Về giáo dục dân chủ

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 71)

Từ lý thuyết về dân chủ trong giáo dục như vậy, Dewey đã vận dụng nó vào đời sống thực tế đưa ra khái niệm ―giáo dục dân chủ‖ (democratic education) ngày nay đang được các nhà nghiên cứu tư tưởng của John Dewey nhấn mạnh và ủng hộ. Đây có thể coi là bước chuyển từ tư duy lý luận sang tư duy thực hành của Dewey. Một xã hội dân chủ không thể thiếu vắng những công dân dân chủ. Đó là những người

có tính kỷ luật và thực sự hiểu được giá trị của dân chủ, nhận thức được giá trị của các quyền lợi và nghĩa vụ mà xã hội dân chủ mang lại, từ đó góp phần thúc đẩy và khuếch tán giá trị dân chủ. Giáo dục dân chủ được Dewey khởi xướng là một phương thức chủ yếu giúp định hình nên những con người dân chủ và xã hội dân chủ, giáo dục là sự chuẩn bị cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mối quan hệ giữa xã hội

dân chủ và giáo dục được đặc biệt nhấn mạnh trong ý tưởng ―dân chủ bao giờ cũng tôn sùng giáo dục…một chính quyền dựa vào phổ thông đầu phiếu thì không thể thành công nếu người bầu ra và tuân lệnh chính quyền ấy không được giáo dục. Bởi vì xã hội dân chủ bao giờ cũng bác bỏ nguyên lý của quyền lực bên ngoài, vì thế nó buộc phải tìm ra một quyền lực thay thế nằm bên trong khuynh hướng nhân cách và mối hứng thú tự nguyện, chỉ có giáo dục mới có thể tạo ra được những điều đó…Nền dân chủ là cái còn hơn cả một hình thái chính quyền; trên hết, nó là một phương thức của đời sống liên kết, của kinh nghiệm chung được truyền đạt‖ [1, tr. 113 – 114]. Lý tưởng dân chủ trong giáo dục tác động tới tính chất và nội dung của

giáo dục dân chủ, tới sự thống nhất giữa nội dung và phương pháp giáo dục; ngược lại, vì dân chủ được nâng lên thành một giá trị đạo đức, một môi trường văn hóa nhân văn nên cần có giáo dục dân chủ để truyền đạt giá trị đạo đức ấy. Giáo dục

được xem là phương tiện hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng giai cấp này nô dịch giai cấp kia trong xã hội hiện đại.

Nội dung giáo dục của các môn học trong nhà trường là ―đại diện cho kết quả có thể sử dụng được của các kinh nghiệm có cùng đặc tính, tức kinh nghiệm của nội dung của nhà trường và kinh nghiệm [của đời sống xã hội hiện hành] đều có chung thế giới, và có chung các năng lực cùng nhu cầu tương tự‖ [1, tr. 219]. Những nội dung của giáo dục không bất biến cũng như không thể không có sai lầm, nhưng những nội dung đó phải là tốt nhất để có thể được sử dụng cho những kinh nghiệm mới mẻ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý, những nội dung hay những kinh nghiệm của người trưởng thành và người trẻ tuổi là không giống nhau và có sự cách biệt. Vì vậy, nội dung học tập của học sinh không thể được hệ thống hóa giống như của người trưởng thành. Trong tiến trình giáo dục, chính sự không đồng nhất

giữa nội dung của người học và người dạy khiến cho người thầy không nên quan tâm tới bản thân nội dung, mà phải quan tâm đến mối tương quan giữa nội dung với các nhu cầu và năng lực hiện có của học sinh. Sự tương quan này tương ứng với quá trình phát triển nội dung bên trong cá nhân – tức quá trình phát triển kinh nghiệm của cá nhân thông qua giáo dục.

Quá trình phát triển kinh nghiệm của cá nhân thường trải qua ba giai đoạn: sự hiểu biết mang nội dung của trí thông minh bẩm sinh, sự hiểu biết được làm đầy lên qua tích lũy kiến thức hoặc thông tin qua truyền đạt và giao tiếp và cuối cùng là sự hiểu biết được tổ chức lại một cách logic và dựa trên lý tính. Xã hội dân chủ đặc biệt quan tâm tới quá trình tích lũy kiến thức và thông tin của cá nhân thông qua tự do giao tiếp và chia sẻ mối quan tâm chung. Những mối quan tâm chung như là động năng truyền đạt và thói quen giao tiếp giữa cá nhân trong xã hội cần phải ―được biến đổi để duy trì các mối liên hệ thành công với người khác; một kho hiểu biết xã hội khổng lồ ngày càng được tích lũy nhiều lên‖ [1, tr. 223]. Quá trình trao đổi kinh nghiệm thông qua tương tác xã hội được coi là quá trình trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng

Nguyên tắc của xã hội dân chủ là đảm bảo cho các công dân của nó có đủ khả năng và điều kiện để tham gia vào quá trình thay đổi cấu tạo xã hội, đạt tới bình đẳng và cùng chia sẻ kinh nghiệm như là nội dung của thành viên này đối với thành viên khác trong cộng đồng, đối với giáo dục là nội dung thể hiện thông qua chương trình học với những môn học cụ thể. Bởi vậy, giáo dục dân chủ mà Dewey mong muốn xây dựng và phát triển nhằm triển khai cũng như bảo vệ lý tưởng xã hội dân chủ của mình phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản gồm:

Thứ nhất, rèn luyện tư duy linh hoạt và phương thức tư duy khoa học cho công

dân dân chủ, qua đó giúp công dân có thể đạt tới tự do trí tuệ, rộng hơn là tự do nói chung.

Thứ hai, giáo dục dân chủ phải làm hiển lộvà thúc đẩy các đặc tính khả biến,

tính khác biệt và đa dạng trong năng lực và tính cách của cá nhân. Trong khi giáo dục thời Hy Lạp đề cao tính chủ thể trong giáo dục, giáo dục của Dewey đề cao tính

đa dạng, từ đó ứng dụng vào hiệu quả xã hội là các năng lực nghề nghiệp khác

nhau, để cá nhân có thể tạo ra hạnh phúc cho bản thân đồng thời tạo ra phúc lợi cho toàn thể cộng đồng.

Thứ ba,giáo dục dân chủ phải cố gắng duy trì mối giao tiếp xã hội trong mọi

hoàn cảnh có thể, để làm được điều đó cần phải phát huy vai trò của giáo dục nhà trường, một loại giáo dục có chủ đích nhằm tạo ra mô hình giao tiếp xã hội và truyền đạt kinh nghiệm ở quy mô nhỏ cho trẻ em.

Không chỉ dừng lại ở đó, giáo dục dân chủ phải là một nền giáo dục thỏa mãn

những đặc tính như sau: Thứ nhất, giáo dục phải xuất phát từ chính bản thân cuộc sống. Dewey đã từng giải thích: giáo dục dân chủ yêu cầu những lợi ích cần thiết về

mặt đạo đức để cá nhân có thể học hỏi từ tất cả những mối liên hệ trong đời sống. Giáo dục là chính bản thân cuộc sống, đòi hỏi sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa những cá nhân với nhau bất kể yêu hay ghét, bất kể sự khác nhau về quan điểm và bất kể thời gian hợp tác cùng nhau. Dewey đặc biệt nhấn mạnh rằng công dân của nền dân chủ, trước hết là những học sinh trong nhà trường cần phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên. Chúng ta phải biết cách học hỏi những điểm khác biệt ấy bởi vì nó cũng là một trong những phương thức làm giàu có thêm kinh nghiệm sống của bản thân ta. Thêm vào đó, Dewey cho rằng lý tưởng đạo đức của xã hội dân chủ đòi hỏi ta không được phép tách biệt khỏi những vấn đề liên cá nhân hay tranh cãi xã hội mà phải chấp nhận chúng bằng thái độ dung hòa bởi chúng là cơ hội để học tập. Như vậy, nó có thể giúp ta chuyển từ xung đột sang thấu hiểu, hòa hợp, từ sự thu hẹp sang cởi mở về quan điểm và ý kiến.

Thứ hai, giáo dục dân chủ phải là nền giáo dục về con người và nhân tính. Sự

hợp tác là nền tảng để diễn ra quá trình cho và nhận, trao đổi kinh nghiệm, và ý tưởng, giúp làm phong phú thêm kinh nghiệm cá nhân, học hỏi thêm những quan điểm khác biệt hay đối lập. Trong quá trình hợp tác với các cá nhân khác nhau trong một cộng đồng xã hội, mỗi người có thể học được nhiều điều từ kinh nghiệm của những người xung quanh, nhưng điều quan trọng nhất là học được về chính bản

thân mình – điểm mạnh, điểm yếu, năng lực trí tuệ, niềm tin, mơ ước và khát vọng. Dewey viết: ―Hợp tác nghĩa là đưa cơ hội cho những điều khác biệt biểu hiện chính bản thân chúng bởi niềm tin rằng sự thể hiện những điều khác biệt không chỉ là quyền của mọi cá nhân mà còn là một phương thức làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của bản thân cá nhân đó, là điểm cố hữu trong đời sống cá nhân dân chủ‖32 [56]. Khi đó, con người đã học được về nhân tính. Dewey thường phản đối quá trình học tập trong sự phớt lờ và tách biệt với các cá nhân khác trong cộng đồng. Bởi vì, một cá nhân bị cô lập với những cá nhân khác sẽ luôn bộc lộ ra những phản ứng tiêu cực ngăn cản quá trình phát triển của chính cá nhân đó cũng những người xung quanh. Trong khuôn khổ tác phẩm Nhà trường và xã hội, Dewey chủ

yếu phân tích vai trò của gia đình và nhà trường. Đây được xem như là hai nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình và tăng trưởng tính cách, cảm xúc, trí tuệ và đạo đức của cá nhân. Qua đó, ông chỉ ra mối liên hệ giữa giáo dục và đời sống xã hội trong đó có cả mô hình dân chủ, làm thế nào để giáo dục có thể bắt kịp những thay đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - chính trị và vai trò của nhà trường như là một trong những cách thức chủ yếu định hình nên những tính cách và kỹ năng cần thiết cho các công dân của nền dân chủ. Từ đó, dân chủ được khuếch tán như là một phương thức sống, giá trị đạo đức tự thân cũng như ẩn số văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Thứ ba, Dewey nhắc nhở chúng ta về giáo dục dân chủ là: giáo dục dân chủ phải cho phép tất cả mọi thành viên đóng góp vào quá trình kiến tạo nên một thế giới nhân đạo và công bằng hơn. Trong thế giới như vậy, những xung đột được giải

quyết thông qua giao tiếp văn hóa, đối thoại và thấu hiểu lẫn nhau. Dewey nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giao tiếp, đối thoại khi phát biểu: ―Nền dân chủ không quan tâm tới những người kỳ dị, những thiên tài, anh hùng hay những lãnh đạo thần

32

Nguyên tác: ―To cooperate by giving differences a chance to show themselves because of the belief that the expression of difference is not only a right of the other persons but is a means of enriching one’s own life – experience, is inherent in the democratic personal way of life‖, John Dewey (1939), ―Creative democracy: The task before us‖, Hickman, Larry A., Alexander, Thomas M., The essential Dewey, volume I: Pragmatism, Education, Democracy, Indiana University Press, 1998, pp. 340-344.

học mà nó quan tâm tới những cá nhân liên kết với nhau trong đó mỗi người bằng sự giao tiếp với người khác sẽ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên đặc biệt hơn‖33

[74]. Cuộc sống vẫn luôn là những quá trình cho – nhận, cá nhân nhận được mọi cơ hội, điều kiện tốt đẹp để phát triển nhân cách và năng lực cũng đồng nghĩa cá nhân phải ―cho đi‖, phải đóng góp những năng lực, kinh nghiệm và giá trị của chính bản thân mình cho đời sống cộng đồng. Những giá trị này được đánh giá là tốt hay xấu không phải do cá nhân đó quyết định, mà do vị thế và chức năng của những giá trị , kinh nghiệm của cá nhân đó trong tổng số những giá trị chung . Dewey khẳng đi ̣nh: ―Để có nhiều giá tri ̣ chung, mọi thành viên của nhóm phải có cơ hô ̣i nhâ ̣n và cho ngang nhau . Nhất thiết phải có nhi ều công việc và kinh nghiệm đươ ̣c chia sẻ. Nếu không thế, có thể cùng chịu các ảnh hưởng giáo dục , song mô ̣t số người này trở thành ông chủ, còn số khác trở thành nô lệ‖ [1, tr. 110].

Một xã hội dân chủ sẽ cố gắng hỗ trợ và thúc đẩy những cơ hội để công dân của nó có thể đạt được hạnh phúc của bản thân trong tương quan với hạnh phúc của những công dân khác. Lý luận về dân chủ của Dewey với hai định đề chính là giải phóng dân chủ ra khỏi những suy tư về chính trị (dân chủ không đơn thuần chỉ là chính trị mà còn phải được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội) và liên kết, mở rộng dân chủ với giáo dục và văn hóa. Ý tưởng giải phóng dân chủ ra khỏi những suy tư về chính trị đã bị bác bỏ hoàn toàn trong thực tiễn và theo nghĩa này, dân chủ chỉ là một ―ý niệm‖ thuần túy. Tuy nhiên, dù còn nhiều khó khăn, ý tưởng về sự kết hợp dân chủ, giáo dục và văn hóa mà Dewey đã đề ra trong các tác phẩm của mình được nhiều thế hệ các nhà hoạt động giáo dục, những người đánh giá giáo dục là biện pháp cải cách cơ bản xã hội, quan tâm và nỗ lực thực hiện.

Để những lý thuyết như trên được hiện thực hóa trong đời sống xã hội, trong phần tiếp theo, tác giả luận văn sẽ cố gắng trình bày những nội dung cơ bản và rõ ràng nhất về phương thức mà Dewey đã đưa ra nhằm xây dựng và mở rộng nền dân

33Nguyên tác: ―Democracy is not concerned with freaks or geniuses or horoes or divine leaders but with associated individuals in which each by intercourse with others somehow makes the life of each more distinctive‖, trích theo: Wang, Jessica Ching – Sze(2009),―Reconstructing Deweyandemocratic education for a globalizing world‖, Educational Theory, vol.59, (no.4), pp.409 – 425.

chủ thông qua mô hình trường học thực nghiệm với những ý tưởng mới về chương trình học cũng như giá trị của các môn học cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)