Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, logic học, toán học và tự nhiên học, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức. Cha ông là một nhà toán học tên tuổi tại đại học Harvard, bang Massachusets. Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm tâm huyết với công việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Peirce đã có nhiều cống hiến quan trọng trên nhiều lĩnh vực không chỉ riêng triết học, logic học mà còn các ngành khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học và lịch sử khoa học. Với lý luận ―hoài nghi – niềm tin‖ được trình bày trong hai tác phẩm Củng cố
niềm tin (The fixation of belief) (1877) và Làm thế nào để tư tưởng trở nên sáng tỏ
(How to make our ideas clear)7 (1878), Peirce được xem là người khai mở đầu tiên tư tưởng triết học thực dụng.
Để bước đầu tiếp cận và nghiên cứu những định đề logic cũng như triết học của Peirce, ta cần thiết phải tìm hiểu lý luận hoài nghi – niềm tin (doubt – belief) của ông. Do chịu sự tác động của quan niệm tiến hóa của chủ nghĩa Darwin xã hội thịnh hành trong những năm cuối thế kỷ XIX, Peirce đưa ra lý luận này nhằm nhấn mạnh tác dụng của hành động đối với sự sinh tồn của con người. Về bản chất, lý luận hoài nghi – niềm tin của Peirce là quá trình phát triển của nhận thức con người từ trạng thái băn khoăn khi đối mặt với những tình huống mới lạ của cuộc sống đến trạng thái rõ ràng, nhận thức toàn diện bản chất của sự vật. Từ đó con người có thể đưa ra những hành động cụ thể phù hợp với hoàn cảnh đã được nhận thức. Peirce gọi trạng thái nhận thức rõ ràng đó là ―niềm tin‖ hoặc ―sự xác tín‖. Theo nghĩa rộng hơn, niềm tin là tri thức cuối cùng mà con người đạt được về bản chất sự vật. Từ cách suy nghĩ như trên, Peirce cho rằng con người cần có những phương pháp hợp lý để
7 Tác phẩm ―Củng cố niềm tin‖ (The fixation of belief) cùng với tác phẩm ―Làm thế nào để tư tưởng chúng ta trở nên sáng tỏ‖ (How to make our ideas clear) là hai báo cáo khoa học được Peirce trình bày tại buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Siêu hình thuộc Đại học Havard vào năm 1872, sau đó 2 báo cáo này được chỉnh lý, bổ sung và lần lượt được đăng tên Nguyệt san phổ thông (số 11 – 1877 và số 1 – 1878), được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho triết học thực dụng của Peirce. Sau này, bản thân ông còn tiếp tục phát triển thêm tư tưởng thực dụng của mình nhưng sự phát triển thêm ấy không thống nhất với tư tưởng thực dụng được đưa ra từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX.
củng cố niềm tin hay đạt tới tri thức đúng đắn. Ông phân loại các phương pháp đó gồm phương pháp quyền uy, phương pháp cưỡng ép, phương pháp tiên nghiệm và phương pháp khoa học.
Tuy nhiên, đối với Peirce, phương pháp tối ưu nhất để ―củng cố niềm tin‖ của bản thân mỗi người là sử dụng phương pháp khoa học, còn được gọi là phương pháp ―thẩm tra‖ (inquiry). Về bản chất, khái niệm ―thẩm tra‖ ám chỉ cách thức tiến hành các suy luận logic nhằm đạt tới niềm tin triệt để khi tâm thức va chạm với những tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống và dẫn tới sự hoài nghi. Phương pháp khoa học lấy việc khẳng định sự tồn tại của thế giới khách quan làm tiền đề, khẳng định nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học là giải thích và miêu tả sự vật trong thực tại khách quan, và cho rằng khoa học không tiếp cận những mục tiêu cố định mà những điều luôn thay đổi.
Phương pháp khoa học hay thăm dò của Peirce gồm 3 bước như sau: giả thuyết (abduction), suy luận (deduction) và quy nạp (induction). Giả thuyết là bước đầu tiên, được Peirce định nghĩa là ―quá trình hình thành các giả thuyết giải thích‖ [Trích theo: 80]. Bước giả thuyết chủ yếu dựa trên quan sát các dữ kiện thực tế nhằm xác định những gì chúng ta cho là đúng dựa trên một nguyên tắc chung nhất định. Bước thứ hai là suy luận. Ta tiến hành bước này dựa trên những giả thiết từ giả thuyết, từ đó dự đoán các tình huống có thể xảy ra mà bản thân ta phải đối mặt trong tương lai [Xem: 80]. Bước cuối cùng của quá trình thẩm tra là quy nạp. Bước này được sử dụng nhằm đánh giá các dự đoán về độ tin cậy và giá trị của các giả thiết được tạo ra qua giả thuyết và suy luận, từ đó tiến hành các thử nghiệm, kiểm chứng cần thiết.
Sự tiếp thu và phát triển của Dewey đối với lý thuyết hoài nghi – niềm tin của Peirce cũng chủ yếu nằm trong ý tưởng về quá trình đạt tới tri thức thông qua sự vận động của suy nghĩ phản tư trong mỗi cá nhân. Điều này được Dewey trình bày khá rõ trong tác phẩm Cách ta nghĩ và một phần nhỏ trong cuốn Dân chủ và giáo dục. Ông phát hiện ra chu trình vận động của tư duy hay suy nghĩ phản tư là đi từ
nguồn từ sự hoài nghi hoặc băn khoăn khi cá nhân gặp phải những trạng huống mới trong cuộc sống, được Dewey gọi là trạng thái ―ngã ba đường‖, một tình huống ―tiến thoái lưỡng nan‖. Trạng thái này sẽ kích thích tư duy hoạt động để phân tích tình huống, trạng thái gây băn khoăn đó. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các tình huống, cá nhân bắt đầu tìm kiếm đầu mối trong tư duy của mình để có thể tìm ra các gợi ý giúp làm sáng tỏ tình huống vấn đề. Từ đó, cá nhân có thể thoát khỏi trạng thái lưỡng lự. Nguồn gốc của những gợi ý đó xuất phát từ ―kinh nghiệm trong quá khứ và những kiến thức có từ trước‖ [2, tr. 27] của cá nhân. Kết thúc quá trình thẩm tra này, các cá nhân có thể thu được các kết luận, suy luận khoa học và khai sáng tâm trí. Quá trình này cũng có thể được coi là quá trình giải quyết vấn đề của chủ thể tư duy khi phải đối mặt với các nguy cơ do hoàn cảnh khách quan đưa tới.
Tuy nhiên, khác với Peirce, Dewey cho rằng điều quan trọng của cá nhân không phải là ―củng cố niềm tin‖ như Peirce quan niệm, mà là ―cải thiện hoàn cảnh‖. Dewey nhận ra khi chúng ta đối mặt với một vấn đề cụ thể nào đó, nhiệm vụ đầu tiên của cá nhân là phải cố gắng hiểu rõ được vấn đề mà cá nhân đang gặp phải bằng việc phân tích những thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên vấn đề đó. Những định đề logic mà cá nhân sử dụng trong phương pháp thẩm tra sẽ là những công cụ lý tưởng để giúp chúng ta tìm ra và giải quyết vấn đề. Dựa trên cách diễn giải về tư duy phản tư nói trên, Dewey đã đưa ra một phương pháp tư duy toàn diện với năm bước cơ bản như sau: liên kết các yêu cầu về tình huống có vấn đề lại với nhau, xác định vấn đề, đưa ra giả thuyết, kiểm tra hoặc thử nghiệm, ứng dụng cách thức giải quyết vấn đề vào thực tiễn. Khi thực hành nhuần nhuyễn các bước thuộc phương pháp tư duy toàn diện này, các cá nhân sẽ có thể chủ động đối mặt với những tình huống mới mẻ trong cuộc sống và giải quyết, điều chỉnh hoàn cảnh có hiệu quả nhằm đem lại những kết quả tốt nhất mà bản thân mong đợi.
Tóm lại, Dewey và Peirce đều chỉ ra tính chất quan trọng nhất của quá trình thẩm tra là tính cộng đồng. Thẩm tra là sự cố gắng, nỗ lực trừu tượng và riêng lẻ của từng cá nhân, và là sản phẩm tập thể liên quan tới sự tương tác và giao tiếp của cộng đồng những cá nhân thực hiện hành vi thẩm tra với mục tiêu khám phá ra ý
nghĩa của môi trường xung quanh trong quá trình sống. Môi trường ở đây có thể là môi trường tự nhiên hoặc môi trường văn hóa. Tư tưởng này sau này cũng được Dewey ứng dụng vào đánh giá chính trị - xã hội, cụ thể hơn là đánh giá các mô hình nhà nước trong lịch sử, làm tiền đề cho quan niệm về dân chủ và xã hội dân chủ. Ta có thể hiểu khái niệm thẩm tra trong triết học Dewey là sự đấu tranh của trí tuệ con người nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể thường thách thức tư duy trong đời sống thực tiễn. Mục tiêu chính của quá trình này, thay vì vạch ra những bức tranh cụ thể về bản chất của các sự vật trong thế giới, là một biện pháp mang tính tất yếu giúp giải quyết những khúc mắc trong học thuật cũng như thực tế đang xảy ra [Xem: 84], là yêu cầu tất yếu trong cuộc sống hằng ngày của cá nhân.