Sáng kiến kinh nghiệm hay sáng kiến khoa học Ngành giáo dục là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân thông qua: Viết bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc kết quả luận án, luận văn được bảo vệ thành công (trong năm bảo vệ) hoặc thiết bị dạy nghề tự làm, mô hình sáng tạo kỹ thuật đạt giải hoặc các đề tài khoa học được Hội đồng cấp khoa, cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia đánh giá đạt giải.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2018
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG ĐỀ THI THPT
QUỐC GIA QUA HAI TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
VÀ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Tác giả sáng kiến: Tạ Anh Ngọc, Hoàng Thị Lâm,
Tạ Hoàng Tâm, Đặng Thị Mai Hoa Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi (1): Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng
năm sinh Nơi công tác Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Tạ Anh Ngọc 09/12/1976
Trường THPTchuyên LươngVăn Tụy
Giáo viênNgữ Văn Thạc sĩ 25%
1 Hoàng Thị Lâm 25/07/1980
Trường THPTchuyên LươngVăn Tụy
Giáo viênNgữ Văn Thạc sĩ 25%
2 Tạ Hoàng Tâm 22/03/1981
Trường THPTchuyên LươngVăn Tụy
Giáo viênNgữ Văn Thạc sĩ 25%
2 Đặng Thị
Mai Hoa 09/08/1987
Trường THPTchuyên LươngVăn Tụy
Giáo viênNgữ Văn Thạc sĩ 25%
I Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ
LUẬN VĂN HỌC TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA QUA HAI TÁC PHẨM NGƯỜI
LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN VÀ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? –
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Lĩnh vực áp dụng: Dạy học Ngữ Văn ở trường THPT, ôn thi THPT Quốc gia
II Nội dung sáng kiến
1 Giải pháp cũ thường làm
Trang 3Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có thực tài về thể kí Sáchgiáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1 đã giới thiệu hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách viết
kí của hai nhà văn, đó là tác phẩm Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và Ai đã đặt
tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường Nhưng thực tế khi giảng dạy và ôn thi
THPT Quốc gia, GV và HS thường chỉ tập trung vào các tác phẩm thuộc thể loại khác
dễ nắm bắt, khám phá hơn như thơ, truyện ngắn, kịch mà chưa có sự quan tâm thíchđáng đến thể ký Thể kí là một thể loại đặc biệt nếu thầy cô chỉ quan tâm tới những kiếnthức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí muôn thuởvẫn khô khan, học sinh khó tiếp nhận được văn bản Vì thế, có thể khẳng địnhrằng: giảng dạy một tác phẩm kí là sự khó khăn, vất vả, công phu đối với giáo viên Hơnnữa hai nhà văn đều là những cây bút tài hoa uyên bác, thể hiện trên trang viết những trithức đa ngành, những liên tưởng tạt ngang tạt dọc khiến hai tác phẩm đều khó nắm bắtvới đối tượng học sinh Vì vậy các em đa phần đều “ngại” hai tác phẩm này Để giúp
GV và nhất là học sinh có kiến thức và kĩ năng làm dạng bài nghị luận văn học (dạngbài chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi THPT Quốc gia) về thể kí, chúng tôi đã chọn đềtài này
Từ trước đến nay, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứuthường đi sâu tìm hiểu cách dạy học hai tác phẩm trên theo đặc trưng thể loại, theo chủđề Thực tế hầu hết các công trình, bài viết, các sách tham khảo hiện nay mới chỉ dừng
ở việc hướng dẫn HS dạng đề phân tích cảm thụ; hoặc chỉ một số dạng đề nghị luận một
ý kiến bàn về văn học hay dạng đề so sánh Chưa có đã có nhiều bài bình luận, phântích, cảm nhận về hai tác phẩm trên nhưng chưa có một công trình, bài viết nào rènluyện cho học sinh những kĩ năng làm dạng đề nghị luận văn học qua hai tác phẩm nàyvới ba dạng cơ bản nhất (dạng đề phân tích cảm thụ; dạng đề bàn luận về một ý kiến vănhọc; dạng đề liên hệ - so sánh, đặc biệt là liên hệ với kiến thức chương trình Ngữ văn11)
Với phương pháp tìm hiểu vấn đề như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược
điểm như sau:
* Ưu điểm:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm
“cấp tốc” kiến thức để phục vụ kiểm tra, thi cử.
* Nhược điểm:
Trang 4- Người học không có được cái nhìn hệ thống về hai tác phẩm ký Không đượcrèn kỹ năng làm đề Trong khi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu để các em đạt điểmcao trong bài thi THPT Quốc gia cũng như trong tất cả các kỳ thi.
- Phương pháp cũ cũng không đáp ứng được yêu cầu tích hợp, liên môn, rèn kỹnăng, phát triển năng lực theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay
Đề tài của chúng tôi đã cung cấp những tri thức và kĩ năng cơ bản nhất để phục
vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên cũng như ôn thi THPT Quốc gia cho các emhọc sinh
2 Giải pháp mới cải tiến
Trước thực tế ấy, chúng tôi luôn trăn trở tìm ra cách để giúp HS nắm được các kỹnăng phương pháp làm các dạng đề nghị luận văn học qua hai tác phẩm ký tiêu biểu trong chương trình, nhằm tạo hứng thú cho cả người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực HS, đáp ứng được các yêu cầu của đề thi THPT Quốc gia
Chúng tôi đã vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia cho
HS và đã đạt được những hiệu quả mong đợi Có thể nói đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng, thiết thực, hiệu quả trong việc rèn kỹ năng, phương pháp cũng như cung cấpkiến thức cho HS Cụ thể như sau:
Tính mới, tính sáng tạo:
` - Với đối tượng nghiên cứu là “Rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học trong đề
thi THPT Quốc gia qua hai tác phẩm Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và Ai đã
đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường”, người viết tập trung chủ yếu vào
việc:
+ Hệ thống một cách khoa học các dạng đề và kỹ năng, phương pháp làm dạngbài nghị luận văn học (3 dạng đề nghị luận văn học cơ bản: dạng đề phân tích, cảm thụtác phẩm văn học; dạng đề nghị luận một ý kiến bàn về văn học; dạng đề so sánh vănhọc)
+ Hệ thống ngắn gọn, khoa học các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
+ Hệ thống đề luyện tập phong phú, mới mẻ về hai tác phẩm
+ Làm rõ yêu cầu và phương pháp, kĩ năng làm bài của
- Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu khác nhau như:
- Khảo sát, thống kê: xử lí tài liệu, tìm ra những nét nổi bật trong phong cách viết
kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trang 5- Phân tích, tổng hợp: chứng minh, lí giải, khái quát để làm sáng tỏ yêu cầu củacác dạng đề liên quan đến hai tác phẩm.
- So sánh đối chiếu: được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa cácđối tượng được so sánh trong dạng bài liên hệ - so sánh vấn đề văn học của lớp 12 vớivấn đề của lớp 11
Với cách làm như vậy, chúng tôi đã khắc phục được hạn chế của những giải pháptruyền thống khi tìm hiểu hai tác phẩm trên Đó là chỉ quan tâm đến tri thức, kiến thức
Đề tài này ngoại hệ thống kiến thức khoa học, logic, đầy đủ còn có cả hệ thống phươngpháp làm bài và các dạng đề luyện tập phong phú, phục vụ hữu ích cho GV và HSđãcung cấp cho GV những tài liệu thiết thực ý nghĩa cho quá trình giảng dạy, ôn tập và rènluyện những kỹ năng, phương pháp làm bài cho HS
III Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội dự kiến đạt được
1 Hiệu quả kinh tế
HS thường phải chi phí rất nhiều tiền của để mua các sách tham khảo (ước tínhtrung bình 100 000 đồng/ quyển), học các khóa học trên mạng xã hội để ôn thi THPTQuốc gia (khoảng vài trăm ngàn đồng) Đề tài này của chúng tôi sẽ giúp các em HS vàcác GV tiết kiệm một khoản chi phí lớn Đây là tài liệu bổ ích để các GV tham khảogiảng dạy, ôn tập cho HS; cũng là tài liệu hữu ích giúp các em HS ôn thi THPT Quốcgia hiệu quả
2 Hiệu quả xã hội
- Giúp ích cho việc giảng dạy, ôn tập của GV; ôn thi THPT Quốc gia của HS
- Khơi gợi niềm hứng thú, say mê khám phá thể kí, thấy được phong cách nghệthuật đặc sắc của hai nhà văn
IV Điều kiện và khả năng áp dụng
Có thể áp dụng cho việc giảng dạy, học tập và ôn thi THPT Quốc gia Vì vậy,sáng kiến này rất phù hợp đối với đối tượng là GV và HS trong nhà trường phổ thông
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ
Ninh Bình, ngày 1 tháng 5 năm 2018
Người nộp đơn
Trang 6PHỤ LỤCDANH MỤC VIẾT TẮT
1 GV: Giáo viên
2 HS: Học sinh
Rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia
qua hai tác phẩm Nguời lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân
và Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
A PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I Các bước làm bài nghị luận văn học nói chung.
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu về nội dung và thể loại của đề
- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý( dùng kí hiệu đánh dấu rõ ràng các cấp độ ý, các ýtrọng tâm cần nhấn mạnh và phân bố thời gian hợp lí cho mỗi ý)
- Bước 3: Viết bài (trong quá trình viết cần lưu ý tới thời lượng đã phân cho mỗi
ý để đảm bào độ sâu và hoàn chỉnh trọn vẹn được bài viết)
- Bước 4: Đọc lại bài, soát lỗi các loại, hoàn chỉnh bài viết
Yêu cầu chung: Xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đoạn trích để tìmhiểu, phân tích hoặc cảm nhận
II Phương pháp làm bài dạng đề cảm thụ, phân tích văn học:
Đây vẫn là dạng bài cơ bản, cần thiết mà HS phải thông thạo, nhuẫn nhuyễn, bởi
nó là cơ sở để triển khai các dạng bài đòi hỏi kĩ năng phức tạp hơn: nghị luận về một ýkiến bàn về văn học; dạng đề so sánh
1 Mở bài: bằng nhiều cách (giới thiệu dẫn dắt,nêu câu hỏi dẫn dắt, phản đề Tuy
nhiên cách an toàn và thông thường là giới thiệu dẫn dắt, theo mô hình: Thời đại vănhọc (hoặc trào lưu văn học) – tên tác giả - tên tác phẩm – giới hạn đoạn trích hoặc giớithiệu nhân vật –Sơ lược nội dung đoạn trích hoặc đặc điểm, ý nghĩa nổi bật của nhânvật
Trang 72 Thân bài: cần đảm bảo các ý theo trình tự
+ Về tác giả (Những thông tin cơ bản về tiểu sử, những nét tính cách đặc trưng cóảnh hưởng, ghi dấu trong sáng tác)
+ Về tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nhan đề, lời đề từ, thể thơ ; một vàiđánh giá, nhận xét nổi bật của các nhà nghiên cứu về tác phẩm
+ Về đoạn thơ, khổ thơ (vị trí, vai trò của nó đối với toàn bộ bài thơ) hoặc về nhânvật (vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong truyện)
+ Phân tích, cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích.(Chú ý:
Luôn bám sát việc phân tích, cảm nhận các yếu tố nghệ thuật để từ đó làm hiển
lộ nội dung cảm xúc và tư tưởng của tác phẩm hoặc đoạn trích
Trong quá trình phân tích cần liên hệ, so sánh giữa yếu tố đang phân tích với cácyếu tố tương tự ở tác phẩm khác của cùng tác giả hoặc của tác giả khác (cùng thời hoặckhác thời) để thấy được giá trị riêng biệt của yếu tố đang phân tích)
Hoặc phân tích nhân vật: xuât thân, đặc điểm tính cách, lời nói, hành động, suy nghĩ,diễn biến tâm trạng (chú ý khai thác lời độc thoại hoặc độc thoại nội tâm với nhân vậttrong truyện ngắn hoặc đoạn trích tiểu thuyết, chú ý lời đối thoại đối với nhân vậtkịch )
+ Đánh giá, khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích (đánh giá về đóng góp, giá trịcủa đoạn trích trong tổng thể tác phẩm, đánh giá tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác củatác giả hoặc trong trào lưu, thể loại hoặc đóng góp của tác giả với giai đoạn văn học
về các mặt : thể loại, ngôn ngữ, đề tài, cách biểu hiện )
+ Liên hệ: từ nội dung tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ hoặc ý nghĩa hình tượngnhân vật,liên hệ với thực tiễn đời sống xã hội hoặc bản thân để rút ra suy ngẫm, bài họcnhận thức và hành động
3 Kết bài: khái quát nội dung chính đã phân tích của đoạn thơ, bài thơ Gợi mở
hướng suy nghĩ mới hơn, rộng hơn về đoạn thơ, bài thơ, về truyện ngắn, đoạn trích haynhân vật
III Phương pháp làm bài dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài phổ biến trong các
đề thi ngữ văn ( cả đề thi học sinh giỏi lẫn đề thi THPT Quốc gia) Tuy nhiên nhiều em học sinh đặc biệt là học sinh không thuộc các lớp chuyên văn còn đang rất lúng túng trong kĩ năng làm kiểu bài này Rất nhiều em không phân biệt rõ được các dạng đề nên
Trang 8sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu Để làm tốt kiểu bài này các
em cần cónhững kĩ năng nhất định cách làm bài như sau:
- Yêu cầu đối với phần giải thích là học sinh cần nắm chắc những kiến thức líluận văn học cơ bản, những thuật ngữ văn học và vận dụng phù hợp trong quá trình giảithích Trong phần giải thích chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõnghĩa, tránh giải thích quá nhiều từ ngữ dẫn đến lan man, dàn trải.Thao tác giải thíchcần trải qua các bước cụ thể:
+ Bước thứ nhất: Giải thích cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, khái niệm, cách diễn
đạt mang chứa vấn đề nghị luận được đặt ra ở đề bài
+ Bước thứ hai: Khái quát nội dung, ý nghĩa của nhận định trong đề bài Trên cơ
+ Bước thứ nhất: Học sinh cần đề xuất ý kiến bình luận.Tùy theo tính chất của
vấn đề cần bình luận, học sinh cần khẳng định tính chất đúng, sai, tốt, xấu của vấn đềcần nghị luận một cách khách quan, trung thực
+ Bước thứ hai: Cần lí giải vì sao nhận định lại nói như vậy
*Chứng minh.
- Mục đích của chứng minh là vận dụng kiến thức lí luận văn học , tác giả, hoặc tácphẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề
Trang 9- Phần này yêu cầu học sinh cần bám sát vào định hướng của đề bài vì chứng minh nhậnđịnh từ kiến thức văn học không được lạc sang phân tích tác phẩm, không sao chépnguyên si, máy móc toàn bộ kiến thức về tác phẩm vào bài viết mà phải lựa chọn, chắtlọc những đơn vị kiến thức phù hợp, hợp lí, đúng yêu cầu của đề Cần có hệ thống luậnđiểm theo đúng yêu cầu của đề để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Các bước chứng minh
+ Bước thứ nhất: trình bày khái quát kiến thức tác giả, tác phẩm được lựa chọn
làm dẫn chứng để chứng minh
+ Bước thứ hai: xây dựng hệ thống luận điểm cho bài Đề bàn về một ý kiến bàn
về văn học không tách rời với việc phân tích cảm thụ tác phẩm văn học và để không bịlạc sang kiểu bài phân tích thông thường người viết phải xây dựng luận điểm bám sát ýcủa nhận định đã được triển khai ở phần bàn luận vấn đề, sau đó vận dụng kiến thức từtác phẩm văn học đã chọn để chứng minh
2.3.Đánh giá, mở rộng nhận định.
Mục đích của việc đánh giá, mở rộng để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện,thấu đáo hơn Giáo viên cần lưu ý học sinh khi bàn luận một vấn đề văn học, không chỉbàn luận trong nội hàm của vấn đề ấy mà cần mở rộng, nâng cao vấn đề Phần này họcsinh có thể làm qua các bước sau
+ Bước 1: cần đánh giá khái quát vấn đề cần nghị luận, khẳng định lại một lần
nữa tính đúng đắn của nhận định trong đề bài
+ Bước 2: So sánh, đối chiếu theo hướng tương đồng hoặc đối lập để làm rõ hơn
vấn đề nghị luận
+ Bước 3: Khái quát lại tác giả, tác phẩm được sử dụng làm dẫn chứng minh họa
cho vấn đề nghị luận dựa trên những định hướng từ vấn đề nghị luận
3 Kết luận.
Khẳng định lại vấn đề nghị luận
IV Phương pháp làm dạng bài so sánh văn học
1 Xác định các loại đề so sánh văn học thường gặp
1.1 So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:
Ví dụ 1: Đề khối D 2010: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dànhchăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mànhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn
Trang 1011) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe đượctrong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữvăn 12)
1.2 So sánh hai đoạn thơ
Ví dụ 1: Đề khối C 2008 (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng
và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Ví dụ2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trảivới trăm nơi
Để hồn tôi với baohồn khổ
Gần gũi nhau thêmmạnh khối đời
(Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập2, NXB Giáo dục 2011)
1.3 So sánh hai đoạn văn
Ví dụ 1: Đề khối C 2010 (khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông) trong hai bài kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc
Tường
Ví dụ2: Cảm nhận về hai đoạn văn sau: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu Mị lén lấy
hũ rượu cứ uống ực từng bát Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng,người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi
bạn đầu làng ” (Vợ chồng APhủ - Tô Hoài)
“ Phải uống thêm chai nữa Và hắn uống Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnhra.Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo
hành Hắn ôm mặt khóc rưng rức ” ( Chí Phèo –Nam Cao)
1.4 So sánh hai nhân vật
Ví dụ1: (Đề thi đại hoc –khối C 2009) Vẻ đẹp khuất lấp của: người vợ nhặt trong
Vợ nhặt của Kim Lân vàngười đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Ví dụ2: So sánh nhân vật Đan Thiềm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và viên quản ngục trong Chữ Người tử tù của NguyễnTuân.
Trang 11Ví dụ3: Bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô –Nguyễn Huy Tưởng) và Hộ (Đời thừa
–Nam Cao)
1.5 So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:
Ví dụ: Đề thi đại học 2012: So sánh kết thúc tác phẩm truyện ngắn Chí Phèo của NamCao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt củaKim Lân
-So sánh phong cách tác giả:
Ví dụ: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò Sông Đà,
nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuântrước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.6 So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm
Đề thi đại học khối C năm 2013 cũngcó thể xem là một dạng của so sánh: Về hình
tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến cho rằng:người lính
ở đây có dáng dấp của tráng sĩthuở trước; ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp Từ cảm nhận của
mình về hình tượng này, anh chị hãy bình luận những ý kiến trên
Đề thi đại học 2013 yêu cầu người viết hiểuđúng, hiểu sâu nhưng quan trọng là tựbày tỏ hiểu biết tùy theo năng lực nhận thức, không lệ thuộc tài liệu hay bài giảng củathầy cô Đáp án chấp nhận cảquan điểm khác hướng dẫn chấm nhằm khuyến khích thísinh mạnh dạn viết về vấn đề với cảm nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhau, trình độ khácnhau Vấn đề quan trọng quyết định đánh giá chất lượng bài thi văn lại chính là kỹ năngphân tích, so sánh, bình luận làm rõ vấn đề của học sinh
2 Các cách làm bài dạng đề so sánh văn học
Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, songđối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnhvăn, hay hai nhân vật phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách: Nối tiếp : Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau
Song song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từngluận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa
* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh
khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trongđáp án đề thi đại học - cao đẳng Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả
về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau Cáchnày học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết Bài viết rõ ràng, không rối
Trang 12sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích
ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
+ Lý giải sự tương đồng và khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bìnhdiện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân
*Cách2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện của
hai đối tượng Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinhnhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọnnhững dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm
đó Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đấtnước của Nguyễn Khoa Điềm Ứng dụng cách viết này học sinh không phân tích lầnlượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện:Xuất xứ - cảm hứng- hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình
Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài:
- Điểmg giống nhau:
Trang 13+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm
- Điểm khác nhau:
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm
Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân
* Hai cách làm bài của kiểu đề so sánh văn học là vậy, mỗi cách làm đều có mặtmạnh, mặt yếu khác nhau Trongthực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể ápdụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên Phải tùy thuộc vào cáchhỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phùhợp Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ mộtphần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết
B RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC QUA HAI TÁC PHẨM KÝ
I Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân
1 Kiến thức cơ bản
1.1 Tác giả:
a Tiểu sử:
- Quê quán: làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn
- Cuộc đời :
+ Là con của một gia đình công chức
+ Thời niên thiếu ông được đi nhiều nơi, tham gia chống người Pháp, từng làm thư kí nhà máy đèn
+Năm 1930, ông bắt đầu viết văn làm báo Năm 1937, ông chuyên tâm viết văn
b Sự nghiệp:
* Trước cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạng (Vang
bóng một thời)
* Sau cách mạng: Nguyễn Tuân dùng văn chương để phục vụ kháng chiến – nổi tiếng
với thể loại tùy bút (Tùy bút Sông Đà)
Trang 14=> Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một người nghệ sĩ phóng túng tài hoa, uyên bác, mộtnghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Năm 1996 Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn họcnghệ thuật
c Phong cách
* Trước cách mạng: cô đọng trong một chữ "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời làm
khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
- Nguyễn Tuân là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở: + Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và khen chê
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực + Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa + Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội
- Nguyễn Tuân là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ
"ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông Cái gốc của nhân cách đạo đức của Nguyễn Tuân là lòng yêu nước tinh thần dân tộc niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã
* Sau cách mạng: có những chuyển biến quan trọng:
- Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước cách mạng nhà avwn luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ Người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau cách mạng ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy vẫn hướng đếnnhững cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời anh bộ đội ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình
* Thể loại tùy bút là thể văn sở trường của Nguyễn Tuân: vì nó mang tính chủ quan và
rất tự do phóng túng Nhân vật chủ yếu là cái tôi của nhà văn Mạch văn biết hóa rất linhhoạt nhưng đôi khi khó hiểu
Trang 15- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng
từ đặt câu
- Với Nguyễn Tuân văn chương phải là văn chương nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã
là nghệ thuật thì phải độc đáo Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương là lòng yêu nước là nhân cách trong sạch
- Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành nặngnề
1.2 Tác phẩm:
a Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác :
- Trích trong tập tùy bút Sông Đà.
- Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút và một bài thơphác thảo Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm
1958
- Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của mộtnhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước,mình đã không còn “thiếu quê hương”
b.Về thể loại tùy bút:
- Một loại bút ký ghi chép người thật việc thật, không có cốt truyện, đặc biệt in đậm
cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất trữ tình
- Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình
c Nội dung :
- Hình tượng con sông đà :
+ Con sông hung bạo
d Nghệ thuật :
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo bất ngờ và rất thú vị
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
Trang 16- Câu văn đa dạng nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi,trữ tình.
- Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹpcủa núi sông, cỏ cây trên đất nước mình Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậmnét phong cách Nguyễn Tuân Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảytrên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệthuật đặc sắc
II Thân bài:
1 Khái quát:
- “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ khángchiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958
- Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niênxung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc Thực tiễn xây dựng cuộcsống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo
- Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vôcùng phong phú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương NguyễnTuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc Tình yêu nước ấy cũng chính
là tình yêu thiên nhiên tha thiết Khám phá về sông Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừngTây Bắc là một thành công đặc sắc của ông Chỉ có N.T mới không nhọc công dò đếnngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗphát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang nhữngcái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang Cũng chưa có nhà văn nàotrước N.T có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông
từ Lai Châu về đến chợ Bờ Cũng không có ai như Nguyễn, để có thể hạ bút viết đúng 3
Trang 17câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy Dòngsông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình.
2 Phân tích:
a Sông Đà hung bạo:
- Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹtchặt lấy lòng sông hẹp Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:
+ “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”
+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ can nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn
đá từ bờ bên này qua bên kia vách…
+ “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấymình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cáitầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” -> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bấtngờ và lạ lùng Cảm giác như N.T luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng nay
ăm ắp để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người
- Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồncuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …” bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạttheo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằnnhư lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người
- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cốngcái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuốnghoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác” Lối so sánh độc đáokhiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốnkhủng bố tinh thần và uy hiếp con người
- Âm thanh thác nước sông Đà:
+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơithật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá
+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêukhích”, “giọng gằn mà chế nhạo” Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, cácnhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của mộtcơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộngđang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng…” Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nướcsông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng,
Trang 18động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, N.T quả
là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật
- Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong nhữnghình thù đá vô tri Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồnvào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhănnhúm”, “méo mó” Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuânchúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận+ Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặtnước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hôngthuyền”…
+ Trùng vi thạch trận thứ II: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiềucửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn…
+ Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết,luồng sống ở ngay giữa
Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”.Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa,tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút VN
b Sông Đà – trữ tình:
- Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manhtrên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người Từ trên tàu baynhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiệntrong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …”
- Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:
+ “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canhhến”
+ Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …”
Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ
- Đến với sông Đà, hăm hở, say mê đến nỗi tác giả như thấy mình như đang “sắp
đổ ra sông Đà” Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan haibên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầunhung khỏi áng cỏ sương” …
- Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sônghoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”
Trang 19 Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, vàbằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu
tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹphiếm có – Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học ViệtNam
III Kết bài:
Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú Ở tùy bút “Người lái đò sôngĐà” chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giácquan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tàihoa Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy mãi trong dòng văn học nước nhà nhưniềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của nhân vật người lái đò Sông Đà trong
tùy bút Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân).
DÀN BÀI
1 Mở bài.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Dẫn dắt vào nhân vật người lái đò
2 Thân bài.
*Khái quát chung.
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đặc sắc trong tập tùy bút Sông Đà (1960) – thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tớimiền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc
- Mục đích chính của chuyến đi tới Tây Bắc của nhà văn đồng thời cũng là cảm hứng chủ đạo của cả tập ký là tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười – “thứ vàng đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động vùng núi sông hùng vĩ và thơ mộng này Chất vàng mười tâm hồn ấy đã được kết tinh qua vẻ đẹp độc đáo của nhân vật người lái đò Sông Đà
*Phân tích vẻ đẹp nhân vật:
Người lái đò nổi bật với 3 vẻ đẹp:
- Vẻ đẹp của một người tinh thạo trong nghề nghiệp.
+ Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “Nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”
+ Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “ nhớ tỉ mỉ như đóng đanh
Trang 20anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”.
- Vẻ đẹp của một người trí dũng tuyệt vời:
+ Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác Ông hiện lên như một vị chủ huy dày dạn kinh nghiệm:
+ Ở trùng vây thứ nhất:thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinhduy nhất nằm sát bờ trái và huy độg hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con
thuyền Luồng song hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng
và hông thuyền” Thậm chí còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm… nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm song trận địa phóng thẳng vào mình” Ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh
+ Ở trùng vây thứ 2, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào Cửa sinh lại bốtrí lệch qua phía bờ hữu ngạn Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này Ông không né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác”“cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy” Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng
+ Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn những bên phải bên trái đều là luồngchết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3
- Vẻ đẹp của một người tài hoa nghệ sĩ:
+ Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ Tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước : “ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để
mở đường tiến”, “Vút, vút…thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”
Trang 21Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ- khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có 3 tầng cổng “cánh mở, cánh khép” Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn.
+ Sau cuộc vượt thác gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của một nghệ sĩ “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh…”
*Đánh giá lại nội dung và nghệ thuật.
- Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí và luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ Ông chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn thử thách đó qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn
- Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đó tìm được nhân vật mới cho mình, những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ngay trong quần chúng lao động bình thường xung quanh ta Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm : người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày
- Đoạn văn tả trận thủy chiến, tập trung khắc họa hình tượng ông lái đò một lần nữa cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác giả.Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
3 Kết bài:
Khẳng định và nâng cao vấn đề
Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn văn :
“ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…… thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”
DÀN BÀI
.1 Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Dẫn dắt vào đoạn văn cần phân tích
2.Thân bài.
* Khái quát chung.
- “Người lái đò sông Đà” được rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960) Tác phẩm
Trang 22đại.Trong tùy bút Nguyễn Tuân xây dưng hình tượng con sông Đà vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo vừa mang vẻ đẹp nên thơ, trữ tình.
- Đoạn văn được trích dẫn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà
- Nếu như trong cảnh vượt thác băng ghềnh trên thượng nguồn, nhà văn Nguyễn Tuân đã tung ra một vốn từ ngữ chính xác, mới lạ và vô cùng ấn tượng để làm nổi bật cuộc chiến đấu giữa ông Đò với thần sông thần đá có đủ tướng mạnh quân đông bằng một giọng văn mạnh mẽ, nhịp văn dồn dập thì đến đoạn văn này nhịp văn thay đổi bằng
sự nhịp nhàng, mơ màng, êm dịu để diễn tả vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông
* Phân tích đoạn văn.
Đoạn văn đã tái hiện vẻ đẹp Sông Đà qua một số khía cạnh
- Cảnh ven sông lặng tờ hoang dã, vắng lặng, tràn đầy sức sống , mang sắc màu
huyền thoại
+ Câu đầu của đoạn văn được bắt đầu bằng hình ảnh “Thuyền tôi trôi trên sông
Đà…… Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí, đời Trần thế mà thôi gợilên sự nhẹ nhàng , êm ái tạo nên không gian nghệ thuật như đưa khách sông Đà vào thế giới cổ tích
+ Hình ảnh liên tiếp được tái hiện qua những câu văn giàu sức gợi, giàu hình
ảnh: “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
Bao trùm cảnh vật là một màu xanh mơn mởn, hoang sơ Đoạn văn đẹp như một bứctranh lụa nhờ việc sử dụng rất nhiều định ngữ: “cỏ gianh đẫm sương đêm”, “lá ngô non đầu mùa” chính những hình ảnh thi vị ấy đã kéo dòng sông hiện đại trở về gần với thựctại hơn
+Đặc biệt hai câu văn “bờ sông hoang dại bờ sông hồn nhiên ” khiến ta tưởngđây là hai vế của một câu song quan trong bài phú lưu thủy Nghệ thuật điệp cấu trúc đãkết dính hai câu thành một bè thơ gợi cảm, bồng bềnh, vấn vương cảm xúc hoài cổ mà
ta đã bắt gặp ở người nghệ sĩ một thời vang bóng này Nguyên Tuân đã tìm về vẻ đẹp xưa trong cái ngày hôm nay => tình yêu quê hương xứ sở Nguyễn Tuân so sánh khôngphải để cụ thể hóa sự vật mà để trìu tượng hóa, thơ mộng hóa Lời văn chứng tỏ sự tài hoa của cây bút bậc thầy về ngôn ngữ, ông đã dùng tưởng tượng để tạo nên liên tưởng nhằm gieo vào lòng người đọc bao cảm xúc để được cùng nhà văn tận hưởng cái vẻ đẹp hoang dại và hồn nhiên của bờ bãi sông Đà
+ Khao khát hướng tới tương lai của sông Đà.
- Say đắm trong cái tĩnh mịch của dòng sông nhưng nhà văn vẫn “thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ Yên Bái –
Trang 23Lai Châu”
Có lẽ đây là cách làm duyên của Nguyễn Tuân cách nói vừa tô đậm ấn tượng về một không gian lặng lẽ, mơ màng đến độ phải “thèm giật mình” để rũ mình khỏi giấc mộng xưa Nguyễn Tuân muốn gửi gắm cái khao khát được ngắm nhìn sự đổi mới của đất Tây Bắc hoang dã trong không khí xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc trong những năm 1960
- “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi án cỏ sương như tiếng bạc rơi thoi” + Những định ngữ “thơ ngộ, đầu nhung, cỏ sương ” giống như một chiếc đùa thần kì diệu chạm tới đâu thì ở đó sự vật như cựa quậy, sống động có hồn Cái hoang dại không mất đi mà trái lại đêm đến cho người đọc một vẻ đẹp tươi tắn, tinh khiết văngvẳng trong không gian tĩnh lặng của đôi bờ sông đà là một tiếng “còi sương” ngân xa như mở ra một chân trời thơ bát ngát
+ Cuộc đối thoại giữa ông khách sông khách sông Đà và con vật “lành” đích thực là một bài thơ trữ tình, nó chập chờn chơi vơi Hươu hỏi người hay người tự hỏi một giả định vừa thực vừa ảo Chỉ cần một nét vẽ của Nguyễn Tuân về đàn hươu núi đã gợi trước mắt người đọc cái vẻ đẹp hoang dã hồn nhiên của con sông
+ Hình ảnh “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” như manh sức nặng của một tâm hồn đang hòa vào cũng cảnh vật Một câu văn có
cả màu sắc, đường nét và đặc biệt cách miêu tả của nhà văn cũng vô cùng độc đáo Biệnpháp nghệ thuật so sánh cùng với nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi lên không gian tĩnh mịch đến độ người ta có thể nghe thấy cả tiếng cá quẫy đuôi làm đàn hươu phải giật mình và ông khách sông Đà cũng chợt tỉnh mộng để quay về thực tại
* Đánh giá nội dung và nghệ thuật.
- Đoạn văn được đánh giá là hay nhất của tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” Cả đoạn văn như một bài thơ văn xuôi đầy cảm xúc, đầy chất trữ tình, đã tái hiện thành công vẻ đẹp của Đà giang nơi trung lưu êm ả
- Đoạn văn một lần nữa cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân
Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác giả.Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao tạo nên những câu văn nhịp nhàng, co duỗi vô cùng đặc biệt
Nguyễn Tuân yêu Tây Bắc, yêu một trời hoa ban trắng, yêu ông lái đò nghệ sĩ, yêu con sông Đà hung bạo và trữ tình phải chăng đó là thứ tình yêu sông núi với rừng vàngbiển bạc, yêu con người Việt Nam tài hoa dũng cảm Và ông đến với sông Đà như một
Trang 24cái cớ, một cơ duyên để ông được thỏa thuê với khát vọng khám phá, khát vọng thể hiệncái tôi trữ tình nghệ sĩ của mình.
3 Kết bài.
Khẳng định và nâng cao vấn đề
Đề 4: Nhận xét về hình tượng người lái đò trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc, ông đò là vị chỉ huy trí dũng tuyệt vời” Bằng cảm nhận về hình tượng người lái đò, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- cuộc chiến đấu không cân sức cuộc chiến đấu mà sức lực hai bên tham gia giao
chiến không cân bằng nhau
* Chứng minh qua hình tượng người lái đò.
- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại Cuộc đời sáng tác của ông là những cuộc săn tìm cái đẹp.Trong
Trang 25con mắt của tác giả, mọi đối tượng thiên nhiên đều tồn tại nghiêng về phương diện văn hóa, thẩm mĩ, con người tái hiện nghiêng về phương diện tài hoa, nghệ sĩ.Trên hành trình đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp, quan niệm về cái đẹp của nhà văn có nhiều thay đổi Nếu trước năm 1945, cái đẹp trong văn chương của ông là cái đẹp của một thời vang bóng, của quá khứ thì đến sau cách mạng cái đẹp ấy gắn liền với cuộc sống và conngười hiện tại Cái đẹp khác thường, cái đẹp phi thường đã trở nên cái bình thường
“Người lái đò sông Đà” rất tiêu biểu cho hai phương diện vừa nêu
+ “Người lái đò sông Đà” được in trong tập kí “Sông Đà” (1960), đây là một tác phẩm tùy bút có giá trị rất sâu sắc cả về văn học và xã hội Tác phẩm này là kết quả của nhiều dịp mà Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp Đếnvới Tây Bắc không phải để thỏa mãn những “cơ hội giang hồ”, mà nhà văn đi tìm cái đẹp, “cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công việc, xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền” (Nguyễn Tuân) Vì vậy cảm hứng chủ đạo trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” là ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, những người lao động thầm lặng, vô danh mà vĩ đại, phi thường Cảm hứng
ấy được thể hiện thật độc đáo qua vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà không chỉ trí dũng tuyệt vời, mà còn là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác vượt ghềnh của mình
- Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà:
+ Khái quát: Trong tác phẩm, nhà văn xây dựng hai nhân vật đó là con sông Đà
và người lái đò trên dòng sông ấy Đó là một dụng ý nghệ thuật cao tay của bậc tài tử tài hoa Bức tranh thiên nhiên dữ dội, con quái vật hiểm ác, kẻ thù số một kia chỉ là phông nền để tác giả tô vẽ, ngợi ca, tôn vinh sức mạnh kì vĩ của con người Vì thế, hình tượng người lái đò sông Đà được nhà văn xây dựng như một dũng tướng tài ba, là một nghệ sĩ lão luyện trong nghề chèo đò vượt thác
+ Vốn dĩ xuất thân từ núi rừng nên ông lái gắn bó chặt chẽ với cuộc sống nơi đây Ông sinh ra trên bờ sông Đà, dòng sông thác lũ đó là nguồn nuôi sống cho ông ngay từ khi còn để trỏm Cho đến cuộc sống sau này, cuộc đời ông vẫn là những hành trình leo thác, vượt sông, hình như con người và thiên nhiên gắn bó mật thiết cho nên khi đã nghỉ đò mà ông vẫn nhớ về thác lũ và trận địa đá trên sông
+ Trên dòng sông Đà, người lái đò xuôi ngược cả trăm lần Dòng sông với ông
“như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm
Trang 26vào trí nhớ của mình từng con thác, xoáy nước, luồng lành, luồng dữ, cửa sinh, cửa tử; thông minh, gan dạ, hoạt bát, tự tin như một dũng tướng trong trận đồ bát quái, đưa người và hàng vượt qua 73 con thác đến đích an toàn.
+ Phân tích: Người lái đò là người rất mực trí dũng ,bản lĩnh,tài hoa
Để làm nổi bật phẩm chất này, Nguyễn Tuân đã có dụng ý nghệ thuật sâu xa là để cho người lái đò xuất hiện trên một hoàn cảnh đầy thử thách, khốc liệt Nguyễn Tuân khẳng định “Ông muốn ghi cái đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà”
Tái hiện hình ảnh người lái đò điều khiển con thuyền vượt qua 3 vòng vây của thạch trận ( Học sinh phải nhớ được dẫn chứng tiêu biểu để đưa vào phân tích nhân vật, tránh phân tích chay, nói chung chung sẽ không có sức thuyết phục)
+ Trong thiên tùy bút, hình tượng ông đò còn được tác giả khám phá ở góc nhìn của một người lao động bình thường trong giờ phút ngừng chèo, nghỉ ngơi Ở góc nhìn này, Nguyễn Tuân cho người đọc thấy được vẻ đẹp giản dị, đời thường của một người lao động
+ Thông qua hình tượng ông đò, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: ngườianh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động hằng ngày + Có thể liên hệ so sánh hình tượng người lái đò sông Đà với hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) để thấy được điểm tương đồng
và khác biệt giữa hai nhân vật, từ đó thấy được điểm nhất quán và sáng tạo của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật
3 Kết bài:
Hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã trở thành một trong những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám