Thủ pháp tẩy trắng nhân vật

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 94)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3Thủ pháp tẩy trắng nhân vật

Thể hiện con người cô đơn, nhà văn Phan Việt đã tiếp thu và vận dụng khá nhuần nhuyễn thủ pháp tẩy trắng nhân vật của tiểu thuyết kiểu mới. Nổi lên trên nền tác phẩm là những sự kiện, hành động và suy tư của các nhân vật: Duy với nỗi trăn trở trong hôn nhân với M, Việt với sự quyết tâm chia tay với Sơn chồng cô, Julia cô gái nhỏ rời Paris trong tư thế ấm ức, đặc biệt là M - nổi lên lạc lõng giữa cuộc đời cô đơn, thiếu ý nghĩa và tẻ nhạt.

Các nhân vật đều có những bi kịch, Duy , M, Việt…dường như bị tẩy trắng và xòa nhòa dần. Nhưng hơn nhất đó là M. Nhà văn Phan Việt đã thu hút người đọc qua từng trang sách với hi vọng nắm bắt được chút ít về “người dấu mặt” đang được truy tìm trên lãnh thổ nước Mỹ. Nhưng càng đọc càng thất vọng, M càng ngày càng nhạt nhòa, dù tác giả đã không ít lần có ý gắn một “lý lịch” chi tiết cho nhân vật, nhưng cuối cùng M chẳng là gì ngoài ý niệm, M gần như không hề tồn tại thực, M cô đơn và vô nghĩa tới mức không

89

còn được là chính mình. Xây dựng M dưới dạng tẩy trắng được xem là chủ đích có dụng ý của nhà văn.

Tên nhân vật đã không được gọi một cách chính xác và đầy đủ, chỉ được ký hiệu là M, đó không phải là tên gọi mà đơn thuần nó như chỉ là một chữ cái. Duy cũng chưa từng gọi M bằng những mỹ từ yêu thương như vợ, như em yêu…cũng như cô chưa bao giờ gọi Duy như thế. Về gia đình, người thân và bè bạn: M không gia đình lẫn người thân ở Mỹ, du học một mình trên đất Mỹ, chạy chốn thực tại về một gia đình không trọn vẹn. Lấy chồng không cần sự đồng ý của bố mẹ, không hội họp, không đồng hương….Tính cách của M thì có phần khó hiểu, M ít nói, ăn rất chậm, chỉ làm việc gì khi có hứng, M hầu như chỉ sống trong thế giới riêng của mình, ngay cả những câu nói hoàn chỉnh thể hiện sự yêu thương với chồng cô cũng không có. Không khó tính, không ý kiến, không bình luận, không than vãn trách móc khi cha mẹ chia tay; không ghen tuông đố kị, cũng không tỏ thái độ gì về mọi thứ diễn ra xung quanh kể cả khi chứng kiến cảnh nổi nóng vô cớ của Duy - chồng M, không chia sẻ, không tâm sự. Không ai hiểu gì về M, kể cả Duy, ngoài những biểu hiện đó của M. Cho đến ngoại hình và những ham muốn tình dục, M hoàn toàn không có. Hình thức bên ngoài của M chỉ được phác họa môt cách khá đơn giản, và không được “đẹp” M có một “khuôn mặt với là da sáng, vầng trán rộng và đôi mắ rất nhiều lòng trắng, gần như luôn phảng phất màu xanh” [3;10], M “quá sạch, quá nhẹ” [3;15] và ít khi M làm tình, và chưa bao giờ là người chủ động bởi sự kín đáo, e dè quá mức mà cũng có thể là bởi lạnh lùng đến mức không còn những ham muốn. Mối quan hệ với những người xung quanh M gần như là không có, M cũng như Duy, hầu như không có ai biết đến sự tồn tại của họ, hoặc biết thì cũng coi như không có mặt. Những người bạn trong kí túc xá, những người hàng xóm ở khu chung cư hiếm khi đã có những tiếng chào. Khi cưới nhau họ không cần mời ai tham dự, không đồng nghiệp, không họ hàng thân thích chỉ hai người Duy với M.

90

Sự ra đi của Duy trong ba tháng ở Mỹ, cũng không khiến M suy sụp. Người duy nhất có chút liên hệ với M đó là N người bạn thời thơ ấu với N. Nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ yếu ớt, xa xôi và vô nghĩa, dường như nó chỉ là cái cớ để Duy tìm hiểu sâu hơn về M, về người vợ mà với anh đó là cả thế giới. Như vậy, về tất cả những phương diện để thể hiện sự hiện hữu của một cá nhân M đều không có. M dường như vô danh, bị xóa nhòa làm mờ đi tất cả nhân thân. Thủ pháp tẩy trắng nhân vật đã hư vô hóa con người, không quá khứ, không tương lai thậm chí hiện tại cũng không nguyên vẹn, rõ hình. M tồn tại hay không rõ ràng không gây ảnh hưởng đến ai, bởi thế, M vẫn ở đó, nhưng đã nhạt nhòa đến mức Duy không còn nhận ra được M - không cảm nhận được tình yêu của M dành cho mình, và cũng không còn nhận ra chính mình. Không ai nhận ra ai. Hành động cuối cùng Duy quyết định ra đi, tìm lại mình trong ba tháng ở Mỹ, với sự ủng hộ của M như một sự ngấm ngầm giải thoát nhau là để thay đổi cuộc đời nhàm chán, tẻ nhạt cho cả hai. Duy và M, trong đó M tiêu biểu cho những đau xót nhất cho thân phận con người thời hiện đại đang bị bào mòn và đánh mất tất cả…bào mòn tới mức không còn gì nữa. Tất cả những điều có thể nói về nhân vật đã bị tẩy trắng này chỉ có một chữ “không” trống rỗng. đó chính là sự phi lý của tồn tại. Con người sống cô đơn, lạc lõng, không có ý nghĩa, không thể hiện được giá trị, không là gì cả của mình thì ngay cả sự tồn tại đó đã là phi lý.

Thủ pháp tẩy trắng nhân vật, được xem là một đặc điểm dễ thấy của các nhà văn sống lâu năm ở nước ngoài: tên riêng mà họ đặt cho các nhân vật của mình hoặc mang màu sắc địa phương nơi họ sống, hoặc mang tính thế giới cao độ. Phan Việt, nhà văn sống tại Mỹ, rút gọn tên nhân vật chính của mình chỉ bằng một chữ cái “M”, cũng giống như K của Kafka, T trong T mất tích

của Thuận. Điều này cho thấy nó mang tính chất phổ quát hơn nhiều so với Minh, Mai, Mary…Nó vừa có thể là Me (tôi) chính là tác giả, mà “M” có thể là bất cứ ai, hoặc bất kỳ cái tên nào khác, đại diện cho thế giới con người,

91

chọn cách này nhân vật trong tác phẩm của Phan Việt vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính phổ quát.

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 94)