Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 37)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp

Là một trong số ít các nhà văn hải ngoại viết bằng tiếng Việt và có hầu hết các tác phẩm được xuất bản ở Việt Nam. Cách đây 5 năm, nhà văn trẻ Phan Việt về nước giới thiệu cuốn “Nước Mỹ, Nước Mỹ”. Cuốn sách gồm 15 truyện ngắn tập trung vào các vấn đề như người nhập cư tìm kiếm việc làm, hạnh phúc gia đình, xung đột tôn giáo, tuổi trẻ - tình yêu và đời sống du học sinh.

Trên tất cả những câu chuyện cụ thể, Phan Việt mong muốn phác họa hành trình của con người trong việc tìm kiếm sự no ấm và hạnh phúc trên một mảnh đất thường được coi là "đất hứa". Hành trình ấy theo chị không hề dễ dàng, nhất là với những người đến từ nền văn hóa khác... Vì vậy, các trang viết của chị vạch ra những chặng đường đòi hỏi sự nỗ lực, nhẫn nại, lòng dũng cảm và cả sự thấu hiểu, hòa đồng để tồn tại được tại một đất nước xa lạ. Trở lại Việt Nam cùng với cuốn sách mới nhất với tác phẩm Xuyên Mỹ, nữ

nhà văn Phan Việt tiếp tục chia sẻ một hành trình mới làm rộng hơn bức tranh về cuộc sống thực của một phụ nữ Việt nỗ lực tìm chỗ đứng của mình trong xã hội Mỹ.

Phan Việt là bút danh, cô tên thật là Nguyễn Ngọc Hường, sinh 1978. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Được biết tới là một cô gái thông minh, học giỏi, từng đoạt giải nhất văn toàn quốc khi học lớp 9. Năm 1998, khi đang học năm thứ ba ở Đại học Ngoại thương, Phan Việt bắt đầu nghĩ tới chuyện du học. Sau khi tốt nghiệp đại học, tháng 8 năm 2000, cô lên đường sang Mỹ học Cao học Truyền thông. Lúc đầu, cô theo học thạc sĩ về truyền thông tại Omaha (bang Nebraska). Từ năm 2002, cô chuyển sang

32

làm nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ về công tác xã hội tại Đại học Chicago sau đó là phó giáo sư ngành xã hội học tại Đại học San Jose, Mỹ. Hiện nay cô đang sinh sống và định cư tại Mỹ với gia đình.

Có thể nói, trong thời gian ở Mỹ quãng thời gian xa xứ cũng chính là duyên cớ để cô bắt đầu viết văn. Khi còn ở trong nước, cô coi việc trở thành một nhà văn chuyên nghiệp là một lựa chọn không tưởng, bởi trong quan niệm của cô lúc bấy giờ nhà văn thường là “những người mơ mộng, thiếu thực tế, đi ngược xã hội và dĩ nhiên là nghèo”[35]. Nhưng khi ở Mỹ, với

những tác phẩm văn học đã được đọc, cùng với bầu không khí học thuật đã làm cho Phan Việt nghĩ khác đi và nhận ra rằng không có một khái niệm nhà văn chung chung nào, nếu viết thì chị có thể trở thành bất cứ dạng nhà văn nào mình muốn, tùy theo năng lực. Năm 2005, việc Phù phiếm truyện được

giải được coi là một thử nghiệm thành công của cô với con đường này. Từ đây, độc giả bắt đầu biết đến tên tuổi của Phan Việt qua một loạt các tác phẩm đã được xuất bản như:

Tiếng người (Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2005)

Nước Mỹ, Nước Mỹ (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2009)

Một mình ở Châu Âu (Bộ sách “Bất hạnh là một tải sản”, NXB Trẻ 2013) Xuyên Mỹ (Bộ sách “Bất hạnh là một tài sản”, NXB Trẻ, 2014).

Sau Nước Mỹ, Nước Mỹ xuất bản năm 2009, đến năm 2013, Phan Việt trở lại với bộ Bất hạnh là một tài sản (ba tập). Cuốn mở đầu Một mình ở châu Âu đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Cuốn thứ hai Xuyên Mỹ vừa được trình làng kể lại khoảng thời gian hai năm từ lúc tác giả từ châu Âu về nhà bên bờ Đông nước Mỹ, chuyển từ bờ Đông trở lại Chicago để ly hôn và hoàn thành chương trình tiến sĩ, rồi một mình chuyển đi bờ Tây làm việc cho một trường đại học. Hai năm băng ngang nước Mỹ này tràn ngập những trăn trở, những câu chuyện tìm việc làm vào cao điểm khủng hoảng kinh tế và những cố gắng để bắt đầu lại từ cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Xuyên Mỹ - không đơn

33

thuần là một câu chuyện riêng tư. Phan Việt có một cách viết khái quát hơn, sâu và rộng hơn giúp người đọc hiểu hơn về lối sống Mỹ, tâm hồn Mỹ, về mối quan hệ giữa con người với con người, về hôn nhân và những kỹ năng cần thiết để tìm được sự tự tin trong cuộc sống. Có thể nói, những trải nghiệm quý giá mà chị có được trong khoảng 10 năm dùi mài kinh sử trong môi trường giáo dục của Mỹ là sự cổ vũ đầy tích cực cho những ai say mê con đường học vấn để thành tài và thành người.

Ngoài ra, Phan Việt còn có một số những tác phẩm được viết bằng tiếng Anh được đăng trên Vietnam News như: Vĩ Cầm, Cái cân trong nhà tắm, Gỗ

thông, Những điều bình thường…hay truyện ngắn Hãy buộc rải ruybăng lên cây sồi già đăng trên tuyển tập Văn mới 2007. Trước khi được biết đến với tư

cách nhà văn, Phan Việt đã từng làm biên tập, dịch sách và viết báo… Cô từng hiệu đính tiểu thuyết best - seller Suối nguồn của Ayn Rand, cũng là

người đồng sáng lập ra tủ sách Cánh cửa mở rộng với giáo sư toán học Ngô Bảo Châu nhằm dịch và giới thiệu những cuốn sách hay ý nghĩa tới bạn đọc Việt Nam. Ngoài đời, Phan Việt là một nhà văn có đời sống khá giản dị, gần gũi, một con người với tính cách chân chất, cương nghị, hồn nhiên và rất có bản lĩnh. Cô từng lập gia đình với một người đàn ông làm kỹ sư xây dựng nhưng cuộc hôn nhân của cô chỉ tồn tại chóng vánh trong 7 năm. Đổ vỡ trong hôn nhân được xem là bi kịch đối với một người phụ nữ nhưng với Phan Việt - chính bi kịch này là một trong những nguyên cớ để nhà văn sản sinh ra những tác phẩm chất chứa nội tâm và giàu cảm xúc.

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 37)