3.3.1 Môi trường chính sách
Trên góc độ pháp luật, chính quyền đã có các văn bản nhằm cụ thể hóa hành lang pháp lý cho việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, cụ thể như sau:
Ở cấp độ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, trong đó công nghệ vi mạch bán dẫn được đặt ở vị trí đầu tiên trong danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các sản phẩm vi mạch bán dẫn cũng ở vị trí thứ nhất trong danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Song song đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, trong đó có nội dung đến năm 2015 sẽ đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp hay cũng chính là vi mạch bán dẫn. Mới nhất là Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó thì sản phẩm vi mạch bán dẫn nằm ở vị trí thứ ba trong bảng danh mục dự bị, xếp sau các danh mục sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc phòng và an ninh lương thực.
Ở cấp độ địa phương, UBNDTP đã rất nhanh chóng ban hành Quyết định 2519/QĐ- UBND ngày 18/5/2012 về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển vi mạch (chip điện tử) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau một tháng kể từ khi Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 được ban hành. Cũng ngay trong năm 2012, UBNDTP tiếp tục có Quyết định 6358/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020”, và Quyết định 6568/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 về cho phép thành lập Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM.
“Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020” có tổng cộng bảy đề án, trong đó các doanh nghiệp là đối tượng được đề cập xuyên
suốt trong sáu đề án, ngoại trừ đề án thứ năm29, trong khi đề án này lại rất cần sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp vì mục tiêu của đề án là xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp phát triển ngành vi mạch ở TP.HCM. Như vậy, các doanh nghiệp vi mạch luôn được Thành phố quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động, nhưng việc lắng nghe những góp ý chính sách từ các doanh nghiệp này lại chưa được quan tâm thỏa đáng.
Hình 3.3 Các đề án trong Chương trình phát triển vi mạch TP.HCM
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của TP.HCM trong năm 2012 là 61,19 điểm, xếp hạng 13, và đến năm 2013 cũng là 61,19 điểm nhưng được xếp hạng 10, cả hai năm đều được xếp vào nhóm điều hành Tốt.
29 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012)
DOANH NGHIỆP Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch (1) Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng (2) Phát triển thị trường vi mạch điện tử (3) Nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch (4) Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM (5) Xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch (6) Xây dựng nhà thiết kế (Design House) (7)
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2013
Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2013 61,19 10 Tốt 2012 61,19 13 Tốt 2011 61,93 20 Tốt 2010 59,67 23 Khá 2009 63,22 16 Tốt 2008 60,15 13 Tốt 2007 64,83 10 Tốt
Nguồn: Vũ Tiến Lộc và Đậu Anh Tuấn (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, VCCI – USAID, trang 54
Trong kết quả mười chỉ số thành phần PCI năm 2013, có đến năm chỉ số thành phần có điểm số thấp hơn năm 2012, đó là các chỉ số (i) gia nhập thị trường, (ii) tính minh bạch, (iii) chi phí thời gian, (iv) chi phí không chính thức và đặc biệt là (v) thiết chế pháp lý có điểm số dưới 5. Bên cạnh đó, năm chỉ số thành phần còn lại dù có điểm số cao hơn năm 2012 nhưng vẫn tồn tại một chỉ số dưới 5 điểm, đó là tính năng động (xem Hình 3.4 tại Phụ lục 1).
Tóm lại, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM đều được thụ hưởng môi trường chính sách tốt nhất trong khả năng của chính quyền, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư, hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, chính quyền Thành phố cũng cần cải thiện tốt hơn cho thiết chế pháp lý và tính năng động, cũng như chú trọng hơn đến việc lắng nghe những góp ý chính sách phát triển vi mạch từ các doanh nghiệp.
3.3.2 Cạnh tranh trong sản xuất vi mạch
Hiện cả nước có khoảng 18 đơn vị hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn, trong đó có khoảng 11 đơn vị tập trung ở TP.HCM (xem Hình 3.5 tại Phụ lục 1). Trong 11 đơn vị này, chỉ có Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tại KCNC là sản xuất vi mạch bán dẫn, tuy nhiên thực chất cũng mới chỉ là hoạt động kiểm định và đóng gói vi mạch. Các đơn vị còn lại đều chỉ thực hiện nghiên cứu thiết kế theo những định hướng riêng của họ, do đó tính
cạnh tranh giữa các đơn vị trong cụm ngành vi mạch bán dẫn là gần như chưa có. Sắp tới đây, nếu như nhà máy sản xuất vi mạch của thành phố được đầu tư đúng hướng, đạt được một vài kết quả nhất định về chất lượng, về công nghệ, số lượng sản phẩm, khả năng ứng dụng … theo chiều hướng tốt và được thị trường chấp nhận rộng rãi thì hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất vi mạch tham gia thị trường, từ đó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
Một cách khác để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM là thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam đã thực hiện thu hút đầu tư nhờ vào giá thuê đất thấp và giá nhân công rẻ từ nhiều năm trước đây nhưng không thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong ngành vi mạch vì đến nay chỉ thu hút được Intel vào KCNC, hay Việt Nam cũng không thể đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng cứng như Trung Quốc vì không có đủ nguồn lực vốn đầu tư như Trung Quốc do khác biệt về nhiều khía cạnh, trong đó dễ thấy nhất là khác biệt về quy mô GDP, cụ thể như GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ khoảng 176 tỷ USD30, trong khi GDP của Trung Quốc năm 2013 là khoảng 8.939 tỷ USD31. Mặc dù vậy, với xuất phát điểm như hiện tại thì ngành vi mạch Việt Nam có thể nghĩ đến việc áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch của Trung Quốc để cạnh tranh với chính họ trong tương lai gần, tất nhiên các sản phẩm vi mạch này sẽ phải ở phân khúc thị trường cấp thấp. Tóm lại, cần thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành vi mạch để tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho cụm ngành này, và điều này cũng giúp gia tăng dòng vốn FDI vào ngành vi mạch. Bên cạnh những biện pháp thu hút đầu tư thông thường, TP.HCM cần tạo ra thêm nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư, có thể bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất trong khả năng và môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh và minh bạch, cũng như áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm vi mạch ở phân khúc thị trường cấp thấp để cạnh tranh với Trung Quốc.
30 Minh Ngọc (2013)
3.4Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ 3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ
Có rất ít sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, minh chứng rõ nhất là trường hợp của tổ hợp sản xuất công nghệ cao Samsung như đã nêu ở trên. Hơn thế nữa, ngành vi mạch bán dẫn là ngành còn khá mới ở Việt Nam và công nghiệp hỗ trợ cho ngành này ngoài những yếu tố liên quan đến sản xuất thì còn có hai yếu tố quan trọng hơn là phải có được các đơn vị nghiên cứu phát triển và các đơn vị kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm trên thị trường trước khi sản xuất hàng loạt32. Hiện tại, ngoài các đơn vị nghiên cứu phát triển của nhà nước như ICDREC và Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC thì TP.HCM hoàn toàn chưa có được những đơn vị tư nhân có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động liên quan đến hai yếu tố này, điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thương mại hóa sản phẩm vi mạch bán dẫn của TP.HCM. Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét đến chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn vì hai yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm33.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nói chung, và công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch ở TP.HCM, nói riêng, trong thời gian qua đều kỳ vọng dựa vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vì các doanh nghiệp này chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước vào năm 2011 (xếp theo tiêu chí lao động), và có 32,6% tổng số DNNVV cả nước ở tại TP.HCM34. Các DNNVV có các đặc điểm chung như sau (i) không có nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh, (ii) công nghệ và máy móc thiết bị không hiện đại, (iii) hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, (iv) năng lực quản lý yếu và trình độ lao động thấp, (v) khả năng hội nhập quốc tế kém35, và với những đặc điểm như vậy thì các doanh nghiệp này có rất ít cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất lớn. Kinh nghiệm thực tế tại KCNC cho thấy khi Ban Quản lý KCNC nỗ lực thực hiện việc kết nối các nhà cung ứng nội địa cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCNC như Intel, Nidec thì khó khăn lớn nhất chính là việc các nhà cung ứng nội địa không đáp ứng được các tiêu chí do các doanh
32 Trần Phương (2013)
33 Đã trích dẫn ở mục 32.
34 Phạm Đình Thúy (2013)
nghiệp này đưa ra nếu muốn trở thành nhà cung ứng cho họ, cụ thể như trường hợp Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tại KCNC (Intel).
Intel có hẳn một bản yêu cầu thông tin dành cho những doanh nghiệp nào muốn trở thành nhà cung cấp cho họ. Bản yêu cầu thông tin này dài khoảng năm trang và được liệt kê rất chi tiết với độ khó và độ chính xác đòi hỏi rất cao, có liên quan đến hầu hết mọi khía cạnh trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp (xem Phụ lục 3). Các thông tin yêu cầu có thể là chi tiết về số lượng và quy chuẩn của máy móc thiết bị, hay là diện tích nhà máy, kho bãi, nhà xưởng, hay là các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO, hay là số lượng, chất lượng và tình trạng làm việc của người lao động, hay thậm chí là hệ thống máy tính có chất lượng ra sao, sử dụng phần mềm như thế nào, có kế hoạch nâng cấp hay không, hay như năng lực cung ứng hàng hóa, hay như công tác quản lý và bảo vệ môi trường … Vì đặc điểm của các doanh nghiệp cung ứng nội địa ở Việt Nam hiện nay là những DNNVV như nêu trên nên đa phần các doanh nghiệp này rất ngại điền vào bảng yêu cầu thông tin, và dù có điền thì thông tin không đầy đủ hoặc không đúng sự thật. Bên cạnh đó, sau khi nhận được bảng yêu cầu thông tin đã điền thì Intel sẽ tổ chức các chuyến khảo sát thực tế để đánh giá các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung ứng cho mình và đa phần các kết quả khảo sát đều không đạt yêu cầu.
Tóm lại, công nghiệp hỗ trợ, nói chung, và công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch, nói riêng, hiện nay còn rất yếu ở Việt Nam cũng như ở TP.HCM. Để cụm ngành vi mạch ở TP.HCM có thể phát triển thành công thì nhất thiết phải phát triển được công nghiệp hỗ trợ cho cụm ngành này, giải pháp tốt nhất trong bối cảnh hiện tại là thu hút những nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch từ nước ngoài và yêu cầu họ có cam kết nội địa hóa sau một khoảng thời gian nhất định, và cần nhất là phải đối xử với doanh nghiệp vi mạch và doanh nghiệp hỗ trợ vi mạch như nhau (xem Phụ lục 2).
3.4.2 Các ngành liên quan
Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) được thành lập từ tháng 3/2013 và đi vào hoạt động chỉ mới hơn một năm, hiện chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị này dù đây là đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra định hướng và chiến lược phát triển ngành vi mạch TP.HCM. Chủ tịch danh dự của HSIA chính là chuyên gia
Đặng Lương Mô, do đó, có thể kỳ vọng vào hiệu quả hoạt động của HSIA từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc chọn lựa người đứng đầu tổ chức phát triển ngành vi mạch bán dẫn có kinh nghiệm, thành tích khoa học và nhân cách được khẳng định bởi sự nể trọng từ xã hội và giới chuyên môn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn tại TP.HCM hiện nay gần như hoàn toàn do ICDREC thực hiện. Trên thực tế thì ICDREC có liên kết với một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM bằng những chương trình đào tạo thiết kế vi mạch cụ thể nhưng kết quả không như mong đợi vì các trường chưa thực sự quan tâm36 có thể do chi phí đào tạo kỹ sư ngành vi mạch là khá cao, cụ thể khoảng 250 triệu đồng/người đối với đào tạo trong nước và khoảng 500 triệu đồng/người đối với đào tạo ở nước ngoài37. Để có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ngành vi mạch tại TP.HCM trong tương lai, ICDREC chắc chắn cần nhiều hơn nữa những sự hợp tác hiệu quả từ các trường đại học ở thành phố, gia tăng hợp tác với quốc tế vốn đang có những tín hiệu lạc quan, ví dụ gần đây nhất là sự kiện ký kết Chương trình hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch giữa ICDREC và Trung tâm thiết kế và đào tạo VLSI (VDEC) thuộc trường đại học Tokyo của Nhật Bản38, cũng như sự hỗ trợ từ Thành phố thông qua Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM.
Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM năm 2011 cho biết thành phố đang sở hữu lợi thế tương đối tốt khi có khoảng sáu ngành sản xuất công nghiệp có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ngành vi mạch bán dẫn, cụ thể là (i) ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; (ii) ngành máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu; (iii) ngành radio, TV và thiết bị truyền thông; (iv) ngành dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại; (v) ngành xe có động cơ, rơ móc; (vi) ngành phương tiện vận tải khác. Phân tích số liệu về số lượng doanh nghiệp thành lập qua các năm từ Niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê TP.HCM, quy đổi về tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thuộc sáu ngành này giai đoạn 2008 đến 2011 so với năm 2005, ta có biểu đồ kết quả như sau:
36 Đã trích dẫn ở mục 14.
37 Đã trích dẫn ở mục 16
Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thuộc các ngành có liên quan đến vi mạch bán dẫn, giai đoạn 2008 – 2011 (so với năm 2005)
Nguồn: Tác giả tự tính toán và vẽ
Có thể thấy số lượng doanh nghiệp trong đa số các ngành đều tăng, ngoại trừ ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính. Cụ thể hơn, trong sáu ngành này thì có hai ngành có liên quan khá mật thiết và mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành vi mạch