TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ====== TẠ MINH HẰNG SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======
TẠ MINH HẰNG
SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH,
HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học
TS TRẦN THỊ HỒNG LOAN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS Trần Thị Hồng Loan - người cô đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chínhtrị cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảngdạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã góp ý,ủng hộ em hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhưkiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót
Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Tạ Minh Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS Trần Thị Hồng Loan.
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận làtrung thực Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Tạ Minh Hằng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN DỤNGQUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁTRỊ CỦA KHU DI TÍCH 11.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểmtoàn diện 11.2 Một số lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích CổLoa, Đông Anh, Hà Nội 111.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc nâng cao hiệu quảcủa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích 28Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁCGIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI HIỆN NAY
VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 312.1 Sơ lược về khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội 312.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa 362.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy cácgiá trị của khu di tích Cổ Loa 44Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU
DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆNNAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 483.1 Thực hiện gắn liền việc bảo tồn, tôn tạo với phát huy các giá trị của khu
di tích Cổ Loa 483.2 Tạo ra sự kết hợp chặt chẽ trong công tác đánh giá - quy hoạch - huyđộng vốn - quảng cáo việc bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa 52
Trang 53.3 Tạo ra sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các tổchức có liên quan trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị củakhu di tích Cổ Loa 583.4 Tăng cường giáo dục ý thức về sự cần thiết phải tham gia bảo tồn vàphát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa cho tất cả dân cư trongkhu vực 60KẾT LUẬN 66TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 61 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã để lại bài họckinh nghiệm đó là việc xây dựng đất nước hùng mạnh về mọi mặt là yếu tốquan trọng để chống lại các thế lực thù địch Đặc biệt hơn thế, có thể nói, sứcmạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết,quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng ngườiViệt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiêntrong suốt quá trình lịch sử Mỗi triều đại, mỗi thời kì khác nhau, con ngườilại có lối sống khác nhau, có cách nhìn về kiến trúc, về vẻ đẹp không giốngnhau, mỗi nơi đặt đô đều được chọn lựa kĩ càng và xây dựng tỉ mỉ; Trong lịch
sử, với việc lập đô ở Cổ Loa dưới thời vua An Dương Vương đã đánh dấubước ngoặt nhất định - một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớnmạnh Thật vậy, vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giácchâu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường
bộ Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa Tạiđây vua An Dương Vương đã cho xây dựng lên thành Cổ Loa - là tòa thành
mà được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vàobậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thànhlũy của người Việt cổ Nó chứa đựng nhiều giá trị về mặt quân sự, xã hộicũng như văn hóa Cho đến ngày nay, tòa thành ấy vẫn còn những dấu tích tại
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội cùng với những di chỉ, những lễ hội, phong tụctập quán vẫn được lưu truyền Nó chính là món ăn tinh thần của người dânbản địa nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung Tuy nhiên, hiện tại thànhnày đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, một vài vòng thành đã mờ dần và mấthẳn; chưa kể đến trong xã hội hiện đại, sự du nhập của những nền văn hóamới bên ngoài khiến cho một vài bản sắc riêng đang dần bị bào mòn và mất đi
Trang 7giá trị nguyên sơ của nó Vì vậy, công tác bảo tồn thành Cổ Loa cũng nhưphát triển các giá trị tại ngôi thành cổ này là vấn đề đang được Đảng và Nhànước quan tâm đặc biệt Làm thế nào để vừa trùng tu, tôn tạo mà vẫn phải giữđược sự nguyên bản của di tích? Và làm thế nào để giữ gìn được nét đặc trưng
về văn hóa trong lễ hội Cổ Loa trong thời đại mới? Để giải đáp phần nào vấn
đề trên em đã lựa chọn đề tài: “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảotồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội tronggiai đoạn hiện nay” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thành Cổ Loa là thành có lịch sử lâu đời nhất cũng như kiến trúc độcđáo và kì bí nhất ở Đông Nam Á Vì vậy, nó luôn là đề tài thu hút các nhànghiên cứu khoa học quan tâm Mỗi thời kì khác nhau nhu cầu tìm hiểu vàkhai thác về giá trị của Loa thành cũng khác nhau Có thể thống kê một vàicông trình nghiên cứu tiêu biểu như:
“Quy hoạch bảo tồn di tích Hoàng Thành- Thăng Long và thành Cổ Loa trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội” của TS.Tạ Hoàng Vân bàn
về việc quy hoạch và phát triển đổ thị theo hướng hiện đại song không đượcquên đi những giá trị truyền thống, cũng như cấu trúc đặc trưng của khu vựcthành cổ này
“Địa chí Cổ Loa” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS Vũ Văn
Quân (Đồng chủ biên) - Nxb Hà Nội (2010) là công trình khoa học mang tínhtổng hợp và liên ngành cao, trình bày một cách hệ thống và toàn diện về địa lý
tự nhiên nhân văn vùng đất Cổ Loa (những biến đổi trong quá trình lịchsử; hiện trạng); về lịch sử (từ khởi nguồn cho đến hiện nay); về kinh tế (tronglịch sử, hiện trạng và những dự báo trong tương lai); về văn hoá (văn hoá vậtthể và phi vật thể) Công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phầngiải quyết một trong những vấn đề quan trọng của lịch sử Cổ Loa: đó là kết
Trang 8tác bảo tồn, gắn với phát triển theo hướng bền vững; những giá trị của côngtrình được xuất bản sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạchđịnh chính sách, là tài liệu khoa học cho học sinh, sinh viên đồng thời nângcao nhận thức, sự hiểu biết của nhân dân cả nước về Cổ Loa nói chung, về lịch
sử Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoácho các thế hệ, nâng cao nhận thức của người dân địa phương, …
“Đền Thượng Cổ Loa và những bí ẩn trong lòng đất” của TS Lại Văn
Tới, Nxb Chính trị Quốc gia đã cập nhật những phát hiện khảo cổ học mớinhất cùng những giá trị văn hóa, lịch sử tại đền Thượng Cổ Loa
Ngoài ra, còn có rất nhiều những nghiên cứu khác bàn về các giá trị tạikhu di tích Cổ Loa như:
Tác giả Hoàng Văn Khoán (2002) với tác phẩm “Cổ Loa trung tâm hội
tụ văn minh Sông Hồng”, Nxb Văn hóa Thông tin.
Tác giả Nguyễn Doãn Tuân (2003) với tác phẩm “Khu di tích Cổ Loalịch sử văn vật”, Nxb Hà Nội
Tác giả Phạm Văn Kỉnh (1969) với bài viết “Thời kỳ An Dương Vương
và thành Cổ Loa”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3-4.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh (2012) với đề tài luận văn “Vấn đề cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tại Khu
di tích Cổ Loa, Hà Nội và một số đề xuất”, Luận văn Việt Nam học, Viện
Việt Nam học khoa học và phát triển
Các tác phẩm trên đã cung cấp cho tôi những thông tin về khu di tích CổLoa, về các giá trị tại thành Cổ Loa và đó là tiền đề để tôi tiến hành nghiêncứu đề tài khoa học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quan điểm toàn diện trong công tác bảotồn các giá trị của khu di tích và làm rõ thực trạng công tác bảo tồn các giá trị
Trang 9tại khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay; từ đó, đưa ra một số giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy cácgiá trị của khu di tích này trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số vấn đề lý luận chung về quan điểm toàn diện và nộidung của sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việc bảo tồn và phát huy cácgiá trị của khu di tích
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tácbảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nộihiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về quan điểm toàn diện trong triếthọc Mác - Lênin và sự vận dụng quan điểm đó vào công tác bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh,
Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo tồn và pháthuy các giá trị tại khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn từnăm 2012 đến năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích -tổng hợp, lịch sử - logic, thống kê, so sánh, phương pháp điền dã, …
Trang 10Trong quá trình điền dã ở địa bàn nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cơ bản như quan sát, tham gia phỏng vấn để sưu tầm tài liệu.Ngoài ra, tôi cũng khai thác nhiều nguồn tài liệu văn bản lịch sử, khảo cổ học,văn hóa dân gian về khu di tích Cổ Loa để hiểu rõ hơn về lịch sử, về các kếtquả nghiên cứu cũng như lý giải của các khoa học về khu di tích lịch sử quantrọng này.
6 Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận nhằm làm rõ sự vận dụng quan điểm toàn diện trong công tácbảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, HàNội trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm khắcphục những thiếu sót trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tại khu ditích Cổ Loa
Ngoài ra, khóa luận còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, học tập của sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và các khoa, ngành
có liên quan
7 Kết cấu của khoá luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận đượcchia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về sự vận dụng quan điểm toàndiện trong bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn các giá trị của khu di tích CổLoa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của côngtác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nộihiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện
1.1.1 Khái quát về phép biện chứng duy vật
Với tư cách là học thuyết triết học, phép biện chứng khái quát những mốiliên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động,phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy từ đóxây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận định hướng hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Ăngghen đã đưa ra địnhnghĩa phép biện chứng: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học vềnhững quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xãhội loài người và của tư duy” [20; tr.201]
Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại có lịch sử phát triển trên 2000 năm
và đã phát triển qua ba hình thức cơ bản thể hiện ba trình độ phát triển củaphép biện chứng trong lịch sử triết học: phép biện chứng chất phác thời cổđại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phépbiện chứng trong lịch sử triết học Thời cổ đại, do trình độ tư duy chưa cao,khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học cả phương Đông lẫn phươngTây chỉ dựa trên quan sát trực tiếp mang tính trực quan cảm tính để khái quátbức tranh chung của thế giới Ở phương Đông, nó được thể hiện rõ trong
“Thuyết âm dương - ngũ hành” Ở phương Tây, dưới con mắt của Hêracơlítmọi sự vật trong thế giới chúng ta đều thay đổi vận động phát triển khôngngừng, không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà
Trang 12trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hóa Luận điểm bất hủcủa ông “Chúng ta không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”; “Ngay cảmặt trời cũng mỗi ngày một mới” Phép biện chứng chất phác cổ đại nhậnthức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài,bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu những căn cứ khoa học Vì vậy,
nó đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiệnnhất trong triết học Hêghen - một đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức ởcuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Tính chất duy tâm trong phép biện chứng
của Hêghen thể hiện ở chỗ: ông coi “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự
nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần Thực chấtphép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng của ýniệm sản sinh ra biện chứng của sự vật Phép biện chứng cổ điển Đức cónhững đóng góp to lớn vào sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại,thúc đẩy tư duy biện chứng phát triển lên một trình độ cao nhưng với hạn chếduy tâm, nó chưa thể trở thành cơ sở lý luận cho một phương pháp luận khoahọc
Giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu cóphê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phoiơbăc Đối với Hêghen,
trong tác phẩm Bộ tư bản, Mác viết: “Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [20; tr.35] Mác đã tiếp thu có chọn lọc
triết học cũ và phát triển cao hơn, do vậy bản chất phép biện chứng của Mác
cao hơn về bản chất so với phép biện chứng của Hêghen, ông nói: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của Hêghen về cơ bản, mà nó còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa Theo
Trang 13nó thành một chủ thể độc lập chính là chúa sáng tạo ra giới hiện thực và giới hiện thực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngoài của ý niệm mà thôi Trái lại, theo tôi thì sự vận động của tư duy là sự phản ánh sự vận động hiện thực
di chuyển và biến hình trong đầu óc con người.” [17; tr.27] Nhờ đó, chủ
nghĩa Mác mang giá trị to lớn đó là tính phê phán đối với mọi quan điểm sailầm, những quan điểm siêu hình, chủ trương phát động Một trong những kẻxuyên tạc chủ nghĩa Mác là Đuyrinh - giáo sư môn cơ học người Đức, nhàtriết học và kinh tế học Ăngghen đã phản đối và kịch liệt phê phán quan niệm
của Đuyrinh trong cuốn sách “Chống Đuyrinh” Chính trong tác phẩm này, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về phép biện chứng “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy” [3; tr.455].
Như vậy, đến C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin thế giới quan duy vật biệnchứng và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhautrong phép biện chứng ấy Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chếcủa phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biệnchứng duy tâm khách quan thời cận đại Phép biện chứng duy vật trở thànhmôn khoa học và là hình thức phát triển cao nhất, hoàn bị nhất trong lịch sửphép biện chứng Nó bao gồm một hệ thống các nguyên lý (nguyên lý về sựphát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến), những cặp phạm trù cơ bản(cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân và kết quả; bản chất vàhiện tượng; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; khả năng và hiệnthực), những quy luật (quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượngthành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấutranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định) Trong hệ thống
đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hainguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật Tuy nhiên, trong
Trang 14phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệphổ biến.
1.1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra là:Các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qualại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định những mối liên hệ đó?
Để trả lời các câu hỏi này, những người theo quan điểm siêu hình và theoquan điểm biện chứng có những cách lý giải khác nhau
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình chorằng: Các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bêncạnh cái kia Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quyđịnh lẫn nhau Nếu giữa chúng có sự quy định chỉ là sự quy định lẫn nhau thìcũng chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên Tuy vậy, trong sốnhững người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các
sự vật, hiện tượng có mối quan hệ rất đa dạng, phong phú song các hình thứcliên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Hạn chế củaquan điểm siêu hình là sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên ranh giớigiả tạo giữa các sự vật, hiện tượng Hạn chế này có nguồn gốc bởi phươngpháp tư duy siêu hình, nghiên cứu tách rời các lĩnh vực, các bộ phận riêng rẽcủa thế giới gắn với trình độ tư duy khoa học còn ở giai đoạn sưu tập tàiliệu.Phương pháp đó không có khả năng phát hiện ra được cái chung, cái bảnchất, quy luật của sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượngtrong thế giới
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sựvật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tácđộng qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Ví dụ như vấn đề bảo vệ môi trường
Trang 15quốc gia và toàn nhân loại vì tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay gây ảnhhưởng đến tất cả mọi người.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan
và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sựchuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng tinh thầnsiêu nhiên hoặc là cảm giác, ý thức của con người
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thốngnhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khácnhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thếgiới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất chúngkhông thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại,chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định
Như vậy, theo quan điểm của các nhà biện chứng duy vật, có thể hiểu:
Thứ nhất, Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu
tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới
Thứ hai, Mối liên hệ phổ biến là khái niệm được sử dụng với hai hàm
nghĩa:
Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ
Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ những liên hệ tồn tại(được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới
1.1.2.2 Các tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có các tính chất:
- Tính khách quan:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiệntượng của thế giới là có tính khách quan Theo quan điểm đó, sự quy định lẫnnhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
Trang 16tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, gắn liền với sự tồntại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, không do ai sáng tạo ra, nótồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thểnhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể tùytheo điều kiện nhất định Song, dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểuhiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất Những hình thức liên hệ riêng
rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu Phép biện chứng duy vậtchỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới Như
Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
[3; tr.455].Cùng với những lý do trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên
hệ phổ biến
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự vật,hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác độngqua lại và chuyển hóa lẫn nhau Ví dụ như, tình trạng ô nhiễm môi trường đãtác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự phát
Trang 17kinh tế - xã hội của đất nước; môi trường ảnh hưởng đến con người và hoạtđộng của con người cũng tác động trở lại đến sự biến đổi của môi trường.
- Tính đa dạng:
Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng thành từng loại tùy theo tínhchất: đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, độ nông hay sâu, vai tròtrực tiếp hay gián tiếp mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khácnhau Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhautheo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủyếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bảnchất, mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ riêng baoquát một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực của thế giới…Chính tính đa dạngtrong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiệntượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ Các mối liên hệ phổ biến của sựvật, hiện tượng trên thế giới được khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản củaphép biện chứng:
Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng
Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức
Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực
Mỗi loại liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động
và phát triển của sự vật Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quyđịnh, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính của các mặt sự vật.Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các mối liên
hệ khác nhau cũng có mối quan hệ biện chứng như mối liên hệ biện chứngcủa các cặp mối liên hệ đã nêu trên
Trang 18Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loạimối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ.Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể nghiên cứu chuyển hóa lẫn nhautùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và pháttriển của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vìmỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và pháttriển của sự vật, hiện tượng Chẳng hạn như, khi xem xét bốn lĩnh vực đức,trí, thể, mỹ là những lĩnh vực khác nhau thì mối liên hệ qua lại giữa chúng vớinhau là mối liên hệ bên ngoài Nhưng nếu coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bảncủa công tác giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển chongười học nhân cách, đạo đức thì những mối liên hệ giữa chúng với nhau lạitrở thành mối liên hệ bên trong Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ
đó để có cách tác động phù hợp, nhằm đưa ra kết quả cao nhất trong hoạtđộng của bản thân
Các mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Do đó, khi nhận thức về sự vật,hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểmphiến diện chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàngkết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng
Như vậy, có thể khẳng định rằng bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thếgiới cũng luôn tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượngkhác Do đó, muốn tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phảiđặt nó trong mối liên hệ với xung quanh Nghĩa là phải xem xét một cách toàndiện, đó chính là nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến
1.1.2.3 Một số nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Quan điểm toàn diện:
Từ việc nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ
Trang 19biến và về sự phát triển rút ra từ phương pháp luận khoa học để nhận thức vàcải tạo hiện thực.
Như đã tìm hiểu ở trên, vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giớiđều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất
đa dạng, phong phú Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng taphải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật,hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tínhquy luật của chúng Ví dụ như khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh cólực học sa sút, trước hết phải xem xét phương pháp học tập, tiếp đến là điềukiện học tập, khả năng nhận thức của em đó, … có như vậy mới mong tìm ranguyên nhân khắc phục tình trạng học tập cho học sinh
Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức
và thực tiễn, quan điểm toàn diện đặt ra các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt củachính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vậtkhác kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Cần tránh quan điểmphiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hay một vài mối liên hệ đãvội vàng đi đến kết luận về bản chất sự vật Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhậnthức đúng về sự vật
Thứ hai, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất yếu… để hiểu rõ bản chất của sự vật và cóphương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạtđộng của bản thân Chúng ta phải xem xét thấu đáo và phân biệt từng mối liên
hệ, tránh cách xem xét lan man, giàn trải và làm nổi bật lên cái cơ bản nhất,quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó
Trang 20Thứ ba, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào những sai lầm
của chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện Thực chất của chủ nghĩa chiếttrung là sự kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh khôngđúng về sự vật, hiện tượng Thực chất của thuật ngụy biện là sự đánh tráo códụng ý, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng Do vậy trong hoạtđộng thực tiễn, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng takhông những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú
ý tới mối liên hệ của những sự vật, hiện tượng khác Đồng thời, chúng ta phảibiết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác độngnhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động của bản thân Chẳng hạnnhư, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh; một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước; mặt khác phảibiết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnhvực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh té đưa lại
Thực hiện tốt những yêu cầu trên của quan điểm toàn diện giúp chúng ta
có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng Songkhông chỉ dừng lại ở quan điểm toàn diện, khi nghiên cứu về mối liên hệ phổbiến của phép biện chứng duy vật, đi liền với quan điểm toàn diện còn lànguyên tắc lịch sử - cụ thể
* Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì mối liên hệ của sự vật vàhình thức phát triển của sự vật khác nhau Cho nên, phải đặt sự vật vào trongnhững bối cảnh lịch sử cụ thể để xem xét Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏichúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điềukiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồntại và phát triển Một luận điểm nào đó là đúng đắn, khoa học trong điều kiệnnày nhưng sẽ không còn là đúng đắn trong một điều kiện bối cảnh khác Vượt
Trang 21ra khỏi những bối cảnh cụ thể xác định, sự vật, hiện tượng sẽ không đượcbiểu hiện ra trong bản chất cũ, mà có thể biểu hiện ra trong bản chất khác.Chẳng hạn, để xác định đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng,của từng thời kì xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phải phân tích tìnhhình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trongtừng giai đoạn và từng thời kì lịch sử đó Dĩ nhiên, trong khi thực hiện đườnglối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễnbiến của hoàn cảnh cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những đòi hỏi mang tính tổng hợp, quántriệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưanhận thức của con người tới chân lý Một khi xa rời những hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể thì chân lý sẽ trở thành sai lầm Đúng như Lênin từng nói: “Chân
lý luôn luôn là cụ thể” [13; tr.364].
Tóm lại, qua tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biệnchứng duy vật, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụthể Đây là những nguyên tắc, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trongmọi hoạt động nhận thức và thực tiễn Trong phạm vi bài khóa luận này,chúng tôi sẽ đi sâu và tìm hiểu rõ hơn và vận dụng quan điểm toàn diện vàocông tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh,
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
1.2 Một số lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm Di tích
* Di tích là dấu vết của q u á k hứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trênmặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như lịch sử Ở nước ta, một di tíchcấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt Tính đến năm 2014, Việt Nam cóhơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di
Trang 22tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Mật độ và số lượng
di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếmkhoảng 70% di tích của Việt Nam Trong số di tích quốc gia có 62 di tíchquốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới [42]
* Phân loại di tích:
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa:
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trongquá trình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đềnHùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhung dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại nàynhư đền Đồng Nhân, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Khu di tích lịch sửKim Liên, Lam Kinh, Đền Kiếp Bạc
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cácthời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Địađạo Củ Chi, Phòng tuyến Tam Điệp, Khu di tích lịch sử Pác Pó, Hành cung
Vũ Lâm, Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Khu rừng Trần Hưng Đạo
Năm 2010, khu di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng[42] Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn manglại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch
Trang 23Di tích kiến trúc nghệ thuật:
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thểkiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triểnnghệ thuật kiến trúc của dân tộc Quần thể các công trình kiến trúc hoặc côngtrình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặcnhiều giai đoạn lịch sử Các di tích tiêu biểu loại này như phố Cổ Hội An,Chùa Bút Tháp, Chùa Phật tích, nhà thờ Phát Diệm
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích đượcxếp hạng [42]
Di tích khảo cổ:
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu cácgiai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ Các di tích tiêu biểu thuộc loạinày như là: di chỉ Đông Sơn, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long,hang Con Moong
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng
Di tích thắng cảnh:
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặcđịa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiênvới công trình kiến trúc cógiá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học Danh lam thắng cảnh phải có một trongcác tiêu chí sau đây:
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quanthiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu Các di tíchquốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh Tràng
An - Tam Cốc, động Phong Nha, vịnh Hạ Long, khu danh thắng Tây Thiên
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa mạo, địa lý, địa chất, đadạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựngnhững dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái đất Các di tích
Trang 24tiêu biểu thuộc loại này như Cao nguyên Đồng Văn, vườn Quốc gia, khu dựtrữ sinh quyển thế giớiở Việt Nam, vịnh Hạ Long.
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng [42]
Di tích lịch sử cách mạng:
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các
di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôngiáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụthể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trìnhđược con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bímật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành
di tích Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi,khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích
sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian Bởi vậy các di tích này vừa khó bảotồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt
Một số di tích lịch sử cách mạng như: Khu di tích chiến thắng Điện BiênPhủ, Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu…
1.2.1.2 Khái niệm Giá trị
Giá trị trước hết là một một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá nhữngthành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người Nó có tácdụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươntới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
Thuật ngữ “Giá trị” có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, nhữngthích thú, những cái ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những tráchnhiệm tinh thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những áccảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn.Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hơn trong các tàiliệu khoa học xã hội là coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong
Trang 25muốn (desirable) ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn Trong định nghĩa hẹp này
có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn, chúngđược xem như ngang hàng với cái mà chúng ta phải mong muốn Đây là mộtcách nhìn giá trị đã được xã hội hỏa cao, nó loại trừ, chẳng hạn, những giá trịthuần túy mang tính hưởng lạc
Trong cách nhìn rộng hơn, thì bất cứ cái gì tốt hay xấu đều là giá trị haygiá trị là điều quan tâm của một chủ thể là con người
Dường như mọi giá trị đều chứa đựng một số yếu tố nhận thức (mặc dùmột số định nghĩa không hàm chứa điều này), chúng có tính chất lựa chọn hayhướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tố tình cảm Các giá trị được sửdụng như là những tiêu chuẩn cho sự chọn lựa khi hành động Khi đã đượcnhận thức một cách công khai và đầy đủ nhất, các giá trị trở thành những tiêuchuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và lựa chọn
Giá trị là phạm trù riêng có của loài người, liên quan đến lợi ích vật chấtcũng như tinh thần của con người Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị làtính nhân văn Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá vàđiều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng Giá trị gắn liền với nhucầu con người Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và được biểuhiện dưới nhiều hình thức khác nhau Chính nhu cầu là động cơ thúc đẩymạnh mẽ hành động của con người, giúp con người tạo nên những giá trị vậtchất và tinh thần Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lốisống của một cá thể, nó được chia sẻ trong một nhóm hay trong toàn xã hội,
nó được cá thể, nhóm hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ýnghĩa Đó là phẩm chất cơ bản cần phải có để đảm bảo con đường sống, cácchuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn Có những giá trị có thểđịnh lượng bởi một giá, nhưng cũng có những giá trị không thể định giá - vôgiá: lòng yêu nước, tình yêu tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật, Những hành
Trang 26động của con người vì nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu trong quá trình tồn tạicủa mình ẩn chứa các giá trị văn hóa.
1.2.1.3 Khái niệm Bảo tồn
Trước hết, Bảo tồn (preserve) nói chung được hiểu là giữ gìn một sự vật,hiện tượng, không để bị mất mát hay tổn thất [43]
Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lựcnhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó
Về quan điểm bảo tồn cũng có nhiều quan điểm khác nhau Nhưng trênthế giới vẫn tựu trung 2 quan điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồntrên cơ sở kế thừa [43]
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn, theo Gregory J.Ashworth, thì đượcphát triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX Quan điểm bảo tồnnguyện vẹn này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảotàng trong lĩnh vực di sản văn hóa Những người theo quan điểm Bảo tồnnguyên vẹn cho rằng, những sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ mộtcách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản vănhóa vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xãhội đương đại Họ cho rằng, mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xãhội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại có hiểu biết một cách cụthể để có thể phát huy những giá trị ấy một cách thích hợp Hơn nữa, nhữnggiá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do những tác động của xã hộihiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp vănhóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau, vì thế, có thể làm cho các thế
hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại.Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, do chúng tachưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sảnvăn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện,
Trang 27các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sảnmột cách tốt hơn.
Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nướcngoài hiện nay quan tâm nhiều hơn và là một xu thế khá phổ biến khi bàn đến
di sản Có thể kể đến như Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J Larkham xem disản như một ngành công nghiệp và cần phải có cách thức quản lý di sản tương
tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa với những logicquản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản Hoặc các nhà nghiêncứu Anh, Mỹ như Boniface, Fowler, Prentice, … thì cho rằng không thểkhông đề cập đến phát triển du lịch trong vấn đề bảo tồn và phát huy di sản.Cách tiếp cận của các nhà khoa học này sống động hơn, quan tâm di sản vănhóa để phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong sáng tạo của conngười Còn các tác giả như Corner và Harvey cũng cho rằng việc quản lý disản cần đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa Ngoài ra, các tác giả nhưMoore và Caulton cũng cho rằng cần quan tâm làm thế nào lưu giữ được các
di sản văn hóa thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới Nhìnchung, quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải được thựchiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể Khi disản ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trịvăn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gìkhông phù hợp với xã hội ấy
Với quan điểm thứ nhất là đóng gói các sản phẩm văn hóa cần được bảo
vệ trong môi trường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm phươnghại đến chúng Khuynh hướng này mang lại một số kết quả rất đáng quan tâm.Nhờ các hoạt động bảo tồn đó, trong nhiều năm qua, chúng ta đã lưu giữ đượcnhiều sắc thái văn hóa dân tộc Tuy nhiên, văn hóa nói chung trong đó có vănhóa phi vật thể luôn gắn bó với đời sống, con người, với môi trường xã hội
Trang 28Do đó, nó luôn biến đổi để phù hợp với mọi thay đổi của cuộc sống Bởi vậy,bảo tồn theo khuynh hướng này bộc lộ hạn chế là làm khô cứng các sản phẩmvăn hóa.
Với quan điểm thứ hai là quan điểm thả nổi Sản phẩm văn hóa nào cósức sống mãnh liệt, có giá trị, có nền tảng vững chắc do được chắt lọc, chưngcất, được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử sẽ có nhiều cơ hội
và lợi thế tự khẳng định mình nhiều hơn Điều đó phụ thuộc vào các tiêu chí
và hệ giá trị Bởi vậy, khi chúng ta sử dụng hệ giá trị hôm nay làm thước đo
sự thay đổi các sản phẩm văn hóa truyền thống, khuynh hướng thả nổi sẽ đẩynhanh quá trình làm biến dạng các tiêu chí và chuẩn mực vốn đã được địnhhình từ lâu Những sản phẩm văn hóa truyền thống tuy mang đậm nét đặc thùnhưng khi đặt trong hệ quy chiếu mới nếu không được điều chỉnh sẽ khó có
cơ hội tồn tại lâu dài
Ngoài hai quan điểm phổ biến trên, trong quan điểm về bảo tồn còn cóQuan điểm bảo tồn để phát triển:
Những người theo quan điểm này không bận tâm tới việc tranh cãi nênbảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâmvào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong bối cảnhđương đại Nếu như quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực (hay tínhxác thực) của di sản là cốt lõi của di sản và phải làm thế nào đề đảm bảo kếthừa được sự chân thực đó, thì quan điểm bảo tồn phát triển lại đánh giá thấpvai trò của tính chân thực này Người ta cho rằng chân thực hay không khôngphải là một giá trị khách quan, mà nó được đo bằng trải nghiệm Theo quanđiểm này, đối với việc bảo tồn di sản không có mục đích nào được coi là duynhất, là tốt thượng, là hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp
Di sản mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định theo thờigian Đây chính là cách bảo tồn trong phát triển mà một số nhà hoạt động văn
Trang 29hóa đã thực hiện đối với một số loại hình di sản phi vật thể như tổ chức lễ hộinhư một sự kiện văn hóa, khai thác các diễn xướng dân gian, tổ chức cácFestival văn hóa Điểm mạnh của mô hình này là tạo nên sức hấp dẫn đối vớicông chúng đương đại, tạo nên tính sinh động, độc đáo của di sản, tiếp thêmnguồn sinh khí cho di sản Tuy nhiên, mặt trái của nó là dễ sa vào tình trạngsân khấu hóa, thương mại hóa di sản dẫn đến tình trạng tầm thường hóa, thậmchí giải thiêng hóa di sản như đã từng xảy ra đối với trình diễn cồng chiêngTây Nguyên, trình diễn nhạc cung đình Huế, trình diễn ca trù… phục vụkhách du lịch.
1.2.1.4 Khái niệm Phát huy
Phát huy trên cơ sở sàng lọc, duy trì và làm phong phú thêm những nétđẹp văn hóa vốn có Phát huy giá trị văn hóa là những hành động hướng đíchnhằm đưa sản phẩm văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, trở thành tiềm năng
và nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợiích vật chất và tinh thần cho con người [40]
Phát huy giá trị văn hóa - đó là những hành động hướng đích nhằm đưa
giá trị văn hóa vào trong thực tiễn xã hội với tư cách vừa là môi trường antoàn để bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa, vừa là năng lực nội sinh vàtiềm năng mang lại những lợi ích về vật chất và tinh thần cho con người, gópphần thúc đẩy sự phát triển xã hội
1.2.2 Các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội cần bảo tồn
và phát huy
Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xâydựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, naythuộc huyện Đông Anh - Hà Nội
Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việcVua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy
Trang 30bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của
Mỵ Châu- Trọng Thuỷ Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ nàycùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức củangười dân Việt Nam
Tuy nhiên theo thời gian, các khu di tích dần bị tàn phá bởi nhiều tácnhân khác nhau Một vài giá trị đang có nguy cơ biến mất nó có ảnh hưởngkhông nhỏ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam
1.2.2.1 Giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa với đặc trưng là trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhânvăn của con người thể hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng vàdân tộc như: ăn mặc, đi lại, ở, giao tiếp xã hội hội, giáo dục tập quán tínngưỡng, ….Giá trị văn hóa là những thành tựu của một cá nhân hay một dântộc đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phá triểnbản thân mình; nói tới giá trị văn hóa cũng là nói tới thái độ, trách nhiệm,những quy tắc ứng xử của mỗi người trong quan hệ của bản thân với gia đìnhvới xã hội với thiên nhiên; nói tới giá trị văn hóa cũng là nối tới những biểutượng của chân- thiện- mỹ Và tại đây khi bàn tới giá trị văn hóa tại Cổ Loa takhông thể bỏ qua giá trị tâm linh và giá trị cộng đồng
Giá trị tâm linh: Trong đời sống cộng đồng ở các vùng quê, yếu tố tâm
linh luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng Nét độc đáo trong đời sống tâm linhcủa người dân làng Cổ Loa thể hiện rõ nét ở tính phức hợp của tín ngưỡng vàtục lệ, tập quán (tục trọng lão và tục kết nghĩa) thể hiện rõ nét ở hệ thống thờcúng trong quần thể Di tích đình, đền, am và chùa làng.Đền thờ An DươngVương được xây dựng dựa trên những quan niệm về tín ngưỡng cổ truyền vàtheo phong thủy“Tụ phúc, Tụ thủy, Tụ Linh” Người được tôn vinh ở ngôiđình này là An Dương Vương cùng với các tướng lĩnh có công với đất nước
Trang 31Đặc biệt, trong đền thờ chiếc nỏ thần - một vũ khí quan trọng, thần kỳ vàhiệu nghiệm trong chiến đấu Cũng trên đền Thượng còn có nhà bia với nhữngtấm bia ghi lại được những diễn biến hay sự kiện xảy ra ở làng Cổ Loa Tạingôi đền này cũng là nơi tổ chức Hội bát xã vào ngày mùng 6 tháng Giêng.Hội Cổ Loa là một lễ hội lớn ở vùng Kinh Bắc xưa Vào những năm đầuthế kỷ XX trở về trước lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 5 thángGiêng đến hết ngày 18 tháng Giêng Ngày nay, lễ hội vẫn duy trì được nhiềutục lệ truyền thống Hàng năm, ban tổ chức lễ hội được thành lập gồm đạidiện Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong làng kết hợp vớiTrung tâm bảo tồn khu Di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội để tổ chức hộitháng Giêng để tưởng nhớ vua An Dương Vương, Người đã cho xây dựngthành Cổ Loa và lên ngôi Vua vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìnthế kỷ thứ III TCN Bên cạnh hội chung của tám làng xã (Bát xã hộ nhi) vàonhững ngày tiếp sau, có hội riêng của từng làng đến ngày 16 tháng Giêng Đểchuẩn bị cho các lễ nghi và nghi thức diễn ra có trật tự, tôn nghiêm thể hiện rõđược nét đẹp truyền thống vốn có được người dân chính thức công nhận Việcchuẩn bị cho dịp lễ này là từ tháng 10 Hội đồng Bát xã đã cùng họp và phâncông nhiệm vụ cụ thể cho từng làng xã Đây là hội chung cho các làng trongvùng đều thờ Thục Phán nhưng riêng làng Cổ Loa thì có vị trí đặc biệt CổLoa là nơi đóng đô của vua, lại là làng sở tại tổ chức lễ hội nên công việcchuẩn bị sẽ công phu và chu đáo hơn.
Hội Cổ Loa được tổ chức nhằm ghi lại những dấu ấn của một mảnh đất
đã hai lần được vinh dự làm kinh đô của đất nước; thể hiện tấm lòng thànhkính, biết ơn công lao của An Dương Vương đã xây dựng và gìn giữ đất nước
Âu Lạc trong vòng 50 năm; giúp cho các thế hệ sau có thể tự hào về tổ tiên,các bậc cha ông và ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huynhững truyền thống của đời trước để lại
Trang 32Chùa Cổ Loa không chỉ thông thường là thờ phật như các ngôi chùa khác
mà còn thể hiện được các quan niệm về sinh tử và tín ngưỡng của người Việt
Đó là việc thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu, Thập Điện Diêm Vương.Ngoài ra, quan niệm này còn được thể hiện ở việc thờ Mẫu, thờ Thánh Ngôichùa này, có giá trị cao về nghệ thuật thẩm mĩ và lịch sử Bởi không chỉ thờPhật mà còn là nơi hội tụ hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, nơi thể hiện cái tinhtúy của tư tưởng nhân nghĩa, tránh xa cái xấu, cái ác để cuộc sống tốt đẹp và
có ý nghĩa.Ngày nay, các di tích đình, đền, chùa của làng Cổ Loa còn lưu giữkhá nguyên vẹn Đó chính là một minh chứng hùng hồn cho sức sống mãnhliệt của các vị thần linh trong đời sống tâm linh của người Cổ Loa Điều nàychứng tỏ người dân nơi đây luôn hướng đến các vị thần linh - những vị thầnthiêng liêng luôn che chở, bảo vệ cho cuộc sống của họ được an lành và maymắn Qua đó, cũng thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam “Uốngnước, nhớ nguồn”, biết ơn đến tổ tiên; đồng thời có ý nghĩa giáo dục ý thứccho cộng đồng và cho các thế hệ trẻ biết đến công lao của cha ông để từ đó kếthừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.Trải quacác quá trình phát triển của đất nước, đời sống của dân làng Cổ Loa có nhiềuđổi thay; nhưng các giá trị tâm linh và vẻ đẹp truyền thống vẫn còn giữ tươngđối nguyên vẹn;trở thành một nét đẹp mang đặc trưng và sắc thái riêng có ởngôi làng cổ này Đây cũng chính là yếu tố tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt
để thu hút khách thập phương đến với mảnh đất Cổ Loa giàu giá trị văn hóa
Giá trị cộng đồng: Tính cố kết, gắn bó cộng đồng là một yếu tố không
thể thiếu trong cuộc sống của mỗi làng xã Yếu tố này giúp cho con người gầngũi, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn; làm chocuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn Hệ thống di tích làng Cổ Loa khá phongphú Để có được những công trình như vậy đòi hỏi sự đồng lòng, cùng hợpsức xây dựng mới có được Điều này thể hiện rõ tính cộng đồng của con
Trang 33người trên mảnh đất này Khi An Dương Vương chọn Cổ Loa là nơi đặt kinh
đô, dựng thành - một công trình kiến trúc cổ mang tầm cỡ lớn Sau này, dướithời phong kiến, làng đã khởi dựng được một hệ thống các di tích với quy môkhá lớn: đền Thượng (đền An Dương Vương), đình Cổ Loa (đình Ngự triều diquy), am Mỵ Châu (am Bà chúa), chùa Bảo Sơn, nhà bia, đền thờ CaoLỗ…Để có được công trình kiến trúc này, ngoài ngân sách của triều đình,phần lớn đều từ sự đóng góp công của của cộng đồng - từ người đang sống ởlàng đến những người dân đi nơi khác Khi xây dựng đền An Dương Vương,người đóng góp nhiều nhất là ông Hoàng Công Tài cùng hai người vợ làNguyễn Thi Vinh và Phạm Thị Huyên, góp 75 quan;Trong đó, tổng số tiềnđóng góp của người dân trong làng là 549 quan 3 mạch 76 tiền Những đónggóp này được ghi trên các bia đá, chuông đồng Để giữ gìn được hệ thống các
di tích đến ngày nay cũng là do ý thức của chính quyền, của cộng đồng địaphương đã bảo quản, tu bổ và tôn tạo Vào dịp đầu xuân, hầu hết các làng đềunhộn nhịp tổ chức các hội Lễ hội dân gian truyền thống luôn là một nét đẹpđộc đáo, thu hút được rất nhiều người tham gia Điều này, thể hiện rõ tính gắnkết cộng đồng Đến với hội làng Cổ Loa cũng vậy Vào ngày mùng 6 thángGiêng hàng năm, các làng lại tưng bừng, nô nức trong không khí của mùa lễhội Những người con xa quê hương vì bận rộn cho cuộc sống, cho công việc
cả một năm vào những ngày đầu xuân có dịp về sum họp với gia đình và tham
dự hội lớn của làng mình Hội không chỉ là dịp để cho người dân tưởng nhớđến vua, đến những người có công với làng, với đất nước, tổ tiên, những thế
hệ cha ông đi trước mà còn là dịp tất cả những người con của vùng đất này có
cơ hội để hội họp, sum vầy trong một không khí sắc xuân tươi vui và ướcmong cho một năm mới với may mắn, được mùa và hạnh phúc
Trong chính cuộc sống hàng ngày với những phong tục, tập quán củamỗi gia đình, dòng họ, thôn xóm, cùng với nhiều nghi thức lễ tục, hương
Trang 34ước… phản ánh được cách thức tổ chức chặt chẽ, quy củ của cộng đồng làng
xã và đặc biệt là ý thức của mỗi người dân đối với cộng đồng Từ đó, hìnhthành nên bản sắc riêng tại làng Cổ Loa Đó là việc luôn đề cao người laođộng chân chính, trọng người hiền tài, trọng việc học, gắn kết cộng đồng, biết
ơn tổ tiên, coi trọng nếp sống có phép tắc, gia phong…
Cổ Loa mà nó còn có ý nghĩa lớn đối với đất nước Loa thành được xây dựng
đã đánh dấu sự thay đổi lớn của một đất nước Nếu dưới thời các Vua Hùng,kinh đô được đặt ở trên vùng núi thì dưới thời An Dương Vương lại đặt ởvùng đồng bằng Đó là một quyết định đúng đắn của vua vì đồng bằng cónhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân sinh sống, trồng cấy Trong bài viết về
“Di tích Cổ Loa”, TS Nguyễn Doãn Tuân viết: “Thành Cổ Loa là tòa thành
có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Côngnguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc Thành gắn liền với những truyền thuyết
kỳ thú của người Việt, về An Dương Vương định đô xây thành, về nỏ thầnKim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảmđộng của Mỵ Châu - Trọng Thủy…Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổnày cùng với những nhân vật được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức củangười dân Việt Nam” [22].Bên cạnh các diễn biến lịch sử cũng phải kể đếnnhững nhân vật gắn liền với giá trị lịch sử đó Đó là An Dương Vương -người có công trong việc xây dựng và phát triển nhà nước Âu Lạc trong vòng
Trang 3550 năm; thần Cao Lỗ có công trong việc chế tạo nỏ thần giúp vua chống giặc.Những nhân vật này được nhân dân trong vùng thờ trong các đền, đình để ghinhớ công lao đối với làng và đất nước Đây là nơi đã chứng kiến mối tình đẹpcủa công chúa Mỵ Châu với Trọng Thủy, tuy mối tình đó dẫn đến họa mấtnước, bi thương nhưng rất cảm động lòng người Ngày nay, trong khu Di tíchvẫn còn giữ lại được nhiều đoạn tường thành Chúng là điểm nhấn, dấu ấn thuhút mỗi du khách đến với làng Cổ Loa, bởi vẻ rộng lớn của vòng thành và cácngôi đình, đền đượm vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc Việt Nam.
1.2.2.3 Giá trị kinh tế
Cổ Loa là làng quê tiêu biểu cho làng xã xứ Kinh Bắc, hội tụ nhiều nétđẹp đặc trưng là hệ thống di tích được gắn liền với những diễn biến lịch sử -văn hóa, đến các nhân vật lịch sử của làng nói riêng và của cả đất nước nóichung Cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng các hình ảnh rất đỗi thân quen củamột vùng nông nghiệp, hình ảnh thân thiện và gần gũi của người dân nơi đâynhư níu chân du khách đến tham quan và tìm hiểu về ngôi làng lịch sử này.Một nét độc đáo, tạo nên điểm nhấn riêng có ở làng Cổ Loa là hội Cổ Loa.Hội Cổ Loa được kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng dân gian như Đạo giáo,Phật giáo…Đây là một lễ hội lớn thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ riêngcủa người dân trong vùng mà còn khách thập phương từ các nơi đổ về dự hội.Đây cũng chính là nguồn thu kinh tế cho dân cư tại làng Cổ Loa với các dịchvụ: thuyết trình giới thiệu khu di tích, buôn bán các mặt hàng thờ cúng, dịch
vụ nhà hàng phục vụ du khách khi đến du lịch tại khu di tích không chỉ vàonhững ngày lễ đầu năm mà còn cả những ngày trong năm Bên cạnh việc tạo
ra nguồn thu nhập cho dân cư, những giá trị kinh tế được tạo ra còn phục vụcho việc tu bổ và sửa chữa cũng như đóng góp một khoản chi phí cho việc thờcúng thường niên tại các am, đền, chùa, miếu thuộc khu di tích
Trang 361.2.3 Tính tất yếu khách quan phải bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa
Kết quả khảo cổ học mới nhất đã khẳng định thành Cổ Loa (thuộc Ditích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học Cổ Loa - huyện Đông Anh,
Hà Nội) là tòa thành đất có niên đại sớm nhất và quy mô lớn nhất ở ĐôngNam Á
Đi liền với điều này là những yêu cầu về công tác bảo tồn và quảng báhình ảnh di sản tới công chúng Bên cạnh đó, những dấu tích mới phát lộ cũng
mở ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ Nếu không làm tốtvấn đề này, thành Cổ Loa sẽ chỉ còn là một hình hài vô hồn
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử cũng như giá trịkinh tế tại khu di tích Cổ Loa là tất yếu khách quan Các giá trị đều có mốitương quan với nhau, móc xích với nhau Gắn liền với ngôi thành này là câuchuyện về tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy, nó đã trở thành món ăn tinhthần không thể thiếu của bao thế hệ người Việt Nam Nó đem lại cho chúng tanhững bài học quý giá về tình yêu, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đánhthắng giặc ngoại xâm và bài học đắt giá về tinh thần cảnh giác trong côngcuộc giữ nước, giữ gìn nền hòa bình của một quốc gia Vì vậy, việc đánh mất
đi giá trị văn hóa hay giá trị lịch sử tại khu di tích Cổ Loa cũng giống nhưviệc chúng ta đánh rơi mất kí ức, bỏ quên bản sắc văn hóa dân tộc, những thóiquen, tập tục hay lối sống, đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp, những bàihọc quý giá mà ông cha ta đã mất công xây dựng và gìn giữ suốt mấy nghìnnăm lịch sử Nó kéo theo việc mất đi giá trị kinh tế có đóng góp không nhỏtrong sự phát triển kinh tế đất nước, trong việc quảng bá hình ảnh của ViệtNam bởi mảnh đất Cổ Loa chính là khu thành cổ chứa đựng đầy đủ nhất nétđẹp truyền thống, văn hóa truyền thống của người Việt
Trang 371.2.4 Chức năng của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa
Các khu di tích còn giữ được ở Việt Nam hiện nay nói chung và khu ditích Cổ Loa nói riêng đều có những giá trị trường tồn đối với quá trình xâydựng và phát triển đất nước Vì vậy, việc bảo tồn cũng như và phát huy cácgiá trị của khu di tích Cổ Loa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gìngiữ bản sắc văn hóa dân tộc
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, ĐôngAnh, Hà Nội có những chức năng duy trì tính nguyên trạng của di tích, giữgìn những tư liệu của khu di tích tạo cơ sở cho nghiên cứu, vận hành lễ hội,
và phát triển kinh tế tại địa phương Để thực hiện được những chức năng trênthì cần thực hiện những công việc chủ yếu sau:
- Lập dự án: Trong công tác lập dự án chủ yếu bao gồm dự án về thu hút
các nguồn vốn đầu tư và dự án về định hướng quy hoạch khu di tích Cổ Loa.Cần phải có sự thống nhất và chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện được dự án mộtcách đồng bộ và tốt nhất
- Di dời dân cư: Giá đất ngày càng tăng mà quỹ đất thì càng ngày càng
bị thu hẹp Vì vậy, việc người dân lấn đất vào khu di tích ngày càng phổ biến
và có dấu hiệu gia tăng Do đó, để có thể bảo vệ nguyên trạng khu di tích thìviệc quan trọng nhất là đánh dấu phạm vi khu di tích, giao lại quyền xử lý chochính quyền địa phương và di dời dân cư ra khỏi phạm vi khu di tích; đồngthời, phải kiên quyết xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm
- Huy động vốn: Ngoài nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn vay từ
các ngân hàng, trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa cần có sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong địa bàn huyện Đông Anhnói riêng và trên địa bàn khắp cả nước nói chung
- Tu bổ đường xá và bổ sung các phương tiện công cộng: Công việc này
có vai trò hỗ trợ cho việc đi lại của khách du lịch thuận tiện và đảm bảo an
Trang 38toàn hơn, tránh gây ùn tắc giao thông vào những ngày lễ hội và giảm thiểu các
vụ tai nạn Mặt khác, đây là công tác quan trọng giúp cho việc giảm thiểu cácphương tiện quá tải vào trong khu di tích gây hư hại cho khu di tích Cổ Loa
- Quản lý khách du lịch: Khách du lịch tham quan tại khu di tích đóng
góp một phần không nhỏ vào nguồn vốn tu bổ các hạng mục trong khu tíchcũng như nguồn vốn trong việc duy trì lễ hội tại làng Cổ Loa Vì vậy, việcquản lý khách tham quan du lịch tại khu du tích là rất cần thiết Phải có sự kếthợp giữa các cơ quan chức năng, ban quản lý khu di tích Cổ Loa trong việcquản lý lượng du khách cũng như phải nâng cao ý thức của du khách thậpphương trong quá trình tham quan Đồng thời, cũng phải quản lý được cácphương tiện đi lại trong khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
1.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
1.3.1 Gắn liền việc bảo tồn, tôn tạo với phát huy các giá trị của khu di tích
Để giữ gìn được những giá trị nguyên bản của một khu di tích cần phảigắn liền công tác bảo tồn, tôn tạo với phát huy các giá trị của khu di tích đó.Với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh có sức hấpdẫn, việc bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển dulịch đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, tìm các giải pháp thựchiện Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng trong công tác bảo tồn và pháthuy giá trị di tích lịch sử, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tham mưucho UBND các tỉnh ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị ditích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Đồng thời, Sởphải trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luậtđối với thực hiện các chế độ chính sách, công tác quản lý, tu bổ tôn tạo, pháthuy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và hoạt động bảotồn, bảo tàng trên địa bàn tỉnh
Trang 391.3.2 Tạo mối liên hệ chặt chẽ trong công tác quy hoạch - huy động vốn
- quảng cáo việc bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Để đạt được hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị củakhu di tích cần có sự liên kết chặt chẽ trong từng công đoạn thực hiện Khu ditích nào cũng vậy, cần phải có dự án quy hoạch phù hợp với đặc điểm củatừng địa phương về diện tích khu di tích, nguồn vốn dự kiến Từ đó, có đượcnhững kế hoạch trong việc huy động vốn để thực hiện Nguồn vốn ở đây cóthể có được từ ngân sách của Nhà nước, vốn vay từ ngân hàng, từ các doanhnghiệp trong và ngoài địa bàn hay nguồn vốn thu được từ du lịch Sau khihoàn thiện dự án cần phải thực hiện công việc quảng cáo, giới thiệu về các giátrị của khu di tích thông qua các trang mang điện tử, mạng xã hội, báo truyềnthống, Bên cạnh đó, Sở Thể thao, Văn hóa và du lịch tại các tỉnh cần có sựquan tâm, kiểm tra chặt chẽ đối với từng dự án, tránh thất thoát nguồn ngânsách của Nhà nước
Trang 40điểm du lịch Đồng thời, địa phương cần nghiên cứu xây dựng sản phẩm dulịch trong lĩnh vực di sản văn hóa về đất và người Việt Nam Bên cạnh đó, địaphương cũng cần phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương vàđịa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển dulịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên cả nước.
1.3.4 Giáo dục ý thức về sự cần thiết phải tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích cho tất cả dân cư trong khu vực
Cộng đồng dân cư bản địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chung
tay bảo tồn và phát huy các giá trị tại các khu di tích tại địa phương Dân cư lànhân tố giúp cho việc bảo vệ, tôn tạo và truyền bá hình ảnh tại các khu di tích.Đặc biệt, trong công việc này cần phải chú trọng đối với các đối tượng là họcsinh, sinh viên vì họ là lớp trẻ năng động và nhiệt huyết, có tiếng nói trongviệc truyền tải các nội dung nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự cầnthiết phải tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo,hướng dẫn triển khai đến các trường học, tổ chức cho học sinh tham gia quétdọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại các khu, điểm di tích đã được tôn tạo.Hàng năm, cần phải tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu ý nghĩa, giá trịcủa các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương nhằm giáo dục truyền thốngcho họ