THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY
2.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói ở Tuyên Quang hiện nay
hiện nay
Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang giai đoạn 2006- 2010 nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng xã hội của Đảng và nhà nước ta. Thông qua việc phân tích thực trạng giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 ở tỉnh Tuyên Quang, làm rõ những nguyên nhân (yếu tố) tác động (ảnh hưởng) đến chương trình giảm nghèo cũng như thực trạng nghèo đói ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Gồm những nguyên nhân cơ bản sau:
Tuyên Quang là một trong những tỉnh miền núi nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc, là một trong những tỉnh có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông- lâm nghiệp tuy nhiên do trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế thiếu vốn cũng như kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu, đông con bệnh tật thường xuyên. do vậy, chi phí cho việc điều trị và đi lại lớn nên không có khả năng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng. Đa số người nghèo vẫn còn mang tư tưởng mặc cảm, tự ti, cam chịu với cái đói và cái nghèo, bằng lòng với cuộc sống hiện tại chưa có ý thức tự vươn lên. Mặt khác, do địa bàn sinh sống ở vùng núi cao, điều kiện cơ sở
hạ tầng thấp kém bị hạn chế trong việc giao lưu với những trình độ phát triển cao của kinh tế- xã hội. Do vậy, việc học hỏi, tiếp cận với văn hóa tiên tiến cũng bị hạn chế theo. Điều đó, tác động ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, cũng như chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Đầu năm 2006 trên địa bàn toàn tỉnh có 55.447 hộ nghèo, chiếm 35,64% trong 4 năm (2006- 2010) số hộ nghèo giảm 50,66% (tương đương giảm 28.093 hộ). Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh còn 27.354 hộ nghèo, chiếm 15,58% tổng số hộ toàn tỉnh, được phân theo các nhóm nguyên nhân cụ thể sau:
- Thiếu đất canh tác: Còn 2.682 hộ, chiếm 9,8% số hộ nghèo giảm 9.764 hộ so với năm 2006. Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến tình hình đất sản xuất của các hộ nghèo và đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tế, quỹ đất nông- lâm nghiệp trên địa bàn hàng năm không hề tăng, thậm chí còn ít đi vì một số nơi chuyển mục đích sử dụng đất cho mở rộng khu đô thị và xây dựng các khu công nghiệp hoạc do thiên tai phá hủy. Cũng vì 80% dân số sống bằng nghề nông- lâm nghiệp nên rất khó để các tổ chức, cá nhân có đất nông- lâm nghiệp chuyển nhượng lại đất cho hộ nghèo (trong khi họ cũng làm nghề nông nghiệp). mặt khác với xu thế hiện nay, đất đai trở thành thứ hàng hóa có giá trị rất cao. Do vậy, đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khá, có đất sản xuất không sử dụng họ cũng để lại theo diện đầu tư Bất động sản. Do vậy, tình trạng thiếu đất sản xuất trong các hộ nghèo là phổ biến, đặc biệt là những hộ nghèo mới tách từ hộ nghèo ra, hoặc những hộ gia đình mới tách ra không được gia đình chia đất. Trong khi đó, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh mới bước đầu được xây dựng chưa thu hút được nhiều lao động, đây là một khó khăn nhất định đối với người nghèo và đối với các cấp chính quyền trong việc giải quyết vấn đề này.
- Thiếu vốn đầu tư sản xuất: Còn 8.659 hộ, chiếm 31,66% số hộ nghèo. Giảm 17.466 hộ so với đầu năm 2006. Có thể nói việc cung cấp tín dụng đã mang lại nhiều hiệu quả cho người nghèo, giúp cho nhiều hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nguyên nhân chủ yếu là do hộ nghèo không dám vay vốn vì họ không tự tin rằng việc đầu tư sản xuất, kinh doanh sẽ thành công (không có phương án sản xuất khả thi) hoặc họ sợ không có khả năng trả nợ…kết quả khảo sát của các đoàn kiểm tra ban chỉ đạo tỉnh thực hiện tháng 12/2009 kiểm tra 46 hộ nghèo ở 7 xã của các huyện Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang thì có 22 hộ nghèo không vay vốn (chiếm 47,83%). Trong đó, có 11 hộ có nhu cầu nhưng chưa được vay (chiếm 50%) có 8 hộ có nhu cầu nhưng không dám vay (chiếm 36,36%) có 5 hộ không có nhu cầu (chiếm 22,73%).
- Thiếu kinh nghiệm sản xuất và kế hoạch chi tiêu: Còn 6.735 hộ chiếm 24,62% số hộ nghèo, giảm 2.430 số hộ so với đầu năm 2006. lý do chủ yếu do người nghèo thiếu kiến thức, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi, chưa chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm hoặc tiếp thu khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế chưa biết cách xây dựng kế hoạch làm ăn, chỉ tiêu trong gia đình thật sự hợp lý, ngoài ra còn do hiệu quả cách tiếp cận của việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách làm ăn trong vùng sâu, vùng xa chưa thật sự hiệu quả. Mặt khác, một bộ phận hộ nghèo chưa thật sự chó nhiều thông tin về chương trình, họ chưa thực sự nhận thức được rằng các khóa tập huấn, việc tham gia các mô hình diến ra là thiết thực với họ nên họ tí tham gia các lớp tập huấn, hoặc có cũng chỉ để cho có thành phần, đặc biệt có một bộ phận hộ nghèo không bao giờ tham gia họp thôn hoặc các lớp tập huấn khuyến nông.
- Đối với nguyên nhân nghèo do thiếu việc làm: Còn 1.416 hộ , chiếm 5,18% số hộ nghèo, tăng 788 hộ so với đầu năm 2006. lí do chủ yếu là do các hộ còn thiếu thông tin về chương trình hoặc không có khả năng, điều kiện tham gia các khóa học, trong khi đó chế độ hỗ trợ cho người học chưa đáp ứng nhu cầu (người nghèo đi học thường là lao động chính trong gia đình, như vậy khi đi học ảnh hưởng đến thu nhập gia đình). Do vậy, việc vận động người nghèo tham gia các khóa học gặp khó khăn, đặc biệt là với những loại hình đào tạo thời gian dài (từ 6 tháng trở lên). Mặt khác, do chỉ là học nghề ngắn hạn (chủ yếu là 3 tháng trở lại) nên trình độ tay nghề của người học đối với một số nghành nghề về kĩ thuật, thường chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.
- Đối với chương trình, dự án xuất khẩu lao động. Tình trạng suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đối với thu nhập của người đi xuất khẩu lao động, một bộ phận lao động đã phải về nước trước thời hạn. Mặt khác, do lao động không có tay nghề, chủ yếu lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm việc công nghiệp, cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chọn chỗ làm tốt và có thu nhập cao. Do nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế nên thu nhập của người lao động cũng chưa được cải thiện. Ngoài ra, do tâm lí “ngại khó, ngại khổ, ngại đi xa”, “không tự tin” cũng là yếu tố khiến người lao động không muốn đi làm xa gia đình.
- chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Đây là giải pháp có hiệu quả thiết thực không những cho người nghèo, hộ nghèo mà cả vùng nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chỉ có các dự án xây dựng cơ bản trong chương trình 135, dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn và một số dự án khác. Tuy nhiên, cũng đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn giúp cho người dân, người nghèo cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện vệ sinh môi trường.
- Đối với hộ gia đình nghèo do các nguyên nhân khác: Đối với gia đình có người già cả, tàn tật, ốm đau thường xuyên; Đối với gia đình thiếu lao động đông người ăn theo; Đối với hộ gia đình nghèo do gặp tai nạn, rủi ro trong cuộc sống; Đối với những hộ gia đình nghèo do lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra, nhiều chính sách bộc lộ sự dàn trải, chồng khéo hệ thống chính trị vào cuộc nhưng sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa đồng bộ làm giảm đi hiệu quả của chương trình giảm nghèo. Nhiều cán bộ lãnh đạo ở các cấp, địa phương, cơ sở vẫn có tâm lý trông chờ, ỷ lại chưa giải quyết đúng gốc của vấn đề nghèo đói.
Trên đây, là một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chương trình giảm nghèo cũng như dẫn đến nghèo đói ở Tuyên Quang giai đoạn 2006- 2010. Từ sự phân tích trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp đúng đắn để thực hiện hoạt động hiệu quả của chương trình giai đoạn tới 2010-2015.
Chương 3