Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lý

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1 Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lý

Giống như nỗi cô đơn trong Lâu đài của F.Kafka, nỗi cô đơn trong

Tiếng người và Một mình ở Châu Âu của nhà văn Phan Việt không phải là nỗi

cô đơn “tiền định” của con người mà nó là hệ quả tất yếu của các mối quan hệ xã hội mà các nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Phan Việt phải mang hết sức mình ra để đấu tranh, để điều chỉnh. Không hiển hiện một cách cụ thể ở từng con chữ và gọi tên đích xác từng biểu hiện của sự cô đơn một cách trực diện, nhưng người đọc vẫn dễ dàng cảm nhận được phảng phất trong đời sống hiện đại đó tất thảy đều là nỗi cô đơn một cách rất rõ ràng. Nơi ấm áp nhất,

48

nơi nương tựa về tinh thần vững chắc nhất, mọi thứ thân thuộc nhất trong gia đình trở thành “tổ lạnh”, khiến tâm hồn của Duy, M, Hoàng cùng người con gái áo đỏ trong Tiếng Người, hay Sơn và Việt cùng những người phụ nữ từ

khắp nơi trên thế giới trong Một mình ở Châu Âu đều cảm thấy trống trải đến vô tận, đơn côi đến vô cùng mà không thể lý giải. Với cùng một kiểu xây dựng cốt truyện đơn tuyến khá đơn giản, không quá phức tạp về sự gặp gỡ giữa những con người xa lạ đến từ những vùng đất khác nhau, xã hội khác nhau, giữa không gian mênh mông rộng lớn, trải dài khắp một dải đất châu Âu huyền ảo, tác giả Phan Việt vừa như dẫn dắt người đọc đến với thế giới của sự cô đơn vừa như trải lòng mình ra với thế giới xung quanh.

Cái phi lý nảy sinh từ sự bất hòa giữa khát vọng của lý tính muốn tìm hiểu thế giới và cái thực tại u tối, góc khuất khó hiểu của thế giới đó, nghĩa là tuyệt giao giữa khát vọng lý tính và thực tại u tối. Bất lực, nổi loạn và nảy sinh sự cô đơn. Dostoevsky đã khẳng đinh:“Thế giới dựa trên những điều phi

lý, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lý ấy”[27].

Phan Việt có lẽ đã bị cuốn hút bởi chính những điều phi lý này khi những nhân vât của cô đều là những con người nhỏ bé mang bóng dáng của nỗi cô đơn cùng thân phận bơ vơ khó hòa nhập trước một xã hội mới. Sống giữa thế giới phương Tây xa lạ, nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt hoàn toàn cô độc trong không gian ấy. Họ như những kẻ xa lạ trong xã hội Tây, vừa bị xã hội khước từ, lại vừa khước từ xã hội với những thói quen, những định kiến đang ngày càng giết chết sự tự do vốn có của con người. Ở nơi đây, con người bị va chạm, xô đẩy trong sự cô đơn đến lạc lõng giữa xã hội hiện đại ngổn ngang và dư thừa mọi cách thức và phương tiện để giao tiếp. Điển hình là Duy trong tiểu thuyết Tiếng người và Việt trong Một mình ở châu Âu được xem là một kiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Phan Việt - kiểu con người “cô đơn” mà chúng tôi có thể gọi là những “kiếp người”. Khai thác nhiều về kiểu con người này Phan Việt đã phản ánh một sự

49

thật rằng khi kinh tế thị trường, nền văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp, công nghệ thông tin và các kỹ thuật hiện đại cùng lối sống thực dụng như một cơn lốc xoáy tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Con người ắt sẽ trở nên bơ vơ, lạc lõng và cô đơn vì không thể thích ứng kịp thời với những biến cố trong xã hội mới. Các nhân vật trong cả hai tiểu thuyết đều chứa đựng nỗi cô đơn của những con người mải mê đi tìm lại chính mình, tìm lại tình yêu, truy tìm cái đẹp, cái lãng mạn để nuôi dưỡng tâm hồn và những giá trị đích thực của cuộc sống, hướng con người đến một tương lai tốt đẹp. Tất cả tạo nên một thế giới nhân vật riêng có của nhà văn Phan Việt.

Nếu ở trong Tiếng người lấy bối cảnh để xây dựng tác phẩm dựa trên không gian “đi” và “về” giữa Việt Nam và Mỹ, thì tới Một mình ở châu Âu

xuyên suốt cả tác phẩn không gian chủ đạo chỉ là Paris hoa lệ - kinh đô của ánh sáng, nơi hội tụ mọi văn minh nhân loại. Thông qua đó, nhà văn Phan Việt đã tái hiện cuộc sống phồn tạp phi lý của những con người lưu vong trên đất khách quê người. Với nhà văn - một công dân sống học tập và làm việc ở một thành phố hiện đại dù là Mỹ hay chỉ là cái nhìn thoáng qua trong tư cách một vị khách tới thăm Paris, nhưng ở đó, tất cả đều tồn tại hai phương diện theo một cái nhìn đa chiều: Mỹ vừa là giấc mơ với tất cả đời sống hiện đại, phồn vinh bên cạnh một nước Mỹ đầy bất ổn với lối sống độc lập tới mức thực dụng, lạnh lùng, vô cảm. Hay một Paris hoa lệ giàu có, bên cạnh một Paris nghèo nàn nằm gọn lỏn chính giữa một Paris giàu có, quyền uy. Một thế giới phương Tây xa lạ, nơi vừa có thể xem là thiên đường với những người giàu có, lại vừa là địa ngục với những người nghèo, mang thân phận của những kẻ nhập cư sống một cách lay lắt thê lương, sống cô quạnh, chật vật ngay chính nơi được gọi là “giấc mơ Mỹ” hay “mảnh đất hứa” của Paris…tất cả những con người ấy họ đều nhuốm màu sắc của sự cô đơn như một lẽ tất yếu.

Xã hội tư bản trong cả hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu chất chứa trong lòng nó hàng loạt những mâu thuẫn, những xung đột và cả

50

sự phi lý. Bi kịch của con người xuất phát từ chính trong lòng xã hội với những định kiến bất công, hà khắc, tệ phân biệt chủng tộc… thậm chí là bị trục xuất bất cứ khi nào khiến cho bất cứ ai, muốn tồn tại được ở những “mảnh đất hứa” ấy đều phải xoay sở và làm việc hết sức, kể cả với những người trẻ mang trong mình ngồn ngộn vốn tri thức cùng tài năng vượt trội như Duy, như M, như Việt hay Sơn và bất cứ ai có ý định nhập cư vào xa hội tư bản ấy để sống một cuộc sống “không nghèo” nhưng vẫn bị cảm giác ngạt thở lấp đầy, khiến bao con người rơi vào tuyệt vọng, bế tắc, luôn mặc cảm - cô đơn. Con người cảm thấy bất an, hoang vắng trong xã hội hiện đại.

Duy trong Tiếng người - mười sáu tuổi đậu á khoa vào trường đại học

xây dựng Hà Nội, sau biến cố về vụ tai nạn do anh gây ra và hậu quả là cái chết của người đàn ông sau đó vài ngày, khi anh đang là sinh viên năm thứ nhất đại học. Cha anh, người từng phản đối không cho anh đi du học ngay dư trấn đó đã lập tức gửi anh sang Liên Xô chỉ sau hai tuần. Những tưởng việc làm này sẽ giúp cho Duy mở ra một trân trời tươi sáng mới, một tương lai mới và quên đi ký ức đầy hoảng loạn của một con người mới chập chững vào đời. Thế nhưng khi sang đó, tất cả chỉ là ảo vọng: cha anh ảo vọng về một cuộc sống mới tốt hơn sẽ đến với anh, công danh, sự nghiệp…;anh ảo vọng rằng bản thân có thể quên đi tất cả sau cái chết của một con người mà anh là thủ phạm. Và chính những năm tháng sống ở New York, hoàn toàn tách biệt với thế giới cũ nhưng “niềm vui chóng quên còn nỗi buồn thì vĩnh cửu. Cuộc sống lớn lao nhưng cái chết thì vĩ đại” [3; tr42]. Duy sống trong sự dày vò,

sống co mình trong mơ hồ của nỗi sợ hãi, cố chạy trốn khỏi những kí ức nhưng càng chạy anh càng bị bủa vây khiến anh nhận rõ cảm giác của sự cô đơn đến rợn người. Cũng là vì xã hội phương Tây quá xa lạ, quá khó để Duy hòa nhập, để sống và để gắn bỏ như quê hương, xã hội đó không có đủ thứ tình cảm yêu thương cần thiết để khỏa lấp sự cô đơn trống trải trong lòng Duy.

51

Xã hội Mỹ quá ngột ngạt trong cuộc sống mưu sinh khiến Duy phải gồng mình bươn trải, vừa đi làm, vừa đi học, loay hoay xoay sở đủ mọi nghề đề kiếm sống và tồn tại. Một xã hội Mỹ với tất cả sự xô bồ, sự nhốn nháo với những gương mặt người đặc sệt một vẻ lạnh lùng, vô cảm. Sống trong căn hộ nhỏ trên phố La Salle, cuộc đời Duy cứ thế trôi qua với những người hàng xóm cùng thân phận nhập cư: đó là một gia đình người Ấn Độ, hai cô gái đồng tính người Đức học nhạc, một người da đen học tài chính và một người Nhật Bản học vật lý. Sống giữa cộng đồng người nhưng giữa họ căn bản không hề có bất cứ một thứ tình cảm nào, tiếng nói chung nào, không giao tiếp, không chia sẻ tình cảm, không cần bất cứ một thứ quan hệ nào và họ càng không muốn điều gì ảnh hưởng tới quyền riêng tư của họ…lạnh nhạt và hờ hững tới mức “Hai vợ chồng người Ấn Độ luôn cố thủ trong nhà mặc dù

mùi cà ri và những tiếng đàn sarod trong những băng nhạc họ luôn mở tràn ra ngoài hành lang. Người da đen thường ra khỏi nhà từ sáng sớm và về muộn…”[3;tr23]. Đặc biệt là người hàng xóm Nhật Bản, Duy còn “chưa từng gặp người này trong cả hai năm sống ở đó” [3;tr23]. Xã hội càng hiện đại bao

nhiêu, thì mặt trái của cuộc sống càng hiển hiện rõ bấy nhiêu. Không màng, không quan tâm, lạnh lùng thờ ơ là lối sống một cách thực dụng đến tê dại của xã hội Mỹ khiến cho Duy, lang thang từ nơi này sang nơi khác, anh lao vào học, lao vào làm việc tới mức anh phải thốt lên rằng “Làm gì không quan trọng lắm miễn là thay đổi và di chuyển” [3;tr46] để che lấp cảm giác cô đơn

tồn tại bên trong con người anh. Những năm tháng sau khi tốt nghiệp, Duy liên tục di chuyển và di chuyển chỉ để lẩn tránh và che lấp cảm giác cô đơn đang tồn tại bên trong con người anh. Bởi thế mà, hầu như Duy “không ở lại

công việc nào quá lâu. Không sống ở đâu quá lâu. Không gắn với ai quá lâu. Không từ chối giúp đỡ ai nhưng không bao giờ nhờ vả ai. Không chủ động liên lạc với ai và không bao giờ tìm kiếm khi mất liên lạc với ai. Không bao giờ mời ai đến nhà; thậm chí không bao giờ cho ai địa chỉ. Chán New York,

52

anh đi New Jersey, rồi Nornth Carolina, Ohio, rồi lại về New York” [3;tr46].

Cái cảm giác cô đơn nằm sâu bên trong Duy, đó là một “trạng thái tồn tại cô

độc nhưng rõ ràng, không sợ hãi, không ngạc nhiên. Cô độc nhưng rõ ràng - đấy là cảm giác rõ nhất về những năm tháng từ lúc anh đến New York”

[3;tr45]. Trên một miền đất mà không ai không nghĩ tới hạnh phúc, tới ánh hào quang trong danh vọng thì Duy lại cảm thất ngột ngạt với cuộc sống hiện đại nhạt nhẽo của những thân phận nhập cư trong xã hội Mỹ, để rồi mỗi khi hồi tưởng lại trong đầu Duy lại nghĩ: “không thể tưởng tượng là anh quả thực

đã sống qua tuổi trẻ của anh như thế” [3;tr45] - một tuổi trẻ đặc quánh một

màu cô độc.

Không giống nỗi cô đơn và nguyên cớ tìm đến với nước Mỹ như nhân vật Duy trong Tiếng người, nhân vật “tôi” trong Một mình ở châu Âu tìm đến Paris một cách tự thân như một sự chạy trốn, một sự giải thoát để cô tìm lại cái bản ngã của chính mình. Khác với Tiếng người và những cuốn sách khác của nhà văn Phan Việt. Một mình ở châu Âu không phải là một tác phẩm hư cấu, mà đó là những tập hợp ghi chép của tác giả trong chuyến đi châu Âu kéo dài một tháng vào mùa hè năm 2008. Lựa chọn thể loại tiểu thuyết du ký, tác giả đã khéo léo dẫn dắt độc giả bước vào cuộc hành trình nội tâm dai dẳng và cô đơn của chính mình. Đồng thời người đọc có thể hình dung ra chủ đề của cô khi kết nối những không gian khác nhau với ý thức tìm kiếm sự tự chủ bản thân của một phụ nữ khi đối mặt với những nỗi sợ hãi, bất hạnh của đời người ở một thế giới phương Tây xa lạ - Paris một đất nước đậm chất lãng mạn. Hành trình của nhân vật tôi bắt đầu từ Berlin di chuyển tới Rostock, thoáng chốc bước chân của nhân vật “tôi”- một cô gái bé nhỏ chưa đầy 30 tuổi rời nước Đức trong mưa, lạnh và gió. Nhân vật “tôi” được chào đón bởi cái nắng ấm và trời xanh Địa Trung Hải ở sân bay Ciampino của Rome. Ít lâu sau, nhân vật “tôi” có mặt ở Copenhagen bé nhỏ hiền hòa đầy bóng dáng của sự cổ điển và nét đẹp quyến rũ đến mê hoặc của những chiếc Gondola mũi

53

cong bập bềnh xếp dọc mép nước ở quảng trường San Marco của Venice. Từ những cánh rừng thông phủ xanh các quả núi gần Bônlôga, khung cảnh choáng ngợp, từ trên đỉnh cao nhất của Florence với hàng ngàn ngôi nhà theo kiến trúc phục hưng màu đỏ, vàng và da cam tỏa ra từ những cánh cung từ quảng trường trung tâm thành phố, mây trắng bảng lảng trong một thứ ánh sáng mơ hồ như khói phủ. Nơi nhân vật “tôi” lưu trú lại lâu nhất và cũng là dấu ấn nổi bật nhất trong cả chuyến đi đó là Paris. Một Paris với dòng sông Seine uốn khúc lượn lờ quanh các khu nhà mái xám và những bóng hạt dẻ. Một Paris có hai ngọn tháp kiêu hãnh của nhà thờ Đức Bà với vòm tròn và những con đường mang tên những vị thánh. Một Paris - nơi từng hơi thở, cử chỉ của con người đều thấm đẫm chất lãng mạn, gặp gỡ những người bạn của nhân vật “tôi” đến từ nhiều nơi, làm đủ mọi nghề và thường không sống ở một nơi sinh ra đó là một sự gặp gỡ đầy thú vị. Nhưng, Một mình ở châu Âu không đơn thuần là chỉ để kể một câu chuyện đi du lịch để giới thiệu những địa danh, thắng cảnh mà ẩn sau đó nhà văn Phan Việt đã tái hiện lại một câu chuyện có thật, tâm trạng thật của chính mình vào thời điểm đó - thời điểm “chới với” khi một mình tác giả phải đối mặt với một câu hỏi có tính ngã rẽ của cuộc đời “đi” hay “ở” lại trong cuộc hôn nhân? Có hay không chia tay với Sơn - chồng nhân vật “tôi” cũng chính là tác giả? Liệu cô có tìm được cho mình câu trả lời để không còn phải “co ro” trong một cuộc hôn nhân mà lúc nào cũng trực vỡ ra như “bong bóng” nước?

“Câu hỏi đau đáu” về tình yêu, về hôn nhân, về khoảnh khắc trống trải, thân phận con người với những cuộc đời “dang dở” nơi xứ lạ, cô đơn của những mảnh đời tha hương trong xã hội phi lý như Duy trong Tiếng người mà đó còn là nỗi ám ảnh, day dứt, là cuộc đời bất hạnh của chính nhân vật “tôi” trong “Một mình ở châu Âu” ra đi trong tư thế không ràng buộc, không quá khứ, không quê hương để đến với một xã hội đầy lý tưởng, xã hội của văn minh, lịch thiệp là Paris. Nhưng ý niệm đó của nhân vật “tôi” đã nhanh chóng

54

sụp đổ và biến mất. Thay vào đó là một xã hội kiểu “thế giới phẳng” với những khuôn mặt người “phẳng lì” giống nhau, đều là những “khuôn mặt nhìn thẳng về phía trước, không thái độ, như thế không hề biết dòng người đi lại hối hả xung quanh” [1;tr10]. Cái vẻ mặt “phẳng” đó là biểu hiện của sự

đồng dạng về tình cảm, suy nghĩ, hành vi mà cội nguồn của nó chính là sự đồng dạng trong tiêu thụ sản phẩm văn hóa. Với tốc độ toàn cầu hóa, mà phần nhiều là Âu - Mỹ hóa như ngày nay thì đến một lúc nào đó, việc khám phá

Một phần của tài liệu Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)