Cô đơn một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 74)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.1Cô đơn một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ

Cô đơn còn là cách con người thể hiện sự mất niềm tin, bị đổ vỡ niềm tin. Mỗi cá nhân trong cuộc sống là nạn nhân của cuộc đời. Sự đổ vỡ niềm tin, mất mát nhanh chóng làm con người dễ dàng mất niềm tin và sụp đổ lý tưởng. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được, bởi trong xã hội mà thời đại của sự hoài nghi sản sinh ra những con người cô đơn và chết mòn trong sự ngờ vực. Duy hồ nghi về tình yêu của M dành cho anh, hồ nghi về tình thứ “ngoại tình” ảo với người con gái áo đỏ, với những người con gái ngoài M, về hôn nhân giữa Duy và M trong Tiếng người.

Việt trong Một mình ở châu Âu đã hoang mang, mất niềm tin và mệt mỏi khi xây dựng hạnh phúc hôn nhân với Sơn. Hôn nhân giữa Sơn và Việt giống như “một cuộc rượt đuổi”, nền móng của họ xây trên một ngọn núi lửa

69

chỉ trực phun trào. Càng sống họ càng hoài nghi và cô đơn. Để rồi tất cả đều ra đi. Bởi với họ, không còn ai, không còn cái gì đáng để tôn vinh, để ngưỡng mộ. Ngay cả đến chúa trời, đức tin tối cao của thể giới con người họ cũng bác bỏ. không chịu quy phục, thậm chí là khước từ và kết tội đấng tối thượng ấy. Mặc dù chính Chúa Jesu cũng đã gánh chịu nỗi cô đơn thống thiết vì sự vô tâm và lòng dạ hiểm ác của con người. Xuyên suốt cuộc khổ nạn của Ngài là một nỗi cô đơn kinh hoàng. Nỗi cô đơn ấy đã dâng cao trong nhiều giờ phút cuối đời Ngài khi bị treo lơ lửng giữa trời và đất, làm trò cười cho những người xung quanh. Ngài đã đi đến tận cùng sự cô đơn của con người.

Trong cả hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu nhà văn Phan Việt đã có hàng loạt những đoạn đối thoại của các nhân vật thể hiện sự mất niềm tin vào đấng cứu thế nhân loại, khi họ bị phủ định, bị bỏ quên trên cõi đời đầy rẫy đổ nát mà con người hàng ngày vẫn phải hứng chịu mà không hề thấy có một bàn tay nào an ủi của đấng Chúa trời trong đó có đoạn:

“Anh bảo có chúa không? M bất thần hỏi”

“Không” [3;tr tr27]

Khẳng định một cách chắc chắn rằng: “không” - không có Chúa trời nào đó là biểu hiện của sự mất niềm tìn vào đấng tối cao trong cả con người Duy và M. Chẳng có Chúa trời nào can thiệp vào cuộc sống hiện thời của họ. Nếu trước đây, con người luôn tìm cho mình một điểm tựa tinh thần là đấng sáng thế, thì nay họ chẳng hề tin có Chúa, thậm chí có phần báng bổ và cho rằng: Chúa không hề tồn tại trong cuộc sống của con người:“Nếu thực sự có

Chúa, và Chúa Jesus chết trên thánh giá để rửa tội cho con người, thì chị hết tội rồi, tại sao chị lại phải theo Đạo, mà không chị lại phải xuống địa ngục. Đã bảo chết để đền tội thay rồi mà vẫn còn bắt vào đạo mới được chuộc tội thật; cái lối ấy là lối phiên dịch và cưỡng ép của nhà thờ, chị chẳng tin Chúa tử tế nào lại ép người ta như thế” [3;tr40]. Điều này như một lời cảnh báo

70

tồn tại cả, cũng không còn động lực nào để hướng tới, không còn gì để bám víu, để neo đậu hay nương tựa nữa. Cuối cùng chỉ còn một cách để nhận biết mình, để thấy mình còn tồn tại là: cô đơn.

Giống như các nhân vật của mình, thông qua nhân vật “tôi” trong Một

mình ở châu Âu nhà văn Phan Việt ngấm ngầm khẳng định việc trải đời của

cô không hề có sự tồn tại nào của Chúa hay Thượng đế, chính nhân vật “tôi” đã nói: “Từ lâu tôi đã nghĩ, ngoại trừ chuyện một người xuất thân trong gia đình nào và xã hội nào, sự lựa chọn tôn giáo của người đó còn phụ thuộc vào tạng người. Tạng của tôi không sao tin được những điều cơ bản mà người theo đạo Thiên Chúa nào cũng tin” [3;tr39]. Trong cả hai tiểu thuyết đã xuất

hiện không ít những con người cô đơn bởi sự hồ nghi mà căn nguyên chính là sự mất niềm tin như thế. Bắt đầu là Duy và tiếp nối là M. M nhanh chóng nhận ra rằng, sự mất lòng tin là vũ khi tự vệ của cô, sự cô đơn cách biệt với mọi người là vũ khí để cô chống trọi lại với cuộc đời M nói với Duy:“Em có

cảm giác trong đầu em có sẵn một cái công tắc. Khi nào có người nổi nóng quanh em, em bật công tắc lên. Thế là em chẳng phải nghe thấy gì cả. Chẳng ảnh hưởng gì cả. Haha, em phải tự bảo vệ em trước thôi” [3;tr127]. M đã

sống với nguyên tắc bất di bất dịch để tồn tại đó là “khi không thể nói lời tử tế, hãy giữ sự im lặng cao quý”[3; tr127]. Đối với Duy và M cuộc sống của

họ luôn ẩn chứa những thất vọng, hiện tại là trả giá, còn tương lại lại chẳng thể nhìn rõ như lớp sương mù mà không biết bao giờ nó mới tan hết. Con người dần trở nên khô cứng, chẳng khác những cái máy vô tri vô giác, sống mà mọi tình cảm đều chết trong tĩnh lặng. Phải chăng con người đã biến thành kẻ cô đơn khi họ rơi vào tình trạng sụp đổ niềm tin, Duy đã tin rằng M là duy nhất với anh thì bỗng chốc tan biến bởi người con gái áo đỏ, anh biết đích xác rằng anh có thể thích một người khác, không phải dài lâu nhưng một lúc nào đó, xảy ra với một ai đó, là gần như chắc chắn xảy ra. Duy nói:“nếu chuyện

71

cả những điều này là gì? Cái cam kết bằng hôn thú? Cái cam kết thủy chung? Cái cam kết yêu thương nhau? Và sự phản bội là phản bội cái gì?”[3;tr255].

Hay như Việt nghĩ rằng sẽ có một gia đình toàn vẹn với Sơn nhưng cuối cùng đành phải buông tay vì quá mệt mỏi khi tạo dựng hôn nhân trên thềm một đống lửa cô nói: “Tôi yêu Sơn nhưng sống với anh khó quá. Nó không khác gì

xây nhà dưới một ngọn núi âm ỉ cháy; tôi không bao giờ biết trước lúc nào thì núi lửa phun trào; chỉ biết mỗi lần phun trào thì tất cả mọi thứ quanh chân núi đều bị hủy diệt”[1;tr15]. Từ niềm tin vào những mô thức có sẵn trước nay,

thì đối với họ tất cả đều lung lay, không có giá trị nào là vĩnh hằng, không có gì là chuẩn mực. Bởi thế, họ nảy sinh những ám ảnh, những ảo tưởng và hoang mang. Họ đã cười nhạo, đả kích hoặc dửng dưng với đời, tách khỏi cách hành xử chính thống để “chơi ngông” với thiên hạ. Duy ra đi bỏ mặc lại M với những cảm giác trống vắng đến khó hiểu. Việt ra đi không cần sự cho phép của Sơn hay bất cứ ai, M thích làm gì thì sẽ làm khi có cảm hứng mà không cần quan tâm đến bất cứ ai cảm thấy điều cô làm có phù hợp, có tốt hay không. Tất cả họ đều xem cuộc sống như là một cuộc chơi ú tim, đuổi bắt, thậm chí là cái chết cũng không còn đáng sợ. Và như một quy luật tất yếu, sự cô đơn, sự nổi loạn càng mạnh mẽ và gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 74)