Thờ cúng tổ tiên của người Tày

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày thì họ cũng có những nét riêng biệt. Trên bàn thờ tổ tiên người Tày đặt ba bát hương. Một bát thờ Đắm (lạc đắm - rễ cọc, thờ gốc - cội nguồn); một bát thờ lộc mệnh (gia phả dòng họ); một bát thờ hàm (các chức sắc của tổ tiên). Vì người Tày theo phụ hệ nên những gia đình đón con rể về “nạp tế” thì có thêm bát hương thứ tư để thờ tổ tiên của người đến làm rể. Dòng họ nào, gia đình nào có người làm thầy Tào, làm Bụt thì cũng có thêm một bát để thờ. Bàn thờ tổ tiên được chủ nhân trang trí đẹp, trang trọng. Đằng sau các bát hương gọi là “chỗ ngồi” thường được chép bằng chữ Nho trên nền giấy đỏ ghi lại lai lịch dòng họ, công lao xây đắp của các bậc tiền bối, hoặc những lời giáo huấn khuyên răn con cháu ăn ở hiền lành. Bên trên các bát hương thờ thường là một câu hoành phi, mỗi bên thường có câu đối với ý nghĩa ca ngợi công đức của tổ tiên.

Trong ngày mùng một và ngày rằm, chủ nhà thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Nếu có điều kiện thì bày hoa quả, không thì dâng hai chén nước chè ngon. Riêng ba ngày Tết, chủ nhà lấy nồi nước lá bưởi đun sôi đặt dưới bàn thờ, cho miếng gang hoặc miếng sắt nung nóng xuống nồi nước để hơi bưởi xông bàn thờ tổ tiên gọi là “rửa mặt” cho các cụ. Trong ngày tết, ngày lễ, ngày giỗ, đón dâu, làm nhà mới, ngày đi xa, ngày con cháu đi thi, đi học...,

đều thắp hương báo cáo để tổ tiên phù hộ, độ trì gặp điều may mắn. Đặc biệt, ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù vào bát hương, cắm lại 1 - 3 chân hương và đặt vào chỗ cũ; lấy nước lá bưởi lau rửa các đồ thờ. Rửa sạch khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi bát hương một chén. Trước các bát hương, bày khay ngũ quả vào chính giữa, gồm một nải chuối và các loại quả có hình thù đẹp (kiêng vị đắng, chua, cay); hai bên đặt bánh chưng, bánh khảo, mứt, kẹo... Dựng mỗi bên bàn thờ một cây mía to, lá được buộc túm cụm vào nhau như đầu rồng..., bày trí gọn, đẹp tạo được không khí tĩnh lặng và nghiêm trang. Mâm cúng được bày trí cẩn thận, đặt chính giữa là một con gà luộc nằm sấp có cả một số bộ phận phụ tạng đã luộc chín, như: tiết, gan, lòng, mề. Phía đầu mâm để 5 bát ăn cơm, 5 đôi đũa, 5 chén uống rượu, hai bên có cơm canh và các loại thức ăn ngon. Gà cúng thường là gà thiến sạch hay gà trống choai mới biết gáy tự nuôi mà có, khỏe mạnh, không khuyết tật, có màu lông đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng.

Trước khi cúng phải thắp hương vào các bát, đặt vàng mã, tiền giấy và quần áo giấy lên bàn thờ nhằm hiến tặng tiền, quần áo cho tổ tiên sử dụng trong tết, đón năm mới. Nếu trong dòng họ có cụ nào trước đây làm thầy Tào, hoặc học hành đỗ đạt cao làm quan thì cắt quần áo bằng giấy đỏ, là đàn ông thì cắt quần liền áo ngắn, đàn bà thì cắt váy liền áo dài. Chủ nhà tự bày mâm, thắp hương, rót rượu. Sau vài lần rót rượu, khi hương cháy chỉ còn khoảng 1/3 thì rót rượu lần cuối, rồi đốt hết vàng mã, quần áo giấy để kết thúc lễ cúng. Cúng xong phải duy trì việc thắp hương, bảo đảm đèn sáng liên tục qua đêm giao thừa và ít nhất hết ngày mùng một. Đến ngày mùng ba tết, chuẩn bị mâm cúng, vàng mã, quần áo giấy, hóa vàng như lần cúng ngày 30 tết để kết thúc thờ cúng trong ngày Tết.

Bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng nhất trong nhà của người Tày, tuyệt đối không ai được quay lưng lại phía bàn thờ. Trong làng xóm dẫu có điều gì bất hòa, xung khắc có thể có vài lời nặng nhẹ với nhau nhưng tuyệt đối không ai dám đụng chạm đến tổ tiên của nhau.

Không chỉ riêng thờ cúng tổ tiên của người Mương mà tục thờ cúng tổ tiên của người Tày cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú kho tàng phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Đến nay, thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người trên nhiều quốc gia, nhất là ở Việt Nam, đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên. Xét về nguồn gốc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đặc trưng của giai đoạn phát triển tương đối muộn trong lịch sử phát triển nhân loại. Nó chỉ phát triển thực sự khi lịch sử loài người chuyển sang giai đoạn thị tộc phụ hệ. Nó xuất hiện khi con người có quan niệm về sự tồn tại bất tử của linh hồn sau khi chết, về với tổ tiên và tổ tiên sẽ che chở cho gia đình thị tộc phụ quyền. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng được phổ biến rộng và phát triển ở hầu hết các tộc người đã và đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nó được thể hiện ở ba cấp độ khác nhau: trong gia đình, dòng họ; trong làng xã và trên phạm vi của cả quốc gia. Tục thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp góp phần giáo dục con cháu luôn ghi nhớ công lao dưỡng dục, xây đắp của các bậc tiền nhân; răn dạy con cháu hãy giữ lấy nếp nhà.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thể nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cũng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau, không chỉ vì trách nhiệm với các bậc sinh mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Thậm chí, trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng trong cuộc sống. Với những mong muốn bình dị và niềm tin

nguyên thủy chất phát, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng vừa tầm với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện.

Tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng đã giúp cho người Việt, người Mường, người Tày sống có đạo đức hơn, biết nhớ về tổ tiên, biết ăn quả nhớ người trồng cây, nhờ vậy mà đạo đức được vun trồng, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng ý nghĩa tích cực hơn là nhờ có tín ngưỡng ấy mà dân ta yêu cuộc sống hơn vì bản chất của tín ngưỡng là tự làm trong sạch tâm hồn, cầu mong sự phù hộ che chở của những người đã khuất cho người đang sống được khỏe mạnh, bình an. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một phần nào đó góp phần làm cân bằng cuộc sống hàng ngày quay cuồng với nhịp độ cao, với điều may rủi của thế giới công nghiệp.

Chƣơng 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt

2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên

2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Thờ cúng Tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.

Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam

là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đã là người Việt Nam thì “mọi người đều thờ ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên”. Thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông” đã nói lên đạo lý hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần. Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tôn giáo nào hoặc làm gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả dòng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tôn.

Sự thờ cúng tổ tiên có nét đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong khoảng thời gian rất dài, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào cũng về dự lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên của mình. Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh. Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã luôn khẳng định và tôn vinh các Vua Hùng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, vai trò và vị trí của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cao xứng đáng với tầm vóc của Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ở sự liên kết cộng đồng trong xã hội.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị nên ngay từ thuở sơ khai người Việt đã có tinh thần đoàn kết, có tính cộng đồng cao. Để tồn tại và phát triển, người Việt đã biết cố kết thành làng xã, cao hơn nữa là dân tộc, quốc gia. Vì vậy, ý thức cùng chung cội nguồn đã gắn kết con người lại với nhau. Hơn nữa, chỗ dựa về tinh thần của gia đình, họ hàng, làng xóm là ông bà tổ tiên, là thành hoàng làng và chỗ dựa tinh thần cho cả dân tộc là Tổ nước Hùng Vương. Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, tạo nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn: tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm. Với người Việt Nam, từ bao đời nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc. Từ truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự tích Hùng Vương, tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt hình thành trong tâm thức của mình: Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ dựng nước, là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của Tổ tiên là một nét đẹp văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận của mỗi người. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng đồng Việt Nam, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng, đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có công sinh thành nòi giống; khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước.

Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua

Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh.

Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được. Sự thờ cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở hai cấp nước và nhà như vừa nói mà còn thấy sự thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã những vị tiền khai khẩn vùng đất (Thành Hoàng)… Sự thờ cúng tổ tiên trung gian này cũng hết sức quan trọng để tăng cố kết cộng đồng làng xã. Sự gắn bó cá nhân - gia đình - dòng họ - làng, xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần.

Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dòng tộc của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy, niềm tin đó làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng đã xây dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành nét sâu đậm văn hoá trong đời sống tâm linh của mọi người.

2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt

Thờ cũng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, mà còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ý thức, giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)