Quan điểm của William James về kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)

William James (1842 – 1910) là nhà tâm lý học, triết học tiền bối của chủ nghĩa thực dụng, người làm cho cả thế giới biết tới chủ nghĩa thực dụng Mỹ như một học thuyết triết học. James sinh ra trong một gia đình khá giả ở New York. Sự nghiệp của ông bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của thời đại hoàng kim của triết học Mỹ với việc tiếp cận triết học từ tâm lý học. Những tác phẩm của James có thể kể đến như

Những nguyên tắc của tâm lý học (Principles of Psychology) (1867), Các loại kinh

nghiệm tôn giáo (The Varieties of Religious Experience) (1902), Chủ nghĩa thực

dụng, tên gọi mới của một phương pháp tư duy cũ (Pragmatism: A new name for

some Old Ways of Thinking) (1907)…Trong đó tác phẩm Nguyên tắc tâm lý học

gây nhiều ảnh hưởng tới Dewey chủ yếu thông qua khái niệm kinh nghiệm.

James phát triển khái niệm ―kinh nghiệm‖ (experience) như là một trong những phạm trù cơ bản của siêu hình học. Từ đó ông đưa ra quan điểm về chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để, khẳng định kinh nghiệm là đối tượng duy nhất của triết học và ―tất cả những tranh cãi của các triết gia chỉ là những điều xoay quanh kinh nghiệm mà thôi‖8 [trích theo: 87]. Khái niệm ―kinh nghiệm‖ trong tư tưởng của James có ba nội dung chính như sau:

8

Nguyên tác: ―The only things that shall be debatable among philosophers shall be things definable in terms drawn from experience‖, trích theo: Stanford university, Pragmatist theories of the truth, source:

Thứ nhất, triết học và khoa học chỉ giới hạn trong kinh nghiệm, vì vậy nếu nói

triết học nghiên cứu thực tại cũng đồng nghĩa với bản thân kinh nghiệm đồng nhất với thực tại (reality). Về kinh nghiệm với tư cách là một chủ thể, James khẳng định: ―Kinh nghiệm là một chỉnh thể độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ thực tại nào khác ngoài chính bản thân nó‖ [Trích theo: 29, tr. 42]. Schiller, một triết gia thuộc chủ nghĩa duy tâm Đức thế kỷ XIX, đã diễn đạt đơn giản hơn, ông viết: ―Toàn thể thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là kinh nghiệm, và thế giới này được cấu thành không bởi gì khác ngoài kinh nghiệm‖ [Trích theo: 29, tr. 42]. Bởi vì kinh nghiệm cũng là thực tại, phạm vi của kinh nghiệm chúng ta có thể trải nghiệm bao gồm các lĩnh vực sau: (1) thế giới các sự vật cụ thể khách quan, (2) thế giới khoa học và các quy luật tự nhiên, (3) thế giới các chân lý trừu tượng và quan hệ lý tưởng được biểu hiện qua triết học và toán học, (4) thế giới các ảo tưởng và định kiến xã hội phổ biến, (5) nền văn hóa của chúng ta biểu hiện qua thần thoại và văn học, (6) ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân, và (7) cảm xúc phong phú của cá nhân. James viết: ―Cái chúng ta coi là thực phải kết nối với cá nhân ta bởi vì chúng ta nhận thấy nó thú vị và quan trọng, trong đó nhấn mạnh các yếu tố của tính chủ thể và tương quan thực tế‖9

[trích theo: 86].

Thứ hai, James đề xuất khái niệm ―kinh nghiệm thuần túy‖ đồng nghĩa với

―dòng ý thức‖ (the stream of consciousness) hoặc ―dòng cuộc sống‖ (the stream of life). Kinh nghiệm thuần túy không có sự khác biệt mang tính tuyệt đối giữa chủ thể và khách thể, là sản phẩm của sự kết hợp của tâm lý học và triết học. Theo James, ―Tôi gọi dòng cuộc sống là kinh nghiệm thuần túy, chính dòng cuộc sống này là chất liệu, vật chất cung cấp cho chúng ta sau này phạm trù phản tư và tính khái niệm của nó‖ [Trích theo: 29, tr. 43]. Qua đó, ta có thể nhận thấy, kinh nghiệm, theo James, không chỉ là khoa học, là văn hóa hay các đối tượng vật lý trong thế giới sự vật khách quan, nó là hoạt động suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, tâm thức của cá nhân.

9Nguyên tác: ―What we take what we take to be real must connect with us personally because we find it interesting and/or important, which emphasizes elements of both subjectivity and pragmatic relevance‖, trích theo: Internet Encyclopedia of Philosophy, William James (1842 – 1910): Overview, nguồn:

Do đó ta không thể cắt nghĩa mà chỉ có thể cảm nhận kinh nghiệm. Năm đặc trưng chính của dòng ý thức gồm: (1) thuộc về cá nhân, (2) thay đổi liên tục và không bao giờ tĩnh tại, (3) có thể chuyển dịch từ người này qua người khác qua giao tiếp và truyền đạt, (4) tính độc lập tương đối với ý thức nên hai tâm thức có thể trải nghiệm cùng một sự vật và (5) tính chọn lọc khi thường hướng sự chú ý tới các đối tượng riêng biệt [Xem: 86].

Thứ ba, James cho rằng ―kinh nghiệm‖ là ―kinh nghiệm trực tiếp‖, là những

mối liên hệ, liên kết giữa các sự vật. Ông viết: ―Các mối liên hệ giữa các sự vật, dù nối kết hay tách rời, mới là vấn đề của kinh nghiệm trực tiếp, không kể nhiều hơn hay ít hơn bản thân các sự vật đó‖10 [trích theo: 87].

Chia sẻ quan điểm với James trong quan điểm về kinh nghiệm theo nghĩa kinh nghiệm là toàn bộ thực tại, Dewey cho rằng kinh nghiệm là từ dùng để chỉ toàn bộ đời sống nói chung của con người. Theo nghĩa này, kinh nghiệm có thể được hiểu là kinh nghiệm loài (cộng đồng) trong tương quan với kinh nghiệm cá thể (cá nhân). Kinh nghiệm loài là toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người gồm văn hóa, chính trị, kinh tế đến tôn giáo, tín ngưỡng, tâm thức nói chung. Đặc trưng của các kinh nghiệm này là tính liên tục và tương tác, trong đó tính tương tác định hình nên kinh nghiệm như là sự kết hợp của nhân tố khách quan (môi trường bên ngoài) và điều kiện chủ quan (chủ thể trải nghiệm) để tạo thành tình huống cụ thể cho cá nhân trải nghiệm. Dewey viết: ―Kinh nghiệm là một quá trình trong đó chúng ta tương tác với môi trường xung quanh, thu thập thông tin đáp ứng nhu cầu của bản thân…Chúng ta trải nghiệm tất cả các loại khách thể, sự kiện và quá trình…‖11 [trích theo: 87]. Quá trình tương tác này là đời sống, là thực tiễn, là trải nghiệm. Loại trải nghiệm này đã gắn kết chủ thể và đối tượng, con người và hoàn

10Nguyên tác: ―The relations between things, conjunctive as well as disjunctive, are just as much matters of direct experience, neither more nor less so, than the things themselves‖, trích theo: Stanford Encyclopedia of Philosophy, Pragmatism, First published in Aug 16, 2008; substantive revision in Oct 7, 2013, source: http://plato.stanford.edu/entries/pragmatism/, accessed in April 20, 2012

11Nguyên tác: ―Experience is a process through which we interact with our surroundings, obtaining information that helps us to meet our needs. (…) We experience all sorts of objects, events and processes (…).‖, trích theo: Stanford Encyclopedia of Philosophy, Pragmatism, First published in Aug 16, 2008; substantive revision in Oct 7, 2013source: http://plato.stanford.edu/entries/pragmatism/, accessed in April 20, 2012

cảnh thành một chỉnh thể không thể chia cắt và xác lập tính liên tục của kinh nghiệm. Dewey diễn giải tính liên tục của kinh nghiệm như là sự bổ sung, bồi đắp không ngừng của các kinh nghiệm cá nhân liên tiếp nhau. Kinh nghiệm sau luôn bổ sung, tác động tới những ký ức còn được lưu giữ trong tâm trí cá nhân. Trong tác phẩm Kinh nghiệm và giáo dục, Dewey viết: ―Mọi kinh nghiệm đều thu nhận được cái gì đó từ những kinh nghiệm liền trước và theo cách nào đó, cũng thay đổi chất lượng của các kinh nghiệm tiếp theo‖12 [55, tr. 20].

Dewey đã kế thừa và phát triển quan điểm về kinh nghiệm của James thành chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên bằng cách nhấn mạnh kinh nghiệm hay trải nghiệm như là sự tương tác giữa con người và hoàn cảnh xung quanh. Đây là nội dung cơ bản của kinh nghiệm con người với tư cách là chủ thể của hành động trực tiếp tham gia vào đời sống thực tiễn. Suy tư này thường được ứng dụng vào giáo dục thông qua phương pháp học đi đôi với hành trong giáo dục nhà trường. Đồng thời, Dewey khi phát triển khái niệm “kinh nghiệm” vào triết học chính trị - xã hội đã đánh giá dân chủ là một phương thức của đời sống liên kết nhằm thúc đẩy sự trao đổi kinh nghiệm giữa cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, có thể khẳng định, quan điểm về kinh

nghiệm là nền tảng thiết lập mối tương tác giữa con người và môi trường xung quanh, nhấn mạnh tính tương tác như là thuộc tính bản chất của kinh nghiệm, sau này trở thành một trong những vấn đề đặc biệt được lưu tâm trong quá trình Dewey triển khai quan niệm về dân chủ trong giáo dục của mình.

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)