5. Cấu trúc luận văn
3.2.2 Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Văn bản nghệ thuật là một cấu trúc phức tạp. Xét trên bình diện này thì mối liên hệ tồn tại xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là tương quan giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất, hài hòa cao độ. Nói như cách nói của Heghen thì nội dung chẳng phải là cái gì khác mà là hình thức chuyển hóa ra, ngược lại hình thức chẳng phải là cái gì khác mà chính là hình thức chuyển hóa của nội dung. Như thế, một cấu trúc văn bản hoàn chỉnh bao giờ cũng có tính thống nhất cao giữa nội dung và hình thức của tác phẩm, cả hai yếu tố đều có vai trò quan trọng như nhau trong tác phẩm. Ý thức được điều này, khi xử lý văn bản nghệ thuật, Phan Việt đã xây dựng cấu trúc văn bản một cách hài hòa thống nhất.
Việc tìm hiểu tác phẩm trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật giúp ta tìm ra mối quan hệ và sự biến đổi của các yếu tố nội dung và hình thức của một tác phẩm, nghiên cứu những đặc trưng thẩm mĩ trong tác phẩm. nhưng trước hết phải khảo sát cách tổ chức các chương đoạn cấu thành một chình thể nghệ thuật hàm chứa những ý tưởng của tác giả.
Xét về cấu trúc trong tiểu thuyết Tiếng người, tác phẩm gồm không
được chia thành chương đoạn, nhưng được đánh số thứ tự từ 0 cho đến 46, tương ứng với các chương trong một tác phẩm. Tuy nhiên, cấu trúc văn bản có một đặc biệt đó là sự ngắn dài trong tổ chức của từng phần. Có những phần rất dài chiếm dung lương một phần ba tác phẩm như phần 2, 3 15, nhưng có những phần lại chỉ vẻn vẹn có vài câu như phần 14, 41, 44. Cấu trúc văn bản được nhà văn xây dựng kiểu lộn xộn, dài ngắn, phức tạp đan xen. Có những phần đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật rất chi tiết như phần 9, 10 15, nhưng có những phần đơn thuần là miêu tả ngoại cảnh thiên nhiên, có những đoạn là thực, có những đoạn lại hoàn toàn là sự hư cấu tưởng tưởng của tác giả. Đọc
96
tác phẩm vừa như mở, như dấu. Mục đích của nhà văn có lẽ muốn dẫn dắt người đọc vào tác phẩm bằng một hình thức mới lạ.
Ở cuốn thứ hai, tiểu thuyết Một mình ở châu Âu, cấu trúc văn bản
không được chia thành chương đoạn, hay các phần được đánh số thứ tự như tiểu thuyết Tiếng người mà tác giả để chúng liền mạch từ đầu đến cuối tác
phẩm, sự phân tách từng phần trong tác phẩm được nhà văn khéo léo chọn lựa cấu trúc văn bản bằng thời gian trong hình thức viết thư hoặc nhật ký, chẳng hạn như mở đầu tác giả viết “Rostock, Đức, ngày…tháng Tám năm 2008”… [2,tr9], Rome, ngày… [2;tr17], Rostock, ngày… [2tr15], Biển Baltic, ngày…; [2;tr51], Berlin, ngày… [2;tr61], Paris, ngày thứ nhất… [2;tr69], Paris, ngày… [2;tr77], Paris, ngày… [2;tr93], Paris, ngày.. [2;tr107], Paris,ngày…
[2;tr117], Paris, ngày.. [2;tr123], Paris, ngày… [2;tr131], Paris, ngày chủ nhật… [2;tr143], Paris, ngày… [2;tr155], Paris, ngày…[2;tr167], Paris, ngày… [2;tr179], Paris, ngày cuối cùng… [2;tr197], Venice, ngày… [2;tr215], Florence, ngày… [2;tr273]. Đây là một lựa chọn có dụng ý của nhà văn trong
việc kết cấu tác phẩm, khiến người đọc có cảm giác như đang mở nhật ký của người khác để đọc, và chuyện đó bao giờ cũng hấp dẫn hơn, gợi được sự kích thích cùng trí tò mò đối với người đọc hơn. Cách tiếp cận của nhà văn với những vấn đề cá nhân của con người nhờ đó cũng tỉ mỉ hơn, nó cho phép nhà văn viết ra tất thảy những suy nghĩ thầm kín, sâu xa nhất, nhà văn đọc bộc bạch trong vai trò của một người đang viết nhật kí, ghi chép lại cảm xúc và những diễn biến của của sống hàng ngày. Đó là một cách lựa chọn thông minh để tác giả phản ánh sự cô đơn của con người trong thế giới hiện đại khi mà các phương tiện công cộng, mạng chia sẻ cộng đồng, tất cả những thứ tinh vi nhất của con người đều không còn được quyền riêng tư, thì chọn cách viết nhật ký vẫn là một cách để người ta có thể cô đơn để sống đời sống cá nhân của mình.
97
Hai cuốn tiểu thuyết với hai hình thức cấu trúc văn bản khác nhau, ở tiểu thuyết Tiếng người đó là sự biến thể của kiểu tiểu thuyết chương đoạn, cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Còn trong tiểu thuyết Một mình ở châu Âu, lại được cấu trúc theo hình thức nhật ký, tâm sự cá nhân theo diễn biến ngày tháng sự kiện. Mặc dù, có sự khác nhau căn bản trong kết cấu tác phẩm, nhưng trong cả hai tác phẩm, có một điểm chung đặc biệt, đó là đều xây dựng kết cấu tác phẩm theo dòng ý thức của nhân vật. Trong đó, các sự kiện, những ý nghĩ, cảm xúc cứ tuôn trào theo người kể chuyện trong Tiếng người, và của nhân vật “tôi” trong Một mình ở châu Âu. Tất cả cho thấy, Phan Việt đã thực sự nỗ lực trong sáng tạo bằng những cách thức mới mẻ về hình thức kết cấu văn bản, kiểu gây ấn tượng mạnh cho độc giả mà qua phân tích trên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được.