Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt

Thờ cũng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, mà còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ý thức, giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những

nghi thức, tập tục, khuôn mẫu thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai; với với anh em, chòm xóm và xã hội.

Thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu tâm linh dân dã mà sâu sắc, linh động mà quy củ, đơn giản mà bền vững. Khác với tôn giáo hiện có, tín ngưỡng này không có giáo lý thật hệ thống sâu sắc, không có tổ chức chặt chẽ, không có giáo luật nghiêm ngặt, không có thánh đường nguy nga, cũng chẳng có giáo sĩ, giáo chủ đầy quyền uy, không hứa hẹn gì về thiên đường mà cũng chẳng trừng phạt ai ở địa ngục. Lúc vui, khi buồn con cháu thường thắp nén nhang với cơi trầu, chén nước trắng đạm bạc, mời ông bà tổ tiên về để giãi bày gia sự, để chứng giám, nhằm chia vui, cộng khổ. Đôi khi chỉ là đĩa xôi, miếng thịt, trước cúng sau ăn, nhưng cũng thoả mãn tâm linh người đang sống. Dù là có phần “hư ảo”, song người ta vẫn cảm thấy yên tâm khi cầu mong có sự phù hộ độ trì của tổ tiên. Tín ngưỡng này còn góp phần duy trì mối quan hệ vô hình nhưng bền chặt giữa quá khứ với hiện tại, giữa những người đang tồn tại ở dương gian với những người đã “về quê”, “khuất núi”.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước. Trong đó, yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu trong hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị hết sức quý báu mà chúng ta cần nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu kính: Trong gia đình, người Việt rất chú trọng xây dựng gia đình, gia đình dòng họ là đơn vị cơ sở của xã hội. Trong gia đình dòng họ, điều cốt lõi là con người phải có hiếu, hiếu gắn với sự biểu hiện của nhân. Lấy chữ hiếu để cũng cố gia đình ổn định xã hội. Với người Việt kính hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là ý thức trong từng nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa. Hiếu với cha mẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm và lòng biết ơn mà còn là trách nhiệm nghĩa vụ của đạo làm con.

Hiếu với ông bà, cha mẹ trước hết là cách cư xử với người đang sống. Đạo hiếu trong gia đình người Việt không chỉ nhắc nhở con cháu kính hiếu mà cha mẹ phải quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái. Để dạy dỗ giáo dục con cái nên người thì cha mẹ phải luôn là những tấm gương sáng cho con cái trong cả lời nói và hành động.

Với người sống là như vậy, còn với người đã khuất thì người Việt bày tỏ lòng hiếu kính sâu sắc. Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt, và nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình. Bàn thờ là nơi ngự trị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với người chết mà bên cạnh đó còn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có trách nhiệm, hướng thiện; hạn chế những điều vô luân bất hiếu, tự điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội.

Như vậy giá trị văn hóa của người Việt vừa dung dị vừa sâu sắc và giàu tính thực tiễn. Thể hiện một cách sâu sắc lòng hiếu thảo của con người Việt,

lẽ sống Việt: phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thờ phụng khi chết. Bên cạnh đó giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sự thể hiện ý tưởng nhớ về cội nguồn.

Thông qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối với tổ tiên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Trong mỗi gia đình, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành “đạo hiếu”. Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Cùng với sự thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sợi dây liên kết giữa những con người trong cuộc sống hiện tại. “Anh em như thể chân tay”, bà con làng xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”, tình nghĩa xóm làng tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ đó lòng nhân ái, tính cộng đồng được xây dựng, củng cố, cũng là những giá trị đạo đức đáng trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội của mỗi con người. Tưởng nhớ tới tổ tiên, người Việt Nam khéo bảo nhau phải sống sao cho xứng đáng với kỳ vọng của tổ tiên “con hơn cha, nhà có phúc”. Để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc để có thể tự hào kính báo với tổ tiên, để khỏi phải hổ thẹn với tổ tiên. Khi con cháu phấn đấu thành đạt thì “vinh quy bái tổ”. Tưởng nhớ đến tổ tiên không chỉ là hoài niệm về quá khứ, mà chủ yếu là noi gương cha ông để sống đẹp đẽ sao cho không phải hổ thẹn vớ tổ tiên. Trước hiện thực xâm nhập của văn hoá phương Tây, cùng với quá trình hiện đại hoá và công nhiệp hoá đất nước, chắc chắn kết cấu gia đình và các hình thức của nó sẽ có sự biến động, trong đó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ cần phải

duy trì, phát huy những yếu tố tích cực của đạo đức, lối sống... trong gia đình truyền thống. Mặt khác, cần loại bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ có trong nó. Sự khôi phục và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gần đây, phản ánh nhu cầu của đại đa số nhân dân muốn bảo lưu, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của ông cha.

Người Việt luôn cần cù, sáng tạo trong việc tạo dựng cuộc sống. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và khẳng định một phần thông qua ý thức về tổ tiên, cội nguồn. Tổ tiên không chỉ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, hiếu đễ với tổ tiên còn có nghĩa là con cháu phải thành đạt, thành đạt làm rạng rỡ tổ tiên, dòng họ, làng xóm, quê hương. Song để thành đạt phải kiên trì tu luyện bản thân, phải chịu khó học hỏi: Đức tính hiếu học cũng là một giá trị đạo đức tốt đẹp ẩn chứa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đạo lý hướng về cội nguồn riêng, về những người có công sinh thành tạo dựng cuộc sống đối với con người Việt Nam thì đồng thời cũng là đạo lý hướng về cội nguồn chung của dân tộc. Tình yêu quê hương, yêu đất nước cũng được hun đúc từ đây. Người Việt về viếng tổ, là tỏ lòng kính hiếu tổ tiên nhân thêm tình thương yêu con người, xứ sở. Kính hiếu với tổ tiên là kính hiếu với Mẹ Âu Cơ, với Vua Hùng “đã có công dựng nước”. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc là giá trị đạo đức quý báu, xuyên suốt và có ý nghĩa định hướng cho lẽ sống của con người Việt Nam. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước.

Bản thân mọi giá trị không phải “nhất thành bất biến” mà nó luôn biến đổi cùng tiến trình lịch sử. Các giá trị của ngày hôm qua chưa hẳn đã là giá trị của ngày hôm nay. Nhưng giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, song bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng chứa đựng trong nó những giá trị đạo đức không phải là không có hạn chế lịch sử, bởi nó là sản phẩm tinh thần của “nền văn minh nông nghiệp”, “văn minh làng xã” trong lịch sử. Việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống đòi hỏi phải được kết hợp với những giá trị đạo đức mới. “Nội dung mới” cần được đưa thêm vào “hình thức cũ” cho phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ cần được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là “hiếu với dân, với nước”; lòng nhân ái phải được nhân lên thành chủ nghĩa nhân đạo; tính cộng đồng cần được kết hợp với chủ nghĩa tập thể, lòng yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội; tính cần cù, sáng tạo trong lao động phải gắn với lòng tự tin, ý thức làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Có như vậy thì những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới có ý nghĩa tích cực trong việc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Như vậy, có thể thấy rằng thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người, được thể hiện ở đạo lý làm người, có thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Đó là một nét đẹp của nền văn hóa gia đình, dòng họ, dân tộc. Mặt khác, nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người, từ đó củng cố thêm lòng hiếu thảo vốn có của người Việt Nam, tạo nên một truyền thống tốt đẹp lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, đất nước đang vươn tới một xã hội văn minh hiện đại, nhưng vẫn phải giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và việc thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt.

2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt

2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay

Quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ta là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã trở thành chính sách nhất quán, xuyên suốt. Một trong những cơ sở của chính sách ấy là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng. Là một nhà chính trị, một nhà cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo quyền con người và trong đó có quyền tự do tự do tín ngưỡng với tính đặc thù riêng của nó. Việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng trong đó có quyền tự do tín ngưỡng của người Việt và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân được đề cập.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng là một nhân tố góp phần bảo đảm cho sự phát triển và cho sự thành công của cách mạng nước ta. Đồng thời cũng đảm bảo cho tín ngưỡng được phát triển theo đúng pháp luật. Quán triệt tư tưởng đó của chủ tịch Hồ chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục vận dụng sáng tạo vào trong công cuộc đổi mới đất nước.

Được hình thành từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xa xưa, các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt tồn tại, biến đổi, và phát triển cùng với những thăng trầm của lịch sử. Sau 1975, nước ta giành được độc lập hoàn toàn, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì thế mà đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, của người Việt có nhiều thay đổi.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Chúng ta đang phấn đấu phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài, chú trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc. Với quan điểm đổi mới toàn diện đồng bộ cùng những giải pháp đúng đắn phù hợp về văn hóa – xã hội đã giúp Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Sự nghiệp kinh tế văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu to lớn, trình độ dân trí được nâng cao…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong xã hội cũng phát sinh những mặt yếu kém. Mặt trái của cơ chế thị trường như quy luật cạnh tranh, sự đề cao sức mạnh của đồng tiền, tình trạng phân hóa giàu nghèo, tệ tham nhũng, quan liêu, chạy theo lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị đạo đức văn hóa truyền thống đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Tình hình thế giới cũng có nhiều biến đổi to lớn. Đó là sự tan rã của các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế văn hóa, sự trỗi dậy của các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống, sự phát triến của các tôn giáo mới…

Tất cả những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội trên là những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Phải khẳng định rằng trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, như các nghi lễ thờ cúng tổ tiên được khôi phục và phát triển. Nhằm khai thác kế thừa truyền thống và phát huy những giá trị văn hóa đã được chung đúc từ hàng nghìn năm nay.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt gắn với đời thường, gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng, được chú trọng nhiều hơn

Xuất phát từ quan niệm “trần sao, âm vậy”, việc thắp hương thờ cúng tổ tiên đã trở thành quen thuộc, phổ biến trong mỗi gia đình người dân Việt.

Thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên ngoài trách nhiệm đạo lý vốn là truyền thống có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là thờ cúng tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc, con cháu nhớ tổ tiên thì cúng bái cũng là tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên. Vì thế truyền thống này

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)