Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
495 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******************* NÔNG VĂN QUÝ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Triết học Mác- Lênin NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TH.S NGUYỄN THỊ GIANG HÀ NỘI - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Giang đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Giáo dục Chính Trị đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của Thầy, Cô cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên! Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng…năm 2011 Sinh viên thực hiện. Nông Văn Quý 3 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay” được hoàn thành bởi sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Giang. Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2011 Sinh viên thực hiện. Nông Văn Quý 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.2.Các quan niệm về nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay và khái quát chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. 15 Chương 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY 26 2.1.Tình hình kinh tế- xã hội và tác động của nó trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay 26 2.2.Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay 29 Chương 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY 49 3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo……… 49 3.2. Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay 51 KẾT LUẬN . 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xóa đói giảm nghèo được mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, đươc coi như yêu cầu cấp thiết về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Bởi vì, đói nghèo không những là lực cản lớn nhất của sự phát triển, mà đói nghèo còn gây nên những tác động tiêu cực về mặt đạo đức, tinh thần, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Do vậy, giải quyết tốt xóa đói giảm nghèo sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước về mọi mặt. Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, xóa đói giảm nghèo là một trong những thách thức lớn của toàn Đảng, toàn dân. Toàn Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam đang cùng nhau tìm kiếm những giải pháp tiếp cận để giảm tỉ lệ nghèo đói ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, Tuyên Quang là tỉnh miền núi nghèo ở phía Bắc nước ta. Trong thời gian vừa qua, đồng thời với sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam trong việc thực hiện những mục tiêu quốc gia của Đảng và nhà nước ta về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Các cấp Ủy Đảng và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều những biện pháp đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo và thu được những kết quả khả quan ban đầu. Thể hiện ở kết quả giảm nghèo của tỉnh: số hộ nghèo giảm mạnh từ 31,60% năm 2006 xuống còn 25,24% năm 2007 đến năm 2009 giảm xuống còn 21,93% [18, 16]. 6 Thực tế trên cho thấy rằng, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta có nhiều ưu việt. Song, việc triển khai thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập và thiếu đồng bộ. Nhiều cán bộ được giao triên khai các chính sách của chính phủ đến các vùng khó khăn còn yếu kém về năng lực, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về tính ưu việt của chính sách xóa đói giảm nghèo nên một số cán bộ đã thiếu đi cách nhìn khách quan và cách tiếp cận với người nghèo, vùng nghèo dẫn đến hiệu quả giảm nghèo của chính sách xóa đói giảm nghèo không cao. Đặc biệt là tỉnh Tuyên Quang tỉ lệ hộ nghèo đến năm 2009 vẫn ở mức cao là 21,93% [18, 16]. Do vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xóa đói giảm nghèo trở thành vấn đề được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt. Đối với Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng đã được đặt ra và thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, để công tác xóa đói giảm nghèo mang lại hiệu quả cao đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện các yếu tố dẫn đến đói nghèo, tình hình kinh tế- xã hội và thực trạng, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm huy động sức mạnh tổng thể của toàn Đảng, toàn dân từ Trung ương đến cơ sở để chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao. Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước như: Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Thiều, “Đói nghèo ở Việt Nam”, Nxb Bộ lao động Thương 7 binh và xã hội Hà Nội (1993), các báo cáo tại các cuộc tọa đàm về chuẩn đói nghèo ở Việt Nam tại Hà Nội tổ chức ngày 15 đến 16/2/2002 của các tác giả: Nguyễn Phong, tổng cục thống kê của Vali Jamal- Đại diện của tổ chức lao động quốc tế, của đại diện ngân hàng thế giới (WB) và một số bài báo được đăng tải trên các tạp chí: Báo Tuyên Quang (chào mừng năm mới 2011), các báo cáo chương trình xóa đói giảm nghèo của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Tuyên Quang. Các công trình trên đều đề cập khác nhau về chuẩn nghèo đói, ngưỡng nghèo đói, nguyên nhân gây ra nghèo đói và các kinh nghiệm tổng kết về công tác xóa đói giảm nghèo ở các địa phương trong cả nước như: Bài nghiên cứu về “Đói nghèo ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Thiều chỉ nghiên cứu chung về đói nghèo ở Việt Nam… tuy nhiên, các nghiên cứu về việc “vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” các tác giả còn rất ít đề cập. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài * Mục đích Làm rõ các nguyên nhân gây ra đói nghèo và thực trạng đói nghèo,công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xoa s đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang. * Nhiệm vụ + Làm sáng tỏ về mặt lí luận của quan điểm toàn diện trong triết học và các quan niệm về đói nghèo. 8 + Nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở Tuyên Quang và tìm ra các nguyên nhân dẫn tới thực trạng đói nghèo ở Tuyên Quang. + Từ đó vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Nghiên cứu về chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. * Phạm vi Nghiên cứu về chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang giai đoạn từ 2006-2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương pháp lôgic- lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa đề tài Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang, từ đó góp phần: - Làm tài liệu tham khảo cho nhiều nhà hoạch định chính sách của tỉnh và Nhà nước. - Làm tư liệu cho những người quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương và 6 tiết. 9 Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái quát về phép biện chứng duy vật Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời, trong quá trình phát triển của triết học, phép biện chứng có ba hình thức cơ bản: Đó là phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Thời cổ đại- phép biện chứng chất phác, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học cả phương Đông lẫn phương Tây, đều chỉ dựa vào những quan sát trực tiếp để khái quát những bức tranh chung của thế giới. Ở phương Đông, phép biện chứng chất phác thể hiện rõ trong “Thuyết âm dương”, “Thuyết ngũ hành” của triết học Trung Hoa cổ đại, của các nhà triết học cổ đại. Ở phương Tây, dưới con mắt của Hêraclit, mọi sự vật trong thé giới chúng ta luân vận động và thay đổi không ngừng. Luận điểm bất hủ của Hêraclit: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” [14, 49]. Song, phép biện chứng này thiếu đi những căn cứ khoa học. Vì vậy, nó đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ thứ XV thay thế. Phép biện chứng duy tâm xuất hiện ngay trong triết học Cantơ và hoàn thiện trong triết học Hêghen - một đại biểu suất sắc của triết học cổ điển Đức, ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ: Ông coi “ ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về chính mình trong tinh thần. Thực chất, phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen, của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Phép biện chứng cổ điển Đức có những đóng góp to lớn vào sự phát triển tư duy biện chứng của nhân loại, thúc đẩy tư duy biện 10 chứng lên một trình độ cao. Nhưng với những hạn chế duy tâm nó chưa trở thành cơ sở lý luận cho thế giới quan khoa học. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó. Mác, Ăngghen đã tiếp thu có phê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phoiơbăc. Đối với Hêghen trong tác phẩm Bộ tư bản, Mác đã viết: “ Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lí của nó đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [4, 67-68]. Mác tiếp thu có chọn lọc triết học cũ và phát triển cao hơn. Do vậy, bản chất phép biện chứng của Mác cao hơn về chất so với phép biện chứng của Hêghen, ông nói: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của Hêghen về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp biện chứng ấy nữa”.[14, 96]. Theo Hêghen, thì sự vận động của tư duy mà ông đặt cho cái tên là ý niệm và biến nó thành một chủ thể độc lập, chính chúa sáng tạo ra giới hiện thực và giới hiện thực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngoài của ý niệm mà thôi. Trái lại, theo Mác thì sự vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh sự vận động hiện thực, di chuyển và biến hình trong đầu óc con người. Nhờ đó mà chủ nghĩa Mác mang giá trị to lớn là tính phê phán đối với mọi quan niệm sai lầm, những quan điểm siêu hình, chủ trương triết trung, phản động. Ăngghen đã chỉ rõ: Có thể khẳng định vắn tắt phép biện chứng là sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế người ta sẽ nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có sự giải thích và sự phát triển thêm. Như vậy, đến Mác, Ăngghen và Lênin thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau trong phép biện chứng ấy. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của [...]... hộ nghèo 28 Chương 2 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY 2.1 Tình hình kinh tế-xã hội và tác động của nó trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay 2.1.1 tình hình kinh tế-xã hội Nghèo đói là một hiện tượng xã hội nóng bỏng và búc xúc, ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, trong việc tìm kiếm giải pháp xóa. .. trong nước và với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Tuyên Quang hiện nay, muốn công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt hiệu quả cao thì cần phải có mục tiêu và giải pháp phù hợp, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân, thắp sáng niềm tin cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống, thực hiện giảm nghèo bền vững 31 2.2 Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. .. đồng trở xuống đối với khu vực thành thị [22] Một số địa phương có mức sống giàu có hơn có thể điều chỉnh chuẩn hộ nghèo với mức thu nhập bình quân trong hộ cao hơn 1.2.2 Khái quát về chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay * Khái quát chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Xóa đói giảm nghèo là chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam nhằn giải quyết vấn đề đói nghèo. .. chương trình xóa đói giảm nghèo và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới- thời kỳ hội nhập, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững nền kinh tế đất nước * Khái quát chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trong những năm qua tỉnh hưởng ứng chương... sẽ trở thành sai lầm Tóm lại, qua tìm hiểu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và nguyên tắc lịch sử- cụ thể Đây là những nguyên tắc phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn 1.2 Các quan niệm về nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay và khái quát chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. .. đói giảm nghèo Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, chương trình xóa đói giảm nghèo được coi là một bộ phận, một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhằm thực hiện công bằng xã hội, phát triển kinh tế bền vững chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 ở Tuyên Quang chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, điều đó được thể hiện: ... trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay Ngay sau khi chương trình giảm nghèo của tỉnh được phê duyệt Các cấp, các nghành trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm Đồng thời phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tổ chức thực hiện Ủy... chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng 2.1.2 Tác động của tình hình kinh tế- xã hội trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay Tuyên Quang là một trong những tỉnh miền núi nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc, là một trong những tỉnh có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông- lâm nghiệp tuy nhiên do trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân... Đảng và Nhà nước ta về chương trình xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển bền vững kinh tế đất nước Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% năm 2010, Ủy... vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện . nó trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay 26 2.2.Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay 29 Chương 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN. DIỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY 49 3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo …… 49 3.2. Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc. đó vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Nghiên cứu về chương trình xóa đói giảm nghèo