Cốt truyện

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1 Cốt truyện

Cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật con người thông qua miêu tả ngoại hình, phân tích diễn biễn tâm lý nhân vật cùng thủ pháp tẩy trắng nhân vật thì cốt truyện và cấu trúc văn bản cũng là phạm trù nghệ thuật của thi pháp. Trong đó cốt truyện “Là một hệ thống các sự kiện, phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [10;tr137].

Cốt truyện chính là một yếu tố hình thức của tác phẩm, mà nhiệm vụ của nó là

“miêu tả một cách nghệ thuật sự vận động của các tính cách qua những xung đột…để nêu bật chủ đề - tư tưởng tác phẩm” [10;tr 136].

Cốt truyện trong Tiếng người là một cốt truyện sự kiện, nó không phải là một cốt truyện giàu kịch tính, không được tạo nên bởi những xung đột xã hội mạnh thu hút độc giả với một cốt truyện mạch lạc, hấp dẫn, mà ở đây, cốt truyện trong Tiếng người tập trung xoay quanh những diễn biến các sự kiện xảy ra với cặp vợ chồng trí thức Duy và M. Các sự kiện không theo trật tự tuyến tính, mà nó chỉ là những rubic được lắp ghép lại với nhau men theo dòng hồi ức của nhân vật Duy và lời người kể chuyện trong tác phẩm. Do đó, người đọc khó nắm bắt và theo dõi cốt truyện chính trong tác phẩm, thậm chí có khi còn phải ngoái lại để đọc và sâu chuỗi các sự kiện lại với nhau.

Cốt truyện của Tiếng người bắt đầu bằng sự kiện về vụ tai nạn trong

đêm mùa hè của Duy, đây cũng là lý do đưa đẩy Duy sinh tồn trên đất nước Mỹ, nối tiếp đó là sự kiện gặp gỡ tình cờ cùng cuộc hôn nhân hai năm trên đất Mỹ của Duy và M, rồi họ quay trở về Việt Nam, Duy làm cho một công ty xây dựng ở đó diễn ra cuộc gặp gỡ của Duy với một người con gái khác, cuối

92

cùng, sự ra đi suốt 3 tháng ở Mỹ không có nguyên nhân của Duy đã kết thúc tác phẩm. Đó là hàng loạt sự kiện diễn ra trong cuộc đời Duy. Nhà văn Phan Việt đã xây dựng một dạng cốt truyện mà dường như không có “cốt truyện” đáng kể. tất cả chỉ là những diễn biến hết sức đời thường, bình lặng, của đời sống khó mà kể lại cho hay, cho sinh động và lôi cuốn. Việc xây dựng một cốt truyện như thế nào là dụng ý của nhà văn, thông qua cốt truyện, chúng ta thấy được tài năng của nhà văn sẽ bộc lộ. Ở đây, Phan Việt đã thành công khi lựa chọn kiểu cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hàm chứa những triết lý, những cảnh báo sâu xa về một xã hội mà đến sự cô đơn con người cũng khó mà có được. Bởi thế giới hiện đại, đời sống con người tất thảy đều bị phơi bày, cái riêng tư không còn thuộc về cá nhân, về bản thân nữa mà nó đã bị biến mất thay vào đó là sự nhốn nháo, hỗn độn. Đặc biệt, tác giả kể câu chuyện không lên gân, không có xung đột nhưng ngay từ đầu truyện, nỗi cô đơn, hoang hoải, bế tắc của con người đã lắng đọng như những lớp trầm tích ăn sâu trong cảm thức của con người, khiến người đọc dễ tìm thấy mình trong câu chuyện của nhà ăn, thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong đó, đây chính là sự khác biệt trong lựa chọn xây dựng cốt truyện của nhà văn Phan Việt. Truyện không có tình huống tạo bất ngờ, nhưng lại hình thành nên một quy luật: Cô đơn của con người cứ nối dài trong bi kịch, muốn tách khỏi xã hội, xa lánh thị phi, cạm bẫy, sống một cuộc đời hạnh phúc như Duy đã từng khao khát có thể sống “một mình trong trời đất, không kết nối với người mà

chỉ còn kết nối với cái bất khả tri, tồn tại dưới trạng thái một sự thấu biết khổng lồ như một tấm chăn tàng hình ôm trùm vũ trụ… Cái cảm giác toàn bộ bản thể mình đã thu lại thành một con mắt nhìn không chớp ra bên ngoài”

[3;tr52] là một điều không dễ dàng. Duy, M nỗ lực tìm kiếm, lánh xa mọi thứ để đạt đến trạng thái cô đơn nhưng tất cả mọi việc họ làm đều chưa chạm tới đích. Điều đó càng đẩy họ chìm sâu hơn trong sự tuyệt vọng, bi cô đơn là một lẽ, ở đây họ muốn cô đơn, chỉ cô đơn mới khiến họ hạnh phúc. Sự kiện ra đi

93

một mình trong ba tháng, lang thang khắp nước Mỹ, Duy chỉ có một mình, anh tự đối diện với chính mình, để tìm ra cho mình câu trả lời thiết yếu cho cuộc sống hôn nhân của anh và M. Đó là những gì nhà văn Phan Việt thông qua nhân vật Duy muốn gửi gắm đến người đọc. Con người nên cần có những khoảng không cô đơn, sống trong cô đơn để nhận chân giá trị nội tại, để biết được mình cần gì, muốn gì, và để có cô đơn con người cần phải dấn thân và trải nghiệm, cần bản lĩnh và mạnh mẽ thì sự cô đơn mới không còn là nỗi sợ hãi, mà đó là một tài sản quý báu.

Cốt truyện trong Một mình ở châu Âu cũng là cốt truyện sự kiện, không phức tạp, đa tuyến, mà đó chỉ là những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong bi kịch hôn nhân của mình với người chồng đã không thể cùng chung sống. Gặp nhau tại Mỹ khi đi du học, Việt - nhân vật xưng tôi trong tác phẩm gặp Sơn ở Bonston, rồi đăng ký kết hôn sau mười tháng quen nhau mà không có sự chứng kiến của ai. Dong duổi suốt những tháng ngày trên đất Mỹ, từ bờ Tây sang bở Đông, đi làm rồi nghỉ làm. Quá mệt mỏi với cuộc hôn nhân bấp bênh, Việt quyết định rời khỏi nhà, chọn cho mình một miền đất mới là châu Âu để đi và suy ngẫm. Kết thúc chuyến đi kéo dài một tháng, Việt trở về và quyết đinh sẽ ly hôn với chồng mình. Cuộc sống của nhân vật tôi cũng như đa số những nhân vật khác trong tác phẩm, đó là một cuộc đời bi kịch, bị kịch vì cô đơn. Họ cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc, có chồng và có con, những khao khát đó là hoàn toàn chính đáng, nhưng hiện thực xã hội với những mưu tính, lo toan khiến họ ngạt thở khiến họ cần đến một bầu không khí “cô đơn” để tĩnh tâm và dừng lại suy nghĩ.

Cốt truyện trong Một mình ở châu Âu diễn biến theo từng bước đi của nhân vật tôi, trải dài qua những miền đất khác nhau từ Pháp, Đức, Venice…gặp gỡ những người bạn từ khắp nơi trên thế giới, những sự kiện đó bao hàm nhau, bởi hành trình ra đi trốn tránh thực tại về cuộc hôn nhân với chồng của nhân vật tôi, hay ra đi để thoát khỏi sự ngột ngạt của xã hội mà cô

94

gái Hàn Quốc chọn lựa…cũng là hành trình đi tìm hạnh phúc, đi tìm giá trị căn cốt của bản thân, trả lời cho câu hỏi mình cần gì? Muốn gì?. Câu chuyện về chuyện du lịch, đến một vùng đất mới lãng mạn không phải là mạch cốt chính yếu để nhà văn bày tỏ thái độ, quan điểm của mình, mà thông qua đó, nhà văn nói đến một vấn đề đầy tính triết lí sâu sắc về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, sự khao khát bứt ra khỏi những thứ thuộc về truyền thống không còn hợp thời và chỉ ra: hạnh phúc có thể đến với bất cứ ai, hạnh phúc có thể trở lại với những ai đám dấn thân và trải nghiệm những thử thách. Quan trọng hơn con người hoàn toàn có thể hạnh phúc ngay cả khi chỉ có một mình, không ai có thể chối bỏ bản thân, cũng không thể là một ai khác, mỗi người là một cá thể riêng biệt. Nhà văn đã chỉ ra rằng “sự thật là không một ai có thể

chối bỏ bản thân mình kể cả khi họ làm điều đó nhân danh tình yêu”[1;tr343].

Chính vì thế không phải ngẫu nhiên nhà văn Phan Việt lại đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ với cái cô đơn, đẩy nhân vật đến tận cùng của cô đơn, ở đó, họ nhìn ra được giá trị của cuộc sống, đó cũng là cách để hiểu vì sao nhà văn Phan Việt lại nói “Bất hạnh là một tài sản” [1] và chỉ ra rằng “nỗi sợ bất

hạnh là nỗi sợ hãi phí phạm nhất của đời người” [1;tr343]. Có thế nói, nếu tiểu thuyết truyền thống coi cốt truyện là “sương sống” chính của tác phẩm, có cấu trúc toàn vẹn và triển khai theo trình tự với điểm mở đầu, phát triển, cao trào và kết thúc, được kể theo trật tự thời gian thì cốt truyện trong tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu” của nhà văn Phan Việt đã phá vỡ những quy tắc của cốt truyện truyền thống. Thay vì tuân thủ cốt truyện truyền thống triển khai xung đột xã hội qua hệ thống sự kiện thì tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt lại có cấu trúc của tiểu thuyết hiện đại khi chủ yếu xây dựng cốt truyện xoay quanh những cái bình thường, nhỏ nhặt của đời sống, những trạng thái, cảm xúc, tâm lí phức tạp của nhân vật…Đặc biệt là sự tồn tại song song của cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Đó là sự vận động bên trong của nhân vật, cấu trúc tác phẩm men theo diễn biến tâm lý của nhân vật, dòng

95

ý thức của nhân vật. Cốt truyện trở nên dàn trải, mơ hồ, lỏng lẻo, giãn nở co ngót, khó nắm bắt.

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)