1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học

106 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 777,96 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THÚY AN QUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ THÚY AN

QUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, không trùng lặp với bất cứ một công trình nào được công bố trong thời gian gần đây Các tài liệu tham khảo được sử dụng để thực hiện luận văn

có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu trích dẫn đảm bảo tính trung thực và chính xác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Hoàng Thị Thúy An

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy, cô trong khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội; bạn bè, người thân trong gia đình và các cán bộ nghiên cứu tại Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, đồng nghiệp và ban lãnh đạo Viện Triết học đã luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; qua đó giúp tôi có cơ hội tập dượt với công tác nghiên cứu về lĩnh vực mà tôi tâm huyết

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo, giảng viên khoa Triết học, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, người đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn này

Trong quá trình luận giải và phân tích quan điểm của John Dewey về dân chủ và giáo dục cũng như giá trị của nó đối với cải cách giáo dục Việt Nam, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện, nâng cao chất lượng luận văn, tiếp tục nghiên cứu nâng cao hiệu quả tư duy lý luận nhằm đóng góp cho thực tiễn

Xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Hoàng Thị Thúy An

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜIQUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC 11

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan điểm của J Dewey về dân chủ trong giáo dục 11

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan điểm của J.Dewey về 17

dân chủ trong giáo dục 17

1.2.1 Tư tưởng triết học của chủ nghĩa Hegel mới 17

1.2.2 Lý luận hoài nghi – niềm tin của Charles Sanders Peirce 21

1.2.3 Quan điểm của William James về kinh nghiệm 24

1.2.4 Quan điểm của W Humboldt về giáo dục 27

1.3 Khái lược về cuộc đời, sự nghiệp của J Dewey và triết học 30

chính trị - xã hội của ông 30

1.3.1 J Dewey: con người và tác phẩm 30

1.3.2 Khái lược triết học chính trị - xã hội của J Dewey 35

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM JOHN DEWEY VỀDÂNCHỦ TRONG GIÁO DỤC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ 45 2.1 Khái niệm “dân chủ” và “giáo dục” trong triết học chính trị - xã hội của J.Dewey45 2.1.1 Khái niệm “dân chủ” trong triết học chính trị - xã hội của J.Dewey 45

2.1.2 Khái niệm “giáo dục” trong triết học chính trị - xã hội của J Dewey 51

2.2 Quan điểm về dân chủ trong giáo dục và giáo dục dân chủ 56

2.2.1 Về dân chủ trong giáo dục 56

2.2.2 Về giáo dục dân chủ 66

2.3 Trường học thực nghiệm – mô hình thực hiện dân chủ trong giáo dục 72

2.4 Những giá trị và hạn chế của quan điểm J.Dewey về dân chủ trong giáo dục 84

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm và nghiên cứu nhiều Bởi vì giáo dục phản ánh tầm nhìn cũng như mục tiêu và chiến lược phát triển của từng quốc gia, từng dân tộc, đồng thời, giáo dục cũng có vai trò quyết định trong việc đào tạo những công dân tương lai có khả năng thay đổi vận mệnh đất nước Theo Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu tổng quát của giáo dục nước nhà là ―giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân‖ [81] Vì vậy, nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc ―kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới‖ [81] là rất quan trọng Trên tinh thần đó, trong quá trình hướng sự quan tâm và tìm hiểu của mình tới những mô hình giáo dục thành công trên khắp thế giới, tác giả luận văn đặc biệt quan tâm tới quan điểm về dân chủ trong giáo dục của Mỹ trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX, đặc biệt là tư tưởng của John Dewey (1859 – 1952)

Thứ nhất, John Dewey là một trong những nhà sư phạm hàng đầu thế giới, đồng

thời cũng là người có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống giáo dục phương Tây được UNESCO công nhận Trọng tâm trong tư tưởng giáo dục của ông là những phân tích về dân chủ trong giáo dục Nền giáo dục mang tính chất dân chủ đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục cũng như chính trị - xã hội tại nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX Với mô hình trường học thực nghiệm được phát triển dựa trên khung lý luận về dân chủ trong giáo dục, tư tưởng của Dewey đã tác động mạnh mẽ tới hệ thống giáo dục công của nước Mỹ Đồng thời, nó cũng tạo nên bước ngoặt trong phong trào tiến bộ, làm nên thời đại vàng của giáo dục Mỹ Tên tuổi của Dewey trở thành thần tượng của nhiều thế hệ tri thức Mỹ Richard Rorty (1931 – 2007) từng tuyên bố: ―John Dewey chính là triết gia mà tôi ngưỡng mộ nhất, tôi được vinh hạnh coi mình là học trò‖ [4, tr 119] Noam Chomsky (1928 - ) khẳng

Trang 7

định, John Dewey ―là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình‖ [4; tr.119] Với những nỗ lực của mình trong quá trình truyền bá giá trị dân chủ và thực hiện hoài bão canh tân giáo dục, Dewey xứng đáng được công nhận là nhà triết học và cải cách giáo dục lớn của nước Mỹ

Thứ hai, các tác phẩm lớn của John Dewey như Nhà trường và xã hội (1899), Cách ta nghĩ (1909), Dân chủ và giáo dục (1916), Kinh nghiệm và giáo dục (1938)

đã đặt nền móng vững chắc cho tư tưởng giáo dục tiến bộ không chỉ trong nước Mỹ

mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Phần Lan Nhấn mạnh đặc biệt tầm quan trọng của nhà trường và giáo dục nhà trường trong tiến trình phát triển xã hội, Dewey khẳng định, nhà trường phải là nơi trẻ em được tập dượt cuộc sống của một xã hội dân chủ với lý tưởng đề cao tự do và phẩm giá của con người, tính đa dạng trong cá tính và năng lực cá nhân nhằm hòa nhập tốt hơn vào nền văn hóa chung của nhân loại Những trải nghiệm giáo dục xuất phát từ quan niệm về dân chủ trong giáo dục sẽ giúp các cá nhân trở thành những công dân tích cực của xã hội, tham gia đóng góp tài năng và sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng một đất nước, đồng thời chủ động trong đời sống của riêng mình Đây là điều mà thế hệ trẻ Việt Nam rất cần học tập và trang bị cho bản thân

Không những vậy,tháng 9 năm 2014, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công

bố Báo cáo về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 (The Global

Competitiveness Report 2013 – 2014)1 Theo báo cáo này, chỉ số về chất lượng của

hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là về giáo dục và đào tạo đại học chỉ xếp hạng thứ 95 trên tổng số 148 quốc gia và chất lượng quản lý trường học đứng thứ 125 Điều này cho thấy những thành quả bước đầu trong quá trình đổi mới giáo dục như

tỷ lệ mù chữ giảm, phổ cập giáo dục tiểu học thành công, chi ngân sách cho giáo dục tăng…là chưa đủ Trên thực tế, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở Việt Nam

1 Báo cáo về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 (The Global Competitiveness Report 2013 – 2014) là báo cáo về năng lực cạnh tranh của 148 quốc gia trên thế giới được xếp hạng dựa trên 12 tiêu chí chính nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cho dân chúng ở các quốc gia khác nhau, trong đó, báo cáo này cũng công bố chỉ số cạnh tranh quốc gia nhằm đo lường khuynh hướng của các thể chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời và giới hạn cho tăng trưởng quốc tế của các quốc gia trên thế giới

Trang 8

còn thấp, đội ngũ lao động không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Chúng ta cần những cải cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhằm cải thiện chất lượng đào tạo và quản lý trong giáo dục Để làm được điều đó, việc nghiên cứu lý luận giáo dục là yêu cầu cấp thiết nhằm tìm ra những giá trị bổ khuyết cho những hạn chế của giáo dục Việt Nam

Với những lý do trên, tác giả đã chọn Quan điểm của John Dewey về dân chủ

trong giáo dục làm đề tài luận văn

2 Tình hình nghiên cứu

Chúng ta có thể chia những tư liệu, công trình nghiên cứu về tư tưởng của John Dewey nói chung, và tư tưởng dân chủ trong giáo dục của ông nói riêng làm ba mảng chính: (1) những tài liệu về triết học phương Tây hiện đại nói chung và triết học thực dụng Mỹ nói riêng; (2) các tài liệu về tư tưởng triết học của John Dewey

và (3) những tài liệu, công trình liên quan trực tiếp tới đề tài – quan điểm về dân

chủ gắn với cải cách giáo dục của John Dewey

Mảng tư liệu thứ nhất là những tài liệu về triết học phương Tây hiện đại nói chung và triết học thực dụng Mỹ nói riêng Một trong những công trình đáng chú ý

về lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây hiện đại nói riêng phải kể đến

đó là cuốn giáo trình Lịch sử triết học (1998) do GS.TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên

Tập thể các tác giả đã trình bày có hệ thống về các trào lưu cũng như triết gia lớn của triết học phương Tây Tuy nhiên, do mục đích của mình, công trình chưa trình bày cụ thể và chi tiết về từng trào lưu triết học, hơn nữa, những nhận định về các học thuyết triết học, đặc biệt là các học thuyết phương Tây hiện đại chưa thực sự phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay Bên cạnh đó, chúng ta có thể kể đến cuốn

Lịch sử triết học phương Tây hiện đại (2008) của tác giả Bùi Đăng Duy và Nguyễn

Tiến Dũng Các tác giả cũng đã đưa ra góc nhìn tổng quan về tình hình phát triển

của triết học phương Tây qua các thời kỳ Cuốn Triết học phương Tây hiện đại

(2010) của tác giả Trung Quốc Lưu Phóng Đồng do Lưu Khánh Trường dịch đã

cung cấp những tài liệu có tính hệ thống về triết học phương tây hiện đại, khảo sát

đa dạng các xu hướng triết học phương tây Tuy nhiên, văn bản gốc là tiếng nước

Trang 9

ngoài, lại không có những chú thích cụ thể về thuật ngữ và nguyên tác đã gây khó khăn cho độc giả khi muốn kiểm tra tính đúng đắn của thông tin Bên cạnh những công trình về triết học phương Tây hiện đại, triết học thực dụng cũng là một trong những mảng đề tài được nhiều học giả Việt Nam quan tâm hiện nay Đáng chú ý là

cuốn Triết học Mỹ (2012) của Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng Trong công

trình này, các tác giả đã trình bày những trào lưu triết học chính của Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, trong đó có triết học thực dụng Các tác giả đã cố gắng trình bày khái quát các tư tưởng cơ bản của ba đại diện tiêu biểu của triết học thực dụng là C.S.Peirce, W.James và J.Dewey, đồng thời chỉ ra mối liên kết giữa các tư tưởng này và ảnh hưởng của chúng tới đời sống học thuật và văn hóa tinh thần

chung của người Mỹ

Trong luận văn Thạc sĩ Triết học Triết học thực dụng (2011), tác giả Trần Thị

Nhàn đã trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng, phạm trù triết học cơ bản của triết học thực dụng, chẳng hạn như: chân lý, kinh nghiệm, tự do, dân chủ và đưa những đánh giá về chúng Tuy nhiên, các tài liệu mà tác giả tiếp cận để viết luận văn này chủ yếu là tài liệu thứ cấp, khiến người đọc khó kiểm chứng thông tin được trích dẫn

Ngoài ra, một số những bài báo trong nước về triết học thực dụng có thể kể đến như ―Chủ nghĩa thực dụng qua một số đại biểu của nó‖ (1997) của Nguyễn Hào

Hải, Tạp chí Triết học, số 4 (98), ―Triết học Mỹ với việc thiết lập nền tảng triết học cho khoa học‖ (2002) của Nguyễn Tiến Dũng, Tạp chí Triết học, số 2 (129) cũng

cung cấp thêm cho chúng ta những tư liệu bổ ích về triết học thực dụng

Trong các công trình bằng tiếng Anh liên quan đến mảng tư liệu thứ nhất có thể

kể đến cuốn Chủ nghĩa thực dụng và triết học cổ điển Mỹ (Pragmatism and classical

American philosophy) (1999) được tác giả John S.Tuhr biên tập Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến triết học Mỹ với những ý nghĩa lịch sử cũng như ý nghĩa đương đại của nó, qua đó thể hiện thái độ phê phán đối với xã hội đương thời về vấn đề cấp thiết liên quan đến sự phát triển của nước Mỹ trong tương lai Cuốn sách này đồng thời cung cấp những bài giới thiệu, bình luận, nhận xét, đánh giá của các

Trang 10

học giả hàng đầu về triết học Mỹ nói chung và triết học thực dụng nói riêng, chọn lọc trích một số bài viết quan trọng của các triết gia đại diện cho trào lưu triết học thực dụng Mỹ như Charles S.Peirce, William James, Josiah Royce, George Santayana, John Dewey và George Herbert Mead Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đặt triết học thực dụng – dòng triết học cổ điển Mỹ bên cạnh các xu hướng như chủ nghĩa nữ quyền, tư tưởng Mỹ - Ấn, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, qua

đó giúp độc giả có cách nhìn tổng quan và toàn diện về sự phát triển của triết học

Mỹ Cuốn Hy vọng dân chủ: Chủ nghĩa thực dụng và Chính trị sự thật (Democratic

Hope: Pragmatism and the Politics of Truth) (2005) của tác giả Robert Westbrook

đã trình bày khái quát về tư tưởng của các triết gia thực dụng tiêu biểu thông qua các tác phẩm của J.Dewey, W.James và C.Peirce Đồng thời, công trình cũng chú ý tới sự trỗi dậy của triết học thực dụng hiện nay qua những hậu duệ như Richard Rorty, Hilary Putnam…và một số triết gia có ảnh hưởng khác trong tư tưởng chính trị học đương đại Hoa Kỳ

Chuyên trang ―Triết học Mỹ‖ (American philosophy) được đăng tải trên website Bách khoa toàn thư triết học (Internet Encyclopedia Philosophy) đã cung cấp cách nhìn lịch sử cụ thể và toàn diện về triết học Mỹ nói chung và triết học thực dụng nói riêng, đặt triết học thực dụng trong mối liên hệ với những tư tưởng tiền đề cũng như những ảnh hưởng của nó tới các tư tưởng sau này Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài báo, các tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng chỉ được đề cập đến một cách khái lược từ góc

độ triết học, chưa được luận giải một cách thấu đáo và có hệ thống

Mảng thứ hai gồm những tư liệu về triết học của John Dewey, một trong ba đại

diện tiêu biểu của triết học thực dụng

Hiện nay, một số công trình về triết học của John Dewey của giới nghiên cứu

trong nước có thể kể đến như luận văn Thạc sĩ Triết học Triết lý giáo dục của J

Dewey trong “Dân chủ và giáo dục” (2011) của Thân Thị Hạnh Trong luận văn

này tác giả đã phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành triết lý giáo dục của Dewey, luận giải những nội dung cơ bản của triết lý giáo dục đó được

Trang 11

thể hiện trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục và đưa ra một số giá trị và hạn chế của

triết lý giáo dục của Dewey trong bối cảnh cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay Nhóm tác giả Quách Lê Công và Hà Lê Dũng trong bài báo ―Triết lý giáo dục

của John Dewey trong tác phẩm ―Kinh nghiệm và tự nhiên‖ trên Tạp chí khoa học

và công nghệ, trường ĐH Khoa học Huế (02/ 2014) đã tập trung luận giải triết lý

giáo dục của J.Dewey qua việc khảo sát một trong những tác phẩm nổi tiếng của

ông – Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education) nhằm đưa ra những đề

xuất hữu ích cho việc phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay Thêm vào đó, tác giả Nguyễn Ái Học cũng đã công bố bài báo có tên gọi ―Triết lý giáo dục của John Dewey với giáo dục và dạy học ở Việt Nam‖ (03/ 2014) trên website Khoa Ngữ văn – ĐH Sư phạm Hà Nội Bài viết này đã làm rõ một số những luận điểm cơ bản trong triết học Dewey như mối quan hệ giữa triết học và giáo dục học, triết lý giáo dục của John Dewey và đề xuất một số kiến nghị cho việc áp dụng triết lý giáo dục này

vào dạy và học ngữ văn trong trường trung học phổ thông

Bên cạnh đó, trong phần tư liệu nước ngoài, trước hết, chúng ta phải kể đến,

cuốn John Dewey và Liên tưởng đạo đức: Chủ nghĩa thực dụng trong đạo đức học

(John Dewey and Moral Imagination: Pragmatism in Ethics) (2003) của Steven Fesmire Trong cuốn sách này, Fesmire cho rằng những đóng góp của Dewey đối với kinh nghiệm đạo đức, niềm tin cũng như phán đoán vẫn chưa được giới nghiên cứu khám phá và đánh giá đúng mức, đặc biệt là hai khái niệm nền tảng trong đạo đức học: niềm tin và lý trí Trong cuốn sách này, tác giả cũng đưa ra cách tiếp cận triết học thực dụng của mình đối với chính trị học, đạo đức học và giáo dục đạo

đức Cuốn Đạo đức học của John Dewey: Dân chủ là Kinh nghiệm (John Dewey’s

Ethics: Democracy as Experience) (2008) của Gregory Fernando Pappas Cuốn sách này đã trình bày các đánh giá có tính hệ thống và toàn diện về đạo đức học của John Dewey, qua đó chỉ ra rằng, việc thấu hiểu đạo đức học là cách tốt nhất để có thể hiểu các khía cạnh khác trong tư tưởng triết học của Dewey, đặc biệt là tư tưởng về dân chủ, bởi vì dân chủ liên quan trực tiếp tới cách luận giải của Dewey về cá nhân, cộng đồng cũng như mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng

Trang 12

Ngoài ra, phải kể đến các bài báo trên các tạp chí uy tín, chẳng hạn bài viết

―Phổ biến tri thức: tư tưởng của John Dewey về các chuyên gia và nền dân chủ Mỹ‖ (The popularization of knowledge: John Dewey on Experts and American

Democracy) (1995) của Laura M.Wethoff trên tạp chí History of Education

Quarterly, vol.35, (no.1) đã đề cập và phân tích một trong những nội hàm của khái

niệm dân chủ trong triết học chính trị - xã hội của John Dewey - quá trình phổ biến tri thức Bài viết đã chỉ ra mối quan hệ của tri thức, của các học giả nắm giữ tri thức của nhân loại đối với cách thức xây dựng, mở rộng nền dân chủ dựa trên tri thức, đồng thời đưa ra một số nhận định về giá trị và hạn chế của quan niệm này Bài viết

―Nhìn lại tác phẩm Nhà trường và xã hội của John Dewey‖ (John Dewey’s School

and Society Revisited) (1998), của Philip W.Jackson đăng trên tạp chí The

elementary school journal, vol 98 (No.5) Tác giả đã trình bày tóm tắt những bài

giảng của Dewey về mối quan hệ giữa nhà trường, xã hội và đời sống của trẻ em, từ

đó đưa ra đánh giá của mình về những bài giảng này Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung vào khía cạnh giáo dục, không tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và giáo dục mà trong đó dân chủ là nền tảng cho các hoạt động giáo dục Bài viết ―Tái thiết lại giáo dục dân chủ của Dewey vì một thế giới toàn cầu hóa‖ (Reconstructing Deweyan democratic education for a globalizing world) (2009) của

tác giả Jessica Ching-Sze Wang đăng trên tạp chí Educational Theory, vol.59,

(no.4) đã cung cấp cho độc giả sự biến chuyển trong quan niệm về ―dân chủ‖ của Dewey qua các thời kỳ cũng như những nỗ lực thực hiện dân chủ gắn liền với giáo dục con người của ông Mặc dù vậy, bài viết vẫn chưa làm rõ được sự vận dụng quan niệm dân chủ của Dewey đối với nền giáo dục hiện đại đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa

Mảng tư liệu thứ ba là các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài – quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Phần tư liệu tiếng Việt về tư tưởng dân

chủ trong giáo dục của Dewey vẫn chưa được đề cập trong các công trình chuyên khảo cũng như giáo trình, bài báo và có thể nói đây còn là mảng trống Tuy nhiên, tài liệu tiếng nước ngoài lại tương đối phong phú Trong số này, phải kể đến cuốn

Trang 13

Tuyển tập Dewey (The essential Dewey) (1998) do Larry A.Hickman và Thomas

M.Alexander biên tập Đây cũng là một trong những tài liệu nguyên tác hữu ích khi tiếp cận tư tưởng của triết gia này Bộ tuyển tập gồm hai cuốn, cuốn 1: Chủ nghĩa

thực dụng, Giáo dục và Dân chủ (vol 1: Pragmatism, Education, Democracy) và cuốn 2: Đạo đức học, Logic học, Tâm lý học (vol 2: Ethics, Logic, Psychology) đều

bao gồm những bài viết của Dewey được chọn lọc và biên tập, chủ yếu là phần trích các chương trong các sách của Dewey hoặc những bài viết nhỏ, lẻ được đăng tạp chí của Dewey Qua đó, người đọc có thể tiếp cận tác phẩm của Dewey theo hệ vấn

đề, cũng như có cách nhìn xâu chuỗi và có tính hệ thống đối với tư tưởng triết học

của triết gia này Cuốn Thẩm tra và Giáo dục: John Dewey và Vấn đề dân chủ

(Inquiry And Education: John Dewey And the Quest for Democracy) của James Johnston (2006) bao gồm các bài viết của chính Dewey về tư tưởng giáo dục của mình và sự phù hợp của nó với triết học của ông Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách cũng tập trung vào bốn vấn đề cơ bản của triết học chính trị - xã hội Dewey là phương pháp thẩm tra, sự tăng trưởng, cộng đồng và nền dân chủ và chỉ ra mối

quan hệ chặt chẽ giữa các khái niệm này với bản thân nền giáo dục Cuốn John

Dewey và viễn cảnh giáo dục của chúng ta (John Dewey and our educational

prospect) do David T.Hansen (2007) làm chủ biên lại bao gồm những bài bình luận, đánh giá của các học giả hiện nay về triết học giáo dục của John Dewey giới hạn

trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục (Education and Democracy) Những bài bình luận chuyên sâu về Dân chủ và giáo dục được tuyển chọn đưa vào tác phẩm này đã

giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này, một trong những tác phẩm điển hình thể hiện triết học giáo dục của Dewey

Bài viết ―Nền dân chủ Mỹ của John Dewey‖ (John Dewey’s American

Democrat) (1979) của Quentin Anderson (Daedalus, vol.108, (No.3) cũng đã trình

bày về sự mở rộng những ứng dụng trong khái niệm ―dân chủ‖ của Dewey sang quá trình thực thi nền dân chủ hiện đại, qua đó giúp độc giả nhận thấy tính thực tiễn cao của tư tưởng triết học chính trị - xã hội của ông Tuy nhiên, do mục đích của mình, các tác giả trên cũng chưa trình bày được một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề dân

Trang 14

chủ trong giáo dục Bài viết ―Dân chủ như là liên kết phản tư: John Dewey và lý thuyết dân chủ ngày nay‖ (Democracy as Reflexive cooperation: John Dewey and

the theory of democracy today) (1998) (Political Theory, vol.26, No.6) của Axel

Honneth và John.M.M Farrell Bài viết ―Dewey, Dân chủ và Công dân‖ (Dewey,

Democracy and Citizenship) (2001) của Debra J.Anderson và Robert L.Major (The

Clearing House, vol.75, No 2) đã trình bày những thông tin đáng chú ý về cuộc đời

cũng như các hoạt động chính trị - xã hội thực tế của Dewey, đồng thời những thách thức và mục tiêu của nền dân chủ theo quan điểm Dewey cũng được luận giải Tóm lại, các công trình kể trên đã cung cấp bức tranh tương đối toàn diện về triết học chính trị xã hội của Dewey với trọng tâm là khái niệm dân chủ, cũng như

về triết học thực dụng Mỹ và triết học phương Tây hiện đại, các công trình chủ yếu

là bằng tiếng nước ngoài, các công trình bằng tiếng Việt về đề tài luận văn còn ít, chưa phong phú, gây khó khăn cho những nghiên cứu chuyên sâu Do vậy, việc nghiên cứu quan niệm về dân chủ trong giáo dục, mối quan hệ giữa dân chủ và giáo dục về cả lý luận lẫn thực tiễn của Dewey vẫn rất mới mẻ mà cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn chưa có một một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích làm rõ

quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục, từ đó đưa ra một số đánh giá

về giá trị và hạn chế của quan niệm này

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên thì luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

+ Phân tích những điều kiện và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục

+ Làm rõ những nội dung cơ bản của quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục

+ Đưa ra một số nhận định về giá trị và hạn chế của quan điểm của John Dewey

về dân chủ trong giáo dục

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng cơ bản của John Dewey

về dân chủ trong giáo dục

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng về dân chủ trong giáo dục của

John Dewey và giới hạn trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông, gồm: The school

and society (Nhà trường và xã hội) (1899), How we think (Cách ta nghĩ) (1909), Democracy and Education (Dân chủ và giáo dục) (1916), và Experience and Education (Kinh nghiệm và giáo dục) (1938)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Về cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu triết học

Về phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp của triết học Mác – Lênin, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp logic – lịch sử, phương pháp văn bản học, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, đặc biệt là phương pháp macxit nghiên cứu lịch sử triết học

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu một cách có hệ thống về nội

dung và phương thức thực hiện dân chủ trong giáo dục của John Dewey, bước đầu chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng đó, từ đó đóng góp thêm tri thức vào mảng nghiên cứu về Dewey – triết học giáo dục cũng như triết học chính

trị xã hội của ông tại Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn mong muốn cung cấp một phần tài liệu tham khảo

cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cho những ai quan tâm đến triết học của Dewey, đồng thời góp phần đưa ra một hướng đi, một phương thức cho công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam nhằm đạt tới mục tiêu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đất nước

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 2 chương và 7 tiết

Trang 16

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI

QUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC

1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan điểm của J Dewey về dân chủ trong giáo dục

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã trải qua những thay đổi to lớn Đất nước dần phát triển và trưởng thành, những biến đổi về tình hình kinh tế đã kéo theo nhiều đổi thay trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và

khoa học

Thời điểm từ năm 1890 đến 1917, kinh tế Mỹ đạt được những bước phát triển thần kỳ trong cả công nghiệp, nông nghiệp lẫn dịch vụ Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ tiến bộ trong lịch sử phát triển nước Mỹ Ngành công nghiệp trở thành đầu tàu lôi kéo sự đi lên của các ngành khác với quá trình tập trung hóa cao độ và hình thành các tập đoàn công nghiệp hay các công ty tập trung Nông nghiệp với sự áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ và được sự hỗ trợ của chính phủ cho đầu ra sản phẩm, cùng với các dự án hợp tác nghiên cứu của các trường đại học, các viện nghiên cứu đã cho ra đời những nông sản phẩm chất tốt và có khả năng nuôi trồng cao, khiến ngành này không chỉ phục vụ được nhu cầu của đại đa số người dân trong nước mà còn có thể xuất khẩu Trong bối cảnh vận dụng học thuyết kinh

tế tự do của Adams Smith (1723 – 1790), nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế mà để nền kinh tế tự điều tiết theo quy luật cung – cầu và ―bàn tay vô hình‖ của thị trường với niềm tin rằng, nếu chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế

tư nhân phát triển, hầu hết các tầng lớp dân cư khác sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển đó Hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn cũng lần lượt ra đời Sự phát đạt của các công ty cũng như sự thịnh vượng của nền kinh tế đã đem lại sự giàu có thật sự và nhiều lợi ích cho đa số người dân, đồng thời tạo nên lối sống tiêu dùng của phần lớn công dân Mỹ như là một đặc trưng cho văn hóa quốc gia này Hơn nữa, sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ Tiến bộ cũng đã tác động không nhỏ tới đời sống chính trị Mỹ Đảng Cộng hòa chiếm được lòng tin của dân chúng, có được những ủng hộ quan trọng về chính trị trong suốt thời gian cầm

Trang 17

quyền Tuy nhiên, người dân vẫn tiếp tục mong muốn chính quyền ở mọi cấp từ trung ương tới địa phương phải dân chủ hơn, hạn chế các tập đoàn công nghiệp và kiểm soát tư bản độc quyền, giảm tệ nạn ở các thành phố và thừa nhận các tiêu chuẩn đạo đức của tầng lớp trung lưu, chủ yếu là đội ngũ lao động ―cổ cồn trắng‖ với số lượng ngày càng đông đảo theo sự phát triển của các siêu đô thị và mạng lưới công nghiệp dịch vụ đa dạng Từ những mong mỏi của người dân, mô hình dân chủ

ở các tiểu bang dần chuyển sang hình thức dân chủ trực tiếp Người dân trực tiếp bầu thượng nghị sĩ thay cho việc thượng nghị sĩ được cơ quan lập pháp bang lựa chọn Trong thời kỳ này, việc phụ nữ được trao quyền bầu cử là một kết quả tích cực cho quá trình đấu tranh giải phóng phụ nữ kéo dài hàng thập niên ở Mỹ

Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đã bắt đầu có dấu hiệu sa sút từ giữa những năm 1920 Ngay sau đó, sự phồn vinh và thịnh vượng trong hơn một thế

kỷ kể từ thời lập quốc đã bị thử thách nghiêm trọng trong cuộc Đại suy thoái kinh tế (Great Depression) từ 1929 - 1933 Cuộc đại suy thoái đã phá hủy gần như hoàn toàn nền kinh tế non trẻ của Mỹ Lĩnh vực ngân hàng với bong bóng chứng khoán

đã dẫn tới sự sụp đổ của các thế lực tài chính hùng mạnh, lạm phát tiền tệ, các ngân hàng vỡ nợ liên tục, các tập đoàn công nghiệp liên tục phá sản, nông sản số lượng lớn nhưng không có đầu ra trở nên rẻ mạt, trong khi các hàng hóa khác lại khan hiếm trở nên rất đắt đỏ, hàng tram nghìn thanh niên không có việc làm, đời sống người dân trở nên khó khăn…

Sự suy sụp của nền kinh tế đã tạo nên một thử thách lớn đối với bối cảnh chính trị nước Mỹ lúc bấy giờ Khi đó, mối quan tâm của người dân là: bằng cách nào, đất nước thoát khỏi khủng hoảng và khôi phục sự thịnh vượng từng có trước đây Nơi từng được gọi là mảnh đất của những vận hội và niềm hy vọng giờ đây trở thành miền đất đầy âu lo và tuyệt vọng Người Mỹ bắt đầu tự vấn về những tín điều mà họ vẫn luôn tin tưởng như dân chủ, thị trường tự do, chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa

tư bản Cuộc bầu cử tổng thống năm 1932 với sự thắng lợi của ứng viên đảng Dân chủ Franklin Delano Roosevelt (1882 – 1945) một lần nữa khẳng định niềm tin của người dân Mỹ với những tín điều về dân chủ Quá trình thực hiện các chính sách

Trang 18

kinh tế mới (New Deal 1, 2) của tổng thống Roosevelt với bản chất từ bỏ chủ nghĩa

tư bản phi điều tiết, trở lại kiểm soát hệ thống đường sắt của nhà nước, đưa ra hàng loạt cải cách luật pháp bang và liên bang, tạo việc làm cho thanh niên qua các dự án công cộng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cắt giảm sản lượng và trợ cấp cho nông nghiệp, can thiệp vào thị trường đã dần dần giúp kinh tế Mỹ đi vào quỹ đạo vốn có, xây dựng nền tảng cho một liên minh chính trị vững chắc và thu hút sự quan tâm của người dân đối với chính phủ Kết quả là, cuộc suy thoái chính thức kết thúc năm

1941 khi nước Mỹ bắt đầu có ý định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai Những năm tháng này cũng chứng kiến sự biến chuyển của Mỹ từ một nền cộng hòa non trẻ sang một nước đế quốc với xu hướng mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ - La tinh với hàng loạt những quyết sách như mua lại Alaska từ Nga (1867), kiểm soát Puerto Rico, Guam, Cuba và quần đảo Philippines (sau khi thắng Tây Ban Nha năm 1898), sáp nhập quốc đảo Hawaii (1893), xây dựng kênh đào Panama (1914) nhằm đáp ứng những toan tính về vị trí địa lý… Đồng thời, Mỹ cũng dần từ bỏ thế đứng trung lập hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập Mỹ trong ngoại giao thời Chiến tranh thế giới thứ nhất để chính thức bước vào Chiến tranh thế giới thứ hai sau sự kiện Trân Châu Cảng Đây cũng là giai đoạn chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới phát triển như vũ bão dù chịu tác động không nhỏ của suy thoái kinh tế, các thế lực châu Âu và Nhật Bản cùng cạnh tranh nhằm tranh giành quyền ảnh hưởng tại châu Á già cỗi và đầy mỏi mệt trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ phong kiến

Văn hóa – xã hội cũng chịu tác động không nhỏ do sự biến đổi của nền kinh tế Trong trật tự công nghiệp mới, thành phố trở thành trung tâm đầu não quy tụ tất cả các nguồn lực năng động nhất: doanh nghiệp, tổ chức tài chính, lực lượng lao động, làng mạc thành thị trấn, thị trấn thành thành phố, siêu đô thị Đại suy thoái kinh tế khiến tình trạng phân hóa sâu sắc của nhóm người nghèo và người giàu nắm giữ phần lớn của cải quốc gia trở nên nghiêm trọng hơn Tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tiếp diễn khi công nhân nữ chỉ được trả công bằng ¼ công nhân nam và nạn phân biệt chủng tộc cực đoan đối với người Mỹ da đen vẫn kéo dài dai dẳng cho tới

Trang 19

thập niên 1950 của thế kỷ XX, thời kỳ rộ lên các phong trào đòi quyền công dân cho phụ nữ và người Mỹ gốc Phi ở các bang miền Nam Quá trình mở rộng lãnh thổ

về phía Tây tới những vùng đất của người da đỏ trong những năm cuối thế kỷ XIX

và di chứng của quá trình sử dụng lao động nô lệ da đen ở các bang phía Nam đã gây nên những xung đột không đáng có giữa cư dân bản địa và những người khai hoang

Trong khi đó, tự do tôn giáo và tín ngưỡng vẫn được bảo đảm từ thời lập quốc nhưng trong thời kỳ suy thoái, số lượng tín đồ cũng có sự giảm sút đáng kể Giáo dục công những năm cuối thế kỷ XIX đã được triển khai rộng khắp và miễn phí Hệ thống giáo dục được xây dựng đảm bảo tiêu chí phổ cập, toàn diện, chuyên nghiệp

và phi tập trung hóa Hai triết lý giáo dục chính có những tranh cãi quyết liệt tồn tại trong những năm 1890 với hai khẩu hiệu hoàn toàn trái ngược nhau đó là lý thuyết

―lấy trẻ em làm trung tâm‖2và thuyết ―lấy chương trình học làm trung tâm‖3

Tuy nhiên, phong trào ―giáo dục tiến bộ‖4

do John Dewey khởi xướng đã công kích cả hai xu hướng tư tưởng giáo dục kể trên và xác lập một triết lý giáo dục mới dựa trên kinh nghiệm của bản thân trẻ em và lựa chọn các môn học đa dạng và chủ đề học tập khác nhau Người Mỹ, từ thời của những nhà lập quốc như Thomas Jefferson (1743 – 1826) đã luôn tin rằng, trường học công luôn được trông đợi là ―sẽ phục vụ cho công bằng xã hội và là nơi mà mỗi đứa trẻ đều phải được đào tạo cơ bản và

2 Lý thuyết ―lấy trẻ em làm trung tâm‖ trong giáo dục (a child – centred education) do trường phái lãng mạn trong giáo dục với đại biểu là Granville Stanley Hall (1844 – 1924) đề xuất Lý thuyết này cho rằng chương trình học tập nên phụ thuộc vào sự tăng trưởng tự nhiên và tự do của trẻ em Các đại diện của thuyết này cũng cho rằng xuất phát điểm của giáo dục nên là các động cơ tự nhiên và thiên bẩm của trẻ em, thay vì nội dung và chủ đề của môn học

3 Lý thuyết ―lấy chương trình học là trung tâm trong giáo dục‖ (a curriculum – centred education) do William Torrey Harris (1835 – 1909) chủ trương Lý thuyết này ủng hộ quy trình giảng dạy có kỷ luật theo từng giai đoạn phát triển của trẻ em với mục đích giúp chúng tiếp nhận được nhiều nhất trí tuệ tổng thể của nền văn minh nhân loại Đồng thời thuyết này cũng quan tâm chủ yếu tới nội dung các môn học để từ đó xác định phương pháp học tập phù hợp Những người theo thuyết này trông đợi trẻ em sẽ chỉ tiếp nhận và tán đồng với những gì được dạy, trở nên dễ dàng uốn nắn và ngoan ngoãn hơn

4 Phong trào giáo dục tiến bộ (progressive education) là thuật ngữ được sử dụng nhằm diễn tả ý tưởng và nỗ lực của các nhà hoạt động giáo dục trong việc biến trường học thành một chủ thể có vai trò tích cực trong xã hội dân chủ.Trường học không chỉ là nơi đạt được tri thức mà còn là nơi chốn để trẻ em học cách sống như thế nào trong một cộng đồng Hai nội dung chính của phong trào giáo dục tiến bộ là tôn trọng sự đa dạng (hàm ý mỗi cá nhân được thừa nhận dựa trên năng lực, tính cách, sở thích của cá nhân đó) và sự phát triển trí tuệ xã hội có tính phê phán nhằm cho phép cá nhân hiểu và tham gia tích cực vào các vấn đề của cộng đồng với nỗ lực tập thể nhằm đạt tới sự thịnh vượng chung

Trang 20

vững chãi, trường học phải là một lực lượng dân chủ mạnh mẽ nhằm xây dựng một quốc gia mà ở đó mỗi con người phải được coi như là một tài sản của chế độ mới‖ [83] Hệ thống trường học công đã tạo ra các tiền đề cần thiết cho một xã hội dân chủ có trật tự, khuyến khích sự phát triển của tính cách dân tộc và hỗ trợ cho nền dân chủ Mỹ Mô hình trường học tập trung nhiều hơn vào mối tương tác thầy trò, gắn kết giáo dục với các tiến trình xã hội và mục tiêu nghề nghiệp cụ thể đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục Mỹ

Về triết học, chủ nghĩa Heghel mới (Neo – Hegelianism) bùng phát trên đất Mỹ với mục tiêu khôi phục triết học Hegel nhằm giải quyết những vấn đề cũng như thách thức chính trị - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền học thuật nước Mỹ trong những năm 1860 Tuy nhiên, một thời gian sau, dòng triết học này đã bị triết học thực dụng (pragmatism) phê phán và thay thế Thậm chí, trên nền tảng triết học thực dụng, các trào lưu triết học khác gồm chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên và bản thể luận

đã chi phối không gian tư tưởng nước Mỹ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX

Triết học thực dụng ra đời trong khoảng những năm 1871 đến 1874 tại câu lạc

bộ Siêu hình, thuộc đại học Havard do Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) và một

số thành viên khác sáng lập ra và sau này được William James (1842 – 1910) phát triển với quan niệm về chân lý và tính hữu dụng John Dewey (1859 – 1952) được biết đến là người đã nêu cao ngọn cờ triết học thực dụng trên hầu hết những khía cạnh khác nhau của đời sống thực tế Triết học thực dụng được đánh giá là truyền thống triết học cổ điển Mỹ với khẳng định: ―Mọi chân lý, lý thuyết đều có thể sai lầm và có thể được sửa chữa‖ [84], cho rằng chân lý chỉ mang tính tương đối, đưa

ra thuyết có thể sai lầm trong khoa học (fallibilism) và quan tâm tới tính chủ thể trong nghiên cứu khoa học xác định vấn đề và khảo nghiệm chân lý

Bên cạnh triết học, các ngành khoa học xã hội khác ở Mỹ thời điểm này cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Darwin xã hội – áp dụng thuyết tiến hóa sinh vật và chọn lọc tự nhiên của Darwin vào nghiên cứu các yếu tố xã hội Sự ảnh hưởng này chủ yếu xuất hiện trong bộ môn tâm lý học và xã hội học – phân ngành tách ra khỏi

Trang 21

triết học trở thành khoa học độc lập vào những năm cuối thế kỷ 19 với đại diện là Herbert Spencer (1820 – 1903) và William Graham Samner (1840 – 1910)

Không chỉ khoa học xã hội và triết học, khoa học công nghệ cũng đạt được những thành tựu đáng kể Ngành vật lý học đã phát minh ra phản ứng hạt nhân và sau đó ứng dụng vào chế tạo bom nguyên tử Thiên văn học phát hiện ra tiểu hành tinh số 9 trong hệ mặt trời – tiểu hành tinh Pluto hay tiến bộ trong y học là phát hiện

và chế tạo thành công thuốc kháng sinh penicillin cũng như việc tìm ra phương thức truyền máu sau này được áp dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai Bên cạnh đó, ngành đo đạc và địa chất là dấu ấn về những thành tựu tột bậc của người Mỹ trong phạm vi nền văn hóa tri thức loài người những năm cuối thế kỷ XIX Những tiến bộ trong hầu hết các ngành khoa học đã tạo nên một nước Mỹ có ―phong cách khoa học có những đóng góp không nhỏ vào nền tri thức thế giới với những đòi hỏi về một nền khoa học có tính chất phê phán, liên tục thay đổi, trọng thực nghiệm hơn lý thuyết và không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào về học thuật Công việc nghiên cứu

đó sẽ cho ra đời một nền văn hóa liên tục thay đổi và điều chỉnh, khoa học không tạo ra trật tự mà ngược lại, gây ra những xáo trộn khi liên tục tạo nên ―cú sốc của cái mới‖ [83]

Sự lớn lên một cách thần kỳ của nước Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX đã góp phần tạo nên ―một sự phồn vinh mà trong quá khứ không ai có thể hình dung được, một sức mạnh ngoài tầm vóc con người, một tốc độ của sao băng

đã tạo ra một thế giới kích thích, dễ cáu gắt, dễ gây chuyện, vô lý và lo âu‖ [7, tr 36] Sự xuất hiện và nở rộ của chủ nghĩa Hegel mới, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa Darwin xã hội đã thể hiện tinh thần trọng khoa học và ý thức về cái tôi của người Mỹ Chính bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học ấy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự ra đời triết học chính trị - xã hội của Dewey nói chung và sự phát triển những suy tư về dân chủ trong giáo dục của ông nói riêng

Trang 22

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan điểm của J.Dewey về

dân chủ trong giáo dục

John Dewey sống trong một giai đoạn chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ của lịch sử nước Mỹ với những biến động nhất định trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới chính trị, văn hóa, xã hội Điều này đã để lại dấu ấn tương đối rõ nét trong quá trình vận động và biến chuyển của triết học Dewey nói chung và chính quan điểm về dân chủ trong giáo dục nói riêng Những chuyển biến này thậm chí còn được Dewey thuật lại trong các bản tự thuật của ông sau này, do đó, khi nhắc đến những tiền đề

lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Dewey về dân chủ trong giáo dục, cần phải

đề cập đến những nền tảng suy tư xuất phát từ truyền thống triết học châu Âu lục địa như chủ nghĩa Hegel mới, quan niệm về giáo dục của W.Humboldt, cho đến những tư tưởng hình thành dựa trên yêu cầu của điều kiện kinh tế - xã hội và mang đậm đặc thù nước Mỹ là triết học thực dụng vốn được xem là dòng triết học đặc trưng của nước Mỹ với hai đại diện tiêu biểu là Charles Sander Peirce và William James

1.2.1 Tư tưởng triết học của chủ nghĩa Hegel mới

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 -1831) là nhà biện chứng lỗi lạc của triết học duy tâm Đức thế kỷ XIX Những phạm trù cơ bản trong học thuyết của Hegel phải kể đến như ý niệm tuyệt đối, nhà nước pháp quyền, quyền con người… đã trở thành những vấn đề được quan tâm và bàn luận nhiều và ảnh hưởng không nhỏ tới

sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại về sau Hegel đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy khoa học, của lý trí con người trong sự phát triển của khoa học logic, triết học cũng như diễn biến của lịch sử và xã hội Vào nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền học thuật của nhiều quốc gia đã chứng kiến những nỗ lực nhằm phục hồi tầm ảnh hưởng của triết học Hegel đã bị chủ nghĩa thực chứng thay thế cũng như cải biến tư tưởng duy tâm khách quan của Hegel thông qua xét lại một cách có phê phán hệ thống triết học này

Chủ nghĩa Hegel mới (Neo – Hegelianism) ám chỉ một số trường phái tư tưởng được khơi nguồn cảm hứng và gắn bó chặt chẽ với các ý tưởng triết học của Hegel

Trang 23

Trong suốt những thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều nhà triết học châu Âu và Mỹ đã thể hiện niềm hứng thú đối với nhiều khía cạnh trong các tác phẩm của Hegel Ở Mỹ, phong trào làm sống lại Hegel bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XIX Trong thời kỳ đang xảy ra Nội chiến này, những nhà cá nhân chủ nghĩa cấp tiến ở Boston thấy rằng cần phải củng cố nhà nước nhằm đảm bảo những quyền cơ bản của cá nhân và ý thức xã hội đã chuyển dần từ chú trọng cá nhân sang chú trọng quốc gia, toàn thể Vì vậy, Hegel dường như phù hợp với yêu cầu đó Sau này, chủ nghĩa Hegel mới được phát triển hơn nữa nhờ nỗ lực của triết gia William Torrey Harris (1835 – 1909) Năm 1866, Harris đã sáng lập trường phái Saint Louis nhằm dịch thuật các tác phẩm và truyền bá tư tưởng của Hegel trên đất Mỹ Năm

1867, ông tiếp tục sáng lập Tạp chí triết học tư biện (The Journal of Speculative

Philosophy) phục vụ cho yêu cầu mở rộng cộng đồng những người theo chủ nghĩa Hegel mới, đây cũng được coi là tạp chí triết học đầu tiên của nước Mỹ Sau này triết học Hegel bị thay thế bởi những trào lưu tư tưởng khác tiến bộ và nhân văn hơn nhưng nó vẫn đóng vai trò không nhỏ trong việc định hình và phát triển triết học thực dụng Mỹ nói chung cũng như tư tưởng của Dewey nói riêng

Dewey, dưới sự dìu dắt của người thầy hướng dẫn George Sylvester Morris (1840 – 1889) đã chịu ảnh hưởng của triết học Hegel trong quá trình tiến hành luận

án nghiên cứu sinh của mình tại Đại học John Hopkins Morris là một trong những giáo sư chính giảng dạy về lịch sử triết học và thần học Thiên Chúa giáo tại khoa triết học của trường John Hopkins Sau này, khi chuyển tới đại học Michigan, ông tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy triết học Anh, mỹ học và đạo đức học Đức Bên cạnh đó, Morris cũng là một trong những người có công lớn trong việc truyền bá tư tưởng Hegel vào đất Mỹ khi dịch thuật các tác phẩm của Hegel và Kant cũng như viết các công trình nghiên cứu về triết học của hai triết gia nói trên Những tác phẩm

của Morris có thể kể đến như: Tư tưởng và các triết gia Anh (British thought and thinkers) (1880), Phê phán lý tính thuần túy của Kant: Một luận giải quan trọng (Kant’s critique of Pure reason: A critical Exposition) (1882), Triết học và Kito giáo

Trang 24

(Philosophy and Christianity) (1883), và Triết học về lịch sử và nhà nước của Hegel

(Hegel’s Philosophy of State and of History) (1887)

Trong tác phẩm Từ chủ nghĩa tuyệt đối tới chủ nghĩa kinh nghiệm (From

Absolutism to Experimentalism), Dewey đã bộc bạch về sự lôi cuốn của sự hợp nhất Hegel và Aristotle đối với ông như sau: ―Tuy nhiên, vẫn có những lý do chủ quan khiến tư tưởng Hegel lôi cuốn tôi…Thời kỳ đầu, nghiên cứu triết học là phương thức để tôi rèn luyện trí tuệ Tuy nhiên, sự kết hợp giữa chủ thể và khách thể, vật chất và tinh thần, thần thánh và con người trong triết học Hegel không đơn thuần là một công thức trí tuệ, đối với tôi, nó giống như một sự khai phóng lớn lao Cách giải thích của Hegel về văn hóa nhân loại, các thể chế và nghệ thuật đã xóa bỏ các bức tường ngăn cách nặng nề từng tồn tại như là hệ quả của di sản văn hóa Mỹ

do tình trạng cô lập cá nhân khỏi thế giới, linh hồn khỏi thể xác, tự nhiên khỏi chúa trời Điều này đã tạo nên một niềm hứng thú đặc biệt trong tôi‖5

[52, tr.15] Có thể thấy được, mặc dù thừa nhận những tác động lâu dài của triết học Hegel đối với quá trình hình thành tư tưởng triết học của mình, chính Dewey cũng cho rằng, những suy tư của ông về tri thức, ý thức cũng như tư duy đi theo hướng hoàn toàn khác với Hegel Trong khi Hegel cho rằng sự tiến bộ của loài người hay sự tiến bộ của lịch

sử chỉ là sự phát triển của ý niệm tuyệt đối, là sự giải quyết những mâu thuẫn logic nội tại của bản thân chủ thể tư duy trong những quan niệm nhất định thì Dewey đã

có cách suy nghĩ ngược lại do chịu sự tác động của bối cảnh học thuật với sự thống trị của thuyết tiến hóa sinh học của Darwin Ông cho rằng, quá trình diễn biến của lịch sử loài người là quá trình con người đối diện với những xung đột hữu cơ cụ thể, giữa cá nhân, môi trường xã hội của cá nhân và môi trường tự nhiên Đối với Dewey, ý thức, tâm thức, nhận thức hay tư duy của con người phải luôn luôn thích

5 Nguyên tác: ―There were, however, also ―subjective‖ reasons for the appeal that Hegel’s thought made to

me (…) My earlier philosophic study had been an intellectual gymnastic Hegel’s synthesis of subject and object, matter and spirit, the divine and the human, was, however, no mere intellectual formula; it operated as

an immense release, a liberation Hegel’s treatment of human culture, of institutions and the arts, involved the same dissolution of hard-and-fast dividing walls, and had a special attraction for me‖, John Dewey, ―From

Absolutism to Experimentalism‖, The Essential Dewey, Vol 1, edited by Larry A.Hickman and Thomas

M.Alexander, Indiana University Press, 1998, page 15

Trang 25

nghi với môi trường bên ngoài và chỉ hoạt động tốt nhất khi tập trung xử lý các vấn

đề nảy sinh trong cuộc sống do tác động của thế giới tự nhiên Điều này đặc biệt quan trọng khi Dewey triển khai phương pháp tư duy khoa học được trình bày trong

tác phẩm Cách ta nghĩ và ứng dụng vào quá trình rèn luyện tư duy cho trẻ em trong

trường học thực nghiệm

Thời gian sau, khi Dewey chuyển tới làm việc tại đại học Michigan, khiến mối liên kết với Morris bị gián đoạn, đồng thời có sự tác động của người vợ, bà Alice Chipman (1858 – 1927), người đã khơi dậy mối quan tâm của Dewey đối với các vấn đề xã hội, chính trị, phong trào nữ quyền cũng như giáo dục công, niềm hứng thú của Dewey về khoa học thực nghiệm và tâm lý học của James đã trở thành động lực chính khiến ông từ bỏ chủ nghĩa Hegel mới Bản thân Dewey cho biết: ―Tôi đã dần dần xa rời chủ nghĩa Hegel trong 15 năm tiếp theo, từ ―trôi‖ (drifting) cho thấy tính chậm chạp, trong một thời gian dài, là đặc tính không thể nhận thấy của quá trình biến chuyển, mặc dù từ này không thể truyền đạt hết được cảm giác về một nguyên nhân rõ ràng cho sự thay đổi Mặc dầu vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ là nên phớt lờ, hay phủ nhận những hiểu biết về Hegel mà một nhà phê bình sắc sảo đôi khi đề tập tới như là khám phá mới lạ - đã để lại lớp trầm tích trường tồn trong tâm trí tôi‖6 [52, tr.15]

Ảnh hưởng của Hegel tồn tại ở Mỹ trong khoảng 30 năm, đạt tới đỉnh điểm ở khoảng gần cuối thế kỷ XIX Tuy nhiên, ở Mỹ, thời kỳ này triết thuyết của Hegel lại

bị công kích trước hết bởi triết học thực dụng Peirce cùng với câu lạc bộ siêu hình

do ông cùng những học giả khác sáng lập là những người đầu tiên của triết học thực dụng phê phán Hegel Peirce khẳng định, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel

đã hết vai trò lịch sử, nhường chỗ cho những trào lưu triết học mới xuất hiện đáp

6 Nguyên tác: ―I drifted away from Hegelianism in the next fifteen years; the word ―drifting‖ expresses the slow and, for a long time, imperceptible character of the movement, though it does not convey the impression that there was an adequate cause for change Nevertheless I should never think of ignoring, much less denying, what an astute critic occasionally refers to as a novel discovery—that acquaintance with Hegel has

left a permanent deposit in my thinking.‖, John Dewey, ―From Absolutism to Experimentalism‖, The

Essential Dewey, Vol 1, edited by Larry A.Hickman and Thomas M.Alexander, Indiana University Press,

1998, page 15

Trang 26

ứng yêu cầu của một nước Mỹ mới và cho rằng siêu hình học trước đây vốn không được xem trọng, nay đã được công nhận và nghiên cứu nhiều hơn

1.2.2 Lý luận hoài nghi – niềm tin của Charles Sanders Peirce

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, logic học, toán học và tự nhiên học, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Cha ông là một nhà toán học tên tuổi tại đại học Harvard, bang Massachusets Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm tâm huyết với công việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Peirce

đã có nhiều cống hiến quan trọng trên nhiều lĩnh vực không chỉ riêng triết học, logic học mà còn các ngành khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học và lịch sử khoa

học Với lý luận ―hoài nghi – niềm tin‖ được trình bày trong hai tác phẩm Củng cố

niềm tin (The fixation of belief) (1877) và Làm thế nào để tư tưởng trở nên sáng tỏ

(How to make our ideas clear)7 (1878), Peirce được xem là người khai mở đầu tiên

tư tưởng triết học thực dụng

Để bước đầu tiếp cận và nghiên cứu những định đề logic cũng như triết học của Peirce, ta cần thiết phải tìm hiểu lý luận hoài nghi – niềm tin (doubt – belief) của ông Do chịu sự tác động của quan niệm tiến hóa của chủ nghĩa Darwin xã hội thịnh hành trong những năm cuối thế kỷ XIX, Peirce đưa ra lý luận này nhằm nhấn mạnh tác dụng của hành động đối với sự sinh tồn của con người Về bản chất, lý luận hoài nghi – niềm tin của Peirce là quá trình phát triển của nhận thức con người từ trạng thái băn khoăn khi đối mặt với những tình huống mới lạ của cuộc sống đến trạng thái rõ ràng, nhận thức toàn diện bản chất của sự vật Từ đó con người có thể đưa ra những hành động cụ thể phù hợp với hoàn cảnh đã được nhận thức Peirce gọi trạng thái nhận thức rõ ràng đó là ―niềm tin‖ hoặc ―sự xác tín‖ Theo nghĩa rộng hơn, niềm tin là tri thức cuối cùng mà con người đạt được về bản chất sự vật Từ cách suy nghĩ như trên, Peirce cho rằng con người cần có những phương pháp hợp lý để

7 Tác phẩm ―Củng cố niềm tin‖ (The fixation of belief) cùng với tác phẩm ―Làm thế nào để tư tưởng chúng ta trở nên sáng tỏ‖ (How to make our ideas clear) là hai báo cáo khoa học được Peirce trình bày tại buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Siêu hình thuộc Đại học Havard vào năm 1872, sau đó 2 báo cáo này được chỉnh lý, bổ sung và lần lượt được đăng tên Nguyệt san phổ thông (số 11 – 1877 và số 1 – 1878), được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho triết học thực dụng của Peirce Sau này, bản thân ông còn tiếp tục phát triển thêm tư tưởng thực dụng của mình nhưng sự phát triển thêm ấy không thống nhất với tư tưởng thực dụng được đưa ra

từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX

Trang 27

củng cố niềm tin hay đạt tới tri thức đúng đắn Ông phân loại các phương pháp đó gồm phương pháp quyền uy, phương pháp cưỡng ép, phương pháp tiên nghiệm và phương pháp khoa học

Tuy nhiên, đối với Peirce, phương pháp tối ưu nhất để ―củng cố niềm tin‖ của bản thân mỗi người là sử dụng phương pháp khoa học, còn được gọi là phương pháp ―thẩm tra‖ (inquiry) Về bản chất, khái niệm ―thẩm tra‖ ám chỉ cách thức tiến hành các suy luận logic nhằm đạt tới niềm tin triệt để khi tâm thức va chạm với những tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống và dẫn tới sự hoài nghi Phương pháp khoa học lấy việc khẳng định sự tồn tại của thế giới khách quan làm tiền đề, khẳng định nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học là giải thích và miêu tả sự vật trong thực tại khách quan, và cho rằng khoa học không tiếp cận những mục tiêu cố định

mà những điều luôn thay đổi

Phương pháp khoa học hay thăm dò của Peirce gồm 3 bước như sau: giả thuyết (abduction), suy luận (deduction) và quy nạp (induction) Giả thuyết là bước đầu tiên, được Peirce định nghĩa là ―quá trình hình thành các giả thuyết giải thích‖ [Trích theo: 80] Bước giả thuyết chủ yếu dựa trên quan sát các dữ kiện thực tế nhằm xác định những gì chúng ta cho là đúng dựa trên một nguyên tắc chung nhất định Bước thứ hai là suy luận Ta tiến hành bước này dựa trên những giả thiết từ giả thuyết, từ đó dự đoán các tình huống có thể xảy ra mà bản thân ta phải đối mặt trong tương lai [Xem: 80] Bước cuối cùng của quá trình thẩm tra là quy nạp Bước này được sử dụng nhằm đánh giá các dự đoán về độ tin cậy và giá trị của các giả thiết được tạo ra qua giả thuyết và suy luận, từ đó tiến hành các thử nghiệm, kiểm chứng cần thiết

Sự tiếp thu và phát triển của Dewey đối với lý thuyết hoài nghi – niềm tin của Peirce cũng chủ yếu nằm trong ý tưởng về quá trình đạt tới tri thức thông qua sự vận động của suy nghĩ phản tư trong mỗi cá nhân Điều này được Dewey trình bày

khá rõ trong tác phẩm Cách ta nghĩ và một phần nhỏ trong cuốn Dân chủ và giáo

dục Ông phát hiện ra chu trình vận động của tư duy hay suy nghĩ phản tư là đi từ

trạng thái băn khoăn ngờ vực tới sự soi tỏ và dự đoán những sự kiện kế tiếp Khởi

Trang 28

nguồn từ sự hoài nghi hoặc băn khoăn khi cá nhân gặp phải những trạng huống mới trong cuộc sống, được Dewey gọi là trạng thái ―ngã ba đường‖, một tình huống

―tiến thoái lưỡng nan‖ Trạng thái này sẽ kích thích tư duy hoạt động để phân tích tình huống, trạng thái gây băn khoăn đó Sau khi phân tích kỹ lưỡng các tình huống,

cá nhân bắt đầu tìm kiếm đầu mối trong tư duy của mình để có thể tìm ra các gợi ý giúp làm sáng tỏ tình huống vấn đề Từ đó, cá nhân có thể thoát khỏi trạng thái lưỡng lự Nguồn gốc của những gợi ý đó xuất phát từ ―kinh nghiệm trong quá khứ

và những kiến thức có từ trước‖ [2, tr 27] của cá nhân Kết thúc quá trình thẩm tra này, các cá nhân có thể thu được các kết luận, suy luận khoa học và khai sáng tâm trí Quá trình này cũng có thể được coi là quá trình giải quyết vấn đề của chủ thể tư duy khi phải đối mặt với các nguy cơ do hoàn cảnh khách quan đưa tới

Tuy nhiên, khác với Peirce, Dewey cho rằng điều quan trọng của cá nhân không phải là ―củng cố niềm tin‖ như Peirce quan niệm, mà là ―cải thiện hoàn cảnh‖ Dewey nhận ra khi chúng ta đối mặt với một vấn đề cụ thể nào đó, nhiệm vụ đầu tiên của cá nhân là phải cố gắng hiểu rõ được vấn đề mà cá nhân đang gặp phải bằng việc phân tích những thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên vấn đề

đó Những định đề logic mà cá nhân sử dụng trong phương pháp thẩm tra sẽ là những công cụ lý tưởng để giúp chúng ta tìm ra và giải quyết vấn đề Dựa trên cách diễn giải về tư duy phản tư nói trên, Dewey đã đưa ra một phương pháp tư duy toàn diện với năm bước cơ bản như sau: liên kết các yêu cầu về tình huống có vấn đề lại với nhau, xác định vấn đề, đưa ra giả thuyết, kiểm tra hoặc thử nghiệm, ứng dụng cách thức giải quyết vấn đề vào thực tiễn Khi thực hành nhuần nhuyễn các bước thuộc phương pháp tư duy toàn diện này, các cá nhân sẽ có thể chủ động đối mặt với những tình huống mới mẻ trong cuộc sống và giải quyết, điều chỉnh hoàn cảnh

có hiệu quả nhằm đem lại những kết quả tốt nhất mà bản thân mong đợi

Tóm lại, Dewey và Peirce đều chỉ ra tính chất quan trọng nhất của quá trình thẩm tra là tính cộng đồng Thẩm tra là sự cố gắng, nỗ lực trừu tượng và riêng lẻ của từng cá nhân, và là sản phẩm tập thể liên quan tới sự tương tác và giao tiếp của cộng đồng những cá nhân thực hiện hành vi thẩm tra với mục tiêu khám phá ra ý

Trang 29

nghĩa của môi trường xung quanh trong quá trình sống Môi trường ở đây có thể là môi trường tự nhiên hoặc môi trường văn hóa Tư tưởng này sau này cũng được Dewey ứng dụng vào đánh giá chính trị - xã hội, cụ thể hơn là đánh giá các mô hình nhà nước trong lịch sử, làm tiền đề cho quan niệm về dân chủ và xã hội dân chủ Ta

có thể hiểu khái niệm thẩm tra trong triết học Dewey là sự đấu tranh của trí tuệ con người nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể thường thách thức tư duy trong đời sống thực tiễn Mục tiêu chính của quá trình này, thay vì vạch ra những bức tranh cụ thể

về bản chất của các sự vật trong thế giới, là một biện pháp mang tính tất yếu giúp giải quyết những khúc mắc trong học thuật cũng như thực tế đang xảy ra [Xem: 84],

là yêu cầu tất yếu trong cuộc sống hằng ngày của cá nhân

1.2.3 Quan điểm của William James về kinh nghiệm

William James (1842 – 1910) là nhà tâm lý học, triết học tiền bối của chủ nghĩa thực dụng, người làm cho cả thế giới biết tới chủ nghĩa thực dụng Mỹ như một học thuyết triết học James sinh ra trong một gia đình khá giả ở New York Sự nghiệp của ông bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của thời đại hoàng kim của triết học Mỹ với việc tiếp cận triết học từ tâm lý học Những tác phẩm của James có thể kể đến như

Những nguyên tắc của tâm lý học (Principles of Psychology) (1867), Các loại kinh nghiệm tôn giáo (The Varieties of Religious Experience) (1902), Chủ nghĩa thực dụng, tên gọi mới của một phương pháp tư duy cũ (Pragmatism: A new name for

some Old Ways of Thinking) (1907)…Trong đó tác phẩm Nguyên tắc tâm lý học

gây nhiều ảnh hưởng tới Dewey chủ yếu thông qua khái niệm kinh nghiệm

James phát triển khái niệm ―kinh nghiệm‖ (experience) như là một trong những phạm trù cơ bản của siêu hình học Từ đó ông đưa ra quan điểm về chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để, khẳng định kinh nghiệm là đối tượng duy nhất của triết học và ―tất

cả những tranh cãi của các triết gia chỉ là những điều xoay quanh kinh nghiệm mà thôi‖8 [trích theo: 87] Khái niệm ―kinh nghiệm‖ trong tư tưởng của James có ba nội dung chính như sau:

8

Nguyên tác: ―The only things that shall be debatable among philosophers shall be things definable in terms

drawn from experience‖, trích theo: Stanford university, Pragmatist theories of the truth, source:

http://plato.stanford.edu/entries/pragmatism/, accessed in June 2, 2012

Trang 30

Thứ nhất, triết học và khoa học chỉ giới hạn trong kinh nghiệm, vì vậy nếu nói

triết học nghiên cứu thực tại cũng đồng nghĩa với bản thân kinh nghiệm đồng nhất với thực tại (reality) Về kinh nghiệm với tư cách là một chủ thể, James khẳng định:

―Kinh nghiệm là một chỉnh thể độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ thực tại nào khác ngoài chính bản thân nó‖ [Trích theo: 29, tr 42] Schiller, một triết gia thuộc chủ nghĩa duy tâm Đức thế kỷ XIX, đã diễn đạt đơn giản hơn, ông viết: ―Toàn thể thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là kinh nghiệm, và thế giới này được cấu thành không bởi gì khác ngoài kinh nghiệm‖ [Trích theo: 29, tr 42] Bởi vì kinh nghiệm cũng là thực tại, phạm vi của kinh nghiệm chúng ta có thể trải nghiệm bao gồm các lĩnh vực sau: (1) thế giới các sự vật cụ thể khách quan, (2) thế giới khoa học và các quy luật tự nhiên, (3) thế giới các chân lý trừu tượng và quan hệ lý tưởng được biểu hiện qua triết học và toán học, (4) thế giới các ảo tưởng và định kiến xã hội phổ biến, (5) nền văn hóa của chúng ta biểu hiện qua thần thoại và văn học, (6)

ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân, và (7) cảm xúc phong phú của cá nhân James viết: ―Cái chúng ta coi là thực phải kết nối với cá nhân ta bởi vì chúng ta nhận thấy

nó thú vị và quan trọng, trong đó nhấn mạnh các yếu tố của tính chủ thể và tương quan thực tế‖9

[trích theo: 86]

Thứ hai, James đề xuất khái niệm ―kinh nghiệm thuần túy‖ đồng nghĩa với

―dòng ý thức‖ (the stream of consciousness) hoặc ―dòng cuộc sống‖ (the stream of life) Kinh nghiệm thuần túy không có sự khác biệt mang tính tuyệt đối giữa chủ thể

và khách thể, là sản phẩm của sự kết hợp của tâm lý học và triết học Theo James,

―Tôi gọi dòng cuộc sống là kinh nghiệm thuần túy, chính dòng cuộc sống này là chất liệu, vật chất cung cấp cho chúng ta sau này phạm trù phản tư và tính khái niệm của nó‖ [Trích theo: 29, tr 43] Qua đó, ta có thể nhận thấy, kinh nghiệm, theo James, không chỉ là khoa học, là văn hóa hay các đối tượng vật lý trong thế giới sự vật khách quan, nó là hoạt động suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, tâm thức của cá nhân

9 Nguyên tác: ―What we take what we take to be real must connect with us personally because we find it interesting and/or important, which emphasizes elements of both subjectivity and pragmatic relevance‖, trích

theo: Internet Encyclopedia of Philosophy, William James (1842 – 1910): Overview, nguồn:

http://www.iep.utm.edu/james-o/ , accessed in April 20, 2012

Trang 31

Do đó ta không thể cắt nghĩa mà chỉ có thể cảm nhận kinh nghiệm Năm đặc trưng chính của dòng ý thức gồm: (1) thuộc về cá nhân, (2) thay đổi liên tục và không bao giờ tĩnh tại, (3) có thể chuyển dịch từ người này qua người khác qua giao tiếp và truyền đạt, (4) tính độc lập tương đối với ý thức nên hai tâm thức có thể trải nghiệm cùng một sự vật và (5) tính chọn lọc khi thường hướng sự chú ý tới các đối tượng riêng biệt [Xem: 86]

Thứ ba, James cho rằng ―kinh nghiệm‖ là ―kinh nghiệm trực tiếp‖, là những

mối liên hệ, liên kết giữa các sự vật Ông viết: ―Các mối liên hệ giữa các sự vật, dù nối kết hay tách rời, mới là vấn đề của kinh nghiệm trực tiếp, không kể nhiều hơn hay ít hơn bản thân các sự vật đó‖10 [trích theo: 87]

Chia sẻ quan điểm với James trong quan điểm về kinh nghiệm theo nghĩa kinh nghiệm là toàn bộ thực tại, Dewey cho rằng kinh nghiệm là từ dùng để chỉ toàn bộ đời sống nói chung của con người Theo nghĩa này, kinh nghiệm có thể được hiểu là kinh nghiệm loài (cộng đồng) trong tương quan với kinh nghiệm cá thể (cá nhân) Kinh nghiệm loài là toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người gồm văn hóa, chính trị, kinh tế đến tôn giáo, tín ngưỡng, tâm thức nói chung Đặc trưng của các kinh nghiệm này là tính liên tục và tương tác, trong đó tính tương tác định hình nên kinh nghiệm như là sự kết hợp của nhân tố khách quan (môi trường bên ngoài) và điều kiện chủ quan (chủ thể trải nghiệm) để tạo thành tình huống cụ thể cho cá nhân trải nghiệm Dewey viết: ―Kinh nghiệm là một quá trình trong đó chúng ta tương tác với môi trường xung quanh, thu thập thông tin đáp ứng nhu cầu của bản thân…Chúng ta trải nghiệm tất cả các loại khách thể, sự kiện và quá trình…‖11 [trích theo: 87] Quá trình tương tác này là đời sống, là thực tiễn, là trải nghiệm Loại trải nghiệm này đã gắn kết chủ thể và đối tượng, con người và hoàn

Trang 32

cảnh thành một chỉnh thể không thể chia cắt và xác lập tính liên tục của kinh nghiệm Dewey diễn giải tính liên tục của kinh nghiệm như là sự bổ sung, bồi đắp không ngừng của các kinh nghiệm cá nhân liên tiếp nhau Kinh nghiệm sau luôn bổ sung, tác động tới những ký ức còn được lưu giữ trong tâm trí cá nhân Trong tác

phẩm Kinh nghiệm và giáo dục, Dewey viết: ―Mọi kinh nghiệm đều thu nhận được

cái gì đó từ những kinh nghiệm liền trước và theo cách nào đó, cũng thay đổi chất lượng của các kinh nghiệm tiếp theo‖12 [55, tr 20]

Dewey đã kế thừa và phát triển quan điểm về kinh nghiệm của James thành chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên bằng cách nhấn mạnh kinh nghiệm hay trải nghiệm như

là sự tương tác giữa con người và hoàn cảnh xung quanh Đây là nội dung cơ bản của kinh nghiệm con người với tư cách là chủ thể của hành động trực tiếp tham gia vào đời sống thực tiễn Suy tư này thường được ứng dụng vào giáo dục thông qua

phương pháp học đi đôi với hành trong giáo dục nhà trường Đồng thời, Dewey khi

phát triển khái niệm “kinh nghiệm” vào triết học chính trị - xã hội đã đánh giá dân chủ là một phương thức của đời sống liên kết nhằm thúc đẩy sự trao đổi kinh nghiệm giữa cá nhân và cộng đồng Vì vậy, có thể khẳng định, quan điểm về kinh

nghiệm là nền tảng thiết lập mối tương tác giữa con người và môi trường xung quanh, nhấn mạnh tính tương tác như là thuộc tính bản chất của kinh nghiệm, sau này trở thành một trong những vấn đề đặc biệt được lưu tâm trong quá trình Dewey triển khai quan niệm về dân chủ trong giáo dục của mình

1.2.4 Quan điểm của W Humboldt về giáo dục

Wilhelm (Friedrich Wilhelm Christian Karl Ferdinand) von Humboldt (1767 – 1835) là một triết gia được biết đến với nhiều tác phẩm có giá trị nghiên cứu về triết học, ngôn ngữ học, nhân học, giáo dục học, văn học và triết học chính trị Ông sinh

(1938), Kinh nghiệm và giáo dục, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh, 2012, tr 61

Trang 33

ra và lớn lên ở Postdam (Đức), là bạn thân của hai nhà thơ nổi tiếng Goeth và Schiller, anh trai của nhà khoa học tự nhiên Alexander Humboldt – người đã có những cống hiến lớn trong ngành khoa học tự nhiên Mỹ thời kỳ hậu Nội chiến Wilhelm von Humboldt thường được biết đến với tư cách là một nhà giáo dục, người khởi xướng tư tưởng cải cách giáo dục dưới thời nước Đức bị quân đội Napoleon chiếm đóng Hiện nay, những nghiên cứu về Humboldt đồng thời cũng coi ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, chú giải học

và triết học ngôn ngữ Những tác phẩm chính của Humboldt đã được dịch sang

tiếng Anh gồm: Học thuyết về giáo dục con người (Theory of Human Education) (1789), Các bài luận về Mỹ học I (Essays in Aesthetics I: On Goethe's Herrmann und Dorothea) (1799), Nhiệm vụ và Phạm vi của Chính thể (The spheres and Duties

of Government) (1854)…

―Lý tưởng giáo dục của Humboldt xoay quanh từ ―Bildung‖ – một từ tiếng Đức mang rất nhiều hàm ý, thường được dịch sang tiếng Anh đơn giản là ―education‖, trong khi thực tế nó gần gũi hơn với từ ―formation‖ hay ―paideia‖ trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ―giáo dục con người‖ [90], giáo dục nhân tính cho mỗi cá nhân để cá nhân có thể tham gia vào quá trình cùng chung sống với các thành viên khác trong

xã hội Trong lý luận giáo dục của mình, ngược lại với quan điểm của Hegel về nhiệm vụ giáo dục công dân của nhà nước, Humboldt phê phán mọi nỗ lực của nhà nước và xã hội muốn gò ép cá nhân theo những định hướng và mục đích của riêng mình Theo Humboldt, nhiệm vụ chính của nhà nước là đảm bảo an ninh và tích cực

hỗ trợ nhưng không can thiệp quá sâu vào giáo dục Ông viết: ―Giáo dục sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn nếu được mở rộng phạm vi và không bị ảnh hưởng của những thúc bách bên ngoài‖13 [62] Ông khẳng định, vai trò của nhà nước là phải làm cho ―giáo dục cá nhân được miễn phí ở khắp mọi nơi có thể, trước hết là cho

13 Nguyên tác: ―Education will be good to the extent that it suffers no outside intervention; it will be all the more

effective‖, trích theo: UNESCO (1993),―Wilhelm von Humbolt‖, Prospects: the quarterly review of comparative

education, vol.XXIII, pp 613 -23

Trang 34

các công dân‖14 [62] Theo ông, không những phải đảm bảo giáo dục miễn phí cho mọi công dân, nhà nước còn phải bảo vệ quyền được giáo dục của trẻ em, chống lại những ép buộc vô lý nhằm hạn chế việc học hành của trẻ đến từ phụ huynh theo tinh thần khai sáng của triết học giáo dục do Rousseau khởi xướng

Trọng tâm trong triết lý giáo dục của Humboldt là rèn luyện nhân cách toàn diện cho con người và khuyến khích phát triển cá tính thông qua đào tạo văn hóa tổng quát Lý thuyết giáo dục nhân bản này kiên quyết không nhượng bộ trước áp lực của mọi thế lực kinh tế và chính trị, khẳng định nhiệm vụ then chốt của nhà trường là ―đào tạo con người còn nhỏ trở thành con người trưởng thành chứ không phải đào tạo con ông thợ giày thành ông thợ giày‖ [Trích theo: 90] Theo Humbolt, con người còn là một sinh thể nỗ lực học tập và rèn luyện suốt đời Vì thế, tự học –

tự giáo dục (self – education) là một tiến trình không thể kết thúc

Trong những nỗ lực cải cách giáo dục của mình, với mong muốn tạo sức mạnh tinh thần cho người Đức, Humboldt đã đề xuất thành lập và trao quyền tự chủ tài chính cho bộ giáo dục và các trường đại học tại Đức Tuy nhiên, đề xuất của ông đã không được thực thi Cống hiến lớn nhất của Humbolt phải kể tới là thành lập đại học Berlin sau này mang tên ông Mô hình trường đại học Humboldt được xây dựng theo tinh thần kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, trường đại học phải thiết lập chương trình giáo dục tổng quát, trường đại học phải dạy mọi loại khoa học, không đơn thuần tập trung vào dạy nghề Trường đại học phải hình thành một loại cộng đồng khoa học và các quan hệ giữa thầy và trò, trong đó sinh viên tham gia vào quá trình học tập đồng thời tự thực hiện nghiên cứu riêng theo hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên Tự do học thuật và quyền tự chủ của giảng viên được Humbolt coi là những nguyên lý nền tảng cho một trường đại học tiên tiến và xây dựng đại học Berlin Cuối cùng, theo ông, trường đại học và khoa học phải trung lập với chính trị, triết học phải tách khỏi thần học Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Humboldt tới Dewey chủ yếu nằm trong ý tưởng về một nền giáo dục tôn trọng con người và

14 Nguyên tác: ―Education of the individual must everywhere be as free as possible, taking the least possible

account of civic circumstances‖, trích theo:UNESCO (1993),―Wilhelm von Humbolt‖, Prospects: the quarterly review

of comparative education, vol.XXIII, pp 613 -23

Trang 35

cá nhân tính, đồng thời yêu cầu xã hội phải tạo mọi điều kiện để cá nhân có thể chủ động tham gia vào quá trình tự học, tự rèn luyện suốt đời Những ý tưởng về tính chủ thể và đa dạng của cá nhân trong học tập và rèn luyện này được Dewey tiếp tục phát triển thêm khi đưa ra ý tưởng về giáo dục dân chủ như là bước áp dụng quan niệm dân chủ trong giáo dục vào thực tiễn

Kể từ khi thành lập cho tới nay, triết lý giáo dục Humboldt và ―mô hình đại học Humboldt đã có một cuộc tiến hóa ngoạn mục, vượt biển Manche để vào nước Anh, vượt Đại Tây Dương để thâm nhập vào nước Mỹ, đi vòng quanh thế giới để vào nước Nhật, rồi nhiều vùng xa xôi khác trên thế giới‖ [3, tr 20] Đặc biệt là ở Mỹ, các đại học tiên phong như Havard, John Hopkins, Columbia và Chicago, nơi John Dewey tham gia nghiên cứu và giảng dạy được truyền cảm hứng từ mô hình đại học Đức, mô hình thay đổi hướng đi của đại học Mỹ, làm nên ―thời đại vàng‖ của đại học Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Tinh thần cải cách giáo dục của Humbolt đã giúp Dewey định hình nên vai trò và tầm quan trọng của một nền giáo dục dân chủ với tư tưởng nền tảng về tự do học thuật và đề cao thái độ tự học, coi trọng học vấn của công dân

1.3 Khái lƣợc về cuộc đời, sự nghiệp của J Dewey và triết học

chính trị - xã hội của ông

1.3.1 J Dewey: con người và tác phẩm

John Dewey (1859 – 1952) là nhà triết học thực dụng lớn sau Peirce và James Ông đã có những cống hiến giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng không chỉ trong nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới

Dewey sinh năm 1859, hai năm trước khi xảy ra Nội chiến, trong suốt những năm tháng ấu thơ ông sống cùng cha mẹ tại Lake Champlain Cha Dewey kinh doanh tạp hóa và là một con chiên ngoan đạo Người mẹ, trẻ hơn cha Dewey tới 20 tuổi, là người có công không nhỏ trong quá trình định hình nên tinh thần trách nhiệm cao trong lối sống của nhà triết học

Năm 1875, Dewey tốt nghiệp đại học tại trường Vermount Sau khi tốt nghiệp, ông lần lượt dạy học từ trung học tới đại học tại Pennsylvania và Vermount, sau đó

Trang 36

chuyển hẳn sang nghiên cứu triết học Năm 1882, ông là nghiên cứu sinh triết học của đại học John Hopkins – trường đại học tiên phong trong giáo dục đại học theo

mô hình Đức tại Mỹ Tại đây, Dewey đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của George Sylvester Morris (1840 – 1889), một nhà duy tâm theo chủ nghĩa Hegel mới trong thời gian giảng dạy ở đây Hai năm sau (1884), ông đỗ tiến sĩ triết học với luận án

Tâm lý học Kant Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông đi theo Morris và chuyển tới đại

học Michigan mới được thành lập, đảm nhiệm vị trí trưởng khoa triết học tại trường đại học này năm 1889

Tại Michigan, cuộc hôn nhân với Alice Chipman đã chuyển hướng niềm hứng

thú của Dewey sang giáo dục, đặc biệt đã khiến ông soạn thảo bài viết My

pedagogic creed (Cương lĩnh sư phạm của tôi) Từ đây, Dewey bắt đầu quan tâm

đến giáo dục công Ông là thành viên sáng lập câu lạc bộ Michigan Schoolmaster trong nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường trung học công lập với các giảng viên đại học

Năm 1894, Dewey chuyển tới giảng dạy tại đại học Chicago trong 10 năm (1894 – 1904) Đây là thời gian quan trọng trong sự nghiệp tư tưởng của ông Tại đây ông sáng lập phân khoa giáo dục độc lập của Trường Sư phạm Thực hành thuộc Đại học Chicago (tháng 1 năm 1896), nơi các lý thuyết và thực nghiệm giáo dục do tâm lý học và triết học đề xuất có thể được áp dụng và thử thách Trường Sư phạm thực hành thu hút sự chú ý rộng rãi và nâng cao danh tiếng cho Đại học Chicago như trung tâm đầu tiên của tư tưởng giáo dục tiến bộ Những ý tưởng và đề xuất của Dewey trong thời gian này đã tác động mạnh mẽ tới lý thuyết và thực hành giáo dục

ở Mỹ Mọi khía cạnh trong những quan điểm của ông đều được ngành giáo dục hưởng ứng, theo đó nhà trường cần phải loại bỏ cách giảng dạy truyền thống, chú trọng nhiều hơn tới cuộc sống thực tế thay vì quá tập trung vào sách vở như trước đây, không cần quan tâm nhiều tới truyền đạt tri thức lý luận, nên quan tâm chủ yếu tới đào tạo kỹ năng thực hành Dewey thường nhấn mạnh khẩu hiệu: giáo dục là cuộc sống, không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống Ở trường đại học Chicago, Dewey cùng một số người cùng chí hướng thành lập một trường phái triết học thực

Trang 37

dụng mang tên ―trường phái Chicago‖ đánh dấu bước chuyển toàn diện của tư tưởng Dewey từ triết học Hegel sang triết học thực dụng với một dạng thức khác được ông gọi tên là ―thuyết công cụ‖ (instrumentalism)

Từ những năm 1919 cho đến cuối đời, ông đi thăm và giảng dạy triết học ở nhiều nơi trên thế giới Dewey đã đến Nhật Bản, Trung Quốc trong thời kỳ cuộc vận động Ngũ tứ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên bang cộng sản Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, một thể chế cộng hòa ―có nền dân chủ vượt qua những nền dân chủ có tham vọng nhất trong quá khứ‖ [7, tr 129] như ông nhận xét Đặc biệt, tại Trung Quốc, ông đã giúp cử tọa Trung Quốc hiểu thế nào là cách tư duy dân chủ, thế nào là hành

xử và sinh sống theo một cách dân chủ Thời kỳ phong trào Ngũ tứ, đất nước Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn bất ổn về kinh tế, chính trị và bang giao quốc tế nhưng giới trí thức lại tỏ ra rất năng động và tràn đầy niềm hăng hái Các bài thuyết trình của Dewey đã truyền cảm hứng và cung cấp ý tưởng cho những trí thức đang mong muốn đưa Trung Quốc tiến lên Qua đó, ta có thể nhận thấy: ở bất cứ đâu Dewey cũng bận tâm về những thúc đẩy dân chủ như là một nhiệm vụ quan trọng của triết học thực dụng luôn được ông nhấn mạnh Trong suốt cuộc đời mình, Dewey được biết tới như là một nhà hoạt động xã hội không biết mệt mỏi bên cạnh những nỗ lực học thuật Ông tham gia những chương trình như vận động cho quyền được bầu cử của phụ nữ, sáng lập Hội liên hiệp các giáo sư đại học Hoa Kỳ, giúp đỡ điều hành Công đoàn công dân tự do Hoa Kỳ…

Những tác phẩm nổi tiếng của John Dewey có thể kể đến như Đạo đức học (Ethics) (1908), Cách ta nghĩ(How we think) (1909), Luận văn về logic thực nghiệm (Essays in Experimental Logic) (1916), Cải biến triết học (Reconstruction in Philosophy) (1920), Kinh nghiệm và tự nhiên (Experience and Nature) (1925), Công

luận và vấn đề của nó (The Public and Its Problems) (1927), Theo đuổi tính xác tín: một nghiên cứu về mối quan hệ giữa tri thức và hành động (The Quest for Certainty:

A Study of the Relation of Knowledge and Action) (1929), Tự do và văn hóa (Freedom and Culture) (1939), Nhận thức và cái đã biết (Knowing and the Known)

(1949)…Trong đó những tác phẩm nổi tiếng nhất bàn về giáo dục được tiếp cận

Trang 38

trong luận văn này phải kể đến là Nhà trường và xã hội (The school and Society) (1899), Cách ta nghĩ (How we think) (1909), Dân chủ và giáo dục (Democracy and education) (1916), Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education) (1938) Tác phẩm Cách ta nghĩ (do dịch giả Lê Đức Anh biên dịch, NXB Tri thức phát

hành năm 2012), được xuất bản năm 1909 Tác phẩm thể hiện niềm tin của Dewey vào vai trò của tư duy, suy nghĩ phản tư trong quá trình tồn tại và hoạt động, tương tác với môi trường xung quanh của cá nhân Tác phẩm cũng chỉ ra những phương thức rèn luyện tư duy, phê phán phản tư và cách thức sắp xếp các dữ kiện thực tế thúc đẩy tư duy khởi phát một cách hiệu quả Tác phẩm gồm ba phần chính là vấn

đề luyện trí, suy luận và rèn luyện trí nghĩ đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về bản chất của ý nghĩ đến các dạng thức, quy tắc và phương pháp thực hành, qua đó

đề xuất xây dựng môi trường nuôi dưỡng suy nghĩ của chúng ta đi đúng hướng Nguyên lý này luôn được quán triệt và áp dụng linh hoạt trong việc biên soạn nội dung môn học trong chính trường học thực nghiệm do Dewey sáng lập

Cuốn Nhà trường và xã hội có lẽ là một trong những tác phẩm được dịch nhiều

nhất và là cuốn sách phổ biến nhất của Dewey Tác phẩm này kết hợp với trường thực nghiệm Dewey khiến cách tiếp cận giáo dục của ông trở nên nổi tiếng trước công chúng Mỹ cũng như giới nghiên cứu Được xuất bản lần đầu tiên năm 1899 do Đại học Chicago ấn hành và tiếp tục được tái bản những lần sau đó, tác phẩm của Dewey gồm 3 bài giảng, dài 95 trang được ông trình bày trong tháng 4 năm 1899 trước các bậc phụ huynh học sinh theo học tại trường thực nghiệm cũng như những người chia sẻ niềm hứng thú với mô hình giáo dục mới Dewey biên tập các bài giảng này dưới dạng các văn bản tốc ký vì vậy ngôn ngữ tương tối dễ hiểu và trở nên quen thuộc với nhiều đối tượng độc giả

Tác phẩm trình bày những trăn trở của Dewey về vai trò của nhà trường và giáo dục nhà trường trong các tiến trình xã hội ở một quốc gia đang dần trưởng thành và lớn mạnh như Mỹ Đồng thời ông cũng cho biết khả năng áp dụng tâm lý học vào giáo dục khi xây dựng phương pháp học tập qua thực hành, qua đó cho thấy vai trò quan trọng của thực nghiệm và trải nghiệm thực tế trong việc gia tăng tri

Trang 39

thức thực hành cho trẻ em Từ đó, tác phẩm giúp độc giả có thể hình dung rõ nét về

mô hình trường học tiến bộ, dân chủ của Dewey

Tác phẩm Dân chủ và giáo dục hơn 300 trang được Dewey xuất bản vào năm

1916, những năm tháng thuộc kỷ nguyên tiến bộ của nước Mỹ Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh một triết học giáo dục mới Triết học giáo dục này đề cao tính

đa dạng trong cá tính cũng như năng lực ở trẻ em, đề xướng sự phát triển trí tuệ mang tính xã hội và năng lực phán xét ở trẻ em để chúng có thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội vì mục đích chung của cộng đồng Theo Dewey, trẻ em không thể bị xem là những công dân dự bị để nhà trường và xã hội buộc phải giáo dục, thuần hóa ở hiện tại để chuẩn bị cho tương lai như quan niệm truyền thống Ngược lại, trẻ em cần được hạnh phúc ngay trong nhà trường, ngay trong lúc chúng đang sống những tháng năm đẹp đẽ của tuổi học trò Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán đối với các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức trước đó có thể gây cản trở cho quá trình thực hiện đầy đủ lý tưởng dân chủ Tác

phẩm Dân chủ và giáo dục ra đời, Dewey được xem là cha đẻ của trào lưu cải cách

giáo dục – đoạn tuyệt với mô hình nhà trường truyền thống và xây dựng một triết lý giáo dục mới cho nền giáo dục công của nước Mỹ

Cuốn sách thứ ba cần phải đề cập tới là cuốn Kinh nghiệm và giáo dục Đây là

một cuốn sách tương đối mỏng và nhỏ gọn, gồm 7 chương, được Dewey viết năm

1938 Cuốn sách này đã cung cấp sự phân tích tỉ mỉ và súc tích của Dewey về mối quan hệ giữa giáo dục và kinh nghiệm Cũng như các tác phẩm bàn về giáo dục

khác, trong tác phẩm Kinh nghiệm và giáo dục, Dewey tiếp tục nhấn mạnh các khái

niệm kinh nghiệm, thực nghiệm, tự do, học có mục đích Hơn nữa, Dewey khẳng định tầm quan trọng của các quá trình tương tác xã hội trong học tập và chất lượng của các trải nghiệm giáo dục, cũng như các nhân tố khác của giáo dục tiến bộ trong tương quan so sánh với giáo dục truyền thống của nước Mỹ thời bấy giờ

Thêm vào đó, trong tác phẩm này, Dewey đã đưa ra những nhận định và đánh giá về giáo dục truyền thống và giáo dục tiến bộ, những hiện tượng được ông xem

Trang 40

là thách thức đối với cả hai cách tiếp cận giáo dục kể trên do thiếu một loại triết học

về kinh nghiệm được phát triển cẩn trọng và toàn diện Lý thuyết về học tập tiến bộ của Dewey dựa trên ý tưởng cho rằng, trẻ em không thể bị coi là những tờ giấy trắng chờ người lớn vẽ nên những tri thức và kỹ năng trong suốt quá trình học từ

mẫu giáo cho tới phổ thông Thay vào đó, học sinh được tổ chức theo cách thức có

thể cùng nhau thực hiện những trải nghiệm thực tế trong một mô hình xã hội thu nhỏ là nhà trường, từ đó, phát triển toàn diện năng lực, kiến thức và tính cách Do

vậy, vai trò của giáo viên là phải tạo ra một môi trường đầy ắp những kinh nghiệm mang tính giáo dục cho sự trải nghiệm của học sinh và cùng với học sinh tìm kiếm chân lý nhằm nâng cao và bồi đắp thêm kinh nghiệm của giáo viên ấy

1.3.2 Khái lược triết học chính trị - xã hội của J Dewey

Triết học chính trị và triết học xã hội là hai nhánh rất gần gũi nhau của triết học Trên thế giới có nhiều những định nghĩa rất khác nhau về hai nhánh triết học này

Có học giả cho rằng triết học xã hội nghiên cứu sự tương tác và các mối liên hệ tồn tại giữa con người với xã hội, hoặc triết học xã hội là triết học về mối quan hệ giữa con người – xã hội trong đó xã hội là tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ quan điểm thống nhất về cùng một vấn đề Triết học chính trị được xem như là nền tảng cho khoa học chính trị, nghiên cứu các vấn đề về bản chất và quyền lực nhà nước, tự do, công lý, quyền, luật pháp Nhìn chung, đối tượng nghiên cứu chính của triết học chính trị - xã hội là xã hội con người, các hành động thực tế của con người trong xã hội, vai trò của cá nhân đối với xã hội cũng như vai trò của chính phủ đối với cá nhân và các nhóm xã hội

Triết học chính trị - xã hội của John Dewey được xây dựng trên nền tảng sự kết hợp của các phạm trù như cá nhân, tự do, kiểm soát xã hội và hiệu quả xã hội, bên cạnh đó cũng là sự thể hiện cách tiếp cận thực nghiệm của triết gia này dựa trên phương pháp thẩm tra vào nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội thực tiễn Các khái niệm nền tảng này có mối quan hệ chặt chẽ với quan niệm về dân chủ trong giáo dục của Dewey, đồng thời, cũng giúp ta luận giải rõ hơn quá trình hình thành

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. John Dewey (1916), Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và giáo dục
Tác giả: John Dewey
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 1916
2. John Dewey (1910), Cách ta nghĩ, Vũ Đức Anh dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách ta nghĩ
Tác giả: John Dewey
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 1910
3. Ngô Bảo Châu (chủ biên) (2011), Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810 – 2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810 – 2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam
Tác giả: Ngô Bảo Châu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 2011
4. Quách Hoàng Công, Hà Lê Dũng (2014), Triết lý giáo dục của John Dewey trong tác phẩm ―Kinh nghiệm và giáo dục‖, Tạp chí khoa học và công nghệ - Trường ĐH Khoa học Huế, tập 1, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ - Trường ĐH Khoa học Huế
Tác giả: Quách Hoàng Công, Hà Lê Dũng
Năm: 2014
5. Jacques Delors (2003), Học tập một kho báu tiềm ẩn (Báo cáo gửi UNESCO của Hội đồng Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI), Trịnh Đức Thắng dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập một kho báu tiềm ẩn (Báo cáo gửi UNESCO của Hội đồng Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI)
Tác giả: Jacques Delors
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
6. Will Durant (1926), Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện triết học
Tác giả: Will Durant
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1926
7. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết học Mỹ, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mỹ
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2008), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
9. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Triết học Mỹ với việc thiết lập nền tảng triết học cho khoa học, Tạp chí Triết học, số 2 (129) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2002
10. Lưu Phóng Đồng (2010), Triết học phương Tây hiện đại, Phạm Khánh Trường dịch, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Lưu Phóng Đồng
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2010
11. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Nguyễn Hào Hải (1997), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó, Tạp chí Triết học, số 4(98) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Hào Hải
Năm: 1997
13. Thân Thị Hạnh (2011), Triết lý giáo dục của J.Dewey trong “Dân chủ và giáo dục”, luận văn Thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý giáo dục của J.Dewey trong “Dân chủ và giáo dục”
Tác giả: Thân Thị Hạnh
Năm: 2011
15. Trịnh Sơn Hoan (2008), Vài nét về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 5 (29), tr.145 – 151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Trịnh Sơn Hoan
Năm: 2008
16. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
17. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
18. Trần Kiệt Hùng, Khổng Khang Hoa (2000), Triết học giáo dục hiện đại, Bùi Đức Thiệp dịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học giáo dục hiện đại
Tác giả: Trần Kiệt Hùng, Khổng Khang Hoa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
19. Lê Thùy Linh (2008), Hồ Chí Minh với sự phát triển giáo dục phổ thông (1945 – 1954), Luận văn Thạc sĩ Triết học, ĐH KHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với sự phát triển giáo dục phổ thông (1945 – 1954)
Tác giả: Lê Thùy Linh
Năm: 2008
20. Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường
Tác giả: Nguyễn Thế Long
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
54. Dewey, John (1937), On democracy (electronic version), source:http://wolfweb.unr.edu/homepage/lafer/dewey%20dewey.htm, accessed in March 2013 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w