Tổng hợp phân tích

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở TP hồ chí minh (Trang 38)

Các nội dung phân tích ở trên cho thấy trong tương lai thì cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM có được tiềm năng về nguồn nhân lực chất lượng cao với mức lương thấp, tiềm năng về nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch, tiềm năng phát triển ngành vi

0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 300.00% 350.00% 400.00% SX thiết bị văn phòng, máy tính Máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu Radio, TV và thiết bị truyền thông Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại Xe có động

cơ, rơ móc Phương tiện vận tải khác

mạch và các ngành có liên quan thông qua mối liên kết giữa hai bên. Bên cạnh đó, hiện cụm ngành vi mạch ở TP.HCM còn tồn tại các điểm yếu như sau:

Thứ nhất, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vi mạch gần như chưa có do số lượng chưa nhiều, đa số chỉ hoạt động nghiên cứu, thiết kế theo định hướng riêng và không sản xuất hàng loạt.

Thứ hai, nguồn nhân lực cho ngành vi mạch thành phố hiện chủ yếu do ICDREC cung cấp và thiếu hụt khá lớn về số lượng. Nguồn tài nguyên vốn phát triển ngành vi mạch chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, và cơ sở hạ tầng khoa học của ngành hiện tại còn mỏng.

Thứ ba, sự hiện diện của các khách hàng nội địa sành sỏi và có đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn ở TP.HCM là chưa có nhưng được bù đắp phần nào bởi sự hiện diện của các doanh nghiệp điện tử đa quốc gia đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố. Công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn tại thành phố còn yếu.

Có thể hình dung tổng quan năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM với những điểm mạnh và yếu hiện hữu cũng như những tiềm năng trong tương lai theo hình bên dưới.

Hình 3.7 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch tại TP.HCM theo mô hình kim cương

(-) Chưa tốt (+) Tốt

 Nhu cầu nội địa khắt khe (+)  Thị trường nội địa (+)  Khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa (+)

 Tài nguyên con người (-)  Tài nguyên vốn (-)  Cơ sở hạ tầng vật chất (+)  Cơ sở hạ tầng quản lý (+)  Cơ sở hạ tầng thông tin (+)  Cơ sở hạ tầng khoa học (-)

Môi trường chính sách giúp phát huy

chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

 Môi trường chính sách (+)  Cạnh tranh trong sản xuất vi

mạch (-)M Những điều kiện

nhân tố đầu vào Những điều kiện cầu

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có

liên quan  Công nghiệp hỗ trợ (-)  Các ngành liên quan (-)

Với kết quả phân tích như vậy, tác giả phác họa sơ đồ cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM như sau:

Hình 3.8 Sơ đồ cụm ngành vi mạch tại TP.HCM

Tốt Trung bình Chưa tốt Chưa xác định Nghiên cứu, phát triển

và thiết kế Sản xuất

Kiểm tra, đóng gói

Ứng dụng vào sản phẩm cuối cùng

Thị trường Tài chính và đầu tư

(vốn ngân sách) Đại học, dạy nghề, nghiên cứu Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần Hạ tầng khoa học công nghệ

Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, UBNDTP)

ICDREC, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC, Tổng

công ty Công nghiệp Sài Gòn

Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính Máy móc và thiết bị điện

chưa được phân vào đâu Radio, TV và thiết bị truyền thông Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại Các ngành có liên quan Xe có động cơ, rơ móc Phương tiện vận tải khác

Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM Công nghiệp hỗ trợ

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ 4.1 Kết luận

Cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM tuy đang ở giai đoạn sơ khai nhưng cũng có được những yếu tố tiềm năng để phát triển, đó là (i) tiềm năng về nguồn nhân lực chất lượng cao với mức lương thấp, (ii) tiềm năng về nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch, (iii) tiềm năng phát triển ngành vi mạch và các ngành có liên quan thông qua mối liên kết giữa hai bên. Thêm vào đó, TP.HCM cũng có được môi trường chính sách tương đối thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, và nhất là có được ý chí quyết tâm phát triển vi mạch của các nhà lãnh đạo cấp cao.

Bên cạnh đó, cụm ngành này cũng đang có nhiều điểm yếu trong năng lực cạnh tranh cần được cải thiện, đó là (i) nguồn nhân lực thiếu hụt về số lượng, (ii) nguồn tài nguyên vốn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, (iii) cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng, (iv) thiếu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, (v) công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch bán dẫn hiện còn yếu.

Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành vi mạch bán dẫn từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đa phần có thể áp dụng cho Việt Nam, tuy nhiên, cũng có kinh nghiệm không còn phù hợp tình hình thực tế, cụ thể là kinh nghiệm dùng giá thuê đất thấp và nhân công giá rẻ để thu hút đầu tư, cùng đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cứng nhờ nguồn tài nguyên vốn dồi dào dựa vào quy mô GPD như Trung Quốc.

4.2 Các khuyến nghị chính sách

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM trong tương lai, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả phân tích kết hợp với quan điểm cá nhân, cụ thể như sau:

Thứ nhất là, để giảm thiếu hụt số lượng của nguồn nhân lực ngành vi mạch thì ICDREC cần nhanh chóng gia tăng năng lực đào tạo bằng cách mở rộng hợp tác với các trường đại

học trong nước, các nội dung đào tạo phải gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp. Thành phố cần chú trọng đến việc mở rộng hợp tác đào tạo giữa ICDREC với nước ngoài, nên chọn lựa các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín cao, có cơ sở vật chất hiện đại và có nguồn giảng viên có chất lượng đã được thế giới công nhận. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào sản xuất vi mạch bán dẫn.

Thứ hai là, Thành phố nên có định hướng chiến lược và chương trình sử dụng nguồn tài nguyên vốn đầu tư phát triển vi mạch thật cụ thể, rõ ràng cho từng nội dung trong “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020” để việc đầu tư được chủ động và linh hoạt, từ đó, giúp cho việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn ngân sách luôn được đúng lúc đúng chỗ.

Thứ ba là, Thành phố cần đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng khoa học vốn còn mỏng thông qua đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu như ICDREC, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC và Đại học Quốc gia TP.HCM với những đề tài đặt hàng mang tính thực tiễn cao từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội. Nhà máy sản xuất vi mạch trong KCNC nên đầu tư theo hướng sản xuất theo chính thiết kế của mình, nên lựa chọn mua công nghệ ban đầu ở mức vừa phải theo ý kiến tham vấn của chuyên gia hàng đầu, rồi dần phát triển lên cao hơn để bắt kịp thế giới thông qua hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu trong nước.

Thứ tư là, Thành phố phải thu hút thêm các nhà đầu tư vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới để gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành, bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất và môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh, minh bạch, cũng như quan tâm hơn đến việc góp ý chính sách phát triển vi mạch từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ các sản phẩm vi mạch bán dẫn nội địa trong giai đoạn đầu, bằng cách ứng dụng thật nhiều sản phẩm vi mạch nội địa vào các dự án đầu tư của mình, có thể bằng cách đẩy mạnh sử dụng các kết quả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ RFID.

Thứ năm là, Thành phố cần phải ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn bằng cách thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch từ nước ngoài đồng thời yêu cầu các nhà đầu tư này có cam kết sẽ thực hiện nội địa hóa việc sản xuất sau

một khoảng thời gian thích hợp, phải đối xử với doanh nghiệp vi mạch và doanh nghiệp hỗ trợ vi mạch như nhau. Thành phố cũng nên liên kết ngành vi mạch với các ngành có liên quan bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vi mạch dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp từ các ngành liên quan.

4.3 Hạn chế của đề tài

Trong phạm vi hiểu biết của tác giả thì hiện chưa có nghiên cứu trước về phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được thực hiện ở Việt Nam. Hơn nữa, vì ngành công nghiệp vi mạch là ngành công nghiệp còn khá trẻ ở Việt Nam nên việc thu thập đầy đủ thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích là khá khó khăn đối với tác giả, đặc biệt là các số liệu sơ cấp.

Mặc dù vậy, với sự quan tâm và mong muốn đóng góp cho sự thành công trong việc phát triển cụm ngành vi mạch bán dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã cố gắng kết nối các thông tin và số liệu thứ cấp thu thập được trong khả năng để tiến hành phân tích và đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại thành phố. Ngoài ra, do cụm ngành vi mạch ở TP.HCM còn sơ khai nên tác giả chưa thể thực hiện phỏng vấn nhiều đối tượng, ngoại trừ việc phỏng vấn chuyên gia.

Các khuyến nghị chính sách này được đưa ra dựa trên quan điểm và khả năng hiểu biết của tác giả, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hay bất cập mang tính chủ quan. Vì vậy, các khuyến nghị chính sách này cũng rất cần được xem xét, phân tích ở các góc độ khác nhau bằng những nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo tính khách quan và khả thi cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2013), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), “Các doanh nghiệp điện tử, phần cứng hàng đầu tại Việt Nam”, Bộ Thông tin và Truyền thông, truy cập ngày 24/02/2014 tại địa chỉ: http://mic.gov.vn/gioithieuSPDV/cntt/Trang/C%C3%A1cdoanhnghi%E1%BB%87p%C4 %91i%E1%BB%87nt%E1%BB%AD,ph%E1%BA%A7nc%E1%BB%A9ngh%C3%A0ng %C4%91%E1%BA%A7ut%E1%BA%A1iVi%E1%BB%87tNam.aspx

3. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Niên giám Thống kê 2011, NXB Thống kê.

4. Cục Đầu tư nước ngoài (2013), “Đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt trên 16 tỷ USD”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, truy cập ngày 04/6/2014 tại địa chỉ:

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1439

5. Cục Đầu tư nước ngoài (2014), “Tình hình đầu tư nước ngoài tháng 5 năm 2014”, Bộ Kế hoạch và đầu tư, truy cập ngày 23/6/2014 tại địa chỉ:

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.39&aID=1587

6. Quốc Hùng (2013), “TPHCM đặt kỳ vọng vào công nghiệp vi mạch”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập ngày 28/9/2013 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/93042/

7. Mạnh Hùng (2013), “Phát triển công nghiệp vi mạch … chỉ đợi quyết tâm”, Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 4/6/2014 tại địa chỉ:

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Phat-trien-cong-nghiep-vi-mach-chi-doi-quyet- tam/20135/167890.vgp

8. Thanh Liêm (2014), “Ươm tạo những hạt giống đầu tiên cho ngành công nghiệp vi mạch Đà Nẵng”, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng, truy cập ngày 11/7/2014 tại địa chỉ:

9. Vũ Tiến Lộc và Đậu Anh Tuấn (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, VCCI-USAID.

10. Duy Long (2012), “TP.HCM đột phá ngành công nghiệp vi mạch”, IEVIETNAM, truy cập ngày 27/02/2014 tại địa chỉ:

http://www.iavietnam.net/detailnews/M61/N977/tphcm-dot-pha-nganh-cong-nghiep-vi- mach.htm

11. Hùng Lê (2013a), “TPHCM chuẩn bị nhân sự cho công nghiệp vi mạch”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập ngày 25/5/2014 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/107906/TPHCM-chuan-bi-nhan-su-cho-cong-nghiep-vi- mach.html

12. Hùng Lê (2013b), “Nhiều tiềm năng cho thị trường bán dẫn Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập ngày 18/02/2014 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/102330/Nhieu-tiem-nang-cho-thi- truong-ban-dan-Viet-Nam.html

13. Đặng Lương Mô (2011), Sự cần thiết của nhà máy chip điện tử trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, Đại học Quốc gia TP.HCM.

14. T.V.N (2014), “Chưa phát triển được thêm nhà cung cấp cho Samsung”, Tuổi trẻ Online, truy cập ngày 25/02/2014 tại địa chỉ:

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/595245/Chua-phat-trien-duoc-them-nha-cung- cap-cho-Samsung.html

15. Tô Hoài Nam (2014), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, truy cập ngày 5/6/2014 tại địa chỉ:

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?ItemID=39 0

16. Minh Ngọc (2013), “Góc nhìn từ GDP bình quân đầu người năm 2013”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 12/4/2014 tại địa chỉ: http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Goc-nhin-tu-GDP-binh-quan-dau-nguoi-nam-

2013/188639.vgp

17. Trần Phương (2013), “Cơ hội lớn từ vi mạch bán dẫn”, Diễn đàn Doanh nghiệp, truy cập ngày 26/02/2013 tại địa chỉ:

18. quan.nguyenhung (2010), “VN1632 – Chip vi xử lý 32 bit đầu tiên của Việt Nam”,

ICDREC, truy cập ngày 3/6/2014 tại địa chỉ:

http://icdrec.edu.vn/news/su-kien-va-hoat-dong/su-kien/vn1632-chip-vi-xu-ly-32-bit-dau- tien-cua-viet-nam-gian-nan-thanh-c

19. Tổng Cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, NXB Thống kê.

20. Nguyễn Anh Tuấn và Ngô Đức Hoàng (2013), “Ngành công nghiệp vi mạch thành phố - Những viên gạch đầu tiên”, Đặc san Phát triển Công nghệ cao (Số đầu tiên).

21. Dương Minh Tâm (2013), “Diode Schottky Khởi đầu công nghiệp bán dẫn Việt Nam”,

Đặc san Phát triển Công nghệ cao (Số đầu tiên).

22. Bá Tân (2013), “Nguồn nhân lực thiết kế vi mạch – Tìm đâu cho đủ?”, Sài Gòn Giải Phóng Online, truy cập ngày 27/02/2014 tại địa chỉ:

http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2013/10/329781/

23. Ngọc Thảo (2013), “Ngành vi mạch bán dẫn: Đẩy mạnh thu hút đầu tư”, Báo Công Thương, truy cập ngày 18/02/2014 tại địa chỉ:

http://baocongthuong.com.vn/cong-nghiep/42058/nganh-vi-mach-ban-dan-day-manh-thu- hut-dau-tu.htm#.UwMRBGJ_tmw

24. Phạm Đình Thúy (2013), “Vài nét đánh giá tổng quan khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí con số và sự kiện số 05/201 - Tổng Cục Thống kê, truy cập ngày 5/6/2014 tại địa chỉ:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=422&ItemID=13734

25. Hà Trang (2013), “ICDREC và VDEC ký kết hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch”,

HCM Cityweb, truy cập ngày 16/4/2014 tại địa chỉ:

http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=5eb 16142-f62d-4d6e-a0c3-94b5fbf93d65&ID=45717&Web=47b63c10-8ed8-4592-97d8- 1f436710fa9b

26. Nguyễn Đình Tài (2013), Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Một số lựa chọn chính sách, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội và Quản lý doanh nghiệp.

27. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

28. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. 29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 về việc phê

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở TP hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)