Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 32)

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY

2.2.Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay

Quang hiện nay

2.2.1. Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay Quang hiện nay

Ngay sau khi chương trình giảm nghèo của tỉnh được phê duyệt. Các cấp, các nghành trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm. Đồng thời phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện chương trình. Trong đó, trọng tâm vào những lĩnh vực phù hợp với điều kiện của tỉnh và chủ yếu tập trung cho nhóm đối tượng yếu thế (Vùng khó khăn, hộ khó khăn).

Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, công tác điều hành có hiệu quả của các cấp, các nghành, sự phối hợp chặt trẽ của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng nhân dân cùng với sự nỗ lực nỗ lực của bản thân các hộ nghèo. Các dự án, chính sách và hoạt động của chương trình giảm nghèo đạt được những kết quả cụ thể, góp phần nâng cao mức sống nhân dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Điều đó đươc thể hiện cụ thể ở từng nhóm các chính sách, dự án giảm nghèo sau:

* Các chính sách dự án tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập:

Một là, các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất. Tỉnh Tuyên Quang là tỉnh có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông, lâm nghiệp (chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi). Mặt khác, tất cả những người nghèo đều không có tài sản gì ngoài sức lao động, một cách để họ thoát nghèo là tìm cách nào đó sử dụng hết sức lao động trong nhà. Đối với công ăn việc làm

liên quan tới nông nghiệp, những yếu tố như thiếu đất canh tác, thiếu nước trong mùa khô, các điều kiện canh tác không thuận lợi khác (thời tiết bất thường) chính là những khó khăn lớn nhất của họ.

Từ năm 2006 đến nay, với sự hỗ trợ từ các chương trình, toàn tỉnh mới có 385 hộ nghèo được hỗ trợ đất sản xuất với diện tích 61ha; để giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất đối với hộ nghèo, các cấp chính quyền trong tỉnh trong thời gian qua đã tích cực tập trung giải quyết tốt các giải pháp hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cũng đã giúp giảm được 78,45% số hộ nghèo có nguyên nhân thiếu đất sản xuất( tương đương 9.764 hộ) so với năm 2006 tiêu biểu như các huyện: Chiêm Hóa giảm được 87,22% số hộ, Hàm Yên giảm được 89,83 % số hộ, Yên Sơn giảm được 82,43% số hộ, Sơn Dương giảm được 76,95 % số hộ. Tuy vậy, thực trạng thiếu đất trong các hộ nghèo vẫn là vấn đề nan giải, khó giải quyết cần sự nỗ lực cố gắng đưa ra các giải pháp có hiệu quả hơn nữa của các cấp, các ngành.

Hai là, đối với tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, theo khảo sát thống kê hàng năm số hộ nghèo có nguyên nhân do thiếu vốn sản xuất thường chiếm tỉ lệ nhiều nhất; kết quả khảo sát năm 2006: Số hộ nghèo có nguyên nhân thiếu vốn sản xuất chiếm 47,12% số hộ nghèo. Người nghèo thường là do ít vốn làm không đủ ăn thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống hàng ngày nên không có vốn tích lũy để sản xuất; mức vay được ở ngân hàng còn thấp nên chưa đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Do đó, có hộ đã được vay vốn nhưng vẫn thiếu vốn sản xuất, có hộ nghèo vay vốn nhưng không biết cách sử dụng nên không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, việc cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo và hoạt động khuyến nông- nông- lâm- ngư nghiệp hiện chưa gắn kết chặt chẽ, còn một số bộ phận hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng lại chưa biết sử dụng vốn, mặt khác do

không có tài sản, vốn tích lũy nên khi gặp rủi ro hoặc có công việc bất ngờ (bệnh nặng, con đi học, tai nạn…), hộ nghèo phải vay vốn ngoài với lãi suất cao, đến khi được vay vốn ưu đãi phải sử dụng để trả lại những món vay cũ nên dẫn đến tình trạng đã vay vốn nhưng lại thiếu vốn.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành khai thác nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho các hộ nghèo vay. Từ năm 2006-2009 toàn tỉnh đã cho trên 89.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay với doanh số cho vay trên 782 triệu tỷ đồng, số hộ nghèo được vay vốn đạt 95%, đến hết năm 2009 có 94.450 hộ dư nợ với số vốn gần 842 tỷ đồng.

Từ các giải pháp hỗ trợ về vốn đã giúp hộ nghèo thoát nghèo, số hộ có nguyên nhân thiếu vốn sản xuất đã giảm 66,86% so với năm 2006 ( tương đương 17.466 hộ).

Ba là, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo kiếm thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo là do thiếu kinh nghiệm sản xuất và kế hoạch chi tiêu cũng thường chiếm tỉ lệ khá cao trong số các nguyên nhân (chiếm 16,53% theo kết quả khảo sát năm 2006). Mặc dù ngành nông nghiệp phát triền nông thôn hàng năm đều được bố trí kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để thực hiện dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho người nghèo và đạt được những kết quả nhất định thông qua các số liệu: Trong 4 năm đã thực hiện 309 mô hình bình diễn, hướng dẫn cách làm ăn cho 12.600 hộ tham gia, kinh phí trên 5 tỉ đồng; tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho 927.540 lượt người với số vốn 7,4 tỉ đồng, cấp phát 479.500 tờ rơi tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trị giá 376 triệu đồng. Tuy nhiên, số hộ nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất và kế hoạch chi tiêu chỉ giảm được 26,51%, tương đương với 2.430 hộ, tiêu biểu là huyện Chiêm Hóa giảm

được 45,98%, thị xã Tuyên Quang 65,10%. Một số huyện tỉ lệ hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất và kế hoạch chi tiêu giảm được thấp như: Na Hang 5,91% cá biệt huyện Yên Sơn tăng 5,03% (tương đương 70 hộ).

Bốn là, đối với chương trình, dự án dạy nghề cho người nghèo. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hiện nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội đối với bất cứ một địa phương nào. Như đã đề cập, tài sản lớn nhất của người nghèo chủ yếu là sức lao động, phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng đó là một yếu tố góp phần vào cơ hội thoát nghèo của người nghèo. Do vậy, tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận các chương trình đào tạo nghề, có tay nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm được coi là giải pháp cơ bản trong gia đoạn hiện nay. Trong những năm qua chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các dự án khác đã góp phần giúp cho người nghèo được tiếp cận với đào tạo nghề, riêng dự án dạy nghề cho người nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trong 3 năm đã bố trí 2,3 tỉ đồng để đào tạo nghề cho 927 người nghèo. Có một số bộ phận nghèo đã được đào tạo, có tay nghề nhất định để tham gia dự tuyển vào làm việc tại các nhà máy xí nghiệp hoặc tự tạo việc làm tại chỗ, góp phần tăng thu nhập gia đình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người nghèo chưa được tiếp cận với chương trình. Mặc dù vậy, giải pháp đào tạo nghề thích hợp cho người nghèo vẫn là giải pháp giảm nghèo bền vững và có hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Năm là, đối với chương trình, dự án xuất khẩu lao động. Đây là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững, nếu được thực hiện thực sự có hiệu quả, với sự nỗ lực của các cấp, các nghành, trong 4 năm qua toàn tỉnh đã có trên 8.000 người xuất cảnh đi làm việc tại các nước, trong đó có trên 700 người nghèo. Nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động, đã cải thiện đáng kể

điều kiện sống. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đối với thu nhập của người đi xuất khẩu lao động, một bộ phận lao động đã phải về nước trước thời hạn. Mặt khác, do lao động không có tay nghề, chủ yếu lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm việc công nghiệp, cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chọn chỗ làm tốt và có thu nhập cao.

Trước những khó khăn về thị trường lao động nước ngoài do suy giảm kinh tế, các cấp, các nghành đã phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức giới thiệu việc làm đẩy mạnh việc chuyển hướng sang tư vấn, giới thiệu người lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế nên thu nhập của người lao động cũng chưa được cải thiện. Ngoài ra, do tâm lí “ngại khó, ngại khổ, ngại đi xa”, “không tự tin” cũng là yếu tố khiến người lao động không muốn đi làm xa gia đình.

Sáu là, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Trong 4 năm toàn tỉnh đã đầu tư trên 121,8 tỉ đồng từ chương trình 135 gia đoạn II để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các tỉnh đặc biệt khó khăn. Nguồn vốn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn (RIDP) xây dựng 1.525 công trình tại 66 xã thực hiện dự án.

* Đối với các nhóm dự án hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:

Một là, đối với các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, từ năm 2006 đến năm 2009 đã có 496.418 lượt hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo đã giúp cho người nghèo giảm bớt rất nhiều khó khăn, tiếp cận đầy đủ hơn với các dịch vụ y tế khi đi khám chữa bệnh, đồng thời cũng giúp cho việc thay đổi nhận thức và thói quen khám chữa bệnh của người dân và hộ nghèo.

Tuy nhiên, việc để sót hoặc người nghèo không sử dụng được thẻ bảo hiểm y tế vì không hợp lệ (sai sót thông tin thẻ) trong những năm qua diễn ra khá nhiều, phổ biến ở một số huyện, thị xã. Mặt khác, do không có thông tin đầy đủ nên một bộ phận hộ nghèo cũng không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi khãm chữa bệnh khi ốm đau, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng xâu, vùng xa.

Hai là, đối với chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo có tỉ lệ bao phủ cao trong giai đoạn 2006- 2009. Gần như 100% học sinh nghèo khi đi học được miễn hoặc giảm học phí trong giai đoạn này. Việc thực hiện miễn giảm học phí hoặc hỗ trợ chính sách cho học sinh ở các vùng khó khăn đã được tạo hiệu quả thiết thực, nhiều em học sinh con nhà nghèo đã không bị lỡ cơ hội học tập khi được tiếp cận và thụ hưởng chính sách này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ huy động trẻ em đến trường đạt tỷ lệ cao. Ngoài miễn giảm học phí, theo thống kê trên địa bàn tỉnh có khoảng 61.600 lượt học sinh nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa với số tiền trên 9 tỷ đồng. Có 18.778 lượt hộ nghèo sinh sống tại các xã, thôn bản có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Kinh phí trên 15,5 tỷ đồng theo Nghị quyết số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lí để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để giúp đỡ trẻ em nghèo trong học tập, nên giúp đỡ cho trẻ em nghèo được có cơ hội học tập nhiều hơn.

Tuy nhiên, do việc đánh giá, theo dõi chương trình còn nhiều hạn chế nên việc đánh giá hiệu quả của chính sách cũng chưa thực sự được quan tâm thấu đáo.

Ba là, đối với chính sách hỗ trợ đất ở, nước sinh hoạt. Chính sách được xây dựng chủ yếu từ chương trình 134, trong thời gian từ 2006-2009 toàn tỉnh hộ trợ đất ở cho 49 hộ với diện tích 2,55ha. Hỗ trợ xây dựng 87 công trình cấp nước sạch sinh hoạt tập trung, 1.823 giếng, bể nước cho các đồng bào dân tộc thiểu số, kinh phí gần 46 tỷ đồng. Qua đó đã giúp được cho tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt khá cao.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với chương trình, hoặc một số nơi có công trình nhưng hiệu quả đạt chưa cao. Lý do chính vẫn là ở ý thức người sử dụng (người nghèo) thể hiện qua những việc họ không cố gắng để được sử dụng hoặc có thể đã có ống nước máy qua cửa nhà nhưng họ không dùng vì lí lẽ phải hỗ trợ dẫn nước về tận nhà mới dùng hoặc công trình cấp nước sạch, nước sinh hoạt của cả cộng đồng, làng xã nên không ai quản lí, bảo vệ nên hiệu xuất sử dụng không cao, nhanh xuống cấp.

Bốn là, đối với chương trình dự án hỗ trợ xóa nhà ở bị dột nát cho người nghèo. Hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo là chính sách được tỉnh đặt mối quan tâm hàng đầu và ưu tiên hàng đầu trong chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006- 2010. Với việc ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 02 đề án hỗ trợ (quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 02/4/2007 và quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 27/3/2009). Các cấp chính quyền đã tích cực phối hợp với Mặt trận tổ quốc vận động, huy động các nguồn lực để hỗ trợ người nghèo về nhà ở. Từ năm 2006 đến nay toàn tỉnh đã huy động được 65 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ được 32,44 tỷ đồng; quỹ vì người nghèo các cấp gần 4,9 tỷ đồng, còn lại do các gia đình tự có, cộng đồng, dòng họ giúp đỡ để hộ trợ cho 7.687 hộ nghèo làm nhà và sửa chữa nhà ở. Việc thực hiện chính sách này đã giúp cho nhiều hộ nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, góp phần cải thiện điều kiện sống. Chương trình cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Đặc

biệt là sự giúp đỡ của nhân dân cùng địa bàn cư trú của hộ nghèo, bản thân các hộ nghèo cũng đã nỗ lực, cố gắng huy động nguồn lực gia đình cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng để cải thiện nhà ở.

Năm là, đối với chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Chính sách được quan tâm thực hiện tốt ở tất cả các cấp, cơ bản các đối tượng yếu thế đều nhận được sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng, việc bình xét cũng được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định. Trong 4 năm toàn tỉnh đã thực hiện trợ cấp đột xuất cho trên 121.100 đối tượng bị thiếu đói lương thực, gặp rủi ro, khó khăn đột suất, ảnh hưởng thiên tai, hỏa hoạn với gần 5 tỷ đồng, 691.790 kg gạo. Trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống (người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em mồ côi…) thời điểm tháng 12/2009 có 8.875 người đang được hưởng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 32)