3.2.1 Thị trường nội địa
Ngày 10/9/2012, Ban Quản lý KCNC TP.HCM phối hợp với Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM tổ chức Hội nghị Cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn tại TP.HCM. Tại hội nghị, các chuyên gia đều nhận định rằng nhu cầu nội địa là khá lớn đối với sản phẩm ứng dụng vi mạch bán dẫn, cụ thể là sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh, hộp giải mã truyền hình kỹ thuật số, thiết bị điện tử tự động, đặc biệt là
việc chính phủ sẽ áp dụng hộ chiếu điện tử và chứng minh thư điện tử trên toàn Việt Nam trong thời gian tới, và giới phân tích cũng chỉ ra rằng xu thế sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ cao như trên cũng là giải pháp đầu ra cho sản phẩm vi mạch bán dẫn trên toàn thế giới23.
Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có liên quan đến điện tử (các công ty điện tử) trong năm 2012 tính sơ bộ vào khoảng 3.834 doanh nghiệp với tổng giá trị sản xuất khoảng 786.670,5 tỷ đồng24, trong đó có những tên tuổi lớn như Samsung, Sonion, Datalogic, Jabil, … Các công ty điện tử này có thể sản xuất những sản phẩm khác nhau bằng những công nghệ và dây chuyền sản xuất khác nhau, nhưng lại có một điểm chung là bên trong cấu tạo điện tử của tất cả các sản phẩm này đều phải có sự hiện diện của vi mạch bán dẫn. Về khía cạnh chi phí sản xuất, các công ty này chắc chắn có nhu cầu nội địa về sản phẩm vi mạch để giảm chi phí nhập khẩu, tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng thì các sản phẩm vi mạch sản xuất trong nước sẽ chưa thể đáp ứng được nhu cầu nội địa trong thời gian đầu, ít nhất là trong khả năng ứng dụng rộng rãi. Tuy không thể so sánh với Trung Quốc về mức dân số, nhưng với dân số trên 90 triệu người thì quy mô thị trường nội địa của Việt Nam cũng được xem là một trong những thị trường tiềm năng, và nhu cầu sản phẩm vi mạch điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới với mức doanh thu có thể đạt 2 tỷ USD/năm25.
Tóm lại, thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn Việt Nam là rất có tiềm năng, tuy nhiên, việc các sản phẩm vi mạch sản xuất trong nước đáp ứng được ngay lập tức như cầu thị trường nội địa là điều không thể với cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng như phân tích ở trên. Do đó, nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ các sản phẩm vi mạch bán dẫn nội địa trong giai đoạn đầu bằng cách ứng dụng thật nhiều sản phẩm này vào các dự án đầu tư của mình (xem Phụ lục 2), điều này cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế công về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp mới.
23 Hùng Lê (2013b)
24 Tổng Cục Thống kê (2013)
3.2.2 Nhu cầu nội địa khắt khe và khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa
Việt Nam có khoảng 10 doanh nghiệp điện tử nội địa được xem như đang nắm giữ thứ hạng hàng đầu, trong đó có khoảng 06 doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.HCM26. Các doanh nghiệp tại TP.HCM lần lượt là VTB, Khai Trí, ROBO, MeKong Green, GreyStone Data Systems Việt Nam và Nissei Electric Việt Nam, và thực tế thì gần như không có doanh nghiệp nào trong các doanh nghiệp này thực sự sản xuất sản phẩm điện tử trực tiếp từ sản phẩm vi mạch bán dẫn mà hầu hết đều chỉ là lắp ráp và đóng gói. Vì vậy, sự có mặt của các khách hàng nội địa sành sỏi và có đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn gần như là chưa có ở TP.HCM.
Tuy nhiên, vấn đề này có thể được bù đắp phần nào bằng sự có mặt của những doanh nghiệp điện tử đa quốc gia có cơ sở sản xuất tại TP.HCM trong khoảng 10 năm trở lại đây như Samsung Electronic, LG Electronic và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCNC như Sonion, Datalogic, Jabil, Nidec, …, thể hiện qua việc các doanh nghiệp này luôn có những chuẩn mực cao trong việc chọn lựa nhà cung cấp nội địa của mình. Công bố mới đây của tổ hợp công nghệ cao Samsung Electronics Việt Nam cho biết mặc dù kim ngạch xuất khẩu của họ tăng trưởng hơn 33% so với năm 2012 nhưng họ vẫn chưa thể phát triển thêm được các nhà cung cấp nội địa cho mình ngoài bốn nhà cung cấp nội địa hiện có27, và nguyên nhân chủ yếu của sự việc này chính là khả năng đáp ứng thấp của các nhà cung cấp nội địa.
Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM vừa được thành lập đã mang về cơ hội kinh doanh bán dẫn giữa Việt Nam, Singapore và Nhật Bản, với thỏa thuận là phía Singapore và Nhật Bản sẽ hỗ trợ về thiết bị, nguyên liệu, công nghệ, kỹ sư, dịch vụ cho Việt Nam28. Như vậy, trường hợp có những nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt mà ngành vi mạch bán dẫn TP.HCM chưa thể đáp ứng được thì TP.HCM vẫn có thể nhờ vào sự hỗ trợ của Singapore và Nhật Bản để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, nói cách khác nghĩa là nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt của ngành vi mạch bán dẫn TP.HCM vẫn có thể được đáp ứng trên toàn cầu.
26 Bộ Thông tin và Truyền thông (2014)
27 T.V.N (2014)
3.3Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh 3.3.1 Môi trường chính sách 3.3.1 Môi trường chính sách
Trên góc độ pháp luật, chính quyền đã có các văn bản nhằm cụ thể hóa hành lang pháp lý cho việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, cụ thể như sau:
Ở cấp độ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, trong đó công nghệ vi mạch bán dẫn được đặt ở vị trí đầu tiên trong danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các sản phẩm vi mạch bán dẫn cũng ở vị trí thứ nhất trong danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Song song đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, trong đó có nội dung đến năm 2015 sẽ đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp hay cũng chính là vi mạch bán dẫn. Mới nhất là Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó thì sản phẩm vi mạch bán dẫn nằm ở vị trí thứ ba trong bảng danh mục dự bị, xếp sau các danh mục sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc phòng và an ninh lương thực.
Ở cấp độ địa phương, UBNDTP đã rất nhanh chóng ban hành Quyết định 2519/QĐ- UBND ngày 18/5/2012 về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển vi mạch (chip điện tử) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau một tháng kể từ khi Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 được ban hành. Cũng ngay trong năm 2012, UBNDTP tiếp tục có Quyết định 6358/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020”, và Quyết định 6568/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 về cho phép thành lập Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM.
“Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020” có tổng cộng bảy đề án, trong đó các doanh nghiệp là đối tượng được đề cập xuyên
suốt trong sáu đề án, ngoại trừ đề án thứ năm29, trong khi đề án này lại rất cần sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp vì mục tiêu của đề án là xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp phát triển ngành vi mạch ở TP.HCM. Như vậy, các doanh nghiệp vi mạch luôn được Thành phố quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động, nhưng việc lắng nghe những góp ý chính sách từ các doanh nghiệp này lại chưa được quan tâm thỏa đáng.
Hình 3.3 Các đề án trong Chương trình phát triển vi mạch TP.HCM
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của TP.HCM trong năm 2012 là 61,19 điểm, xếp hạng 13, và đến năm 2013 cũng là 61,19 điểm nhưng được xếp hạng 10, cả hai năm đều được xếp vào nhóm điều hành Tốt.
29 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012)
DOANH NGHIỆP Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch (1) Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng (2) Phát triển thị trường vi mạch điện tử (3) Nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch (4) Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM (5) Xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch (6) Xây dựng nhà thiết kế (Design House) (7)
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2013
Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2013 61,19 10 Tốt 2012 61,19 13 Tốt 2011 61,93 20 Tốt 2010 59,67 23 Khá 2009 63,22 16 Tốt 2008 60,15 13 Tốt 2007 64,83 10 Tốt
Nguồn: Vũ Tiến Lộc và Đậu Anh Tuấn (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, VCCI – USAID, trang 54
Trong kết quả mười chỉ số thành phần PCI năm 2013, có đến năm chỉ số thành phần có điểm số thấp hơn năm 2012, đó là các chỉ số (i) gia nhập thị trường, (ii) tính minh bạch, (iii) chi phí thời gian, (iv) chi phí không chính thức và đặc biệt là (v) thiết chế pháp lý có điểm số dưới 5. Bên cạnh đó, năm chỉ số thành phần còn lại dù có điểm số cao hơn năm 2012 nhưng vẫn tồn tại một chỉ số dưới 5 điểm, đó là tính năng động (xem Hình 3.4 tại Phụ lục 1).
Tóm lại, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM đều được thụ hưởng môi trường chính sách tốt nhất trong khả năng của chính quyền, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư, hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, chính quyền Thành phố cũng cần cải thiện tốt hơn cho thiết chế pháp lý và tính năng động, cũng như chú trọng hơn đến việc lắng nghe những góp ý chính sách phát triển vi mạch từ các doanh nghiệp.
3.3.2 Cạnh tranh trong sản xuất vi mạch
Hiện cả nước có khoảng 18 đơn vị hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn, trong đó có khoảng 11 đơn vị tập trung ở TP.HCM (xem Hình 3.5 tại Phụ lục 1). Trong 11 đơn vị này, chỉ có Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tại KCNC là sản xuất vi mạch bán dẫn, tuy nhiên thực chất cũng mới chỉ là hoạt động kiểm định và đóng gói vi mạch. Các đơn vị còn lại đều chỉ thực hiện nghiên cứu thiết kế theo những định hướng riêng của họ, do đó tính
cạnh tranh giữa các đơn vị trong cụm ngành vi mạch bán dẫn là gần như chưa có. Sắp tới đây, nếu như nhà máy sản xuất vi mạch của thành phố được đầu tư đúng hướng, đạt được một vài kết quả nhất định về chất lượng, về công nghệ, số lượng sản phẩm, khả năng ứng dụng … theo chiều hướng tốt và được thị trường chấp nhận rộng rãi thì hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất vi mạch tham gia thị trường, từ đó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
Một cách khác để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM là thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam đã thực hiện thu hút đầu tư nhờ vào giá thuê đất thấp và giá nhân công rẻ từ nhiều năm trước đây nhưng không thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong ngành vi mạch vì đến nay chỉ thu hút được Intel vào KCNC, hay Việt Nam cũng không thể đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng cứng như Trung Quốc vì không có đủ nguồn lực vốn đầu tư như Trung Quốc do khác biệt về nhiều khía cạnh, trong đó dễ thấy nhất là khác biệt về quy mô GDP, cụ thể như GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ khoảng 176 tỷ USD30, trong khi GDP của Trung Quốc năm 2013 là khoảng 8.939 tỷ USD31. Mặc dù vậy, với xuất phát điểm như hiện tại thì ngành vi mạch Việt Nam có thể nghĩ đến việc áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch của Trung Quốc để cạnh tranh với chính họ trong tương lai gần, tất nhiên các sản phẩm vi mạch này sẽ phải ở phân khúc thị trường cấp thấp. Tóm lại, cần thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành vi mạch để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành này, và điều này cũng giúp gia tăng dòng vốn FDI vào ngành vi mạch. Bên cạnh những biện pháp thu hút đầu tư thông thường, TP.HCM cần tạo ra thêm nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư, có thể bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất trong khả năng và môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh và minh bạch, cũng như áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch ở phân khúc thị trường cấp thấp để cạnh tranh với Trung Quốc.
30 Minh Ngọc (2013)
3.4Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ 3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ
Có rất ít sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, minh chứng rõ nhất là trường hợp của tổ hợp sản xuất công nghệ cao Samsung như đã nêu ở trên. Hơn thế nữa, ngành vi mạch bán dẫn là ngành còn khá mới ở Việt Nam và công nghiệp hỗ trợ cho ngành này ngoài những yếu tố liên quan đến sản xuất thì còn có hai yếu tố quan trọng hơn là phải có được các đơn vị nghiên cứu phát triển và các đơn vị kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm trên thị trường trước khi sản xuất hàng loạt32. Hiện tại, ngoài các đơn vị nghiên cứu phát triển của nhà nước như ICDREC và Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC thì TP.HCM hoàn toàn chưa có được những đơn vị tư nhân có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động liên quan đến hai yếu tố này, điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thương mại hóa sản phẩm vi mạch bán dẫn của TP.HCM. Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét đến chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn vì hai yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm33.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nói chung, và công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch ở TP.HCM, nói riêng, trong thời gian qua đều kỳ vọng dựa vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vì các doanh nghiệp này chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước vào năm 2011 (xếp theo tiêu chí lao động), và có 32,6% tổng số DNNVV cả nước ở tại TP.HCM34. Các DNNVV có các đặc điểm chung như sau (i) không có nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh, (ii) công nghệ và máy móc thiết bị không hiện đại, (iii) hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, (iv) năng lực quản lý yếu và trình độ lao động thấp, (v) khả năng hội nhập quốc tế kém35, và với những đặc điểm như vậy thì các doanh nghiệp này có rất ít cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất lớn. Kinh nghiệm thực tế tại KCNC