3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ
Có rất ít sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, minh chứng rõ nhất là trường hợp của tổ hợp sản xuất công nghệ cao Samsung như đã nêu ở trên. Hơn thế nữa, ngành vi mạch bán dẫn là ngành còn khá mới ở Việt Nam và công nghiệp hỗ trợ cho ngành này ngoài những yếu tố liên quan đến sản xuất thì còn có hai yếu tố quan trọng hơn là phải có được các đơn vị nghiên cứu phát triển và các đơn vị kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm trên thị trường trước khi sản xuất hàng loạt32. Hiện tại, ngoài các đơn vị nghiên cứu phát triển của nhà nước như ICDREC và Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC thì TP.HCM hoàn toàn chưa có được những đơn vị tư nhân có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động liên quan đến hai yếu tố này, điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thương mại hóa sản phẩm vi mạch bán dẫn của TP.HCM. Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét đến chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm vi mạch bán dẫn vì hai yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm33.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nói chung, và công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch ở TP.HCM, nói riêng, trong thời gian qua đều kỳ vọng dựa vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vì các doanh nghiệp này chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước vào năm 2011 (xếp theo tiêu chí lao động), và có 32,6% tổng số DNNVV cả nước ở tại TP.HCM34. Các DNNVV có các đặc điểm chung như sau (i) không có nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh, (ii) công nghệ và máy móc thiết bị không hiện đại, (iii) hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, (iv) năng lực quản lý yếu và trình độ lao động thấp, (v) khả năng hội nhập quốc tế kém35, và với những đặc điểm như vậy thì các doanh nghiệp này có rất ít cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất lớn. Kinh nghiệm thực tế tại KCNC cho thấy khi Ban Quản lý KCNC nỗ lực thực hiện việc kết nối các nhà cung ứng nội địa cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCNC như Intel, Nidec thì khó khăn lớn nhất chính là việc các nhà cung ứng nội địa không đáp ứng được các tiêu chí do các doanh
32 Trần Phương (2013)
33 Đã trích dẫn ở mục 32.
34 Phạm Đình Thúy (2013)
nghiệp này đưa ra nếu muốn trở thành nhà cung ứng cho họ, cụ thể như trường hợp Công ty TNHH Intel Products Việt Nam tại KCNC (Intel).
Intel có hẳn một bản yêu cầu thông tin dành cho những doanh nghiệp nào muốn trở thành nhà cung cấp cho họ. Bản yêu cầu thông tin này dài khoảng năm trang và được liệt kê rất chi tiết với độ khó và độ chính xác đòi hỏi rất cao, có liên quan đến hầu hết mọi khía cạnh trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp (xem Phụ lục 3). Các thông tin yêu cầu có thể là chi tiết về số lượng và quy chuẩn của máy móc thiết bị, hay là diện tích nhà máy, kho bãi, nhà xưởng, hay là các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO, hay là số lượng, chất lượng và tình trạng làm việc của người lao động, hay thậm chí là hệ thống máy tính có chất lượng ra sao, sử dụng phần mềm như thế nào, có kế hoạch nâng cấp hay không, hay như năng lực cung ứng hàng hóa, hay như công tác quản lý và bảo vệ môi trường … Vì đặc điểm của các doanh nghiệp cung ứng nội địa ở Việt Nam hiện nay là những DNNVV như nêu trên nên đa phần các doanh nghiệp này rất ngại điền vào bảng yêu cầu thông tin, và dù có điền thì thông tin không đầy đủ hoặc không đúng sự thật. Bên cạnh đó, sau khi nhận được bảng yêu cầu thông tin đã điền thì Intel sẽ tổ chức các chuyến khảo sát thực tế để đánh giá các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung ứng cho mình và đa phần các kết quả khảo sát đều không đạt yêu cầu.
Tóm lại, công nghiệp hỗ trợ, nói chung, và công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch, nói riêng, hiện nay còn rất yếu ở Việt Nam cũng như ở TP.HCM. Để cụm ngành vi mạch ở TP.HCM có thể phát triển thành công thì nhất thiết phải phát triển được công nghiệp hỗ trợ cho cụm ngành này, giải pháp tốt nhất trong bối cảnh hiện tại là thu hút những nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch từ nước ngoài và yêu cầu họ có cam kết nội địa hóa sau một khoảng thời gian nhất định, và cần nhất là phải đối xử với doanh nghiệp vi mạch và doanh nghiệp hỗ trợ vi mạch như nhau (xem Phụ lục 2).
3.4.2 Các ngành liên quan
Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) được thành lập từ tháng 3/2013 và đi vào hoạt động chỉ mới hơn một năm, hiện chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị này dù đây là đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra định hướng và chiến lược phát triển ngành vi mạch TP.HCM. Chủ tịch danh dự của HSIA chính là chuyên gia
Đặng Lương Mô, do đó, có thể kỳ vọng vào hiệu quả hoạt động của HSIA từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc chọn lựa người đứng đầu tổ chức phát triển ngành vi mạch bán dẫn có kinh nghiệm, thành tích khoa học và nhân cách được khẳng định bởi sự nể trọng từ xã hội và giới chuyên môn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn tại TP.HCM hiện nay gần như hoàn toàn do ICDREC thực hiện. Trên thực tế thì ICDREC có liên kết với một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM bằng những chương trình đào tạo thiết kế vi mạch cụ thể nhưng kết quả không như mong đợi vì các trường chưa thực sự quan tâm36 có thể do chi phí đào tạo kỹ sư ngành vi mạch là khá cao, cụ thể khoảng 250 triệu đồng/người đối với đào tạo trong nước và khoảng 500 triệu đồng/người đối với đào tạo ở nước ngoài37. Để có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ngành vi mạch tại TP.HCM trong tương lai, ICDREC chắc chắn cần nhiều hơn nữa những sự hợp tác hiệu quả từ các trường đại học ở thành phố, gia tăng hợp tác với quốc tế vốn đang có những tín hiệu lạc quan, ví dụ gần đây nhất là sự kiện ký kết Chương trình hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch giữa ICDREC và Trung tâm thiết kế và đào tạo VLSI (VDEC) thuộc trường đại học Tokyo của Nhật Bản38, cũng như sự hỗ trợ từ Thành phố thông qua Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM.
Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM năm 2011 cho biết thành phố đang sở hữu lợi thế tương đối tốt khi có khoảng sáu ngành sản xuất công nghiệp có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ngành vi mạch bán dẫn, cụ thể là (i) ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; (ii) ngành máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu; (iii) ngành radio, TV và thiết bị truyền thông; (iv) ngành dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại; (v) ngành xe có động cơ, rơ móc; (vi) ngành phương tiện vận tải khác. Phân tích số liệu về số lượng doanh nghiệp thành lập qua các năm từ Niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê TP.HCM, quy đổi về tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thuộc sáu ngành này giai đoạn 2008 đến 2011 so với năm 2005, ta có biểu đồ kết quả như sau:
36 Đã trích dẫn ở mục 14.
37 Đã trích dẫn ở mục 16
Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thuộc các ngành có liên quan đến vi mạch bán dẫn, giai đoạn 2008 – 2011 (so với năm 2005)
Nguồn: Tác giả tự tính toán và vẽ
Có thể thấy số lượng doanh nghiệp trong đa số các ngành đều tăng, ngoại trừ ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính. Cụ thể hơn, trong sáu ngành này thì có hai ngành có liên quan khá mật thiết và mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành vi mạch bán dẫn, đó là Ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính và Ngành Radio, TV và thiết bị truyền thông, thế nhưng tốc độ tăng trưởng của hai ngành này lại không cao và thậm chí là ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính còn tăng trưởng âm. Nếu đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế các ứng dụng vi mạch trên cơ sở nhu cầu từ các ngành này thì sẽ tạo được liên kết giữa ngành vi mạch bán dẫn với sáu ngành nêu trên, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển được cả ngành vi mạch lẫn các ngành liên quan như trên.
3.5Tổng hợp phân tích
Các nội dung phân tích ở trên cho thấy trong tương lai thì cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM có được tiềm năng về nguồn nhân lực chất lượng cao với mức lương thấp, tiềm năng về nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch, tiềm năng phát triển ngành vi
0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 300.00% 350.00% 400.00% SX thiết bị văn phòng, máy tính Máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu Radio, TV và thiết bị truyền thông Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại Xe có động
cơ, rơ móc Phương tiện vận tải khác
mạch và các ngành có liên quan thông qua mối liên kết giữa hai bên. Bên cạnh đó, hiện cụm ngành vi mạch ở TP.HCM còn tồn tại các điểm yếu như sau:
Thứ nhất, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vi mạch gần như chưa có do số lượng chưa nhiều, đa số chỉ hoạt động nghiên cứu, thiết kế theo định hướng riêng và không sản xuất hàng loạt.
Thứ hai, nguồn nhân lực cho ngành vi mạch thành phố hiện chủ yếu do ICDREC cung cấp và thiếu hụt khá lớn về số lượng. Nguồn tài nguyên vốn phát triển ngành vi mạch chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, và cơ sở hạ tầng khoa học của ngành hiện tại còn mỏng.
Thứ ba, sự hiện diện của các khách hàng nội địa sành sỏi và có đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn ở TP.HCM là chưa có nhưng được bù đắp phần nào bởi sự hiện diện của các doanh nghiệp điện tử đa quốc gia đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố. Công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn tại thành phố còn yếu.
Có thể hình dung tổng quan năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM với những điểm mạnh và yếu hiện hữu cũng như những tiềm năng trong tương lai theo hình bên dưới.
Hình 3.7 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch tại TP.HCM theo mô hình kim cương
(-) Chưa tốt (+) Tốt
Nhu cầu nội địa khắt khe (+) Thị trường nội địa (+) Khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa (+)
Tài nguyên con người (-) Tài nguyên vốn (-) Cơ sở hạ tầng vật chất (+) Cơ sở hạ tầng quản lý (+) Cơ sở hạ tầng thông tin (+) Cơ sở hạ tầng khoa học (-)
Môi trường chính sách giúp phát huy
chiến lược kinh doanh và cạnh tranh
Môi trường chính sách (+) Cạnh tranh trong sản xuất vi
mạch (-)M Những điều kiện
nhân tố đầu vào Những điều kiện cầu
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có
liên quan Công nghiệp hỗ trợ (-) Các ngành liên quan (-)
Với kết quả phân tích như vậy, tác giả phác họa sơ đồ cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM như sau:
Hình 3.8 Sơ đồ cụm ngành vi mạch tại TP.HCM
Tốt Trung bình Chưa tốt Chưa xác định Nghiên cứu, phát triển
và thiết kế Sản xuất
Kiểm tra, đóng gói
Ứng dụng vào sản phẩm cuối cùng
Thị trường Tài chính và đầu tư
(vốn ngân sách) Đại học, dạy nghề, nghiên cứu Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần Hạ tầng khoa học công nghệ
Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, UBNDTP)
ICDREC, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC, Tổng
công ty Công nghiệp Sài Gòn
Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính Máy móc và thiết bị điện
chưa được phân vào đâu Radio, TV và thiết bị truyền thông Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại Các ngành có liên quan Xe có động cơ, rơ móc Phương tiện vận tải khác
Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM Công nghiệp hỗ trợ
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ 4.1 Kết luận
Cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM tuy đang ở giai đoạn sơ khai nhưng cũng có được những yếu tố tiềm năng để phát triển, đó là (i) tiềm năng về nguồn nhân lực chất lượng cao với mức lương thấp, (ii) tiềm năng về nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch, (iii) tiềm năng phát triển ngành vi mạch và các ngành có liên quan thông qua mối liên kết giữa hai bên. Thêm vào đó, TP.HCM cũng có được môi trường chính sách tương đối thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, và nhất là có được ý chí quyết tâm phát triển vi mạch của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Bên cạnh đó, cụm ngành này cũng đang có nhiều điểm yếu trong năng lực cạnh tranh cần được cải thiện, đó là (i) nguồn nhân lực thiếu hụt về số lượng, (ii) nguồn tài nguyên vốn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, (iii) cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng, (iv) thiếu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, (v) công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch bán dẫn hiện còn yếu.
Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành vi mạch bán dẫn từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đa phần có thể áp dụng cho Việt Nam, tuy nhiên, cũng có kinh nghiệm không còn phù hợp tình hình thực tế, cụ thể là kinh nghiệm dùng giá thuê đất thấp và nhân công giá rẻ để thu hút đầu tư, cùng đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cứng nhờ nguồn tài nguyên vốn dồi dào dựa vào quy mô GPD như Trung Quốc.
4.2 Các khuyến nghị chính sách
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM trong tương lai, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả phân tích kết hợp với quan điểm cá nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất là, để giảm thiếu hụt số lượng của nguồn nhân lực ngành vi mạch thì ICDREC cần nhanh chóng gia tăng năng lực đào tạo bằng cách mở rộng hợp tác với các trường đại
học trong nước, các nội dung đào tạo phải gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp. Thành phố cần chú trọng đến việc mở rộng hợp tác đào tạo giữa ICDREC với nước ngoài, nên chọn lựa các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín cao, có cơ sở vật chất hiện đại và có nguồn giảng viên có chất lượng đã được thế giới công nhận. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào sản xuất vi mạch bán dẫn.
Thứ hai là, Thành phố nên có định hướng chiến lược và chương trình sử dụng nguồn tài nguyên vốn đầu tư phát triển vi mạch thật cụ thể, rõ ràng cho từng nội dung trong “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020” để việc đầu tư được chủ động và linh hoạt, từ đó, giúp cho việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn ngân sách luôn được đúng lúc đúng chỗ.
Thứ ba là, Thành phố cần đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng khoa học vốn còn mỏng thông qua đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu như ICDREC, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC và Đại học Quốc gia TP.HCM với những đề tài đặt hàng mang tính thực tiễn cao từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội. Nhà máy sản xuất vi mạch trong KCNC nên đầu tư theo hướng sản xuất theo chính thiết kế của mình, nên lựa chọn mua công nghệ ban đầu ở mức vừa phải theo ý kiến tham vấn của chuyên gia hàng đầu, rồi dần phát triển lên cao hơn để bắt kịp thế giới thông qua hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu trong nước.
Thứ tư là, Thành phố phải thu hút thêm các nhà đầu tư vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới để gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành, bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất và môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh, minh