5. Cấu trúc luận văn
3.3.1 Thời gian hiện thực
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành trong tác phẩm văn học đó chính là thời gian. Nó không những để cấu tạo thế giới hình tượng nhân vật, miêu tả đời sống thực trong tác phẩm mà nó còn là nhân tố bộc lộ nhân sinh quan, quan niệm và tư duy của nhà văn. Trong truyện kể, thời gian là một thủ pháp quen thuộc của nghệ thuật tự sự với hai loại hình thời gian chính là thời gian được kể và thời gian kể, thời gian được biểu đạt và thời gian biểu đạt. Sự chênh lệch, với độ vênh của hai loại thời gian này trong tác phẩm của nhà văn Phan Việt không những tạo được giọng điệu trần thuật riêng mà nó còn biểu đạt được trạng thái và ý nghĩa của cuộc sống.
Cấu trúc thời gian trong tiểu thuyết của Phan Việt bao gồm cả thời gian thực và thời gian tâm lý song trùng nhau. Thời gian kể bao giờ cũng xuất phát từ một mốc thời gian cụ thể có tính chất định vị cho câu chuyện được kể trong tác phẩm. Cả hai tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu của nhà văn Phan Việt đều thể hiện rất rõ kiểu thời gian này. Trong các câu chuyện đều được tác giả bắt đầu bằng một khoảng thời gian nhất định, mốc thời gian chính xác. Thời gian đó trước hết là thời gian thực của nhân vật. Để tăng độ chân thực, sự tin cậy tuyệt đối cho câu chuyện, Phan Việt đã sử dụng lối ghi chép thời gian theo kiểu biên niên, chính xác và tỉ mỉ tới từng phút, giờ, ngày, tháng, năm…
Trong tiểu thuyết của Phan Việt cách khắc họa thời gian này khá dày đặc, và càng lùi về sau thì tác giả lại càng ghi chép tỉ mỉ, chính xác, nhưng vừa gợi được hiện thực lại vừa gợi được cảm giác mơ hồ về độ nhòe ở các đường viền sự kiện. Ở Phù phiếm truyện hay Nước Mỹ, nước Mỹ yếu tố thời gian chưa xuất hiện với những con số cụ thể, xác định, trước đó nhà văn thường dùng khoảng thời gian vừa có tính tương đối, vừa có tính chất ước
99
lượng, thì đến Tiếng người và Một mình ở châu Âu ý đồ nghệ thuật của nhà văn Phan Việt được biểu hiện rõ qua tần số xuất hiện dày đặc của những số liệu thời gian cụ thể. Chẳng hạn như trong Tiếng người:
Khoảng năm phút sau, anh đã đến công ty trên phố Tôn Đức Thắng. Năm tiếng sau, Duy đã ở Đà Nẵng [3;tr18];
Sáng sớm ngày 26, anh và M rời nhà đi Chitendon [3;tr29];
Đúng ba giờ chiều, Duy kéo vali xuống cầu thang để lên xe buýt ra sân bay [3;tr109].
Trong Một mình ở châu Âu, thời gian được khắc họa một cách tỉ mỉ,
chính xác, gắn với những không gian cụ thể, hành động và sự kiện:
Rostock, Đức, ngày…tháng Tám, năm 2008. Bây giờ là 4 giờ sáng
[1;tr9];
Sáng nay, tôi mở mắt lúc 3 giờ sáng và đến 5 giờ đã ra khỏi nhà, xuống tàu điện tới bảo tàng Vatican [1;tr35];
Đêm qua tôi đi ngủ trong tình trạng hâm hấp sốt, và tỉnh dậy vào đúng 4 giờ sáng [1;tr183].
Thời gian trong cả hai tác phẩm được khắc họa rất chi tiết. Thời gian liên tục được ghi lại một cách cẩn thận, như một người thư kí trung thành ghi lại tất cả diễn biễn các sự kiện hành động. Tuy nhiên, thời gian trong Tiếng người có xu hướng rút ngắn thời gian sự kiện và kéo dài thời gian tâm lý của
nhân vật, nhân vật Duy nhiều lần đã tự phải đối diện với chính bản thân, suy ngẫm và cân nhắc để tìm ra câu trả lời, hướng đi cho mình. Ngược lại, trong
Một mình ở châu Âu thời gian trong truyện kể về chuyến đi của nhân vật “tôi”
trôi đi một cách nặng nề, chậm chạp, thời gian như bị ngưng đọng, dừng lại và được tính bằng giờ, bằng phút nhiều hơn: Tám giờ, tám giờ không ba phút,
tám giờ không chin phút, tám giờ mười một phút, tám giờ mười hai phút, tám giờ lăm mươi bảy phút, ba giờ hai tư phút… Trong khi đó, thời gian cuộc đời
100
cuộc hôn nhân với Sơn kể từ khi bắt đầu cho đến thời điểm nhân vật “tôi” ra đi tất cả được thuật lại chỉ vẻn vẹn vài trang văn bản. Điểm này, cũng bắt gặp trong Tiếng người, cả tuổi thơ của Duy, cả quãng thời gian bốn năm vợ chồng Duy ở Mỹ, cũng chỉ gói gọn trong vài dòng văn bản vắn tắt. Trong khi thời gian sáu ngày công tác của Duy gần như chiếm toàn bộ thời gian văn bản.
Ngoài ra, trong cả hai tác phẩm trên, Phan Việt còn sử dụng hàng loạt các điểm thời gian, các khoảng thời gian hiện thực như: Sáng, trưa, chiều, tối. nửa buổi sáng, giữa trưa, đêm, nửa đêm, ngày…Trong đó, thời gian đêm được sử dụng tương đối nhiều, nó gắn với tâm trạng cô đơn của nhân vật và trạng thái vô thức của con người. Đêm chính là khoảng không – thời gian thích hợp nhất cho con người tự soi chiếu lại mình. Có thế thấy, cách khắc họa thời gian thực trong cả hai tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu của nhà văn Phan Việt mang đặc trưng của lối viết hiện đại. Với bút pháp này, Phan Việt đã xây dựng được bức tranh hiện thực đa diện, đa tầng. Ở đó, con người sống trong cả vô thức lẫn tiềm thức, thậm chí cả kí ức ngoái lại của nhân vật cũng được nhà văn bộc lộ thông qua việc đảo lộn một số mốc thời gian. Các trạng thái thời gian, khi dồn dập, khi co giãn vô định, khó nắm bắt. Thời gian rõ ràng được đặt bằng mốc cụ thể nhưng lại không hướng đến cái cụ thể, hữu hạn, ba tháng Duy ra đi quay về và câu chuyện vẫn tiếp diễn tác giả để người đọc tự đoán đinh, Còn nhân vật “tôi” sau một tháng phiêu lưu cũng đi đếm quyết định chia tay với chồng, nhưng tác giả lại chọn thời gian kết thúc câu chuyện kiểu không hoàn kết, người đọc vẫn thắc mắc rằng liệu khi trở về nhân vật “tôi” có chia tay hay không, cô sẽ đối diện với chồng mình ra sao…Thời gian câu chuyện được tác giả lưa chọn để kết thúc câu chuyện rất mở, tác giả để người đọc thỏa sức chọn một cái kết theo kiểu đoán định của mỗi người cho nhân vật của mình, theo cách nghĩ của mỗi độc giả. Đây là một nét mới trong cách viết hiện đại của các tiểu thuyết gia đương đại mà Phan Việt là một trong những nhà văn giàu triển vọng trong địa hạt của tiểu thuyết.
101