VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY
3.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo
Dựa trên quan điểm xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và nhà nước là sự nghiệp của toàn dân, do đó trong chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, chính phủ yêu cầu phải huy động tất cả nguồn lực của toàn xã hội vào quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng xã hội, cần đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân, đây chính là nhân tố quyết định thành công của cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khó, ngoài tâm lý thụ động, e ngại, chưa làm quen với cơ chế quản lý mới. Người dân vẫn mang tư tưởng thụ động trong việc tiếp cận các chủ trương chính sách , cũng như vận dụng các chính sách đó vào cuộc sống. Để thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp với chủ trương xóa đói giảm nghèo theo tinh thần nghị quyết 300 của chính phủ. Trước hết người nghèo phải nắm bắt được một cách đầy đủ các chủ trương, chính sách, những thông tin cơ bản từ chương trình này , từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và cuối cùng là giám sát đánh giá kết quả. Nói tóm lại, hơn lúc nào hết đây là lúc phải thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở “ dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”
Trong năm 2010, ngoài việc thực hiện “ về đích” trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 trong đó có chương trình giảm nghèo, các cấp, chính quyền trong tỉnh cũng sẽ bước vào xây dựng các chương trình kế hoạch xây dựng, thực hiện phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010- 2015. Ban tổ chức hội thảo đưa ra một số ý kiến đề xuất:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010. Tiếp tục huy động nguồn lực, quyết liệt chỉ đạo, đôn đúc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, theo chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể của năm 2020.
Thứ hai, đối với chương trình giảm nghèo giai đoạn tới gồm:
- Kiến nghị với chính phủ, các bộ, ngành thống nhất lại phương pháp rà soát lại hộ nghèo và tách cơ quan rà soát hộ nghèo và cơ quan thực hiện chính sách cho hộ nghèo, nên giao cho cơ quan chuyên trách về điều tra, thống kê, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện rà soát hộ nghèo.
- Đề nghị xây dựng chương trình giảm nghèo theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng khó khăn, đồng thời có cơ chế khuyến khích các hộ, các xã mới thoát nghèo.
- Cần có cơ chế lồng ghép và phối hợp chặt chẽ hơn giữa việc cung cấp tín dụng với việc hướng dẫn người nghèo xây dựng các phương án sản xuất, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất (tín dụng+ khuyến nông).
- Đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc hỗ trợ , tổ chức dạy nghề, hỗ trợ kinh phí cho người nghèo tham gia học nghề ngắn hạn, cần chính sách cấp học bổng và trợ cấp xã hội (diện chính sách) cho người nghèo đi học ở các trường nghề dài hạn( trung cấp, cao đẳng nghề).
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn khó khăn.
- Nâng cao thời hạn sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế cho các vùng nông thôn khó khăn.
- Mở rộng diện đối tượng học sinh được hưởng trợ cấp khi đi học ( theo quyết định số 112/2007/QĐ- TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng chính phủ).
- Tăng cường kinh phí cho cơ sở cấp huyện, xã để thực hiện công tác giám sát, đánh giá chương trình, trong đó ưu tiên đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật, phân tích dữ liệu hộ nghèo.