Cô đơn cuộc hành trình tìm kiếm bản thể

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Cô đơn cuộc hành trình tìm kiếm bản thể

Mạch diễn biến trong Tiếng Người tập trung xoay quanh cặp vợ chồng trí thức Duy - M hai mảnh ghép khác nhau nhưng cùng chung niềm day dứt về nỗi đau trong quá khứ và những sang chấn tinh thần trong hiện tại. Trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học, Duy và M có một cuộc sống ổn định, gia đình êm đềm. Nhưng duy lại dõi theo một bóng hình khác - vợ của một tay đồng nghiệp thượng lưu. Trong lúc M vẫn tận tụy với chồng cho dù nàng gặp lại N - bạn trai cũ. Những khủng hoảng, “bùng nổ” suýt đẩy tình yêu của gia đình trẻ đến đổ vỡ. Duy quyết định sang Mỹ ba tháng và trở lại với M. Truyện

72

tưởng chừng chẳng có gì “gay cấn éo le”. Vậy thì mạch ngầm mà tác giả khám phá lại nằm ngay dưới “lớp băng” đó là gì?.

Không gian nơi câu chuyện diễn ra ở cả Việt Nam và Mỹ. Nhưng chắc chắn đây không phải là một câu chuyện tình. Đã có một khoảng thời gian nào đó họ đã tưởng, hay có vẻ đúng hơn là Duy đã tưởng, rằng họ đã hoàn toàn đủ cho nhau và không cần ai khác nữa trong cảm nhận của anh:“…M đứng ngay

ở đó, nắm tay anh. Thế là đủ. Bởi vì lúc ấy và lúc này, anh biết tất cả công việc, tiền bạc, chức vụ, bạn bè, du lịch, thậm chí cả cha mẹ anh em cộng lại cũng không bằng cái cảm giác biết chắc chắn có một người là M sẽ đi với anh đến cùng trời cuối đấu…” [3;tr47]. Cho đến khi xuất hiện một vết nứt đầu

tiên trong sự yên ổn đó, dưới hình hài một cô-gái-áo-đỏ. Một lúc nào đó hình ảnh M đột ngột lui vào một chỗ xa tít, thậm chí như biến mất khỏi cuộc đời Duy…

“Ngay lúc này, anh có thể nói anh không yêu M.

- Anh không yêu em - anh có thể nói thế. Và cảm thấy chính xác như thế. Và anh có thể bỏ ra đi mà không nhớ nhung, tiếc nuối gì cả. Chỉ vào lúc này thôi. Sau đó, buổi sáng mai chẳng hạn, rất có thể anh tiếc nhớ nàng khủng khiếp”. [3;tr135].

Bắt đầu từ sự hoài nghi, hoang mang dựa trên một cá nhân cụ thể “ở bên ngoài anh”. Duy dấn thân vào một hành trình tìm kiếm lớn hơn rất nhiều những thứ ở bên ngoài: đó là hành trình bên trong. Là hành trình bên trong nhưng nó đồng thời mở rộng thế giới mà anh nhìn thấy bên ngoài sang những chiều mới và ý nghĩa mới. Thông qua nhân vật Duy trong Tiếng Người nhà

văn Phan Việt đã chạm đến đời sống của một thế hệ thanh niên lớn lên trong thời kì đổi mới, những người đang bước vào lứa tuổi 30 thông qua quan hệ của Duy và M. Họ có thể được xem như hai đại biểu ưu tú của thế hệ 7X: thông minh, hiểu biết, được học hành đầy đủ, thành đạt và có sự tự tin vào chính mình. Bên cạnh câu chuyện về sự rạn vỡ và hàn gắn trong tình cảm vợ

73

chồng, tác giả còn phác họa bối cảnh xã hội Việt Nam những năm gần đây, cuộc sống của những du học sinh ở Mỹ. Những khao khát ngộ nhận trong tình cảm, những cạnh tranh, giằng co trong công việc, tất cả phản ánh cuộc nhận chân đời sống tinh thần của những người trẻ. Tất cả vẫn cho thấy họ cô đơn, dễ đổ vỡ, và cần có một hạnh phúc bền vững.

Nép vào cô đơn, đó là cách con người tự tách mình ra với những quy tắc, quy ước và ứng xử truyền thống, không chịu sự chi phối của số đông, đây cũng là cách để con người đoạn tuyệt với cuộc sống mà họ thấy nhàm chán. Một cuộc sống mà ở đó chỉ tồn tại thứ vật chất tầm thường, tiền tài danh vọng ngự trị, không cho phép sự tồn tại của tinh thần. Duy đã chua chát nhận ra, anh trải qua một tuổi thơ như thế - cô độc, thiếu hẳn tình cảm yêu thương vì sự giáo dục có phần hà khắc của cha anh, người cha có chút ẩn dật của phong thái Liên Xô cũ, đang già nua trước một bối cảnh đời sống đầy xáo trộn trong nỗ lực vươn ra, đương đầu với thế giới rộng lớn hơn, cạnh tranh hơn của thế hệ sau như Duy lại có cả hành trang là nỗi hoang mang lý tưởng. Hai thế hệ trong một gia đình, sự im lặng chiêm nghiệm thực tại trong họ cũng khác nhau, khó có thể dung hòa. Đó là lý do khiến tuổi thơ của Duy“biến thành

một dải thời gian đàn hồi” [3;tr34]; biến Duy thành một con người cô độc

hoàn toàn trong suốt những năm chung sống với M trong căn hộ nhỏ trên phố La Sello, một con người chỉ luôn “…lặng lẽ ở các đám đông…kiêu ngạo với

những người xung quanh, … con người khắc nghiệt,… con người dường như không biết vui vẻ,… không biết cách và không muốn thương cảm cho người khác”[3;tr218]. Đây chính là bi kịch cuộc đời Duy.

Duy chấp nhận sống cô độc để thoát khỏi sự quản thúc của cha anh. Từ bỏ cái tương lai đã được cha anh hoạch định một cách tỉ mỉ và đo đếm bằng những điểm số tuyệt đối trong các môn học, bằng cánh cửa Đại học, bằng tấm bằng đỏ hạng ưu, bằng Thạc Sỹ MBA…trước đó. Duy đã trải qua một tuổi thơ không được sống theo sở thích cá nhân của mình, nhất nhất nỗ lực làm

74

theo những điều cha anh sắp sẵn. Bởi thế, anh đã khước từ mọi thứ thuộc về gia đình, anh can đảm cắt hết mọi liên lạc với tổ ấm của mình suốt những năm tháng xa nhà. Sống cuộc sống chỉ thuộc về một mình anh. Một mình cô đơn nơi đất khách. Cô đơn, những Duy vẫn cự tuyệt gia đình bằng mọi giá “bất chấp sự thúc giục, mắng mỏ, dọa dẫm, rồi van xin của cha anh, Duy kiên quyết không về lại Hà Nội” [3;tr46]. Bởi với anh, gia đình là một căn bệnh mà

hồi trẻ anh không được chạy chữa cẩn thận để sau này các di chứng đã phá hỏng toàn bộ tuổi thơ của anh. Duy một lớp trưởng và cán bộ Đoàn xuất sắc, triển vọng và tương lai của trường cũng như của dòng họ Nguyễn Phước nhưng lại có một tuổi thơ cực kỳ cô độc:“Những năm tháng tuổi thơ triền

miên trong sự hạnh diện khi so sánh mình với bạn bè, đồng thời ngấm ngấm thấy nó vô lý và xấu hổ - và phải dùng sự hãnh diện để đè bẹp cảm giác xấu hổ…Những năm cấp ba và năm đầu tiên của đại học - anh là trung tâm của lớp học mà chẳng có lấy một người bạn thực sự thân...”[3;tr51]. Bởi thế, càng

lớn lên, Duy càng nhận thức rõ về cuộc sống – nó thuộc về anh chứ không phải của bất cứ ai – kể cả cha anh. Chính điều này đã một lần nữa khiến anh kiến quyết chối bỏ, kiên quyết rời xa gia đình, nơi gọi là “tổ ấm” cho dù anh có phải chịu đựng như thế nào đi nữa, có phải tan rũa vì lỗi lầm của mình, do chính mình lựa chọn thì Duy cũng không thay đổi. Như thế, cô đơn của Duy là cái cô đơn do anh tự chọn để sống riêng một mình một lối, một cõi và không bị câu thúc, chi phối bởi gia đình hay xã hội bởi những người xung quanh anh kể cả M sau này vì anh đã nhận thức rất rõ ràng rằng:“M là một

người khác anh. Một người hoàn toàn ở bên ngoài anh. Không bao giờ là anh. Không bao giờ…Họ không phải là hai - mà - là - một. Họ hoàn toàn hai. Hai như là một - cộng - một - là - hai”[3;tr134]. Giữa hai khoảng Tiếng người cất lên trong Duy là những xáo trộn thuộc về ý thức, phải lựa chọn hay

chấp nhận bị đời sống bỏ rơi. Ở đó, có thể thấy rõ nhất, nỗi cô đơn trước đám đông, trước những tương quan “giống nhưng không thể gộp chung” với các cá

75

thể khác. Thế giới fast - foot, bar, vũ trường, công sở hiện đại xô bồ và cả bóng hình vẻ đẹp thoát ẩn thoát hiện như chiêm mộng kia cũng không khỏa lấp được đôi mắt suy tưởng khắc nghiệt, buồn bã của tuổi trẻ khi đối diện với những câu hỏi ý nghĩa của hiện sinh.

Một đời sống nội tâm của trí thức trung lưu nhiều vấn nạn nhưng khó gọi tên như D, M; đôi khi lạnh lùng và yếu đuối; nghiệt ngã nhưng đầy mặc cảm; luôn thổn thức gánh trách nhiệm nhưng lại đau đáu lo sợ nguy cơ hoang hóa tâm hồn chính mình. Nhà văn Phan Việt đã để cho“Tất cả đều sa xuống.

Tệ hơn, chúng không sa hẳn xuống đất. Chúng là là ở lưng chừng mặt đất, không xuống thấp hơn, mà cũng không tự cất nổi mình lên cao”[3;tr224].

Tiếng thỉnh cầu nội tâm của Duy, đại diện cho trí thức trẻ ấy đôi khi chỉ là một thói quen ngôn từ và ngôn từ. “Chúng quăng ra như một tấm lưới rách

trên một vùng nước sâu và tối, kéo lên lại chính là những mắt lưới trân trối của mình. Những mắt lưới rạn vỡ. Càng kéo càng vô vọng”[3;tr263]. Phan

Việt đã chạm đến biên độ “mặc cảm tôi” (mặc cảm bản ngã) thời tráng niêm trong tâm lý học hiện đại. Cái dẫn dắt con người đến những tương quan mẫu tượng, chiệm mộng về thế giới tha nhân chung quanh, những va chạm, bùng nổ đưa đến các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm. Lặn xuống để ghé thăm vùng tối tương khắc hau hài hòa mối quan hệ cá nhân - xã hội chính là con đường giúp con người tìm kiếm, khám phá giá trị bản thân và đời sống. Còn một nhân vật chỉ thoáng qua trong tác phẩm Tiếng người nhưng lại để lại ấn tượng mạnh với dấn ấn sâu chỉ bằng một chi tiết có tiến trình độc đáo, anh chàng người Nhật trầm lặng Fumikawa trong khu nhà trọ với vợ chồng Duy. Giữa mùa đông đầy bão tuyết của New York anh chỉ mặc một chiếc áo phong phanh, lẻ loi làm công việc trèo lên trượt xuống ngọn đồi tuyết vừa như một thiền sự rèn luyện bản lĩnh vừa như một kẻ tuyệt vọng hành xác…Hành trình nội tâm của người trẻ cũng hai mặt thế chăng? Tri thức, sự biết có thể giúp họ

76

kháng cự sự hư vô trong thế giới bất an không? “Rốt cuộc tất cả cuộc sống này là gì”???.

Có thể thấy, nhân vật của nhà văn Phan Việt rõ ràng có bị dồn nén đến đâu, bị đặt vào một thế giới khác, một lãnh thổ khác đi chăng nữa, lãnh thổ của những kẻ cô độc, thì ta vẫn thấy họ có một sức mạnh vô hình ẩn sâu trong mỗi người, họ luôn có một sự nổi loạn bằng mọi giá. Đôi khi cô đơn cũng là cách mà nhân vật của Phan Việt lên án những khuôn mẫu đã lỗi thời, đã không còn là khuôn mẫu, muốn phản ứng lại cái chuẩn mực đã không còn là chuẩn mực, muốn đối chọi trong sự tự vệ để tồn tại đúng nghĩa như cái cách mà M đã phản ứng để không còn là bản sao của người mẹ thực dụng của mình. Có thể nói, căn nguyên nảy sinh cái cô đơn chính là thái độ không bằng lòng với cuộc sống thực tại, không tin tưởng vào những giá trị hiện tồn của đời sống đương đại, chối bỏ những điều tầm thường, những thứ bị cào bằng và sống theo mô hình định sẵn như Hoàng - nhân vật mà Duy đã tìm và thấy mình trong đó, nhân vật gợi cho Duy sự căng tức về một sự rập khuôn, sự an phận thủ thường, Duy từ bỏ tất cả để có thể sống một cuộc sống tự do, vươn tới những thứ mới mẻ, độc đáo, cao cả, chỉ có một và là duy nhất. Sự cô đơn trong trường hợp này đồng nghĩa với mong ước chạm đến cái đích của khát vọng, không chấp nhận cái dở dang, không chấp nhận cái đang có để vươn tới cái cần có và muốn có. Và như thế, cô đơn - theo nghĩa này hoàn toàn mang tính tích cực giúp con người bứt khỏi cuộc sống vốn tù đọng, quẩn quanh và đơn điệu.

Sự cô đơn rõ ràng là một hành trình đi tìm bản thể trong những điều trái ngược và phi lý của con người. Trong Một mình ở châu Âu của nhà văn Phan Việt, nhân vật của cô dường như được thỏa sức tung hoành trên con đường đã lựa chọn, tung hê mọi thứ hoặc đè bẹp mọi thứ, niềm vui được lột trần một cách tận tay, những bộ mặt người được lột bỏ mặt nạ đã bám dính vào con người từ lâu. Họ không bao giờ để cho bản thân mình bị níu giữ bởi những

77

nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận. Họ thả mình rơi một cách tự do và làm theo những gì trái tim mách bảo. Bởi thế, tất cả những hành động của những con người vừa như cô đơn, vừa như nổi loạn mang biểu hiện của cái gì đó không bình thường. Là nhân vật “tôi” đã khước từ ý nghĩa lớn lao trong hôn nhân, như một khối gắn kết hai cá thể độc lập, chối bỏ mảnh đất quen thuộc để chu du châu Âu trong suốt một tháng dòng. Không tìm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân đang rạn vỡ, không tìm nơi chia sẻ, không co kéo, không dằn vặt, không chì trích, oán thán. Cô chọn cho mình cách ra đi để tìm ra căn nguyên và mong ước cuối cùng trong cuộc sống hiện tồn của mình. Sống cho bản thân và vượt qua thử thách hôn nhân như một cách chiến thằng chính bản thân mình. Hoặc như cô gái trẻ Francesca, sống một cách vô tư, vui vẻ ngay cả khi căn bệnh quái ác rình rập kề bên và có thể lấy đi sinh mạng cô bất cứ khi nào. Nhưng không vì thế mà cô mất đi niềm tin với cuộc sống, thay vì ca thán, than thân trách phận. Cô quyết định đi thăm bất cứ nơi nào cô muốn, để tận hưởng cuộc sống trước khi phải từ giã cõi đời. Và như thế, cái chết khiến cho con người nhận thấy rõ hơn cái gì là cần thiết nhất với cuộc đời, cái gì là thực sự không cần và những gì con người muốn chỉ thực sự được làm khi bị dồn vào bước đường cuối cùng. Còn bình thường tất cả đều thờ ơ, đều phó mặc cho những ước mơ cứ thế chết dần chết mòn trong cái thường nhật, xoay vòng và nhạt nhòa của thời gian, của cuộc sống hiện đại.

Nhân vật của Phan Việt, trong suốt hành trình tìm kiếm cái bản thể , thì cô đơn là cách thức gần như duy nhất để con người ta tìm về với chính mình. Dù có đau đớn, dù có phải đối mặt với sự thật tàn khốc, thậm chí là tự mình gây thương tích cho mình thì các nhân vật vật đều chọn phương thức duy nhất là đặt mình trong sự cô đơn. Các nhân vật đều đặt ra những câu hỏi cho cuộc đời mình. Điều gì đã câu thúc nhân vật “tôi” ra đi? Cô đến Paris để làm gì? Thực sự thì cô đang cô đang làm gì ở Paris và Châu Âu một mình? Cô tìm gì? Cần gì và muốn gì ở đó? Cô nhắc đi nhắc lại câu hỏi lớn của cuộc đời

78

mình: Tôi và Sơn nên chia tay?...Rồi điều gì khiến cho Julia phải vượt vạn

dặm xa xôi để đi tìm tình yêu trong hoang hoải. Tất cả được trả lời bằng chính những khao khát đi đến tận cùng của sự thật, chỉ có đam mê sống trọn bằng tình người, tuyệt nhiên không dối trá, không thủ đoạn, không xấu xa. Câu trả lời đơn giản chỉ có thế, vậy mà Phan Việt đã phải để cho nhân vật của mình day dứt khôn nguôi, phải lặn ngụp trong hàng tá câu hỏi và bị nhấn chìm trong vô số những thách thức, những cay đắng của cuộc đời mình và cả những người cũng chung lý tưởng sống.

Nhân vật trong tác phẩm của Phan Việt, càng cô đơn bao nhiêu lại càng nhìn thấu bản chất cuộc đời bấy nhiêu, phơi bày hiện thực vốn có của cuộc đời, lột trần tảy thảy mọi cung bâc, trạng thái mà nó vốn có và phải có: Đó là

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)