TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ SÙNG BÁI CÁC NHÂN THẦN ỞVIỆT NAM TRUYỀN THỐNG1. PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vàsùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống.Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng, sùng bái ở Việt Nam truyền thống về thờ cúng tổ tiên và các nhân thần của người Việt.1.2. Ý nghĩa Đề tàiÝ nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời góp phần định hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo về vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống. Bên cạnh đó, đề tài còn phục vụ học tập môn cơ sở văn hoá Việt Nam, giúp sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề mà đề tài đã làm rõ. Đề tài này còn giúp người dân hiểu rõ hơn văn hoá Việt Nam về tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên có từ xa xưa, hiểu về ý nghĩa của việc sùng bái các nhân thần ở Việt Nam. Đặc biệt trong thời đại của sự phát triễn công nghệ, sự du nhập văn hoá của các nước vào Việt Nam thì đề tài này giúp cho thế hệ trẻ nhìn lại những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp đấy.