Quan điểm của W.Humboldt về giáo dục

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 32)

Wilhelm (Friedrich Wilhelm Christian Karl Ferdinand) von Humboldt (1767 – 1835) là một triết gia được biết đến với nhiều tác phẩm có giá trị nghiên cứu về triết học, ngôn ngữ học, nhân học, giáo dục học, văn học và triết học chính trị. Ông sinh

12Nguyên tác: ―From this point of view, the principle of continuity of experience means that every experience both takes up something from those which have gone before and modifies in some way the quality of those which come after‖, John Dewey (1938), Experience and Education (electronic version), source:

http://ruby.fgcu.edu/courses/ndemers/colloquium/experienceducationdewey.pdf, chapter 3: Criteria of experience. Bản dịch khác là: ―Mọi kinh nghiệm đều đồng thời tiếp nhận điều gì đó từ những kinh nghiệm xảy ra trước đó và theo cách nào đó làm biến đổi đặc tính của các kinh nghiệm đến sau‖, John Dewey (1938), Kinh nghiệm và giáo dục, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh, 2012, tr. 61.

ra và lớn lên ở Postdam (Đức), là bạn thân của hai nhà thơ nổi tiếng Goeth và Schiller, anh trai của nhà khoa học tự nhiên Alexander Humboldt – người đã có những cống hiến lớn trong ngành khoa học tự nhiên Mỹ thời kỳ hậu Nội chiến. Wilhelm von Humboldt thường được biết đến với tư cách là một nhà giáo dục, người khởi xướng tư tưởng cải cách giáo dục dưới thời nước Đức bị quân đội Napoleon chiếm đóng. Hiện nay, những nghiên cứu về Humboldt đồng thời cũng coi ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, chú giải học và triết học ngôn ngữ. Những tác phẩm chính của Humboldt đã được dịch sang tiếng Anh gồm: Học thuyết về giáo dục con người (Theory of Human Education) (1789), Các bài luận về Mỹ học I (Essays in Aesthetics I: On Goethe's Herrmann und Dorothea) (1799), Nhiệm vụ và Phạm vi của Chính thể (The spheres and Duties of Government) (1854)…

―Lý tưởng giáo dục của Humboldt xoay quanh từ ―Bildung‖ – một từ tiếng Đức mang rất nhiều hàm ý, thường được dịch sang tiếng Anh đơn giản là ―education‖, trong khi thực tế nó gần gũi hơn với từ ―formation‖ hay ―paideia‖ trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ―giáo dục con người‖ [90], giáo dục nhân tính cho mỗi cá nhân để cá nhân có thể tham gia vào quá trình cùng chung sống với các thành viên khác trong xã hội. Trong lý luận giáo dục của mình, ngược lại với quan điểm của Hegel về nhiệm vụ giáo dục công dân của nhà nước, Humboldt phê phán mọi nỗ lực của nhà nước và xã hội muốn gò ép cá nhân theo những định hướng và mục đích của riêng mình. Theo Humboldt, nhiệm vụ chính của nhà nước là đảm bảo an ninh và tích cực hỗ trợ nhưng không can thiệp quá sâu vào giáo dục. Ông viết: ―Giáo dục sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn nếu được mở rộng phạm vi và không bị ảnh hưởng của những thúc bách bên ngoài‖13 [62]. Ông khẳng định, vai trò của nhà nước là phải làm cho ―giáo dục cá nhân được miễn phí ở khắp mọi nơi có thể, trước hết là cho

13Nguyên tác: ―Education will be good to the extent that it suffers no outside intervention; it will be all the more effective‖, trích theo: UNESCO (1993),―Wilhelm von Humbolt‖, Prospects: the quarterly review of comparative education, vol.XXIII, pp. 613 -23.

các công dân‖14 [62]. Theo ông, không những phải đảm bảo giáo dục miễn phí cho mọi công dân, nhà nước còn phải bảo vệ quyền được giáo dục của trẻ em, chống lại những ép buộc vô lý nhằm hạn chế việc học hành của trẻ đến từ phụ huynh theo tinh thần khai sáng của triết học giáo dục do Rousseau khởi xướng.

Trọng tâm trong triết lý giáo dục của Humboldt là rèn luyện nhân cách toàn diện cho con người và khuyến khích phát triển cá tính thông qua đào tạo văn hóa tổng quát. Lý thuyết giáo dục nhân bản này kiên quyết không nhượng bộ trước áp lực của mọi thế lực kinh tế và chính trị, khẳng định nhiệm vụ then chốt của nhà trường là ―đào tạo con người còn nhỏ trở thành con người trưởng thành chứ không phải đào tạo con ông thợ giày thành ông thợ giày‖ [Trích theo: 90]. Theo Humbolt, con người còn là một sinh thể nỗ lực học tập và rèn luyện suốt đời. Vì thế, tự học – tự giáo dục (self – education) là một tiến trình không thể kết thúc.

Trong những nỗ lực cải cách giáo dục của mình, với mong muốn tạo sức mạnh tinh thần cho người Đức, Humboldt đã đề xuất thành lập và trao quyền tự chủ tài chính cho bộ giáo dục và các trường đại học tại Đức. Tuy nhiên, đề xuất của ông đã không được thực thi. Cống hiến lớn nhất của Humbolt phải kể tới là thành lập đại học Berlin sau này mang tên ông. Mô hình trường đại học Humboldt được xây dựng theo tinh thần kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, trường đại học phải thiết lập chương trình giáo dục tổng quát, trường đại học phải dạy mọi loại khoa học, không đơn thuần tập trung vào dạy nghề. Trường đại học phải hình thành một loại cộng đồng khoa học và các quan hệ giữa thầy và trò, trong đó sinh viên tham gia vào quá trình học tập đồng thời tự thực hiện nghiên cứu riêng theo hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên. Tự do học thuật và quyền tự chủ của giảng viên được Humbolt coi là những nguyên lý nền tảng cho một trường đại học tiên tiến và xây dựng đại học Berlin. Cuối cùng, theo ông, trường đại học và khoa học phải trung lập với chính trị, triết học phải tách khỏi thần học. Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Humboldt tới Dewey chủ yếu nằm trong ý tưởng về một nền giáo dục tôn trọng con người và

14Nguyên tác: ―Education of the individual must everywhere be as free as possible, taking the least possible account of civic circumstances‖, trích theo:UNESCO (1993),―Wilhelm von Humbolt‖, Prospects: the quarterly review

cá nhân tính, đồng thời yêu cầu xã hội phải tạo mọi điều kiện để cá nhân có thể chủ động tham gia vào quá trình tự học, tự rèn luyện suốt đời. Những ý tưởng về tính chủ thể và đa dạng của cá nhân trong học tập và rèn luyện này được Dewey tiếp tục phát triển thêm khi đưa ra ý tưởng về giáo dục dân chủ như là bước áp dụng quan niệm dân chủ trong giáo dục vào thực tiễn.

Kể từ khi thành lập cho tới nay, triết lý giáo dục Humboldt và ―mô hình đại học Humboldt đã có một cuộc tiến hóa ngoạn mục, vượt biển Manche để vào nước Anh, vượt Đại Tây Dương để thâm nhập vào nước Mỹ, đi vòng quanh thế giới để vào nước Nhật, rồi nhiều vùng xa xôi khác trên thế giới‖ [3, tr. 20]. Đặc biệt là ở Mỹ, các đại học tiên phong như Havard, John Hopkins, Columbia và Chicago, nơi John Dewey tham gia nghiên cứu và giảng dạy được truyền cảm hứng từ mô hình đại học Đức, mô hình thay đổi hướng đi của đại học Mỹ, làm nên ―thời đại vàng‖ của đại học Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tinh thần cải cách giáo dục của Humbolt đã giúp Dewey định hình nên vai trò và tầm quan trọng của một nền giáo dục dân chủ với tư tưởng nền tảng về tự do học thuật và đề cao thái độ tự học, coi trọng học vấn của công dân.

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)