Đối với hoạt động giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 59)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY

3.2.6. Đối với hoạt động giám sát và đánh giá

Trong hoạt động giám sát và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình cần đảm bảo sự chặt trẽ của tính thực tiễn, có sự phối hợp chặt trẽ và linh hoạt của các cấp chính quyền và các nghành và sức mạnh toàn dân cùng thực hiện. Tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án về nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt truyền thông), nhằm nâng cao nhận thức

về công tác giảm nghèo cho các cấp, các nghành, cộng đồng về công tác giảm nghèo và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

Ngoài ra, chương trình giảm nghèo của tỉnh cũng đã đề ra các cơ chế huy động nguồn lực, với phương châm đa dạng việc huy động và có sự tham gia của địa phương, cộng đồng nhân dân và bản thân các hộ nghèo.

KẾT LUẬN

Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã được các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân tích cực tham gia thực hiện. nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng đã có những chuyển biến đáng kể về mặt nhận thức và ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Họ phấn khởi đón nhận và tin tưởng vào các chính sách trợ giúp của Đảng và nhà nước, tích cực sản xuất cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt. Bộ mặt nông thôn tiếp tục có nhiều biếu đổi mới, tiến bộ các xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về điều kiện cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhiều người dân ở nhiều xã vùng cao đã thay đổi căn bản tập quán sản xuất, biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp của hộ gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới vào sản xuất…Đời sống của người dân trong tỉnh được cải thiện đáng kể, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Đặc biệt với các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Điều này chứng tỏ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát huy hiệu quả tốt, sự ưu tiên tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho nông thôn vùng cao là đúng đắn, hiệu quả, từ đó góp phần khai thác nội lực trong nhân dân.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao, chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc còn lớn. Vẫn còn hộ gia đình thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. tình trạng người lao động chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức làm ăn vẫn còn, tình trạng nhà ở tạm bợ trong các hộ nghèo vẫn còn khá phổ biến. Hạ tầng cơ sở nông thôn còn thấp kém, thiếu tính bền vững, đặc biệt là về giao thông và nước sạch. Trong nhân dân thậm

chí trong cán bộ cơ sở vẫn còn một số bộ phận có tư tưởng chông chờ, ỷ lại vào nhà nước,cấp trên.

Trên cơ sở nhận thức trên, công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới phải được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và tập trung, thống nhất của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình, nhất là trong việc vận động huy động đóng góp của cộng đồng hỗ trợ người nghèo về mọi mặt, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)