THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY
2.1.1. tình hình kinh tế-xã hộ
Nghèo đói là một hiện tượng xã hội nóng bỏng và búc xúc, ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói giảm nghèo. Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, chương trình xóa đói giảm nghèo được coi là một bộ phận, một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhằm thực hiện công bằng xã hội, phát triển kinh tế bền vững. chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 ở Tuyên Quang chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, điều đó được thể hiện: Thứ nhất, tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi nhanh chóng tạo ra cho chúng ta những thế và lực mới, đồng thời cũng tạo ra những khó khăn và thách thức lớn. Toàn nhân loại hiện nay đang bước vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, trình độ thương mại hóa kinh tế ngày càng sôi động. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- công nghệ đã tạo ra những thành tựu to lớn, tạo ra những công nghệ cao phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đã tạo điều kiện cả thế và lực mới cho các nước ngày càng có điều kiện phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với những ưu thế to lớn đó thì nền kinh tế thế giới cũng đang đứng trước những biến động và thách thức lớn, phức tạp: Một số biến động ở các nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại lương thực thực phẩm
và nguyên vật liệu khác. Thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là khu vực đồng EURO vẫn bất ổn; lạm phát bắt đầu tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới đường lối phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo của nước ta cũng như của tỉnh Tuyên Quang.
Thứ hai, ở Việt Nam trong những năm vừa qua tình hình kinh tế- xã hội cũng có những thay đổi đáng kể như: hiện nay, nước ta có những thuận lợi cơ bản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội. Nền kinh tế tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng- an ninh. Chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo. Đại hội Đảng lần thứ XI thành công tốt đẹp, tạo sức mạnh và niềm tin trong Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang cùng hòa chung không khí phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Tăng trưởng GDP có xu hướng chậm lại, thấp hơn so với năm 2010. Giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số lạm phát và tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh doanh, làm công cụ thanh toán trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Tỉ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao, việc cung cấp điện còn nhiều căng thẳng. Ngoài ra việc rét đậm, rét hại ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây tổn thất và tác hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Tình hình trên tác động tiêu cực tới sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, người thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ công chức, viên chức và ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân tới việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo như Quốc hội đã thông qua và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Trước những biến động đó, làm ảnh hưởng tới chương trình mục tiêu quốc gia
của Đảng và nhà nước ta về chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng.