyên nghiệp, nhà văn phải trải qua công cuộc lao đông sáng tạo miệt mài không biết mệt mỏi trên cánh đồng chữ nghĩa mới cho ra đời được những đứa con tinh thần hoàn thiện về mặ nội dung lẫn hình thức, để làm được nhà văn cần phải chuyên tâm, chứ không thể lưỡng lự trong việc viết văn. Khằng định điều này, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được bởi, ngoài viết văn, Phan Việt còn vừa tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong ngành xã hội học, lại vừa phải hoàn thành chương trình tiến sĩ. Do đó, thời gian dành cho công việc viết văn đối với nữ nhà văn còn rất khiêm tốn, eo hẹp. Nhưng, không vì thế mà nhà văn Phan Việt không nhìn thấy rõ con đường và hướng đi của mình trong lĩnh vực văn chương. Trong sáng tạo văn chương cô khẳng định:“Muốn tác phẩm

tử tế thì phải quyết liệt lựa chọn và không ai có thể kể thay câu chuyện cho nhà văn”[46], không quan niệm văn chương là nghiệp chướng mà đến với

văn chương như một ngã rẽ bởi chữ “duyên”. Nhà văn Phan việt chia sẻ rằng:“Văn chương đã là một cái gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của tôi rồi vì

nó làm cho tôi thấy cuộc sống đơn giản, nhìn chỗ nào cũng thấy những câu chuyện kể lớn nhỏ khác nhau, ai cũng là nhân vật, mình để ý nghe thì ai cũng có câu chuyện để kể cả”[46]. Đặc biệt, cô còn tiếp tục khẳng định : “Người ta chọn cách nào cũng được, viết nhạc, làm báo, làm thợ xây, làm giáo viên, nhà nghiên cứu, làm kinh doanh, làm gì cũng được, nhưng nếu như người ta say mê và chuyên tâm đủ mức thì người ta có thể đạt đến một cảm giác khai sáng

35

và tự do rất quý; với tôi thì con đường đấy là văn chương”[46]. Điều này cho

thấy nhà văn Phan Việt cơ bản đã hình thành rất rõ nét về công việc viết văn cũng như quan niệm văn chương của mình.

Viết lách, như nhà văn Phan Việt nói đó là công việc đòi hỏi “sự tập trung cao độ, trách nhiệm cực kỳ lớn, chứ không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào cảm hứng”[26]. Ở một khía cạnh khác, nhà văn Phan Việt lại quan niệm rằng

văn chương là cái duy nhất mà cô có thể chọn để trải lòng mình trong những năm tháng đi xa. Cô thấy thật nhiều thứ để viết, nhưng còn nó có giá trị thật sự đến đâu thì độc giả sẽ cho câu trả lời. Là một nhà văn trẻ, Phan Việt thường cố gắng không làm cái gì mình không thích, còn những gì đã thích nhất định cô sẽ làm bằng tất cả trách nhiệm, hết khả năng có thể, thành công hay không lại là một chuyện khác. Đó là cách để cô hoàn thiện hơn tác phong chuyên nghiệp - chuyên nghiệp, không phải theo nghĩa làm cái gì đó như nghề chính, mà làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đạo đức làm việc cao nhất và hiệu quả cao nhất có thể.

Với tâm thái của một người đứng phía ngoài nhìn vào thực trạng xã hội Việt Nam đương thời, nói phía ngoài ở đây không phải là phía ngoài về thực thể địa lý, mà phía ngoài mang ý nghĩa và tính chất khách quan trong việc nhìn nhận và đánh giá các vấn đề của đời sống. Nhà văn sẽ quan sát đời sống với đầy đủ các góc cạnh từ kinh tế, chính trị, xã hội…để hiểu tất cả mọi diễn biến tình hình cái cội nguồn đã sinh ra cô. Việc này giúp cho nhà văn - với tư cách một người viết mang tính khách quan nhất dễ dàng hiểu và nắm bắt chính xác những vấn đề về tâm lý con người, ví như: tâm lý một xã hội, nền tảng giá trị một xã hội hay tâm lý cá nhân… Như tác giả chia sẻ “Từ Mỹ tôi

nhìn về Hà Nội và quan sát đời sống ở Hà Nội bằng con mắt một người đứng từ xa và muốn tìm “truyện” từ đó, tôi thấy mình “bắt” những chi tiết khác hẳn so với hồi mình còn ở nhà” [26], nói cái nhìn từ xa ở đây, là nói đến cái

36

tồn chứ không phải “từ xa” về mặt khoảng cách của không gian địa lý, điều này giúp cho nhà văn có thể đưa đến những trang viết đúng với tinh thần hiện tồn của xã hội Việt chứ không phải xã hội mà nhà văn đang sống.

Văn chương, rõ ràng cần hướng đến những số phận cụ thể hơn là chung chung. Vì thế, với Phan việt nhà văn quan niệm rằng chính văn chương đã giúp cô nhìn thế giới một cách cụ thể hơn, kỹ lưỡng hơn, tránh được sự quan sát theo kiểu cảm tính. Cô cho rằng nhà văn trước hết phải được sống như mình muốn, trong đời sống cũng như trong văn chương cô không bi quan và chẳng thể nói dối. Chính nhờ đó nhà văn mới tạo ra cho mình ý thức nhìn mọi thứ, đặt mọi thứ theo hướng đa chiều, nhiều phía, và nhìn kỹ lưỡng những thứ không ở trong tâm điểm quan sát chính của xã hội. Văn chương Phan Việt từ đó mới chạm đến những đề tài mang tính thời sự cao. Có được điều này cũng là bởi bản thân nhà văn đã học và làm việc trong ngành xã hội tương đối sâu - một giáo sư ngành xã hội học đương nhiên sẽ có những quan sát thấu triệt và tỉ mỉ hơn về các vấn đề xã hội đặc biệt là những vấn đề mang yếu tố nhạy cảm.

Nếu những nhà văn di dân hải ngoại trước thế hệ của nhà văn Phan Việt, tìm đến văn chương như một kênh để chia sẻ, để viết cho thỏa nỗi nhớ quê hương, gia đình, người thân, viết cho thỏa những nỗi buồn đã chôn lấp bây lâu, những nếm trải của đời thì đến Phan Việt cô không hoàn toàn nhập thân vào với văn chương chỉ vì nhu cầu chia sẻ với tư cách của một người xa xứ, bởi thế hệ của cô không còn bị những ám ảnh từ trong quá khứ, từ chiến tranh hay sự đào tẩu, vượt biên, nhưng cũng không phải để phiêu lưu trên cánh đồng chữ nghĩa đầy gian nan, mà nhà văn Phan Việt đến với văn chương bởi cô cho rằng cái “bất định” của văn chương là cái hấp dẫn cô. Văn chương như là cuộc đời, cái bất định của văn chương nói một cách hình ảnh chính là cái bất định của cuộc đời của mỗi con người. Nhà văn viết là để trải nghiệm và dấn thân, viết để tạo ra cho mình những gì là “cực đoan”, để tạo ra những nhân vật “cực đoan” hoặc thể hiện những quan điểm “cực đoan” nếu tác phẩm

37

đòi hỏi. Cô khẳng định rằng, cực đoan trong viết không phải là lựa chọn mà là tất yếu. Cực đoạn ở đây không phải theo nghĩa đen, nghĩa tiêu cực của nó, mà cực đoạn có nghĩa là tác giả sẽ đẩy hết những biển hiện chân thật nhất của một con người, kiểu có sao nói thế, kể cả những phần xấu nhất, bi kịch nhất,… nhưng ở đó nhân vật được là mình, toát lên cá tính riêng của mình gợi sức ám ảnh với người đọc, thì nhà văn vẫn chọn cách “cực đoan” không tô vẽ, đánh bóng hay dùng ngôn từ hoa mỹ vẽ nhân vật một cách xa vời thực tế. Cứ thế, mỗi tác phẩm của nhà văn ra đời được xem là một bước trưởng thành trong “kỹ thuật viết”. Nếu trong tác phẩm đầu tay Phù phiếm truyện cô còn khá e dè khi thể hiện những vấn đề có phần quyết liệt thì đến Tiếng người - tác phẩm mang tính chất bản lề, nhà văn Phan Việt đã nhận thấy rõ ràng những vấn đề “cực đoan” mà cô quyết liệt lựa chọn đã tách rời khỏi cá nhân tác giả, đó là câu chuyện về sự sáng tạo. Và vì thế, các nhân vật trong Tiếng người đứng độc lập và không còn liên quan đến tác giả, điều đó giúp nhà văn

nhìn rõ các nhân vật hơn, sống gần họ hơn, ý thức về “kỹ thuật viết” mà một nhà văn cần có khi xây dựng nhân vật từ giọng(voice), góc nhìn(point - of - view), cốt truyện, dùng từ, chia chương, nhịp, hơi văn, tính nhạc…đã được nhà văn Phan Việt ngày càng hoàn thiện một cách đầy nỗ lực rõ nét hơn. Và hơn hết, nhà văn đã thay đổi quan niệm về việc viết, không quá chú trọng tới tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn quan tâm nhiều tới việc kể một câu chuyện sao cho nó phải có sức lay động. Ở quan niệm này thì nhà văn Phan Việt và Lê Minh Hà lại có những điểm gặp gỡ. Nhưng văn phong được tạo ra bằng cá tính, bản sắc riêng của mỗi nhà văn, sự tích lũy kinh nghiệm, vốn sống…và bằng tất cả sự nỗ lực nội tại, nhà văn Phan Việt đã thực sự tạo được cho mình một hướng đi mới, với quan niệm văn chương có tính hiện sinh rõ rệt truyền tải qua từng tác phẩm, khiến cho những gì nhà văn viết ra chất chứa đầy hơi thở của cuộc sống để bất cứ ai đều có thể tìm thấy mình, tìm thấy tiếng nói chung đồng cảm sâu sắc với những đề tài giàu sức gợi trên mỗi trang viết của

38

một nữ nhà văn trẻ đa tài. Quan niệm văn chương độc đáo, có phần cá tính, cùng lối viết hiện đại chính là điểm thu hút độc giả xa gần tìm đến và đắm mình trong văn chương của nhà văn Phan Việt.

Tiểu kết:

Trên đây chúng tôi vừa trình bày những vấn đề mang tính khái quán nhất làm cơ sở cho những nghiên cứu về đối tượng trong luận văn của mình. Trong đó, chúng tôi tập trung phân tích nội hàm khái niệm “cô đơn”, những đăc trưng cơ bản và giá trị của sự cô đơn đối với con người, đối với nghệ sỹ, và đối với sự sáng tạo nghệ thuật. Tiếp đó, chúng tôi khái quát lại chủ đề cô đơn trong văn học Việt Nam nói chung từ thời trung đại, trải qua các giai đoạn khác nhau cho đến những năm sau đổi mới 1986 và chủ đề cô đơn trong văn học di dân hải ngoại nói riêng mà Phan Việt là một trong số những nhà văn được nghiên cứu với tư cách một nhà văn Việt Nam đặc biệt. Đồng thời khái quát những thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 giai đoạn đương đại, ở các mặt, chủ đề, đề tài, kỹ thuật và các phương diện nghệ thuật hiện đại, những đổi mới về quan niệm, về tư duy trong khám phá và phản ánh con người đương đại. Điều đó, tạo ra môi trường, điều kiện tiền đề mới cho các nhà văn phát huy đầy đủ những cá tính sáng tạo, học tập và vận dụng những kỹ thuật viết hiện đại trong và ngoài nước, khơi gợi nhiều hướng mới làm phong phú thêm loại hình tiểu thuyết ở Việt Nam. Trong chương này, chúng tôi cũng đã chỉ ra những nét khái quát nhất về nhà văn Phan Việt cũng những sáng tác của cô được xuất bản tại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra quan niệm về văn chương của nhà văn Phan Việt. Ý thức trách nhiệm với nghề, với những lao động sáng tạo nghệ thuật chân chính, khẳng định hướng đi lâu dài và gắn bó sâu sắc với sự nghiệp văn chương của cô.

39

CHƢƠNG 2: NỖI CÔ ĐƠN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”

Từ những tiền đề ở chương 1, trong chương 2 của luận văn chúng tôi sẽ tập trung đi vào phân tích những biểu hiện của cái cô đơn, nguồn gốc của cái cô đơn và khẳng định công dụng của cô đơn đối với sự phát triển nhân cách của các nhân vật trong hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu.

2.1 Những biểu hiện của nỗi cô đơn

Cô đơn là một khái niệm chúng tôi sử dụng để gọi tên một dạng nhận vật, nói cách khác đó là một hiện tượng nổi bật trong sáng tác của nhà văn Phan Việt. Con người trước lực cuốn của thế giới hiện đầy biến ảo, phức tạp, biến động và nhiễu nhương buộc phải đối diện với khuôn mặt vừa bi, vừa hài của thời đại. Họ rơi vào tâm thế lạc lõng trước cuộc sống, với những suy nghĩ không đồng nhất, sự giằng co, đấu tranh trong chính bản thân mỗi người. Họ trở thành những con người cô đơn, có phần nổi loạn, những con người không tương thích và bị đẩy ra bên lề của xã hội. Nhưng không vì thế mà nhìn nhận con người cô đơn như một hiện tượng tiêu cực, ở đây chúng ta cần phải nhìn nó trong cả tính tích cực, toàn diện, nhìn một cách thấu triệt để nhận rõ bản chất đằng sau cái cô đơn ấy. Khi cô đơn, con người sẽ hoài nghi và cũng đồng nghĩa với việc họ vừa mong muốn được chia sẻ, lại vừa khao khát được tin tưởng. Càng cô đơn con người càng dễ nổi loạn, thậm chí sẵn sang quay lưng lại với những giá trị truyền thống, sẵn sàng phủ nhận sự giả dối, thói ích kỉ bóp nghẹt họ bấy lâu. Phải chăng đó chính là một hành trình tìm kiếm, thể hiện khát vọng vươn tới những điều mới mẻ, chân thành, tốt đẹp và vĩnh cửu mà nhà văn Phan Việt muốn gửi gắm. Nhận diện những biểu hiện cô đơn trong hai tác phẩm Tiếng ngươi Mình ở châu Âu của nhà văn Phan Việt, trong một chừng mực nào đó, với tất cả những biểu hiện, hình dạng khác nhau sẽ xuất hiện những vấn đề mới, đặt ra những câu hỏi mới có thể làm lay động lịch sử và xã hội.

40

Dường như trong tác phẩm của mình, nhà văn Phan Việt dành tình cảm đặc biệt cho những nhân vật nữ. Hơn ai hết bản thân cô là một nhà văn nữ, gắn với cái nhìn nữ giới, cho nên cô dễ dàng thể hiện được tâm trạng của những nhân vật nữ với tấm lòng đầy cảm thông, xót xa, đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn, nỗi đau cũng như những mất mát của những người phụ nữ. Điều này có thể trả lời cho câu hỏi vì sao Phan Việt lại dành một vị trí nhất định cho những nhân vật nữ trong tác phẩm của mình.

Đầu tiên, đó là những biểu hiện cô đơn của M, cô gái Việt trong Tiếng

Người, tiếp đến là những biểu hiện cô đơn của nhân vật “tôi” người Mỹ gốc

Việt, rồi cô gái đầu trọc Francesca đến từ Milan đang phải chống trọi với căn bệnh ung thư; Juilia cô gái Hàn Quốc điển hình cho những cô gái xinh đẹp, cô gái Nhật, là Carrie cô gái người Mỹ trẻ trung và có vẻ ngoài bặm trợn, Tristan cô gái người Anh và Amy đến từ Seattle v.v. . trong Một mình ở châu Âu. Tất cả các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Phan Việt xuất hiện một cách dày đặc những nỗi cô đơn, sâu trong suy nghĩ của những người phụ nữ đó họ chất chứa những giằng xé về nội tâm khác nhau, mỗi người mỗi vẻ, không hẹn trước nhưng tất cả họ đều cùng dừng chân tại một điểm chung là châu Âu.

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)