Cạnh tranh trong sản xuất vi mạch

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở TP hồ chí minh (Trang 33)

Hiện cả nước có khoảng 18 đơn vị hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn, trong đó có khoảng 11 đơn vị tập trung ở TP.HCM (xem Hình 3.5 tại Phụ lục 1). Trong 11 đơn vị này, chỉ có Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tại KCNC là sản xuất vi mạch bán dẫn, tuy nhiên thực chất cũng mới chỉ là hoạt động kiểm định và đóng gói vi mạch. Các đơn vị còn lại đều chỉ thực hiện nghiên cứu thiết kế theo những định hướng riêng của họ, do đó tính

cạnh tranh giữa các đơn vị trong cụm ngành vi mạch bán dẫn là gần như chưa có. Sắp tới đây, nếu như nhà máy sản xuất vi mạch của thành phố được đầu tư đúng hướng, đạt được một vài kết quả nhất định về chất lượng, về công nghệ, số lượng sản phẩm, khả năng ứng dụng … theo chiều hướng tốt và được thị trường chấp nhận rộng rãi thì hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất vi mạch tham gia thị trường, từ đó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn.

Một cách khác để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM là thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam đã thực hiện thu hút đầu tư nhờ vào giá thuê đất thấp và giá nhân công rẻ từ nhiều năm trước đây nhưng không thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong ngành vi mạch vì đến nay chỉ thu hút được Intel vào KCNC, hay Việt Nam cũng không thể đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng cứng như Trung Quốc vì không có đủ nguồn lực vốn đầu tư như Trung Quốc do khác biệt về nhiều khía cạnh, trong đó dễ thấy nhất là khác biệt về quy mô GDP, cụ thể như GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ khoảng 176 tỷ USD30, trong khi GDP của Trung Quốc năm 2013 là khoảng 8.939 tỷ USD31. Mặc dù vậy, với xuất phát điểm như hiện tại thì ngành vi mạch Việt Nam có thể nghĩ đến việc áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch của Trung Quốc để cạnh tranh với chính họ trong tương lai gần, tất nhiên các sản phẩm vi mạch này sẽ phải ở phân khúc thị trường cấp thấp. Tóm lại, cần thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành vi mạch để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành này, và điều này cũng giúp gia tăng dòng vốn FDI vào ngành vi mạch. Bên cạnh những biện pháp thu hút đầu tư thông thường, TP.HCM cần tạo ra thêm nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư, có thể bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất trong khả năng và môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh và minh bạch, cũng như áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch ở phân khúc thị trường cấp thấp để cạnh tranh với Trung Quốc.

30 Minh Ngọc (2013)

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở TP hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)