ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ HIỀN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY LUẬN VĂ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HIỀN
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HIỀN
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập phấn đấu, được các Quý Thầy giáo, Cô giáo nhiệt tình giúp đỡ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình Để có được kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, công tác và hoàn thành khóa học này
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, các thầy cô giáo,
cùng toàn thể cán bộ nhân viên Khoa đã tạo mọi điều kiện chỉ bảo tận tình và cổ vũ, động viên tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý báu
để hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm PGS TS Trần Thị Kim Oanh; cùng tập thể lớp K20 - Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS TS
Trần Đăng Sinh Thầy đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này,
đồng thời chỉ dạy cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn này hoàn thành
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, 19 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hiền
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3 Mục đích và nhiệm vụ 7
4 Đối tượng và phạm vi 7
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 8
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
8 Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 9
1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn 9
1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục 17
1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 21
1.3.1 Nguồn gốc 21
1.3.2 Bản chất 26
1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 28
1.4 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 42
1.4.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường 42
1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày 45
Tiểu kết chương 1 48
Trang 6Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt 50
2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 50
2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 50
2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt 53
2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 59
2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay 59
2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay 71
Tiểu kết chương 2 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 87
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán thì nó xuất hiện từ thời Hùng Vương Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người (đặc biệt là ở khu vực Á đông) Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều ý kiến khác nhau Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam Trước bối cảnh đó, nhiều quốc gia, dân tộc đã có những động thái tích cực bằng cách chấn hưng tín ngưỡng văn hóa dân tộc, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai một hoặc có thời kỳ bị thờ ơ, xem nhẹ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một việc cấp thiết hiện nay, bởi nó góp phần tăng sức đề kháng cho văn hóa dân tộc
Một nguyên nhân nữa, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và chống quân Mỹ xâm lược, nhiều người thân yêu ruột thịt của chúng ta đã không trở về Sự mất mát, hi sinh đó không thể nào bù đắp được Vì vậy người ta nghĩ nhiều đến vấn đề tâm linh và tìm đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với mong muốn khỏa lấp được sự cô đơn sự trống trải trong lòng, xoa dịu tâm hồn người đang sống
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã
Trang 8hội Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị hủy diệt… đã tạo ra tâm lý bất an Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có biểu hiện tả khuynh có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động, nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê tín dị đoan cần phải bài trừ
Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến việc các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia tăng Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương trong cả nước Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có biểu hiện tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vong, địa vị gây chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ, tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín
Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Bản thân tác giả ngay từ khi còn bé đã thấy rằng mỗi khi gia đình có chuyện gì thì ông bà cha mẹ đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã khiến cho tác giả tò mò, thắc mắc Khi lớn lên tác giả đã có cơ hội để tiếp cận
và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần từng bước đi tìm câu trả lời cho chính mình
Trang 9Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến sâu rộng trong cả nước, tuy nhiên tác giả chỉ tìm hiểu và khảo sát ở phạm vi vùng Bắc Bộ
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Vì lẽ đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó có các nhà nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy Để làm sáng tỏ giá trị cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có không ít những công trình nghiên cứu được công bố trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này Các tác phẩm như:
- Cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh (1995)
- Cuốn “ Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”, của Toan Ánh,
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội (1996)
- Cuốn “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” của Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996)
- Cuốn “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh, nhà xuất bản
Thành Phố Hồ Chí Minh (1997)
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu sự hội nhập nghi lễ công giáo
với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”, của
Mai Diệu Anh Trong công trình này, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận tiếp
Trang 10cận sự hòa nhập nghi lễ công giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Phát huy những giá trị tích cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Mến Trong công trình này tác giả đã Làm rõ khái
niệm, nguồn gốc và vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng của Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay (Hà Tây cũ) Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một
số địa phương của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
- Công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Sinh “Những khía cạnh
triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010 Trong công trình này,
tác giả đã đi sâu, khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang tính điển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng Trong bối cạnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo đức, văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó đối với người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp tục được nghiên cứu để phát huy những giá trị của nó đối với đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân tộc
Trang 113 Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện nay
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày
- Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng
tổ tiên
4 Đối tượng và phạm vi
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá
trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt, đánh giá xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận : Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
Trang 12tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo
- Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã
sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lô gich - lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch
6 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đề tài góp phần trình bày một số giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ của người Việt, từ xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước phát huy yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực của quan niệm về giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhằm phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đồng thời góp phần định hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Bộ
Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu môn tôn giáo học và các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Trang 13Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn
* Tín ngưỡng
Tín ngưỡng, vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
lý giải Ở Việt Nam có những hiện tượng tín ngưỡng nếu xét theo các tiêu chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thủy, hay các tôn giáo sơ khai Tuy nhiên, sự phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương đối Trong đời sống xã hội, ngôn ngữ, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật, hiện tượng được con người gửi gắm niềm tin Quá trình ấy có thể đi kèm theo
là huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa Khi nói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do
về tín ngưỡng tôn giáo Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm trên tôn giáo, là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành tôn giáo Không có tín ngưỡng sẽ không có tôn giáo Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngưỡng và tôn giáo” [60, tr.68]
Tuy nhiên, Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo” [64, tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo
Trang 14Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr.283]
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu
là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [53 tr,16]
Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa
tổ chức cộng đồng Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục) Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng) Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành tôn giáo Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [50, tr.262]
Trang 15Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [60, tr.82]
Ở phương Tây, phổ biến thuật ngữ tôn giáo bình dân Thuật ngữ đó có thể hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo dư luận hoặc
bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo lối chính thống chủ yếu xuất phát
từ việc nghiên cứu giáo lý, suy tư rồi giác ngộ mà theo Hoặc cũng có thể hiểu
là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền từ xa xưa, gần gũi với cộng đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ, thậm chí các hình thức bói toán, tướng số… Ở đó cả tầng lớp trí thức, mặc dù ít tin theo nhưng vẫn tham gia Ở những lễ hội, đám rước… đó vẫn đa phần lớp bình dân, ở nông thôn hưởng ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong dân tộc Niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng biểu hiện ở những nền văn hóa khác nhau và rất
đa dạng
Trong công trình nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy”, E.B Tylor cho rằng:
“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực
sự mọc lên từ đó Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái
cũ hơn là những sản phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích” [58, tr.939]
X.A Tocarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết:
“Mặc dù bác bỏ luận thuyết về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi vẫn không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các tín ngưỡng Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ đến mức
Trang 16nào Bất kỳ một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tồn tại trong nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều kiện sản sinh ra
nó đã thay đổi” [57, tr.55] Theo ông, các hình thức tôn giáo sơ khai là: tô tem giáo, bùa mã và lễ ám hại, chữa bệnh bằng phù phép, lễ dục tình, ma chay, lễ thành niên, sự thờ cúng của nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, sự thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Naguan giáo, sùng bái hội kín, thờ cúng thủ lĩnh, thờ thần bộ lạc, thờ thần nông
Như vậy, ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôn giáo bao hàm cả các tôn giáo có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và tôn giáo nguyên thủy Do vậy, theo họ, tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo, nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo Tuy nhiên, niềm tin vào cái thiêng đó, cũng theo hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên…
Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hóa, chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người Do vậy, tín ngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử
Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần
bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập
Trang 17quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch
sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó
Một vấn đề được đặt ra, vậy tôn giáo và tín ngưỡng là đồng nhất hay
khác nhau? Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ănghen viết: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [39, tr.437]
Dưới góc độ văn hoá học, Nguyễn Hồng Dương trong tác phẩm “Tôn
giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển” đã từng định nghĩa: Tôn giáo
thuộc lĩnh vực tinh thần của văn hoá được hình thành trong lịch sử Một mặt
nó phản ánh quan niệm và cách ứng xử về chuẩn mực luân lý, đạo đức, lối sống theo cung cách của nền văn hoá mà nó chịu sự tác động Như vậy, tác giả cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng văn hoá tinh thần phản ánh sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện thông qua những hành vi ứng xử của họ Nhận thức và hành vi của cộng đồng tôn giáo luôn được thể hiện ở hai mặt: tâm linh và xã hội Về mặt tâm linh, thông qua các nghi lễ thực hành tôn giáo con người bày tỏ niềm tin và tình cảm sâu sắc của mình đối với lực lượng siêu nhiên vô hình, cũng qua đó con người thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của họ trong cuộc sống trần tục
Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo luật có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của các tín đồ trong cuộc sống
Như vậy, về bản chất, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều là những hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh hiện thực một cách sai lầm, hư ảo; niềm tin của con người đối với lực lượng siêu nhiên, thế giới vô hình và cuộc sống sau khi
Trang 18chết là cơ sở của mọi tôn giáo và tín ngưỡng Bởi vậy, một số tác giả đã đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo, như: X.A Tocaret Hoặc các công trình nghiên cứu của Đặng Nghiêm Vạn thường sử dụng thuật ngữ tôn giáo để chỉ các hiện tượng biểu thị niềm tin đối với lực lượng siêu nhiên, kể cả niềm tin vào linh hồn người chết Đặng Nghiêm Vạn đã coi hiện tượng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tôn giáo dân tộc Đây là quan điểm khá phổ biến của các học giả hiện nay khi nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người Việt Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra sự khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng về hình thức biểu hiện và trình độ tổ chức còn về bản chất thì không có sự khác biệt đáng kể
Hiện nay, có cách hiểu về tín ngưỡng, họ cho rằng: tín ngưỡng có trình
độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo về mặt tổ chức, thiết chế, giáo chủ… Bên cạnh đó, có những cách suy nghĩ cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng đồng nhất và gọi chung là tôn giáo, đồng thời có sự phân biệt giữa tôn giáo dân tộc, tôn giáo quốc tế, tôn giáo vùng miền Tác giả không đi sâu vào sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mà chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tín ngưỡng của các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm một định nghĩa về tín ngưỡng chung “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội Và một khi những nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” [49, tr.12] Theo quan
điểm của người viết, thì tín ngưỡng được hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ
thống những niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con người đối với những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ phụng
Trang 19*Tổ tiên
Theo quan niệm của nhiều người, “Tổ tiên” là những người đã qua đời trong một dòng họ Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kị, ông
bà, cha mẹ… những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu” [42, tr.25] Còn tổ tiên trong xã hội nguyên thủy là tổ tiên tô tem giáo của thị tộc Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tô tem giáo ra đời khá sớm Ở thời kỳ thị tộc mẫu
hệ, tổ tiên tô tem là những vật trong thiên nhiên được thần thánh hóa hoặc là các vị thần Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên lại là những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy, khi mất họ trở thành thần che chở cho gia đình thị tộc
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn Họ thường là những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc nhưng đã mất, có quyền thừa kế
và di chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận
Trong quá trình phát triển của lịch sử khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi phát triển Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình,
họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người
có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng Họ là những anh hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian tôn giáo Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa…
*Thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh
Trang 20Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi
lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo Mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong không gian thờ cúng
“Thờ” có ý bao hàm một hành động biểu hiện sự sùng kính một
đấng siêu nhiên như thần thánh, tổ tiên, đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng
xử với bề trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thần hay một người có ơn với mình “Thờ” trong thờ cúng tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm của con cháu hướng về cội nguồn Thờ tổ tiên là thể hiện sự thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ che chở của tổ tiên
“Cúng” là yếu tố mang tính lễ nghi, là dâng lễ vật cho tổ tiên, những
người đã khuất, là sự thực hành một loại động tác (cúng, vái, lạy…) của người được quyền thờ cúng Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được quy định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc
“Thờ” và “cúng” là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt – đó là sự phụng thờ tổ tiên
Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hi vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái chủ yếu khiến sự thờ phụng thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nếu không có “thờ” mà chỉ có
“cúng” thì tự bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có phần thiêng,
Trang 21không có sự hấp dẫn nội tại và dễ thành nhạt nhẽo, vô vị, mai một Sự “cúng”, tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo, tạo nên sức hấp dẫn, nó chính là hương vị, màu sắc, chất keo dính thỏa mãn niềm tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của chủ thể thờ cúng
Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc phụ quyền Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước…
1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục
Vấn đề thờ cúng tổ tiên là tôn giáo, một tín ngưỡng dân gian hay tập tục, là truyền thống của dân tộc, hay là quốc đạo thì vẫn chưa có sự thống nhất, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt Do đó, Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội có tính phổ biến Một thời gian dài, tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên chưa được hiểu đầy đủ, nên người ta ứng xử với loại hình tín ngưỡng này chưa thật thỏa đáng Cho dù có thời kỳ lịch sử, ai đó đã từng phê phán, thậm chí còn liệt thờ cúng tổ tiên vào loại
“mê tín dị đoan” đi nữa thì cho đến đầu thế kỷ XXI thờ cúng tổ tiên lại trỗi
dậy Điều đó nói lên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong lòng dân tộc
Khái niệm tôn giáo bao gồm toàn bộ quan niệm, ý thức tôn giáo, tình cảm tôn giáo, hành vi hoạt động và tổ chức tôn giáo Tín ngưỡng chỉ mang hình thức tôn giáo khi ý thức con người phát triển đến trình độ tư duy trừu tượng, có thể hình thành các biểu tượng như “đấng sáng thế”, “thế giới tâm
Trang 22linh” xuất hiện tầng lớp người chuyên làm nghề tôn giáo, xuất hiện hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ, hệ thống các nơi thờ cúng được tổ chức chặt chẽ Tôn giáo, tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần, là phần sâu lắng nhất, nó thuộc về đời sống tâm linh của con người, cho nên nó là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong văn hoá tộc người Mỗi khi gặp nhiều điều rủi ro bất hạnh trong cuộc sống, muốn thoát khỏi mọi điều đau khổ trên trần gian, thì con người lại gửi gắm niềm tin vào lực lượng siêu nhiên hư ảo và cầu xin ở nơi thờ cúng các vị thánh thần Cũng vì lẽ đó mà tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân rất vững chắc và lâu bền, ngay cả khi những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi
Các học giả như Toan Ánh, Hoàng Quốc Hải… đã khẳng định, thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà thực chất đó là một phong tục, một tín
ngưỡng Trong tác phẩm “Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt
Nam” tác giả Toan Ánh đã cho rằng “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ
tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo giáo, vì một đạo giáo phải có giáo chủ và giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian tu sĩ Thờ cúng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã
khuất mà thôi” [3, tr.4] Còn tác giả Hoàng Quốc Hải trong cuốn “Văn hóa
phong tục” viết: “ Phải khẳng định rằng, thờ cúng tổ tiên ở nước ta chỉ là một
tín ngưỡng mang tính đạo lý, chứ không phải là một tôn giáo” [24, tr.14]
GS Phan Đại Doãn quan niệm thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng gắn liền với sự củng cố quan hệ họ hàng, gia đình Không ít người cho rằng thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một loại hình tín ngưỡng, hay tín ngưỡng dân gian Tác giả Hà Văn Tăng – Trương Thìn lý giải: “Từ xa xưa thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng sâu sắc của người Việt… nhưng từ
đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt Thoạt nhìn, có thể coi đó là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều
Trang 23làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm này Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất, cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các tôn giáo xưa và nay” [45, tr.149 – 150] Tín ngưỡng này mọi niềm tin đều mang tính nguyên thuỷ, chất phác không thông qua các giáo chủ, giáo lý và giáo hội nào
Trong khi các học giả trên không thừa nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
là một tôn giáo, thì cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi lại cho rằng nó gần như là một thứ tôn giáo Còn giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì khẳng định thờ cúng tổ tiên là tôn giáo và nằm trong “hệ thống tôn giáo dân tộc” Tác giả viết: “Cũng cần lưu ý rằng, ta không thấy ghép từ giáo sau các tôn giáo mới phát sinh như Cao Đài, Hòa Hảo… hay các tôn giáo truyền thống như đạo tổ tiên, đạo thờ thành hoàng làng… Gần đây bản thân tác giả muốn gọi là hệ thống tôn giáo dân tộc” [60, tr.24]
Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính thì xem thờ cúng tổ tiên như là một tập tục truyền thống mang giá trị đạo đức, thể hiện lòng thành kính nghĩa cử của con cháu: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người” [6, tr.20 - 21]
Ở miền Bắc nước ta, nhiều người gọi thờ cúng tổ tiên hay là đạo thờ tổ tiên Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân chúng quan niệm
“đạo” ở đây không có nghĩa là một tôn giáo, như đạo Công giáo, đạo Phật, đạo Hồi mà phải hiểu nó như là đạo lý làm người, đạo làm con, đạo hiếu
nghĩa Trong tác phẩm “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, tác
giả Ngô Đức Thịnh nêu lý do ông gọi Thờ cúng tổ tiên là đạo vì: “Khái niệm
Trang 24đạo ở đây, theo ý nghĩa là “con đường”, “cách thức” đưa con người đạt tới niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên Như vậy, đạo theo nghĩa rộng nó có thể bao gồm cả một số hình thức tín ngưỡng và tôn giáo, còn đạo theo nghĩa hẹp hơn là chỉ một số hình thức tín ngưỡng phát triển có xu hướng trở thành tôn giáo sơ khai hay là tôn giáo dân gian” [53, tr.17 – 21]
Còn ở miền Nam nước ta, thờ cúng tổ tiên lại được nhân dân gọi là đạo ông bà Nguyễn Đình Chiểu viết: “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ” Một số nhà nghiên cứu cho rằng, có thể gọi là đạo thờ cúng tổ tiên cũng được, nhưng đạo ở đây không có nghĩa như: đạo Kitô, đạo Hồi, đạo Phật… mà phải hiểu như đạo làm người, làm con,… và những đạo
ấy không thể là một tôn giáo vì đã là một tôn giáo thì phải có người sáng lập, giáo lý, giáo luật, giáo hội, lễ nghi…
Như vậy, thờ cúng tổ tiên là phong tục, truyền thống, tín ngưỡng hay tôn giáo thì vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau, bởi theo tiêu chí truyền thống về tôn giáo, các yếu tố cần có như người sáng lập, giáo lý, giáo luật, giáo hội, lễ nghi là những tiêu chí rất quan trọng Nếu theo những tiêu chí này thì chỉ có thể kể tới các tôn giáo có tính chất quốc tế như Phật giáo, Kitô giáo, hay những tôn giáo khu vực như Ấn Độ giáo còn hầu hết các hình thức thờ cúng, tế lễ khác được coi là tín ngưỡng
Bản thân tác giả đồng tình với việc coi thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, tập tục truyền thống vì thờ cúng tổ tiên được hình thành trực tiếp từ cuộc sống phong phú, đa dạng, có kết cấu đơn giản, mang tính dân dã đời thường; Thờ cúng tổ tiên thiếu những căn cứ cơ bản của một tôn giáo như người sáng lập, hệ thống tổ chức, giáo lý, giáo luật,…; Trong thờ cúng tổ tiên
Trang 25yếu tố hàng đầu không phải là niềm tin tôn giáo mà là đạo lý, đó là việc làm
để tưởng nhớ tổ tiên, hướng về cuội nguồn
Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc phụ quyền Với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại, có khả năng che chở, phù giúp con cháu, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ phụng Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ
sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước…
1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên
1.3.1 Nguồn gốc
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội Do đó, tìm nguồn gốc của nó không phải trong ý thức mà phải trong điều kiện lịch sử xã hội, lịch sử hoạt động thực tiễn của con người
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì sự bất lực của con người trong đấu tranh với tự nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội Cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy là nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính Vì thế cuộc sống lệ thuộc rất nhiều vào
Trang 26môi trường tự nhiên Xã hội cộng sản nguyên thủy được tổ chức dưới hình thức thị tộc, bộ lạc Đó là những cộng đồng người có đặc điểm cơ bản là cùng huyết thống, sống trên địa bàn tương đối ổn định, hợp tác tương trợ trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai và chiến tranh xâm chiếm của các thị tộc, bộ lạc khác Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất
Thời kỳ đầu của công xã thị tộc, công cụ lao động còn hết sức thô sơ, trình độ lao động giản đơn, năng suất lao động rất thấp Do vậy cuộc sống của người nguyên thủy vẫn không cách xa cuộc sống của loài vật Ý thức cá nhân chưa định hình, dẫn tới việc ý thức xã hội của họ cũng mang tính bầy đàn, đơn thuần Về sau, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tìm ra lửa, dùng cung tên trong săn bắn đã tạo ra bước thay đổi căn bản trong ý thức người nguyên thủy Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của ý thức công xã nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên Giới tự nhiên huyền bí bao quanh con người luôn đe dọa cuộc sống bởi những tai họa bất thần như: bệnh tật, mưa bão, nắng, hạn hán, thú dữ… và sau này, cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên và lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị lên cuộc sống hằng ngày của họ Bế tắc trong cuộc sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trong đời sống tinh thần
Cùng với biểu tượng về các thần linh, biểu tượng về tô tem xuất hiện trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ Theo X.A.Tôcarev, thờ cúng tổ tiên trong thời
kỳ này chỉ mới manh nha, chưa là hiện tượng phổ biến Tô tem giáo là giai đoạn phát triển đầu tiên của thờ cúng tổ tiên Thời tô tem giáo, con người đã nhận một vật, con vật làm tổ tiên trong bộ lạc để cầu mong cho họ có một cuộc sống yên lành, ấm no Vì thế có sự kiêng kỵ là không được xúc phạm vật
tổ nhưng họ đã phá vỡ sự kiêng kỵ đó và ăn thịt vật tổ Họ thấy sự sỡ hãi, sợ
bị trừng phạt Sự hạn chế của con người trước tự nhiên và xã hội, dẫn đến sự
Trang 27hạn chế về việc giải thích cái chết của con người Khi chết thì linh hồn đi đâu thể xác đi đó hay linh hồn sẽ đi đâu?, thế giới bên này, thế giới bên kia, sự sống cái chết như thế nào… họ không lý giải được hoặc giải thích sai Đó là những tiền đề của thờ cúng tổ tiên
Không chỉ có mối quan hệ với tự nhiên, mà trong quá trình tồn tại và phát triển giữa con người còn có mối quan hệ với nhau Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, chế độ người bóc lột người cũng là một trong những nguồn gốc
xã hội chủ yếu làm nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Xã hội cổ truyền của người Việt có những cơ sở kinh tế xã hội nhất định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Trước hết, đó
là nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp Đây chính là môi trường thuận lợi cho
sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam gần như một đơn vị độc lập, và tương tự như thế, tế bào của nó là
hộ gia đình nhỏ Hình ảnh “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” đã mang tính chất điển hình cho nền kinh tế tiểu nông của người Việt Điều này là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế
hệ (sự chuyển giao kĩ thuật canh tác bằng con đường truyền nghề qua các thế hệ) Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ và nhiều họ tập hợp thành làng Đứng trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân, mà dưới danh nghĩa gia đình, dòng họ Các dòng họ lớn, nhiều đời, nhiều chi, nhiều người đỗ đạt khoa bảng thường có thế lực rất mạnh trong làng, nhiều khi thao túng cả bộ máy làng xã Có thể nói nền kinh tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã
Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa nên nước ta sản xuất lúa nước theo truyền thống tiểu canh và cũng do đặc điểm kiến tạo địa lí, với
Trang 28đồng cỏ vừa nhỏ vừa ít nên chỉ phù hợp với chăn nuôi tiểu gia súc Vì vậy ở nước ta, sản xuất tập trung nhân công theo quy mô nhỏ, công cụ sản xuất nhỏ gọn Nên người Việt gắn bó với gia đình chặt hơn là với dòng họ Hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ chính hay thờ vọng) nhưng không phải dòng họ nào cũng có từ đường
Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tín ngưỡng Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu giữ quyền hành quản lý gia đình, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế Họ là những người có uy quyền và được nắm giữ việc thờ cúng các thần, trong đó
có tổ tiên đã qua đời
Từ sự phân tích trên đây chúng ta thấy rõ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa xưa và tồn tại phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Thờ cúng tổ tiên được duy trì và phát triển tồn tại đan xen với các tín ngưỡng, tôn giáo khác Bên cạnh nguồn gốc xã hội mang tính khách quan thì nguồn gốc nhận thức và tâm lý cũng là một nguồn gốc quan trọng dẫn đến sự ra đời và tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Một trong những nguồn gốc dẫn đến việc hình thành tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng chính là trình độ phát triển của nhận thức
Trước hết, cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh mình Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta tôn sùng là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần đá, thần núi, thần sông nước… Bằng cách huyền thoại hóa, các vị thần được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay dữ tợn) tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ) Có thể nói việc
Trang 29nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân thần Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa thế giới hữu hình
và vô hình, nhất là giữa cái sống và cái chết đã khiến cho con người bận tâm Vẫn với quan niệm “vật linh” kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn”(phần vía tức là phần hồn nhẹ hơn ) và xác ( chỉ có điều khác đàn ông ba hồn bảy vía, đàn bà ba hồn chín vía)
Không có ý thức cao siêu “sống gửi thác về” (thiên đàng hay địa ngục) của Kitô giáo hay thuyết luân hồi chuyển kiếp đầu thai của đạo Phật Trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó vừa tách biệt, chúng gắn
bó khi sống và tách biệt khi chết: thể xác đã hòa vào cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, chuyển sang “sống” ở một thế giới khác Thế giới ấy có thể gọi bằng những tên gọi khác nhau, là cõi ma của người Mường, hay âm phủ (cõi âm) theo cách nói của người Việt Cõi âm cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian Các tài liệu khảo cổ cho biết, tục chôn của cải theo người chết đã có từ văn hóa Sơn Vi Trong các khu mộ táng người ta tìm thấy các công cụ lao động, vật liệu sinh hoạt mà đoán chừng đó là những thứ cung cấp cho người chết sử dụng ở thế giới bên kia Như vậy theo quan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống” mới trong môi trường khác
- Nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tâm lý, tình cảm là một yếu tố mang tính chủ quan trước sự tác động của thế giới khách quan, thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở tâm lý, tình cảm của con người và cộng đồng người trong xã hội Một trong những nhu cầu thiết yếu của con người là được tâm sự, gửi gắm, giải tỏa những bức xúc trong đời sống tinh thần Thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy đã giúp con người tạo
Trang 30ra hệ thống văn hóa giá trị truyền thống, thiêng liêng hóa tình cảm tiếc thương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống
Cuộc sống là môi trường văn hóa đặc biệt được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Con người sống trong môi trường ấy,không những chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cái vô hình, trừu tượng, mông lung, không lý giải được bằng lý trí Điều đó chỉ cảm nhận từ tâm thức, linh cảm của con người Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng thái tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của con người trước cái chết Cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người, chết đồng nghĩa với sự xa lìa vĩnh viễn thế giới, người thân Song quy luật sinh học khiến cho không ai có thể trốn tránh được nó Bằng nghi thức thờ cúng tổ tiên, con người đã góp phần lý giải về cái chết và cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khi nghĩ đến nó Rõ ràng là nỗi sợ hãi cái chết được giảm bớt thông qua việc thờ cúng ông bà, cha mẹ mình Và dần dần trở thành tập tục, truyền thống, nghĩa vụ thờ cúng của mọi gia đình dưới hình thức giỗ, chạp, xây mồ mả… Bên cạnh ý thức trách nhiệm, có lẽ phần nào còn bởi yếu
tố sợ bị trừng phạt khi không làm tròn trách nhiệm, bổn phận với người đã khuất
1.3.2 Bản chất
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác là sự phản ánh hiện thực, trong đầu óc của con người có sự tồn tại của những lực lượng ở bên ngoài chi phối vào cuộc sống hằng ngày của
họ Lực lượng xa lạ bên ngoài ở đây là tổ tiên trong thế giới vô hình Tổ tiên
đã mất là đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng, thỏa mãn sự thiếu hụt tinh thần của những người đang sống Tổ tiên khi còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì
“thiêng”, vẫn ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi, vừa xa lạ, lại rất đỗi linh thiêng
Trang 31Con cháu thành kính, tôn thờ tổ tiên là tỏ lòng biết ơn tổ tiên Ý thức về
tổ tiên là ý thức về cội nguồn Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Sự sống là bất diệt, chết không phải là hết Các thế hệ tiếp nối nhau, chết chỉ là sự bắt đầu của một chu kì sinh mới
Tôcarev đã khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như sau: “Sự thờ
cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận trong giới khoa học… là sự thờ cúng ông bà cha mẹ và những người đồng tộc đã chết
và trước hết là hình thức gia đình thị tộc của sự thờ cúng đó, từ đó tức là lòng tin rằng, tổ tiên đã chết che chở cho con cháu đang sống và những lễ nghi cầu xin do các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành để nhằm thờ phụng tổ tiên” [57,tr.312 – 313]
Nội dung tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường: hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ Trong tín ngưỡng này, đạo lý
là nội dung nổi trội Một trong những đạo lí đó là đạo lí “uống nước nhớ
nguồn” Một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành lúc
họ đã chết cũng như khi còn sống; mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên Con cháu nhớ về ông bà tổ tông, ông bà cha mẹ đã sinh thành gây dựng nên cuộc đời cho mình
cả về thể xác, linh hồn, và khả năng kinh tế Đó là sự thiêng liêng tỏ lòng thành kính dâng lễ cúng tế vong hồn ông bà tổ tiên Càng thực hiện được sự cúng lễ tổ tiên chu đáo bao nhiêu thì lòng mình càng thảnh thơi sung sướng bấy nhiêu
Trang 32Đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở chỗ, nó là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử, xã hội và văn hóa thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần; chịu sự quy định của tồn tại xã hội có tính độc lập tương đối, được hình thành từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã hội Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn quyện vào nhau, tạo thành một nét đặc thù của loại hình tín ngưỡng này
Như vậy, có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin, cho rằng tổ tiên đã chết sẽ phù trợ che chở cho con cháu Là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội
1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong thời gian gần đây, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục và phát triển, nhằm khai thác kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đã được chung đúc hàng nghìn năm qua thiết chế gia đình – dòng họ - làng và nước
Trong thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Chẳng hạn như phân loại theo dân tộc, ta có dân tộc Kinh, Mường, Tày, Thái… ; phân loại theo giai tầng xã hội, phân loại theo đặc điểm của thờ cúng tổ tiên Cách phân loại phổ biến là dựa trên kết cấu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng để phân loại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thành: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, họ tộc, thờ thành hoàng làng và thờ cúng tổ tiên trong cả nước
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi,
Trang 33cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa là một tín ngưỡng ở chỗ gây niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà tổ tiên như vị thần hộ mệnh; phù hộ che chở con cháu trong suốt những tháng ngày làm ăn sinh sống Việc chôn theo những đồ tùy táng thấy được trong các ngôi mộ thời nguyên thủy, việc đốt vàng mã, tiền âm phủ ngày nay, ấy là những bằng chứng biểu hiện niềm tin vào ông bà, tổ tiên vẫn sinh hoạt như ở dương gian
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về
sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi
về thǎm nom, phù hộ cho con cháu Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê
Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệm của tất cả người Việt Nam Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc, song đó lại là thứ “luật thành vǎn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên
Trang 34Thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống có nhiều hình thức, cấp độ khác nhau Trước hết là việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình (thờ cúng gia tiên)
Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình người ta thường thờ phụng nhiều vị thần Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh là những người thân thích, chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ Thánh sư ở góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ tiên Bàn thờ tổ tiên là không gian linh thiêng để các thành viên trong gia đình thể hiện, gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn tiên tổ Bàn thờ là nơi tổ tiên “đi”,
“về” và ngự trên đó Thông thường bàn thờ tổ tiên thường được lập cố định, ở chỗ trang trọng nhất, gian chính giữa của nhà trên
Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng Ngày nay, do tác động của nếp sống mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều Người ta lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên nóc tủ Đồ thờ chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và một số đồ bày biện khác Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng
Trang 35Nhìn chung, một bàn thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, giữa hai lớp được ngăn bằng một bức y môn bằng vải Lớp trong đặt long khám của thần chủ (ngai hoặc ỷ, tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), bộ đồ thờ để đặt hộp trầu, chén nước đĩa hoa quả… Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương, đèn, ống hương, mâm bồng… Ngày thường y môn được buông rủ xuống, chỉ khi nào có lễ, sau khi con cháu thắp hương khấn mời thì y môn mới được vén lên
Theo cách giải thích dân gian, làm như thế để tổ tiên được hưởng lễ một cách tự nhiên, không cho ai nhìn ngó, quấy nhiễu Ngoài ra bàn thờ của các gia đình giàu có hoặc đại gia khoa bảng còn treo các bức hoành phi ở bên trên, câu đối ở hai bên, được sơn son thiếp vàng Nếu như hoành phi, câu đối trong nhà thờ họ, tông tộc mang nặng tính tổng kết, phô trương và tôn vinh dòng họ để làm gương cho hậu thế thì hoành phi, câu đối ở bàn thờ gia tiên thường được viết với nội dung bày tỏ lòng thành kính, biết ơn hoặc lời hứa của con cháu đối với tổ tiên
Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tằng, tổ, khảo, bàn thờ các gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đặt các tấm thần chủ được làm bằng gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ Theo thuyết
âm dương ngũ hành thì bát hương thể hiện hành thổ, nên ở giữa (trung tâm) Hai cây đèn nến thể hiện hành hỏa Nén hương đốt lên là có cả ba yếu tố: hỏa (phần đang cháy), mộc (phần thân hương) và thổ (phần chân hương cắm trong bát hương) Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, sự chuyển hóa thể hiện ước vọng sinh sôi, phát triển
Bộ đồ thờ của những gia đình bình dân thường đơn giản, thường là bộ tam sự, gồm bát hương ở giữa và hai bên là hai cây đèn nến Những gia đình khá giả, đồ thờ phụng là bộ ngũ sự hay thất sự Bộ ngũ sự gồm bát hương, hai
Trang 36cây đèn nến, lọ độc bình, mâm bồng ngũ quả, cái kỉ hay còn gọi là tam sơn gồm bộ đài ba chiếc, giữa đặt chén rượu, hai bên mỗi bên để đĩa trầu cau, một bên để bát nước Rượu và nước mang tính âm, hành thủy Khi thắp hương đèn nến cúng vái, âm dương hòa hợp, mọi việc tốt lành Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia trưởng (có thể là chủ hộ hoặc con trưởng nam hoặc cháu đích tôn ) khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái ba vái và khấn Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén Sau khi gia trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ Trước khi khấn, vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn Khi mọi người đã lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và thắp thêm tuần nhang nữa Sau đó, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá (đốt) Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn vàng Các cụ giải thích, có như vậy người dưới âm mới nhận được số vàng người sống cúng Lúc này có thể hạ đồ lễ xuống
Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (những người vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽ mới được phép thờ chung với tổ tiên Sau lễ tang ma, lễ giỗ là nghi thức rất được chú trọng trong tâm lý người Việt
Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc Ở làng quê, ngày giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta gọi là trả nợ miệng Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết
Trang 37Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ
Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức Nếu con trai trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thì mới đến con thứ) Tuy nhiên, không vì thế mà những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ Đến ngày giỗ, họ phải tề tựu ở nhà người con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép với Thổ công cho hương hồn người đã khuất được về phối hưởng bởi vì người ta cho rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà
Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng điều cơ bản phải là những thứ thanh khiết và được dành riêng Cỗ bàn nấu xong, cúng gia tiên trước con cháu mới được ăn sau Khách tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả
Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm, dù thác nhưng linh hồn vẫn luôn ở bên cạnh con cháu Không chỉ cúng lễ trong những dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tiết như tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc, Vọng theo chu kì tuần trăng, mà các vị tổ còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hoà… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc
Trang 38Lễ phẩm tùy, to, sang thì dùng bò, lợn, dê, nếu không cũng sửa soạn vài mâm cỗ, hoặc thủ lợn mâm xôi, chí ít cũng đĩa xôi con gà, hoặc bát cơm quả trứng, con cá bát canh, còn lễ chay thì oản quả, xôi chè…
Nói tóm lại, tùy thuộc gia cảnh và nội dung ngày lễ, nhưng điều thiết yếu là đồ lễ phải là những thứ thanh khiết và được giành riêng Trong các ngày lễ, lễ trọng được chuẩn bị chu đáo hơn và nhiều đồ lễ hơn lễ ngày thường, nhưng có những thứ không được phép thiếu: nén hương, ngọn đèn, chén nước, đĩa hoa Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa
tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo nên sự giao hòa giữa người hai cõi Việc thờ cúng tổ tiên được người Việt rất tôn trọng, vì việc cúng giỗ nghiêm túc là thể hiện đạo hiếu Cho nên gửi giỗ là nghĩa vụ nhưng người ta còn muốn nhân ngày giỗ là cơ hội để gặp mặt anh em con cháu trong nhà mà hằng năm phải xa cách nhau vì sinh kế, thắt chặt thêm tình thân giữa những người cùng huyết thống bằng sợi dây tâm linh tình nghĩa
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc, song đó lại là thứ “luật bất thành vǎn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ Bất cứ một gia đình người Việt nào cũng lập bàn thờ cúng tổ tiên và được đặt ở vị trí trang trọng nhất, trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù
hộ Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên
Thờ cúng tổ tiên theo dòng họ là hình thức phổ biến chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam, song có lẽ ở Trung Quốc vẫn là nơi mẫu mực, điển hình
Trang 39cho hình thức thờ cúng này Nếu như ở Việt Nam, nhà thờ tổ không phải dòng
họ nào cũng có thì ở Trung Quốc tình hình có khác: “dòng họ nào cũng có từ đường” [53,tr.43] làm nơi thờ cúng thủy tổ của dòng họ
Quan hệ huyết thống của Việt Nam khá phức tạp Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc Và theo
“quy định” huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ Mỗi họ có một ông Tổ chung
Thủy tổ là người sáng lập ra dòng họ, từ đó hệ thống các đời cùng dòng máu nối tiếp nhau phát triển theo thời gian Họ là sự tập hợp tự nhiên những người cùng dòng máu, tụ hội theo từng đời và nhiều đời do cùng một ông tổ sinh ra Dòng họ ở đây được tính theo trục dọc có thể theo họ mẹ hoặc họ cha, nhưng hầu hết được lấy theo họ cha
Để tưởng nhớ về nguồn gốc cuả họ tộc mình, mỗi dòng họ đều xây nhà thờ thủy tổ của dòng họ (còn gọi là từ đường) Ở những làng xóm giữ bền truyền thống cùng tập tục cổ và ít giao lưu với bên ngoài, trước đây thường là mỗi làng có bao nhiêu dòng họ thì có bấy nhiêu nhà thờ họ, trong đó thờ thủy tổ
và các vị tổ phân chi Thậm chí ở những làng sung túc, có những họ to, nhiều đinh, nhiều chi thì mỗi chi đều xây một nhà thờ riêng gọi là nhà thờ chi
Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ Mỗi dòng họ đều có một cuốn tộc phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh
tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự
Trang 40Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ Trên bàn thờ
ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị Ngoài thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cổ đài rượu Hoành phi câu đối trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu trong gian thờ Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tế tự thì
cả họ ra đó cúng tế
Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng nǎm được chuẩn bị rất chu đáo Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh) Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ Ngày giỗ họ, không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo Đến tháng Chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ Tổ Vào dịp giỗ tổ hàng năm hoặc khi có việc
họ thì cả họ tới nhà trưởng họ dự lễ và hưởng lộc, nhà thờ tổ giao cho gia đình trưởng họ trông nom, hương khói
Nhà thờ tổ to hay nhỏ là tùy thuộc vào họ lớn hay bé (do số chi hoặc phân chi và số đinh nhiều hay ít) Về kiểu dáng, nhà thờ tổ thương mô phỏng ngôi đền thờ Thành hoàng hoặc có thể xây dựng giống ngôi nhà ở gồm ba gian
Ngoài nhà thờ họ, còn có nhà thờ tông tộc hay còn gọi là nhà thờ phân chi, được xây dựng như nhà thờ họ, song quy mô nhỏ hơn Về phần kiến trúc
có thể tráng lệ hoặc giản dị hơn Điều này phụ thuộc vào sự hưng vong của dòng họ, của phân chi Tuy nhiên, theo quan niệm phổ biến thì nhà thờ tông