Giọng điệu

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 113)

5. Cấu trúc luận văn

3.4 Giọng điệu

Có nhà văn được biết đến với sự hài hước, vui tươi, hóm hỉnh, lại có người được nhắc đến với sự trào lộng, chua chát; có những người thì trữ tình, nhẹ nhàng mà lại chứa đựng nhiều triết lý sâu xa, rồi có những người nhắc đến họ là thấy một sự cười cợt, giễu nhại…tất cả những nét riêng đó của các nhà văn được định hình từ chính giọng điệu của mỗi người trong sáng tác văn chương. Không ai giống ai, mỗi người mang trong mình một giọng điệu riêng, một phong cách, một khuynh hướng đặc trưng riêng. Giọng điệu là một khái niệm khá trừu tượng, nó là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức

108

xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cảm thụ xa gần (...) có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [21;tr134]. Vì thế,giọng điệu được xem là một thành tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng riêng không chỉ cho nhà văn mà còn cho cả tác phẩm. Khảo sát giọng điệu trong hai tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu của nhà văn Phan Việt ý đồ của chúng tôi là muốn tìm ra phong cách

của nhà văn nhiều triển vọng này.

Tiếng người và Một mình ở châu Âu đều là những câu chuyện nằm

trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình về thân phận và cuộc sống xa xứ của những con người, sống ở một không gian mới, lạ lẫm. Giọng điệu bề ngoài tác phẩm tưởng như mang âm hưởng của sự lạnh lùng, trung tính, khách quan. Người kể chuyện là người dẫn dắt người đọc, họ đứng một cách trung lập, cố ý không để lộ một chút cảm xúc nào trong lời kể và lời thoại. Lời người kể chuyện thường ngắn gọn, súc tích, đôi khi thẳng băng trần trụi như chính cuộc đời của môt nhà văn xa xứ đã chạm đến tận cùng của nỗi cay đắng trong hôn nhân. Giọng văn lạnh lùng, có phần đanh và cứng, cùng sự gai góc đã khiến cho các nhân vật trong tác phẩm không thể ủy mị, khóc lóc, than vãn kêu la hay thương xót cho thân phận mình. Các nhân vật luôn giữ cho mình một cái đầu tỉnh và lạnh để nhìn thẳng vào sự thật, không hề né tránh. Chẳng hạn khi hồi tưởng về cái chết của nhân vật Duy trong Tiếng người,từ trong ý nghĩ anh đã thừa nhận thẳng thắn rằng:“Ta đã làm chết một người” [3;tr43]. Còn với nhân vật “tôi” trong Một mình ở châu Âu cô cũng đã không che giấu sự thật, không né tránh thực tại mệt mỏi của mình trong hôn nhân và thừa nhận rằng:

“Tôi mệt rồi, tôi thực sự đã mệt rồi” [1;tr15], và càng về sau này cô càng bản

lĩnh đối đầu với hiện thực và quyết định của mình về việc ly hôn với Sơn. Nhân vật “tôi” nói một cách đầy quyết đoán rằng: “Tôi phải về nhà và đối

mặt với một hành trình còn khó khăn hơn: Tôi phải nói với Sơn rằng chúng tôi nên chia tay. Tôi yêu Sơn nhưng cả hai chúng tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu

109

không sống với nhau” [1;tr343]. Có lẽ, không phải cô gái nào cũng có đủ bản

lĩnh, sự mạnh mẽ, và quyết đoán như nhân vật “tôi” trong tác phẩm, và cũng là hiếm khi thấy một tác giả trẻ như Phan Việt lại xây dựng thành công mẫu nhân vật mang đầy đủ tố chất của một phụ nữ thời hiện đai, xinh đẹp, tài năng, quyết đoán và dám đương đầu với sự thật.

Có thế thấy, từ Duy trong Tiếng người cho đến nhân vật “tôi” trong

Một mình ở châu Âu đều không hề có lấy một tiếng thút thít. Họ dường như

đẩy nước mắt trôi ngược vào trong như cái cách Duy nén tiếng kêu rên vì nước lạnh lại chỉ còn là tiếng ư ư khe khẽ: “Duy ngâm ư ư khe khẽ trong lúc

tắm. Những tiếng ư ư đôi lúc cuộn đầy lên, căng tức trong họng. Nó chực thoát ra thành một tiếng tru. Nhưng anh nén nó lại, đẩy nó đi ngược vào trong người. Những tiếng ư ư biến thành một luồng khí nóng, từ từ tỏa ra xoa bóp toàn bộ cơ thể và ngấm vào xác thịt”[3;tr17]. Sống một cuộc sống nơi đất

khách quê người nhưng tác giả không chọn giọng điệu bi ai, thương xót. Nhà văn tôi luyện cho nhân vật của mình trở nên kiên cường, can đảm, dám nghĩ, dám làm, sống đầy nghị lực ngay cả khi cái chết, sự đổ vỡ, chia ly kề bên cạnh. Người kể chuyện với giọng văn tự tin, linh hoạt và điềm tĩnh để lý giải và giải quyết các tình huống, sự kiện, lớn hơn là các vấn đề đặt ra với số phận con người, về cuộc sống. M trong Tiếng người tuy không có giọng điệu riêng, nhưng sự im lặng trong cô đã chính là một giọng điệu, sự gan lì, cứng cỏi và bình thản chấp nhận cuộc li hôn của cha mẹ cô, điềm nhiên coi tất cả sự cãi vã bên ngoài nhẹ như tơ, không gì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của cô. Cả M ,cà nhân vật “tôi” đều là những người phụ nữ giàu nghị lực, đặc biệt là nhân vật “tôi”, một con người vừa mang chút lãng mạn lại vừa có cái đầu thực tế, khẩu khí sắc lạnh trong ý nghĩ chia tay với chồng. Trái với sự điềm tĩnh, sắc lạnh của Duy, Hoàng trong Tiếng người lại sôi nổi, thẳng thắn và lạnh lùng đến mức vô cảm với mọi thứ xung quanh, ngay cả người với vợ đầu gối tay ấp của mình. Tất cả toát lên một giọng điệu tưởng chừng như không có một

110

chút rung cảm nào trong suy tưởng. Nhưng bên cạnh cái giọng điêu khách quan, lạnh lùng của người kể chuyện, chúng tôi còn nhận thấy âm vang đằng sau nó là giọng điệu hài hước - có tính chất châm biếm, mỉa mai, đôi khi có phần lấn át cả giọng điệu khách quan, lạnh lùng. Giọng kể của nhà văn có phần khô và lạnh, giểu cợt nhưng thương xót, thoáng buồn nhưng đồng cảm lớn phía sau với những người phụ nữ khắp nơi trong Một mình ở châu Âu đó là sự đồng cảm từ xa, khi chỉ quan sát một cặp vợ chồng người châu Á, nhân vật “tôi” đã nhìn thấy cả một “bể khổ” trên khuôn mặt người đàn bà: “Hai

mắt chị là hai cái hố khổ và khuôn mặt chị là một bản khắc sống của những năm tháng không vui; một khuôn mawjtm chỉ chực gục xuống khóc nếu quanh đây không có người. Chị có vẻ rất muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này nhưng không biết cách, có khi không biết lực chọn đó có tồn tại với chị. Giữa hai người ngồi đó là một khoảng trống chết choc. Thật là một cảnh đau lòng giữa Rome – thành phố mà người ta hôn nhau ở khắp các góc phố và cúi xuống buộc giày cho nhau. Tôi vừa ăn vừa liếc nhìn chị và tự hỏi, không biết chị đang nghĩ gì. Khó lắm, tôi biết chứ”[1;tr33]. Những trang miêu tả về cuộc đời

Kate, về những người phụ nữ châu Á bé nhỏ tìm đến với Paris rộng lớn, nhưng vẫn không tìm được cho mình một chốn dừng chân. Hiện thực xã hội châu Âu, xã hội Mỹ trong Tiếng người, xã hội Rome, Pháp, Đức, Ý, Venice, Florence trong Một mình ở châu Âu hiện lên đầy tính hài hước và phê phán. Chẳng hạn như dưới con mắt của một bà già da trắng, một góc xã hội Pháp hiện lên tương đối khách quan: “Bà già nghe chữ “chính phủ” thì nhún vai với vẻ “ối giời”, chính phủ này thì làm được cái gì chứ (…) bà ấy rõ ràng thất vọng về chính phủ lắm; bà nhắc đến tên tổng thống Pháp Sarkozy rất nhiều lần với vẻ rất bất bình và ngán ngẩm. Rồi bà túm hẳn lấy tay tôi mà kể lể; hình như bà đang kể lại toàn bộ những bất công mà đời bà từng chịu với chính phủ và “cái xã hội Pháp”, từ lúc còn là thanh niên”[1;tr187]. Giọng

111

chua chát, nhưng cái hay của tác phẩm ở chỗ, nó có sự hài hòa: cái hài hước được đan cài trong cách kể chuyện, làm tác phẩm phần nào làm giảm bớt độ căng của giọng điệu lạnh lùng, vô âm sắc trong tác phẩm. Và tất cả các câu chuyện, từ chuyện xã hội, đến câu chuyện gia đình, chuyện ly hôn…không đầm đìa nước mắt, không bi thương, ảo não. Mà nó khiến con người hồ nghi về cuộc sống. Buộc con người cần suy xét, và chọn cho mình hướng đi cho đúng, sự hoài nghi này là sự hoài nghi mang tính triết học chứ không phải sự hoài nghi dẫn đến sự bi quan, chán trường. Sự hài hước đan cài trong sự lạnh lùng, phối với nhau như một bản giao hưởng trong tác phẩm đã khiến cho giọng điệu ở cả hai tác phẩm trở nên đa thanh, phức điệu hơn.

Tiểu kết:

Khái quát lại, chương 3 là chương chúng tôi đã đi vào tìm hiểu nghệ thuật khắc họa hình tượng con người cô đơn trong văn chương Phan Việt, cụ thể ở hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu. Trong đó, chúng tôi tập trung tìm hiểu ở các mặt như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện và cấu trúc văn bản, tổ chức không - thời gian, và giọng điệu. Qua phân tích chúng tôi nhận thấy:

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà văn Phan Việt lựa chọn cho mình những thủ pháp tiêu biểu như miêu tả ngoại hình chân dung nhân vật để biểu đạt tính cách, bên cạnh đó, nhà văn còn đi sâu phân tích mổ sẻ sự vận động phức tạp trong nội tâm của mỗi nhân vật, đồng thời sử dụng thủ pháp tẩy trắng nhân vật sự một kỹ thuật hữa dụng trong việc thể hiện nỗi cô đơn của con người đương đại.

Về xây dựng cốt truyện và cấu trúc văn bản, Phan Việt cũng như những nhà tiểu thuyết đương đại, với tất cả sự nỗ lực, cố gắng làm mới cốt truyện theo hướng kể chuyện một cách nhẹ nhàng giàu cảm xúc, phá vỡ trận tự tuyến tính và đảo lộn về thời gian trong tác phẩm. Điểm khác biệt trong việc xây dựng cốt truyện của Phan Việt đó là nhà văn xây dựng kiểu cốt truyện như

112

không có “cốt truyện”, không đa tuyến cốt truyện, kết cấu đơn truyến, mạch truyện diễn biến theo những hồi ức và suy nghĩ của nhân vật và người kể chuyện. Bởi thế, rõ ràng nhà văn kể câu chuyện về sự đổ vỡ, sự rạn nứt, sự đau khổ, và những bị kịch tinh thần nhưng người đọc không thấy sự lâm li, giãy dụa trọng đó. Mà càng đọc, càng thấm những triết lý, những khái quát mang tính tuyên ngôn của tác giả.

Về tổ chức không gian - thời gian trong hai tiểu thuyết trên của nhà văn Phan Việt, vừa có sự đan cài các miền không gian khác nhau, lại vừa có sự đan xem của dòng ý thức - một biểu hiện cấp độ về thời gian. Không gian hư ảo, hiện tại quá khứ chồng xếp lên nhau, thời gian được hiên diện một cách song song đó chính là kỹ thuật đồng hiện về thời gian trong tiểu thuyết đương đại. Tất cả nhằm chỉ ra cái cô đơn trong không gian và cô đơn trong thời gian của con người trong hiện thực bộn bề, phức tạp, đa tầng.

Giọng điệu vẫn là một ưu thế trong sáng tác của Phan Việt, ở cô vừa có giọng văn của một người học toán, vừa có giọng văn của một người làm công tác xã hội, lại vừa có giọng văn của môt người đam mệ văn chương từ nhỏ, bởi thế ở tiểu thuyết của cô chúng tôi nhận thấy có một giọng điệu lạ, vừa mang tính triết lý, lại vừa có sự nhẹ nhàng, chân chất, gần gũi giản dị, giọng văn ấy chỉ như thủ thỉ với người đọc, kể cho họ nghe về nỗi cô đơn của con người. Tất cả tạo nên một giọng văn lạ, mà hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng chất chứa giá trị nhân văn.

113

KẾT LUẬN

1. Nhìn từ góc độ thể loại, tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung,

tiểu thuyết của các nhà văn hải ngoại nói riêng, đã có những bước phát triển dáng ghi nhận ở địa hạt này. Các nhà văn hải ngoại trong đó có Phan Việt đã cho chúng ta thấy được một diện mạo mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong xu thế hiện đại hóa nền văn học, tiểu thuyết đã từng bước khẳng định được thể loại ưu việt của mình so với các thể loai khác như thơ và văn xuôi trong việc chiếm lĩnh hiện thực và phản ánh số phận con người.

Ngay từ khi ra đời, tiểu thuyết của Phan Việt đã nhận được không ít những í kiến, nhận định đồng tính có, phản đối có. Trong sáng tạo nghệ thuật, việc tiếp cận với những vẫn đề mới và thu hút nhiều ý kiến khen chê khác nhau là điều hoàn toàn có thể hiểu. Điều đó cho thấy, Phan Việt đã rất gần với ý kiến cho rằn cô chính là một đài khí tượng có khả năng tiên báo một chiều kích mới cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Một đặc điểm chung lớn nhất có thể thấy được trong tư duy tiểu thuyết của các nhà văn hải ngoại Việt Nam đó là sự phá vỡ cấu trúc đại tự sự của tiểu thuyết truyền thống, không kể những câu chuyện lớn mà chú ý khai thác sâu ở những câu chuyện riêng, những mảnh đời riêng, những số phận của từng cá nhân trong đời sống hiện đại. Nhân vật không mang trong mình hình hài của các vai chính diện hay phản diện, nhật vật tự động vai trò chính phụ, thiện ác trong tác phẩm..thay vào đó là kiểu nhân vật toàn năng, hiện diện một cách đầy đủ, đa chiều các tính cách, tốt có xấu có, hạnh phúc, khổ đau đều hiện hữu trong cùng một nhân vật. Nhân vật không còn mang tính hình tượng tính khái quát cao trở thành tầm thước chuyên chở những ý tưởng lớn lao cao cả, triết lý thâm sâu trong tác phẩm nữa, mà đơn giản, đó chỉ là những con người thật như ngoài đời thường mà ai cũng có thể thấy. Theo dõi một loạt các sáng tác của nhà văn Phan Việt và một số cây bút hải ngoại khác như Thuận, Đoàn Minh Phượng…Từ những số phận riêng, ta bắt gặp những tâm trạng hoang mang, những rạn nứt, đổ vỡ

114

với những nhân sinh quan của kiếp người lữ thứ tha hương. Tất cả đều được thể nghiệm trong thế giới nhân vật với kiểu nhân vật đặc trưng: Nhân vật cô đơn, nhân vật lạc loài, nhân vật chạy trốn… Đặc biệt về mặt nghệ thuật, tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt đã tiệm cận với tiểu thuyết hiện đại. Bằng chứng chính là sự phân rã về mặt cốt truyện, phá vỡ cốt truyện truyền thống, phi cốt truyện. Sự lựa chọn kết cấu văn bản, hình thức tổ chức tác phẩm, hoàn toàn không theo quy ước của tiểu thuyết truyền thống với tính chương đoạn, kết cấu chặt mà có sự bứt phá và đổi mới về mặt thi pháp, tiền gần hơn với thi pháp tiểu thuyết của văn học thế giới. Ngoài ra, Phan Việt vừa có sự phủ định lại vừa có sự kế thừa và phát triển để tạo ra một cá tính sáng tạo riêng ở từng tác phẩm thống nhất trong một diện mạo chung đó là tiểu thuyết của cô mang dáng dấp của một dạng nhật ký, một dạng tự truyện, được ghi chép theo kiểu sự kiện, sự lắp ghép, sự trộn lẫn trong tiểu thuyết một số hình thức khác như những bản nhạc, những bức thư, hoặc dòng ghi chú, những con số tính toán của khoa học, những khảo sát mang tính xã hội…tất cả đều được đưa vào các sáng tác của Phan Việt. Chừng ấy đủ để Phan Việt tạo ra nét riêng biệt của mình trong quá trình tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên, trong sáng tạo, Phan Việt chưa hoàn toàn dứt bỏ được sự khô khan, lý thuyết của một người học tự nhiên, làm xã hội học nhưng lại đam mê văn chương, trong quá trình “làm mới” tiểu thuyết, Phan Việt đôi khi không tránh khỏi những hạn chế về việc

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 113)