1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của chùa hà

90 166 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

C u V ệt N ọ

H NỘI – 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

C u V ệt N ọ

N ư ư ọ

T S NGU N TH NHUNG

H NỘI – 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả như ngày hôm nay Em xin gửi một lời cảm ơn sâusắc nhất tới cô Nguyễn Thị Nhung là người đã trực tiếp hướng dẫn em mộtcách rất tận tâm Tiếp theo em xin cảm ơn đến ban lãnh đạo khoa, tổ bộ môncùng tất cả các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đã luôn quan tâm đến tiến độ cũngnhư luôn đồng hành nhắc nhở sinh viên hoàn thiện khóa luận một cách tốtnhất Em cũng xin cảm ơn ban quản lý di tích chùa Hà đã cung cấp cho emnhững thông tin vô cùng hữu ích để phục vụ cho quá trình viết khóa luận

Một lần nữa em xin gửi một lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả cáccá nhân và tập thể đã giúp em, để em có thể hoàn thành khóa luận tốtnghiệp của mình

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên

Nguyễn Thị Dung

Trang 4

ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu nêu trong khóa luận đều là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kỳ một công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên

Nguyễn Thị Dung

Trang 5

DANH SÁCH VIẾT TẮT

DT : Di tíchGS : Giáo sưLSVH : Lịch sử văn hóaTS : Tiến sĩ

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẦ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc khóa luận 4

N I NG 5

Chương 1 T NG N V CH V CH CẦ NVI T N 5

1.1 Tổng quan về chùa 5

1.1.1 Khái niệm về chùa 5

1.1.2 Cấu trúc của chùa Việt 6

1.1.3 Kiến trúc chung của chùa Việt Nam 7

1.2 Những vấn đề về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sửvăn hóa 11

1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa 11

1.2.2 Khái niệm bảo tồn 11

1.2.3 Các nguyên tắc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa 12

1.2.4 Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa hiện nay 15

1.3 Hệ thống chùa cầu duyên ở Việt Nam 17

1.3.1 Quan niệm về cầu duyên của người Việt 17

1.3.2 Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Việt nam 18

1.3.2.1 Chùa Hà (Cầu Giấy, TP Hà Nội) 18

Trang 7

1.3.2.2 Chùa Duyên Ninh (Hoa Lư, Ninh Bình) 19

1.3.2.3 Chùa Phước Hải (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) 20

1.3.2.4 Chùa Bát Bửu Phật Đài (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) 20

1.3.2.5 Chùa Ông (Quận 5, TP Hồ Chí Minh) 21

Chương 2 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA CHÙA HÀ (HÀ N I)

232.1 Tổng quan về chùa Hà 23

2.2.2 Giá trị lịch sử của chùa Hà 42

2.3 Giá trị văn hóa tâm linh 43

2.3.1 Lễ hội chùa Hà 43

2.3.2 Văn hóa cầu duyên tại chùa Hà 45

Chương 3 I N PH P N NG C HI C NG T CT N V PH T H GI T Ị ỊCH Ử VĂN H CỦ CH HH N I 49

3.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của chùa HàHà Nội 49

Trang 8

3.1.1 Những mặt tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị

Lịch sử - Văn hóa của chùa Hà 49

3.1.2 Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trịLịch sử - Văn hóa của chùa Hà 52

3.2 iện pháp nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trịịch sử - Văn hóa của chùa Hà 53

3.2.1 Biện pháp về mặt nhân sự 53

3.2.2 Biện pháp về công tác quản lý 53

3.2.3 Biện pháp về mặt truyền thông 54

T N 57

T I I TH H 59

PHỤ LỤC

Trang 9

Từ sau khi Phật Giáo được du nhập vào nước ta, Phật giáo luôn là mộttôn giáo chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.Phật giáo cùng đồng hành suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, có lúc nổi trội vàđược coi là quốc giáo cũng có giai đoạn bị chìm lắng nhưng vẫn luôn sốngtrong lòng người dân Cùng với sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam từnhững buổi đầu của công nguyên, các ngôi chùa dần dần được mọc lên trênkhắp đất nước ta Người Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với ngôi chùa

Chùa Hà, ngôi chùa được mệnh danh là ngôi chùa cầu duyên giữa lòngHà Nội Chùa Hà nổi tiếng linh thiêng nên trong những năm gần đây chùa Hàthu hút một lượng lớn người đến tham quan, lễ phật Trai chưa vợ, gái chưachồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình Những đôi yêu nhau cũngđến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc Thêm vàođó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùanày: Trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ýchung nhân của mình Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo ngườiyêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thế ở đây rồi sẽ không bao giờ thaylòng đổi dạ Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những ngườiđến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng i đã một lần đến đây thắphương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.Chính điều này cũng là một phần thôi thúc sự tò mò của tác giả nghiên cứu vềchùa Hà

Theo đánh giá của GS ưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội i sản văn hóaViệt Nam, Hà Nội chiếm 1/8 tổng số di sản của cả nước Điều đó chứng minhrõ ràng Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa di sản văn hóa của cả nước Trước dòngchảy thời gian, nhiều di tích bị xuống cấp, thậm chí bị đốn hạ bởi con người

Trang 10

Trong khi đó công tác quản lý, tu bổ còn nhiều bất cập Có thực tế đáng buồnlà dù hội tụ nhiều di tích, song lại chưa đủ lực để gìn giữ, bảo tồn và phát huygiá trị lịch sử - văn hóa của di tích.

Thực tế những năm qua, nhiều di tích kêu cứu, nhiều di tích cấp xã,quận, huyện không có kinh phí sửa chữa hoặc chỉ sửa chữa được một phầnnên sinh ra chuyện chắp vá, làm mới và phá hỏng di tích Vì vậy việc bảo tồndi tích là vô cùng cần thiết

Từ những lí do trên cùng với sự đam mê, niềm yêu thích của bản thântác giả chính vì vậy tác giả quyết định đi vào nghiên cứu và lựa chọn đề tài“Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của chùa Hà (Hà Nội)”

2 Lịch sử nghiên cứu vấ đề

Đầu tiên phải kể đến đó là cuốn sách “Di tích lịch sử Văn hóa đình chùa Hà” của nhà xuất bản chính trị quốc gia ách được chia làm 3 phần:Phần 1 Cứ liệu lịch sử; phần 2 là Đình ối Hà và phần 3 là Chùa Hà và điệnMẫu Cuốn sách đã nêu được nhũng nét cơ bản, nổi bật nhất về di tích đình,chùa Hà vốn linh thiêng của Hà Nội Tuy nhiên trong cuốn sách lại chưa nhắcđến các biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của chùa Hà

-Tiếp đến là trong luận án TS xã hội học của tác giả Hoàng Thu Hương“Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nộihiện nay: Nghiên cứu trường hợp chùa Quán Sứ và chùa Hà” đã có sự nghiêncứu về chùa Hà tuy nhiên là thiên nhiều về việc khảo sát thực trạng hành lễ tạichùa Hà, còn việc nghiên cứu về giá trị kiến trúc, LSVH của chùa Hà thì chưađược đề cập

Trong tạp chí nghiên cứu Phật học có bài viết: “Lễ hội chùa Hà” đãgiới thiệu cho độc giả cơ bản về quá trình hình thành, phát triển cũng như làlễ hội của chùa Hà xưa Tuy nhiên những giá trị LSVH của chùa Hà cũngnhư công tác bảo tồn thì chưa được đề cập đến

Ngoài ra còn rất nhiều tư liệu, các bài báo trên các trang thông tin điệntử cũng nhắc đến chùa Hà Tuy nhiên đề cập nhiều đến việc các bạn trẻ HàThành đến chùa Hà cầu duyên ra sao chứ chưa có những bài viết hay thực sựđề cập đến vấn giá trị LSVH và công tác bảo tồn chùa Hà

Trang 11

4 Đố tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn

Trang 12

- Phương pháp xử lý số liệu

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung khóa luận gồm bachương:

Chương 1: Tổng quan về chùa và chùa cầu duyên ở Việt NamChương 2: Giá trị lịch sử văn hóa của chùa Hà (Hà Nội)Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huygiá trị lịch sử văn hóa của chùa Hà (Hà Nội)

Trang 13

NỘI DUNGC ươ 1TỔNG QUAN VỀ CH A V CH A C U DU N VIỆT NAM1.1 Tổng quan về chùa

1.1.1 Khái niệm về chùa

Từ ngàn xưa trẻ em Việt Nam qua những câu chuyện mẹ kể đã khôngcòn lạ lẫm với hình ảnh về ông Bụt hiền từ hay hiện ra để giúp đỡ người lành.Gắn liền với hình ảnh của ngôi chùa là hình ảnh các vị Phật cứu nhân độ thế.Chùa Phật có mặt ở khắp làng quê Việt Nam Bởi vậy nên nhân dân có câu“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” Tìm hiểu về ngôi chùa không phải chỉđể biết thêm về Phật giáo Việt Nam mà còn là hiểu thêm nhiều mặt của tâmthức Việt, văn hóa Việt Bàn về chùa, có nhiều định nghĩa khác nhau, tuynhiên tựu trung lại có những định nghĩa như sau:

“Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng Chùađược xây dựng phổ biến ở các nước Đông và Đông Nam như TrungQuốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật Tại nhiều nơi, chùa cónhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất Xá-lị và chôn cấtcác vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh [27]

Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, hay ni nếu là chùa nữ) sinhhoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồhay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh haythực hành các nghi lễ tôn giáo”

“Chùa chiền” theo Hán - Việt còn có nghĩa là “tư viện”, là một nơi antrí tượng Phật và là chỗ cư trú tu hành của các tăng ni Ngày nay trong thực tếchùa được gọi bằng cả từ Hán - Việt phổ thông như “Tự”, “ uán”, “ m”

“Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật” [28]

Theo ông Võ Văn Tường - Ủy viên ban Văn hóa Trung ương Giáo hộiPhật giáo Việt Nam cho rằng cần định nghĩa rộng hơn về khái niệm chùa đólà: “Ngôi chùa ở Việt Nam là công trình kiến trúc để thờ chư Phật, Bồ tát,Thiên Thần, Hộ pháp…; là nơi thờ các vị tổ sư, các vị trụ trì quá cố, nơi thờ

Trang 14

linh cốt của quý Phật tử… Ngôi chùa còn là nơi cư ngụ, tu hành, học tập,nghiên cứu giáo Lý Phật Giáo của các tăng, ni; là nơi hành lễ của tăng, ni,phật tử Nhiều chùa còn là thắng cảnh du lịch, là trung tâm hoạt động lễ hội,là bảo tàng nghệ thuật dân tộc; nhiều chùa là cơ sở giáo dục, hoằng pháp, kinhtế, xã hội, y tế…”.

1.1.2 Cấu trúc của chùa Việt

Cấu trúc chùa là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của một ngôichùa và cũng là một thành tố của kiến trúc tôn giáo Cấu trúc chùa tương đốiđa dạng trong đó được chia thành 4 kiểu cấu trúc chính sau: Chùa chữ Đinh,chùa chữ Tam, chùa chữ Công, chùa kiểu nội Công ngoại Quốc

C ù ữ Đinh: Theo mô hình chữ đinh (丁) chùa sẽ có kết cấu nétngang là tiền đường, nét sổ dọc gồm chính điện và hậu đường

ột số chùa tiêu biểu cho cấu trúc chùa chữ đinh đó chính là: Chùa Hà,chùa ộc Hà Nội ; chùa Nhất Trụ, chùa ích Động Ninh ình ; chùa TrămGian Hà Nội ; chùa ư Hàng Hải Phòng

C ù ữ T Chùa chữ Tam 丁 là kiểu chùa có ba nếp nhà song

song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, tiêubiểu cho lối cấu trúc này là chùa Tây Phương, chùa im iên ở Hà Nội

C ù ữ Cô Chùa chữ Công 丁 là cấu trúc chùa có nhà chính

điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng mộtngôi nhà gọi là nhà thiêu hương nơi mà sư làm lễ Có nơi còn gọi gian nhà nốinhà bái đường với Phật điện là ống muống Tiêu biểu cho lối cấu trúc này làchùa Cầu Hội n ; chùa eo Thái ình

C ù t e ểu ộ Cô ạ Quố à chùa cấu trúc kiến trúc bên

trong có hình chữ Công 丁 , bên ngoài có hình chữ uốc 丁) Theo nghiêncứu của các kiến trúc sư, chùa kiểu “nội Công ngoại uốc” là kiểu chùa có haihành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường có thểlà nhà Tổ hay nhà Tăng ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhậtbao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúckhác

Trang 15

ở giữa ố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công 丁), còn phíangoài có khung bao quanh như chữ khẩu 丁 hay như ở chữ uốc 丁).

Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính Ngoài ra,trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà Tổ nơi thờ các vị sư từng trụtrì ở chùa nay đã tịch , hoặc nhà Tăng nơi ở của các nhà sư và một số kiếntrúc khác như gác chuông, tháp và tam quan

ết cấu chùa theo kiểu chữ công là phổ biến hơn cả, tất nhiên là có mộtsố những ngoại lệ tiểu biểu nhất phải kể đến đó chính là chùa ột Cột ở HàNội có hình dạng giống như một bông hoa sen nổi trên mặt nước Hay tiếptheo có chùa mới được xây dựng như chùa Vĩnh Nghiêm hai tầng ở thànhphố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét kiến trúc truyền thống Phậtgiáo và cả những thành tựu hiện đại của kiến trúc

1.1.3 Kiến trúc chung của chùa Việt Nam

Trong nhiều thế kỷ qua, trên lãnh thổ nước ta trải dài từ ắc chí Namcó hàng ngàn ngôi chùa được xây dựng Tuy nhiên không có một kiểu mẫunhất định nào cho hàng ngàn ngôi chùa đó ỗi thời đại lại có một phongcách riêng, mỗi địa phương, tùy theo điều kiện địa lý, thế đất, kinh tế và donhiều lý do khác nhau mà đưa ra kiểu kiến trúc chùa sao cho phù hợp

Có những ngôi chùa được tạo dựng trên những ngọn núi, trái đồi caonhư chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Thiên ụ giữa một cảnh thiên nhiênbao la tươi đẹp Đa phần chùa nằm ở các làng quê, tuy đứng biệt lập nhưngkhông mấy xa cách ruộng đồng, làng mạc Tại các đô thị như Hà Nội, thànhphố Hồ Chí inh, Huế, Đã Nẵng có thể đến thăm rất nhiều ngôi chùa cácvùng nội thành, nhiều ngôi chùa xưa kia vốn là chùa làng thì giờ đây cũng làchùa phố vì nó gắn liền với sinh hoạt của cư dân khu phố Còn ở vùng ngoạithành hoặc ở các phường ven khu vực đô thị mới chớm đô thị hóa nhưng vẫntheo lề thói của làng xưa, thì những ngôi chùa ở đây vẫn là chùa làng ỗilàng một chùa nhưng cũng có làng có đến hai ba chùa Ngoài ra còn phải kểđến những ngôi chùa mang đậm sắc thái thái Trung Hoa do sự có mặt củangười Hoa làm ăn sinh sống trên đất Việt [22- tr.7]

Trang 16

Chính vì thế có thể phần nào thấy rằng kiến trúc của chùa cũng hết sứcphong phú và đa dạng au đây là những mô tả kết cấu kiến trúc của một sốngôi chùa bình thường với những nét chung nhất.

Có thể nhận thấy rằng các ngôi chùa có từ lâu đời ở Việt Nam khôngquá cao lớn, đồ sộ và lộng lẫy như một số nước trên thế giới Điều này cũng dễhiểu trước hết là do điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta khá khắc nghiệt,mưa dầm, bão lớn, ngập lụt… hông khí lại ẩm thấp mà vật liệu xây dựngtruyền thống của dân gian ta lại chỉ dùng gỗ và gạch ngói là chủ yếu các vậtliệu có độ bền cao như sắt, thép, xi măng chưa được sử dụng ột lý do nữađó chính là có thể do các nhà sư khi đứng ra gây dựng đã thấm nhuần giáo lýnhà Phật: ỗi chúng sinh đều bình đẳng, Phật không muốn đứng trên các sinh

linh mà sẽcùng với mọi người chia sẻ những khổ đau trên thế giới này

Những ngôi chùa ở Việt Nam là sự kết hợp hài hòa với môi trường vàcảnh quan xung quanh vùng trung du, hầu hết các chùa được xây dựng trêncác khu vực núi hoặc lấy núi để làm chỗ dựa Chẳng hạn như chùa TâyPhương được tạo dựng trên núi Câu ậu, chùa Phật Tích được xây dựng trênnúi an ha, chùa ạm xây dựng trên núi ạm hoặc chùa Thầy được xâydựng tựa vào núi Thầy…

Chùa thường được xây dựng ở một gò đất cao cạnh làng, cách xa khunhà dân với ý nghĩa phân biệt giữa cõi Phật và cõi trần ên cạnh chùathường thấy hình ảnh ao hồ, đầm sưn, sông nước

Tam Quan

Trước hết từ bên ngoài để có thể vào được trong bên trong chùa, dukhách phải đi qua cổng tam quan Trong kinh điển của nhà Phật bất cứ mộtcon số nào đều có ý nghĩa riêng của nó và tam quan cũng vậy Tam quan haycòn gọi là tam môn nghĩa là 3 cửa Cổng chùa thường xây theo kiểu kiến trúcnày có nghĩa là cổng lớn có 3 cửa đi vào Tam quan là ranh giới giữa chốnthanh tịnh và cõi trần thế, bên trong và bên ngoài là hai thế giới khác nhauhoàn toàn về mặt tâm thức Từ đó giúp mỗi người có định hướng nhất định vềmặt tâm linh để họ có một tấm lòng hướng thiện hơn Như vậy, vô hình chung

Trang 17

cổng tam quan đã trở thành một sợi dây ngăn cách mở ra hai thế giới vừa tiếpnối lại vừa đối lập giữa đời và đạo.

Cổng tam quan của chùa mang ý nghĩa biểu tượng cho tam giải thoátmôn để có thể vào được cõi Niết àn

Cửa hông hay còn gọi là hông môn hoặc hông Giải Thoát môn:Phải quan sát tất cả các pháp đều không có tự tánh, do nhân duyên hòa hợpmà sinh ra, nếu không đạt được như thế thì tự tại đối với các pháp

Cửa Vô tướng Vô Tướng môn, Vô Tưởng môn : Đã hiểu biết được tấtcả các pháp đều không liên quán đến các tướng nam, nữ, nhất, nhị thì chắcchắn không có thật tướng như vậy Nếu không đạt được các pháp đều vôtướng như thế thì xa lìa tướng sai biệt và được tự tại

Cửa Vô Nguyện Vô Nguyện môn, Vô Tác môn, Vô ục môn : Cửakhông mong cầu, khi biết rõ tất cả các pháp đều vô tướng thì không mong cầuđiều gì trong ba cõi nữa, nếu không mong cầu thì không tạo các nghiệp sinhtử, nếu không có nghiệp sinh tử thì không có khổ, không có quả báo và đượctự tại

Cổng tam quan còn mang ý niệm ba cách nhìn của Phật giáo gồm:hông quan, Giả quan, Trung Quan

Sân chùa

ước qua tam quan ta vào đến sân chùa ân chùa của nhiều chùa cóthêm cây cảnh, hòn non bộ, ao sen… Với mục đích là tăng cường cảnh sắcthiên nhiên cho ngôi chùa iện tích của sân chùa lại tùy thuộc vào điều kiệnvà đặc điểm riêng ở mỗi chùa

Trong khu vực sân chùa hay vườn chùa còn có thể bắt gặp những ngôibảo tháp

N Bá Đư

Từ sân chùa, ta đến với lớp kiến trúc tiếp theo đó chính là nhà báiđường hay còn gọi là nhà tiền đường hay nhà thiêu hương Đây là nơi để hànhlễ cho mọi người khi vào lễ Phật

Trang 18

nhà bái đường có trưng bày một số tượng, bia đá ghi lại sự lịch, quátrình hình thành của ngôi chùa đây còn có thể đặt cả chuông, khánh nếunhư ngoài cổng tam quan không xây gác chuông giữa bái đường là hươngáng, nơi thắp hương chính thường còn có trải chiếu hoa và đặt những đồ vậtcần thiết cho người tụng kinh như và làm lễ như: õ, kệ, thanh la, kinh… ốgian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian cònthông thường nhà bái đường ở các chùa sẽ là 5 gian.

C í Đ ệ

Qua nhà bái đường là chính điện, giữa bái đường và chính điện là mộtkhoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sang tự nhiên chiếu vào Đây là nơitrang nghiêm và là phần kiến trúc quan trọng nhất của một ngôi chùa Thườngchính điện được bố cục từ thấp đến cao tính từ phía ngoài vào trên các bậccó bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật Việt Nam ột sốchùa ở hai bên tả, hữu của Phật điện còn có ban thờ Đức Chúa Ông và ThánhTăng

Dãy hành lang

Chạy song song với chính điện, ở hai bên đó chính là hai dãy nhà hànhlang nối thông chính điện với hậu đường Có tên gọi là nhà hành lang nhưngkhông nhất thiết là hai dãy riêng biệt mà thường là hai gian song song vớigian chính điện, tạo thành một nhà 3 gian

N Tổ

ua chính điện, theo dãy hành lang là ra đến nhà tổ hay còn có nhữngtên gọi khác đó là nhà tăng đường, nhà hậu đường có một số chùa ngoài nhàhậu đường, lại làm riêng nhà Tổ Nhà hậu đường ở một số chùa Nam ộ liềnsát ngay sau chính điện, ngay phía sau bàn thờ Phật

Trong nhà thờ tổ người ở chính giữa người ta đặt là đức ồ Đề Đạt aTổ của phái Thiền Tông Ngoài ra còn có tượng của các vị tổ đạo cao, đứctrọng từng trụ trì tại chính những ngôi chùa đó Trong thực tế thì chùa còn cónhiều biến thể khác nhau một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điệnthờ Thánh, thờ ẫu, đó là dạng chùa tiền Phật hậu Thần và tiền Phật hậu mẫuphổ biến ở khu vực miền ắc Việt Nam

Trang 19

1 2 N ữ vấ đề về ô tá bả tồ v p át u á trị tí lị sửvă ó

1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa

Trước khi tìm hiểu khái niệm di tích LSVH thì cần phải hiểu về di sảnvăn hóa Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội Nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày29/6/2001, Luật sửa đổi, bổ sung gồm một số điều của Luật di sản văn hóanăm 2009 thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản vănhóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

Trong khái niệm này, thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vậtthể và di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thầngắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan;có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; khôngngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằngtruyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Di sản văn hóaphi vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, baogồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vậtquốc gia

Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa gọi chung là di tích) là một bộ phậncủa di sản văn hóa vật thể

Căn cứ pháp lý: Điều 4 uật di sản văn hóa 2001Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhoá, khoa học

1.2.2 Khái niệm bảo tồn

Hiện nay khái niệm về bảo tồn trong giới nghiên cứu Việt Nam vẫnchưa đưa ra một định nghĩa thống nhất Tuy nhiên ta có thể hiểu một cáchchung nhất như sau:

ảo tồn tức là giữ không cho hư hỏng, mất mát

Trang 20

ảo tồn giá trị di tích được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữgìn sự tồn tại của di tích theo dạng thức vốn có của nó.

Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tạiViệt Nam Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏngnghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ

Phát huy có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt được lan rộng và phát triển thêm

Phát huy giá trị di tích có thể hiểu là những hành động nhằm đưa ditích LSVH vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm nănggóp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất vàtinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự pháttriển của xã hội

1.2.3 Các nguyên tắc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa

Di tích LSVH tồn tại trong điều kiện bình thường của sự phát triển xãhội vẫn có thể mất đi trong một hoàn cảnh nào đó: o yếu tố tăng dân số cơhọc và nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, do con ngườixã hội hiện đại nhận định rằng những công trình được xây dựng thay thế chocác Di tích LSVH có lợi hơn về mặt kinh tế - xã hội; có những trường hợp Ditích LSVH bị phá hủy bởi những tác động ngoại cảnh như: Thiên tai, chiếntranh; có nhiều nơi việc phá bỏ DT diễn ra dần dần và chỉ khi nó biến mấtngười ta mới nhận ra sự bức thiết của vấn đề bảo tồn văn hóa Vậy, nếukhông có một kế hoạch và chương trình bảo tồn dài hạn thì việc mất đii tích LSVH sẽ ngày càng trầm trọng hơn

Pháp lệnh 14 CT/HĐNN có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp bảo tồn ởnước ta Nội dung pháp lệnh phản ánh đường lối của Đảng và Nhà nước tatrong việc kế thừa di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủnghĩa Pháp lệnh cũng là điểm mốc đánh dấu sự trưởng thành của ngành bảotồn bảo tang Việt Nam

Ngày 6/2/2003, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành quyếtđịnh số 05 về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tíchLSVH, danh lam thắng cảnh Trong điều 5 chương I quy định nguyên tắc bảoquản, tu bổ và phục hồi DT, gồm 6 mục:

Trang 21

1 Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi T trong trường hợp cầnthiết và phải lập thành dự án Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồiDT hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết DT phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2 Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn, sự bền vữngcủa DT

3 Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố T trước khi áp dụngnhững biện pháp kĩ thuật tu bổ và phục hồi khác

4 Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệumới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụngvào DT

5 Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của T khi cóđủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ rang giữabộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc

6 Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.Trong thực thế, vấn đề bảo tồn di tích LSVH phụ thuộc vào nhiều yếutố khác nhau như: nhận thức về lý thuyết và thực hành của các nhà bảo tồn,trạng thái của di tích, điều kiện môi trường,… nhưng có thể rút ra một sốnguyên tắc chung về bảo tồn di tích LSVH cơ bản sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa trong bảo tồn, tôntạo Di tích: Nguyên tắc này được tiến hành bằng việc nâng cao vai trò quản lýcủa các cơ quan công quyền, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm củacác cơ quan chuyên môn và ý thức pháp luật của công dân, đặc biệt là nhữngngười đang trực tiếp thực hiện công việc bảo tồn - bảo vệ di sản Có như vậymới huy động và phát huy được các nguồn lực trí tuệ và nguồn lực vật chấtmột cách hiệu quả nhất trong công tác bảo tồn, tôn tạo Di tích LSVH và danhlam thắng cảnh

Thứ hai, giữ nguyên các yếu tố gốc:Yếu tố gốc (yếu tố nguyên gốc) phải được hiểu trên nhiều phương diện:“Trước hết có thể hiểu là phải giữ lại tất các yếu tố như khi bắt đầu xây dựng,cố gắng không thay thế cái mới, mặc dù cái mới ở đây cũng tuân thủ như

Trang 22

trước về các yếu tố cơ bản như: chất liệu, kích thước, kỹ thuật chế tác, màusắc, mỹ thuật, độ bền…”.

Trong trường hợp một yếu tố cũ đã bị phá hủy hoàn toàn và không cònkhả năng duy trì chức năng, thì cần thiết phải sử dụng yếu tố mới để thay thế.Nếu cần sử dụng vật liệu khác thì phải lựa chọn cẩn thận, và chắc chắn nhântố này sẽ in lên DT dấu ấn thời đại ngày nay Điều khó khăn nhất cần cânnhắc là khi các thế hệ sau nhìn lại quá khứ có tán thành cách sử dụng vật liệunày, họ có thể phân biệt được yếu tố gốc và các thành phần mới được thêmvào

Tuy nhiên, khi nghiên cứu chất liệu gốc của DT cần bảo tồn, nếu nhậnthấy công trình có một số loại gỗ kém sức bền và dễ bị tác động của thời tiết,côn trùng thì nhà bảo tồn có xu hướng thay thế bằng loại gỗ tốt hơn, cũng cótrường hợp người ta đặt vào trong những tấm gỗ các dầm bê tông ứng lực đểgiữ dáng vẻ bên ngoài của bản gốc Dù áp dụng phương pháp nào cũng cầntôn trọng dấu ấn LSVH vốn có của T, nghĩa là không được làm trẻ hơn hoặccũ đi

Thứ ba, phải nghiên cứu toàn diện trước khi tu sửa T: “Để tiến hànhtu sửa DT phải nghiên cứu toàn diện mọi mặt DT, nghiên cứu các loại DTcùng thời với nó để thấy được kiểu dáng thời đại, đó cũng là những tư liệu bổsung so sánh bổ ích cho việc lập đồ án tu sửa T”

Thứ tư, phải chú ý thận trọng đối với các lớp làm thêm sau này nếuchúng có giá trị lịch sử hoặc giá trị thẩm mỹ Có nhiều quần thể DT chứanhững công trình được xây dựng và hình thành trong nhiều thời đại khácnhau o đó một nguyên tắc đặt ra không vội vàng gạt bỏ mọi yếu tố khôngcùng thời đại song có giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuật, mà phải giữgìn để duy trì tỷ lệ thích ứng mà môi trường lịch sử quanh DT, góp phần đảmbảo tính nguyên gốc

Thứ năm, khi lập kế hoạch bảo tồn cơ quan chỉ đạo tu sửa DT khôngđược phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan như: vấn đề hạn chế tàichính, khả năng kinh doanh từ T sau khi trùng tu… à cần dựa trên cơ sởnghiên cứu khoa học và tính cấp thiết phải bảo tồn DT

Trang 23

1.2.4 Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa hiện nay

Nhìn chung, trong những năm qua, các hoạt động bảo vệ và phát huygiá trị các di sản văn hóa Việt Nam đã và đang thu được những thành tựu hếtsức đáng khích lệ Nhiều di tích LSVH đã được tu sửa, tôn tạo, góp phần làmphong phú đời sống tinh thần của nhân dân Đồng thời, còn có những đónggóp quan trọng trong việc tạo ra những hiệu quả của các hoạt động kinhdoanh phát triển du lịch

Tuy nhiên, cần thẳng thắn thừa nhận một thực tế là, hiện nay có khôngít di tích LSVH đang dần bị xuống cấp, đang bị biến đổi nghiêm trọng do sựtác động thường xuyên của thiên nhiên và những sự tác động vô thức và hữuthức của con người Ngoài những ảnh hưởng thường xuyên của các yếu tố khíhậu nhiệt đới ẩm, các di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là các di tích LSVH cònđã và đang phải gánh chịu những nguy cơ hết sức to lớn do những tác độngcủa biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây Đồng thời, là một bộphận của thượng tầng kiến trúc, các hoạt động văn hoá nghệ thuật nói chungvà bảo tồn di sản văn hoá nói riêng luôn luôn có mối liên hệ trực tiếp và biệnchứng với đời sống kinh tế xã hội, chịu những tác động tất yếu của các yếu tốkinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, nhiều di tích chưa khắc phục, hạn chế đượcnhững hậu quả do chiến tranh để lại, nhiều công trình đã và đang bị chiếmdụng trái phép, tình trạng xâm phạm tại nhiều di tích vẫn tồn tại trong mộtthời gian dài Đồng thời, những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vớisự đầu tư ồ ạt của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cũng đãvà đang tạo nên những vi phạm không nhỏ đến bản thân các di tích cùng môitrường cảnh quan của các di tích lịch sử và văn hoá

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến cho các di tíchLSVH nói riêng, các di sản văn hoá nói chung chưa được bảo vệ tốt là do sứcép mạnh mẽ của quá trình tăng dân số chưa được kiểm soát Mặt khác, trongthời gian qua, tuy nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khác nhau để gìn giữ, tôntạo các di tích LSVH nhưng những chính sách và biện pháp này còn thiếu hệthống và vì thế, tác dụng còn nhiều hạn chế Những tồn tại này còn có nguyên

Trang 24

nhân từ sự thiếu đồng bộ và kém hiệu lực nhằm thực thi chức năng quản lýnhà nước của các cấp, các ngành.

Nhìn chung công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích vẫn còn bộc lộnhững thiếu sót cơ bản như sau:

Ngày nay, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đã có nhận thức tíchcực hơn về vai trò và ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đốivới công tác bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của di tích ngày càngđược nâng cao Tuy nhiên vẫn chưa toàn diện, các biện pháp, chương trình, vàkế hoạch vẫn chưa được cụ thể

Trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị của ditích vẫn chưa hài hòa và thể hiện nhiều sự lúng túng Có lúc tình trạng thươngmại hóa di tích, đặc biệt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn mụctiêu bảo vệ di tích Có nhiều dự án về phát triển kinh tế ở khu vực có di tích,tuy nhiên trước khi thực hiện lại không đề ra những biện pháp để bảo tồn ditích

Nhiều di tích cần được giải tỏa chính vì vậy cần đẩy mạnh công tácquản lý

Còn thiếu định hướng trong công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn vàphát huy giá trị của di tích Thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích,kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân Các nguồn lực do dân đónggóp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không đượcđịnh hướng để sử dụng có hiệu quả

Nhiều dự án tu bổ di tích được triển khai nhưng vẫn thiếu sự đầu tưđồng bộ cho di tích, từ tu bổ cảnh quan, kiến trúc tới việc lắp đặt hệ thốngchiếu sáng, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xâydựng đội ngũ quản lý chất lượng Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn chưa chấtlượng, hệ thống giao thông đến di tích chưa hoàn toàn được thuận lợi, cónhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, đặc biệt là các di tích ởmiền núi

Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích vẫn còn khá đơn điệu, chưacó sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi

Trang 25

vật thể Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cáchchuyên nghiệp.

Trong việc tổ chức khai thác du lịch và các dịch vụ tại khu di tích vẫnchưa có sự kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp một số điểm di tích còncó tình trạng sử dụng “hướng dẫn viên không chuyên” gây mất thiện cảm tốtđẹp của du khách đối với di tích, từ đó gây ảnh hưởng đến việc thu hút dukhách tới tham quan

Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch chưa thực sự đượcchú trọng, chính vì vậy sản phẩm để phục vụ khách tham quan còn nghèonàn, mẫu mã xấu, chất liệu thì không có độ bền Chủ yếu những sản phẩmđều do dân tự nghĩ nên thiếu chất lượng chuyên môn

Công tác tuyên truyền, quảng bá di tích còn nhiều hạn chế và chưađược đẩy mạnh Những cuốn sách giúp du khách có thể tìm hiểu về di tíchcòn rất ít

Việc đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý di tích vẫn chưa được coi trọng

1.3 Hệ t ố ù ầu u ở V ệt N

1.3.1 Quan niệm về cầu duyên của người Việt

Từ xưa tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và đến ngày nayvẫn như vậy Tình yêu là điều gì đó rất kỳ lạ, không ai có thể thực sự rõ vềnó Đôi khi có những người có duyên và họ chỉ vô tình quen biết nhưng lạihiểu thấu nhau Nhiều người mới đầu tưởng chừng có thể hài hòa với nhaunhưng rồi lại chẳng thể gần nhau hông cố ý theo đuổi thì lại có, bỏ tâm cố

gắng theo đuổi thì không thành Giống như câu nói “Có lòng trồng hoa, hoa

chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”.

ỗi người đều có những cuộc gặp gỡ mà suốt đời không thể quên, đôikhi lại trở thành người yêu hay nên vợ nên chồng

Người ta thường nói: “duyên do trời định, phận do người tạo Đúngnhư vậy, gặp nhau là ý người, bên nhau là ý người ựa vào đôi bên gìn giữ,phát triển thì duyên một lần gặp gỡ mới thành mối phận trăm năm Nhưngduyên

Trang 26

phận dài ngắn thế nào lại chẳng ai hay biết ột năm, năm năm hay cả đời,hết thảy chúng ta không thể nào đoán định được”.

Tình yêu luôn song hành cùng với cuộc sống và đặc biệt là các bạn trẻnhu cầu yêu và được yêu còn cao hơn bao giờ hết

Trong thế gian có hàng trăm ngàn mối lương duyên nhưng chỉ có mộtmối lương duyên duy nhất thực sự dành cho mình uan niệm Phật giáo chorằng tu trăm năm mới cùng chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối

ối duyên vợ chồng phải vun đắp và cố gắng thật nhiều mới có được.Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về vấn đề tình yêu và duyênphận nhưng để giải tỏa những tâm lý cho chính bản thân mình, người tathường đi cầu duyên với niềm tin mãnh liệt rằng sẽ có được một tình yêu viênmãn ột trong những địa điểm được lựa chọn nhiều để cầu duyên đó chínhlà đến chùa

Từ lâu người ta thường có thói quen đi chùa, cầu khấn Phật để tìm đượctình yêu hoặc là cầu cho người mình yêu nên duyên vợ chồng Thực chấtkhông có ngôi chùa nào hình thành chỉ mới mục đích là cầu duyên nhưng từlâu đi chùa cầu duyên vào các dịp đầu năm, hay mùng một, ngày rằm giốngnhư một nét đẹp văn hóa trong phong tục của người Việt vậy Chưa bànđến việc có thực sự linh thiêng hay không nhưng khắp cả nước đã có rấtnhiều những ngôi chùa được nhân dân mà đặc biệt là các bạn trẻ tin rằng linhnghiệm trong việc cầu duyên nên tìm đến hành lễ rất đông au đây là kháiquát chung nhất về hệ thống những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếp khắp cảnước

1.3.2 Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Việt nam

1.3.2.1 Chùa Hà (Cầu Giấy, TP Hà Nội)

Cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những ngôi chùa cầuduyên linh thiêng nhất miền ắc đó chính là chùa Hà Chùa Hà có tên chữ làThánh Đức Tự, trước tọa lạc ở thôn ối Hà, xã ịch Vọng, quận Cầu Giấy,Hà Nội

Nơi đây được tương truyền là nổi tiếng linh thiêng nhất của mảnh đấtHà Thành

Trang 27

Theo ban quản lý di tích chùa Hà: “ u khách đến lễ chùa Hà, ngoàiviệc tìm tới sự tĩnh lặng nơi cõi Phật, ai cũng cầu nguyện một tình duyên trọnvẹn Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi, kẻ cô đơn mongsớm tìm được một nửa còn lại Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an chogia đình i cũng tin rằng Đức Phật từ bi cũng như Thánh ẫu trên cao sẽluôn thấu hiểu được lòng mỗi người Nhiều nhất là thanh niên nam nữ khôngchỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới đến chùa thắp hương cầu xin màdường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách”.

Những năm gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, “danh tiếng” củachùa Hà đã bắt đầu gây được một sự chú ý không hề nhỏ, chính những điềunày đã biến chùa Hà thành nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất miền ắc tínhđến thời điểm hiện tại

1.3.2.2 Chùa Duyên Ninh (Hoa Lư, Ninh Bình)

ột ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Đinh - Tiền ê, thế kỷ X đóchính là chùa uyên Ninh Chùa uyên Ninh cũng là một trong những ngôichùa cầu duyên nổi tiếng ở miền ắc Chùa uyên Ninh còn có tên gọi kháclà chùa Thủ tọa lạc ở thành nội của kinh đô Hoa ư xưa, nay thuộc thôn ChiPhong, xã Trường yên, huyện Hoa ư, tỉnh Ninh ình Chùa nằm trong vùngbảo vệ đặc biệt khu di tích cố đô Hoa ư và cũng chính là vùng lõi của quầnthể anh thắng Tràng n

Chùa uyên Ninh là nơi thờ Phật và các nhà sư thế kỷ X như PhápThuận, huông Việt và Vạn Hạnh

Tương truyền: “Chùa uyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh Tiền ê thường qua lại Tại đây, công chúa ê Thị Phất Ngân con gái vua êĐại Hành và tướng công ý Công ẩn đã hẹn ước nên duyên vợ chồng vàsinh hoàng tử ý Phật ã sau này là vua ý Thái Tông vào năm 1000 aunày khi ý Thái Tông trở về đây dẹp loạn khai uốc Vương đã đổi tên thànhchùa uyên Ninh Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trôngcoi mộ phần thân phụ là Hoàng đế ê Đại Hành Cũng tại ngôi chùa này,Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và kể từ đó chùa uyênNinh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa ư”

Trang 28

-1.3.2.3 Chùa Phước Hải (Quận 1, TP Hồ Chí Minh)

Nói đến cầu tình duyên, chùa Phước Hải hay còn có tên gọi khác làchùa Ngọc Hoàng cũng là một trong những nơi linh thiêng nổi tiếng khôngchỉ ài Gòn mà còn trên cả nước Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi củaNgọc Hoàng Điện, tên chữ là Phước Hải Tự người Pháp thì gọi là chùa Đaao hiện tọa lạc tại đường ai Thị ựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí inh.Theo nhiều vị cao niên, chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 với những khuvực thờ cúng riêng biệt, trong đó có điện thờ Thánh ẫu, 12 mụ bà và ông Tơ

- bà Nguyệt luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách thập phương

Người canh giữ chùa này cho rằng: “ ở dĩ Điện thờ Thánh ẫu tạichùa Ngọc Hoàng luôn tấp nập người ra kẻ vào vì dân gian tin rằng nơi đâyrất linh thiêng trong việc cầu tình duyên và con cái chùa Ngọc Hoàng cóhẳn một gian riêng thờ im Hoa Thánh ẫu và 12 ụ à - ẹ anh ẹ Độ.Theo quan niệm dân gian từ ngày xưa, 12 mụ bà làm việc nắn hình người chobé từ lúc thai kỳ Ngoài Thánh ẫu, 12 ụ bà thì còn có thờ ông Tơ, bàNguyệt Nên ngoài cầu con thì khách hành hương còn đến nơi đây để cầu tìnhduyên ặc dù chỉ là lời truyền miệng dân gian nhưng nơi đây đã trở thànhmột địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón hàng triệu lượt dukhách đến tham quan, khấn vái”

1.3.2.4 Chùa Bát Bửu Phật Đài (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh)

Chùa át ửu Phật Đài còn có tên gọi khác là chùa Phật Cô Đơn.Chùa có địa chỉ ở ấp 1 - xã Lê Minh Xuân - huyện ình Chánh - thành phốHồ Chí inh

Theo sự tích dân gian truyền lại: “Chùa có tên là Phật Cô Đơn bởi vìvào thời kỳ bom đạn, chiến tranh vùng đất này đã chịu rất nhiều tổn thất vàmất mát chính vì vậy mà một người muốn xây dựng chùa để tích công đức.au đó bà đã thỉnh một tượng Phật Thích Ca với trọng lượng và chiều cao rấtlớn vậy nên tượng Phật được đưa về chùa trước khi các hạng mục công trìnhhoàn thiện Tuy nhiên mọi công trình chưa kịp hoàn thiện thì phong trào đồngkhởi diễn ra khiến cho người dân phải di tản hết Chính vì thế, giữa vùngđồng bằng hoang vu chỉ còn lại bức tượng Phật Thích Ca Nhiều năm ròng rã

Trang 29

trôi qua trong kháng chiến chống ỹ, tượng Phật không được thắp nhang,khấn bái, các công trình kiến trúc còn chưa xây xong Cũng chính vì điều nàymà mọi người mới gọi chùa với một cái tên thân thuộc là chùa Phật Cô Đơn”.

Ngày nay, chùa Phật Cô Đơn là địa điểm được nhiều người đến thămviếng, cầu nguyện Người dân trong vùng và thành phố Hồ Chí inh chorằng đây là ngôi chùa rất linh thiêng, cùng với cái tên độc đáo là chùa Phật CôĐơn mọi người tin rằng đến đây cầu nguyện sẽ được Đức Phật ban phước chocon đường tình duyên thuận lợi, viên mãn và sớm thoát khỏi sự cô đơn trongtình yêu

1.3.2.5 Chùa Ông (Quận 5, TP Hồ Chí Minh)

Chùa Ông còn có một cái tên khác đó chính là Nghĩa n Hội uán,chùa tọa lạc tại số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành Phố Hồ Chíinh

Theo thông tin từ các cụ cao niên thường đến chùa chia sẻ: “Chùa lànơi thờ uan Công và ng ã Chùa còn có một tên gọi khác là chùa Nghĩan hay chùa uan Đế Thánh uân, ngôi chùa này được người đời ca tụng nổitiếng là linh thiêng Đặc biệt cứ mỗi dịp đầu xuân, mọi người lại rủ nhau lênchùa để cúng bái, cầu Phật ọi người đến đây không chỉ để cầu may mà cònlà nơi để các cặp tình nhân tiến hành cầu duyên, hy vọng sẽ có một kết quảhạnh phúc viên mãn”

T ểu ết ươ 1

Như vậy, chùa Việt Nam là một công trình kiến trúc không chỉ là nơiriêng để thờ Phật, mà từ khi đạo Phật được du nhập vào Việt Nam đã dunghợp thêm những tín ngưỡng bản địa khác để cùng song hành và phát triển chođến tận ngày nay

Cấu trúc của chùa Việt Nam với những dạng thường gặp như: chữĐinh, chữ Tam, chữ Công, kiểu nội Công ngoại uốc Chùa Hà là một đạidiện tiêu biểu cho cấu trúc dạng hình chữ Đinh

Về kiến trúc của chùa, ở mỗi giai đoạn lịch sử tùy theo cấu trúc, điềukiện kinh tế, đặc trưng vùng miền mà mỗi chùa được xây dựng theo lối kiến

Trang 30

trúc khác nhau chứ không có một khuôn mẫu cố định, cụ thể nào cho hàngngàn ngôi chùa trên khắp đất nước Việt Nam Nhưng nhìn chung một ngôichùa thông thường sẽ có tam quan, sân chùa, nhà bái đường, chính điện, dãyhành lang, nhà tổ.

Xã hội ngày một phát triển, các tòa cao ốc cũng được mọc lên như nấm,con người với những guồng quay của nhịp sống hiện đại rất dễ lãng quên đinhững giá trị lịch sử - văn hóa đã có từ ngàn xưa Cùng với đó là rất nhiều tácđộng khách quan lẫn chủ quan khiến cho hàng loạt di tích rơi vào tình trạngkêu cứu Ngày nay vấn đề bảo tồn di tích cũng là mối quan tâm lớn của cáccấp lãnh đạo, các ban ngành và cả những nhà nghiên cứu Tuy nhiên do chưacó sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng nên trong quá trình thực hiện vẫn còn rấtnhiều bất cập Tình trạng xuống cấp di tích ngày càng nghiêm trọng Chính vìvậy, chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa là vôcùng cần thiết Chùa Hà là điển hình cho những di tích cần bảo tồn và pháthuy các giá trị nói chung và giá trị lịch sử - văn hóa nói riêng

ua chương 1, có thể khẳng định được vị thế rất quan trọng của chùaHà trong hệ thống những ngôi chùa cầu duyên khắp cả nước Cùng với sựphát triển của thông tin đại chúng, danh tiếng của chùa Hà ngày càng một lanxa Điều này thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, lễ Phật và đặcbiệt là các nam thanh, nữ tú đến chùa để cầu tình duyên Trên các diễn đàn,người ta thường nhắc về chùa Hà với câu nói - ngôi chùa cầu duyên nổi tiếngnhất miền ắc Chùa Hà là một trong những địa điểm cầu duyên không chỉđược các tín đồ trong khu vực thường xuyên lui đến mà còn thu hút cả nhữngbạn trẻ của các vùng miền khác đến tham quan, lễ Phật, tìm hiểu về lịch sử -văn hóa và cầu tình duyên

Trang 31

C ươ 2GIÁ TR L CH SỬ VĂN HÓA CỦA CHÙA HÀ (HÀ NỘI)2.1 Tổng quan về chùa Hà

2.1.1 Vị trí địa lý

Chùa Hà nằm trên mảnh đất thuộc làng Dịch Vọng có tên Nôm là làngVòng, một làng cổ nằm ở phía tây của kinh thành Thăng ong, nay thuộc phốchùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành Phố Hà Nội

Sách Lịch sử cách mạng phường Dịch Vọng có ghi: “ ịch Vọng là mộttrong những xã lớn của huyện Từ iêm, tính đến năm 1980 diện tích tự nhiênrộng 3,797 km2, dân số có 6.408 người, mật độ dân số 1.187 người/km2

Tháng 9 năm 1997, xã ịch Vọng đổi thành phường Dịch Vọng thuộcquận Cầu Giấy

Nhân dân phường Dịch Vọng cư trú trên vùng đất chạy dài 2km theodọc quốc lộ Hà Nội - ơn Tây, phía Đông giáp phường Cống Vị (quận BaĐình và phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy ; phía Tây giáp phường Mai Dịch(quận Cầu Giấy), xã Mỹ Đình huyện Từ iêm và phường Yên Hòa (quậnCầu Giấy); phía Bắc giáp phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy) và xã Cổ Nhuế(huyện Từ iêm ”

Tháng 4 năm 2005, thực hiện Nghị định số 2/NĐ - CP ngày 5 tháng 1năm 2005 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lậpphường mới, nay địa giới phường Dịch Vọng như sau: Phía Bắc giáp phườngNghĩa Tân quận Cầu Giấy), phía Nam giáp phường Yên Hòa (quận CầuGiấy), phía Đông giáp phường Nghĩa đô, phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy),phía Tây giáp phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy)

Địa danh Dịch Vọng được hình thành và đặt tên từ bao giờ cho đến nayvẫn chưa có một tài liệu nào giải đáp chính xác Theo thư viện nghiên cứuHán Nôm, và triều Lê Thần Tông năm thịnh Đức thứ 3 1655 đã xuất hiệnthôn Trung xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm

Tấm bia Trùng tu Tô Giang kiều bi ký tạo năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vualê Hy Tông (1695) khắc tên Dịch Vọng tổng

Trang 32

Tấm bia Thánh đức tự bi tạo năm Chính Hòa thứ 16 1695 đời vua LêHy Tông đã khắc tên Bối Hà Thôn, Thánh Đức tự.

Quả chuông Thánh Đức Tự Chung (chuông chùa Thánh Đức đúc nămCảnh Thịnh thứ 7 (1799) khắc các địa danh giáp Bát Hà (Bối Hà) thôn Trungxã Dịch Vọng huyện Từ Liêm

Thôn Dịch Vọng Trung gồm có 4 giáp: Bối Hà, Thọ Tháp, giáp Đông,giáp Tây Đơn vị hành chính tổng Dịch Vọng được hình thành khoảng hơn batrăm năm trước Đầu triều Nguyễn, tổng Dịch Vọng bao gồm các xã DịchVọng, Thượng Yên quyết, Hạ Yên Quyết, Mai Dịch, Mễ Trì, Kính Chủ, NhânMục, Nghĩa Đô, trại Đoài ôn Cửa Tây) và sở Dịch Vọng

Dịch Vọng tự hào là vùng đất góp phần tạo nên nền văn hóa ThăngLong - Hà Nội ngàn năm văn hiến Nói đến Dịch Vọng người ta không chỉnhắc đến chùa Hà mà còn nói đến nghề làm giấy, dệt đũi, làm cốm xanh (cốmVòng)

Ngoài ra Dịch Vọng còn có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng nhưchùa Thánh Chúa, chùa Duệ Tú, chùa Tăng Phúc, chùa Hà, chùa Thọ Cầu,chùa Bảo Tháp, đình ối Hà, đình Thọ Pháp, đình Thọ Cầu, đình Đa, đìnhTăng, đình Vĩ hậu, đình Hậu Sau cuộc điều chỉnh địa giới hành chính vàotháng 4 năm 2005, phường Dịch Vọng chỉ còn lại các di tích: chùa Bảo Tháp,đình Thọ Tháp, chùa Thọ Cầu, đình Thọ Cầu, chùa Hà và đình ối Hà Các ditích khác nay đã thuộc về vị trí của các phương lân cận Trong khuôn khổ củakhóa luận tác giả chỉ xin giới thiệu về cụm di tích đình - chùa Hà

2.1.2 Tên gọi và lịch sử hình thành

Chùa Hà (C h ữ H á n: 丁丁) có tên chữ là Thánh Đức Tự (C hữ H á n: 丁 丁丁) cùng với đình ối Hà lập thành cụm di tích đình - chùa Hà

Tên chùa là Thánh Đức Tự cũng đã gợi mở ít nhiều cho ta về lịch sửhình thành và xây dựng chùa

Có 2 truyền thuyết về lịch sử chùa Hà gắn liền với vua Lý Thánh Tông:Truyền thuyết thứ nhất: “Vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiềudanh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Thánh Chúa, chùa uệ Tú, chùa

Trang 33

Thánh Đức Lúc bấy giờ vua ý Thánh Tông đã 42 tuổi mà vẫn chưa có connên đã cầu tự ở chùa Thánh Chúa mà sinh được Hoàng tử o đó để kỷ niệmsự kiện này nên chùa đã có tên là chùa Thánh Chúa Trên đường đi vua cònghé qua một ngôi đền khác và ban phát tiền bạc cho chùa để trùng tu lại chínhvì vậy chùa Hà còn có tên là Thánh Đức Tự”.

Về việc xây dựng chùa Thánh Đức còn có truyền thuyết thứ hai rằng:“Vào những năm 1459, ê Nghi ân không được truyền ngôi đã kết bè đảngđang đêm tấn công vào thành Thăng ong đốt cháy cung điện Vua Lê ThánhTông còn nhỏ đã được quần thần đưa về các chùa Thánh Đức, Thánh Chúa đểlánh nạn Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng nhớơn các đại thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã phế bỏ Lê Nghi

ân để phò tá ông lên ngôi vua vào năm 1460”.Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần.Đến năm Chính Hòa 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồnên người dân gọi là chùa Vồi Đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705) có haingười quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ởchợ trong và ngoài thành Thăng ong Nhờ buôn bán phát đạt hai gia đìnhnày tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lạichùa với quy mô lớn bằng gạch ngói (1680) Từ đó hai làng Thổ Hà và DịchVọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tênNôm là chùa Hà Thời gian này chùa đã trùng tu lớn

Trong kháng chiến chống Pháp và đầu năm 1947, chùa Hà bị giặc pháhủy và chỉ còn sót lại tam quan, một phần Phật điện với số lượng tượng Phậtkhác au đó, cụ Đức - người trông coi chùa Hà ngày ấy đã dựng lại mái chùabằng tre gỗ đơn sơ Năm 1988, bằng tiền công đức của nhân dân từng bướcchùa Hà được trùng tu với diện mạo dựa theo lần trùng tu lớn năm 1680 iệnmạo ngày nay của chùa chính là kết quả của lần trùng tu lớn đó và những lầntrùng tu sau này

Ngày nay khi đến chùa Hà chúng ta sẽ may mắn bắt gặp một công trìnhkiến trúc được xây dựng trong một không gian thoáng đãng nằm ẩn mìnhdưới những vòm cây cổ thụ

Trang 34

2.2 Giá trị kiến trúc, lịch sử của chùa Hà (Hà Nội)

2.2.1 Giá trị kiến trúc

2.2.1.1 Tam quan

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu: “Tam quan chùa Hà xây haitầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái Tầng trên xây kiểu chồng diêm,giữa bờ đinh mái thượng đắp nổi hình mặt trời lửa đặt trên hình hổ phù, haiđầu kìm đắp hình rồng đuôi xoắn, miệng ngậm bờ nóc, mái lợp giả ngói ống.Trên có gác chuông, gác nọ nối vào gác kia mái cong cao vút bên góc tạo nêncho tam quan dáng vẻ nhẹ nhàng và thoáng mát tầng dưới ba gian dựng trênmười hai cột xây nổi trong tường tạo ba vòm cửa Cửa giữa rộng hơn hai bên,trên mặt tường nối hai cửa phía ngoài đắp nổi hình rồng hổ theo phương vịđông thanh long tây bạch hổ”

2.2.1.2 Nhà Tiền đường

Nhà Tiền đường năm gian, xây theo kiểu mái chồng diêm hai tầng,ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ là hang chấn song kiểu con tiện tạo ánhsáng tự nhiên cho phần nội thất bên trong tòa nhà, mái lợp ngói mũi hài ờnóc mái thượng đắp hồ lô đựng nước Cam Lồ của nhà Phật Bộ khung đỡ máigồm sáu bộ vì kèo làm theo kiểu “Thượng giá chiêng, hạ kẻ bẩy hiên”, cáccột đỡ mái kiểu “Thượng thu - hạ bẩy hiên”, các cột đỡ mái làm theo kiểu“Thượng thu - hạ thách”, Nền được lát bằng gạch át Tràng, cao hơn mặt sân50cm, xung quanh bó vỉa bằng phiến đá xanh

2.2.1.3 Tòa Thượng Điện

Tòa Thượng điện gồm bốn gian thờ dọc một đầu nối với nhà tiềnđường tạo thành kết cấu hình chữ Đinh, xây theo kiểu tường hồi bít đốc,mái lợp ngói mũi hài, nội thất bốn hang chân cột đỡ mái, nội thất bốn hangchân cột đỡ mái, các bộ vì kèo làm kiểu “Thượng giá chiêng - hạ kẻ bẩyhiên”, nền lát gạch vuông, kiến trúc đơn giản chỉ bào trơn kẻ soi

2.2.1.4 Tòa Phật Điện

Tiếp đến tòa phật điện của chùa cũng được bài trí với các lớp tượngnhư sau:

Trang 35

Trên cùng nơi cao nhất của phật điện là ba pho Tam Thế Phật Chữ thếcó thể hiểu là thời, vậy Tam thế Phật đại diện cho đức Phật ở thời quá khứ,hiện tại và tương lai Phật i Đà tượng trưng cho Đức Phật ở thời quá khứ,Phật Thích Ca âu Ni đại diện cho Đức Phật ở thời hiện tại và Phật Di Lặcđại diện cho Đức Phật ở thời tương lai Pháp thân tồn tại nhiệm màu ở cả bathời Thứ hai chữ thế cũng có thể hiểu là thế giới gồm có phương đông là thếgiới Tịnh ưu y của Phật ược ư, phương Tây là thế giới cực lạc của Phậti Đà và trung tâm chính là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni.Theo nghĩa này Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phậttừ đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới… Vô lượng, vô biên,vô số quốc độ Phật như thế Ta thường quen gọi là tượng Tam Thế, thực rađây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, còn tên đầy đủ của bộtượng này có nhiều, song phổ cập nhất vẫn là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức3.000 Đức Phật mỗi thời 1000 vị hay “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp thân”là nhằm tôn thờ hình tượng của sự chân thật, sáng láng, kỳ diệu luôn tồn tạikhắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật Tượng ngồi tọa thiềntrên tòa sen ba lớp cánh, tóc xoắn ốc, mặc áo cà sa, gương mặt trái xoan, mũidọc dừa, hai mắt khép hờ với vẻ mặt phúc hậu, được sơn thiếp lỗng lẫy, mangphong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.

Lớp tượng thứ hai, tượng i Đà, có kích thước lớn Tượng ở tư thếngồi tọa thiền thuyết pháp trên tòa sen Đây là tư thế tập trung cao độ vào mộtý nguyện, cắt đứt mọi quan hệ Từ đây đạt đến đỉnh cao của giác ngộ và trítuệ mà ngoại cảnh không thể nào cám dỗ được Đây cũng là tư thế thiền lầncuối cùng của Thích Ca âu Ni dưới gốc cây Bồ Đề, chiến thắng mọi sự tấncông của ma vương, quỷ ác Tượng phật i Đà với mái tóc hình xoắn ốc,đầu có nhục khấu nhô lên, khuôn mặt nhân hậu, đôi mắt nhìn xuống như đangsuy tư, sống mũi cao thẳng, miệng hơi mỉm cười, tai chảy dài ngang cằm Nổibật trên thân tượng là tấm áo cà sa với những nếp gấp đều tạo ra các làn sóngmỏng tạo ra sự cân đối ở hai bên

i Đà Phật cha là Nghiêm Nguyệt Thượng Thánh Vương, mẹ là ThùThắng Diệu Nhan Thắng Hậu Giờ Ngọ ngày 17 tháng 11 sinh thái tử Bất

Trang 36

Thuấn a Vô Tường Niệm Ngài xuất thế 80 năm, phát 48 đại nguyện sau đóđến năm Giáp Tuất nhập Niếp Bàn thành Phật.

i Đà Phật, âm dịch từ chữ amita, viết tắt của chữ Phạn là AmitabhaVô lượng uang và mitayus Vô lượng Thọ) Theo kinh i Đà mà ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy thì nơi ở của đức Phật i Đà nằm ở phíatây, cách cõi Sa Bà tức trái đất 10 vạn ức cõi phật Đây chính là Cực LạcQuốc ( oukhavati Đức Phật i Đà có hào quang chiếu sáng vô lượng,chiếu rọi khắp mười phương không có gì ngăn cản được nên có tên gọi là Vôượng Quang Phật Thọ mạng của Phật i Đà cùng với nhân dân nơi thếgiới Cực Lạc của ngài đều vô lượng, vô biên, trường cửu đến triệu triệu kiếpnên có tên gọi là Phật Vô ượng Thọ thế giới Cực Lạc của ngài, tất cảchúng sinh đã vượt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, vượt ra khỏi những khổ đauvà luôn sống ở nơi ngập tràn ánh sáng và những điều nhiệm màu, tươi đẹp.Chính vì vậy người tu theo phái Tịnh Độ Tông tin rằng ai muốn vãng sinh vềcõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật i Đà thì phải kiên tâm trì niệmhồng danh của ngài, tức là niệm “Nam ô i Đà Phật” Người tu theo pháiTịnh Độ Tông cũng tin tưởng rằng đức Phật i Đà Thường hiển hiện đểtiếp dẫn chúng sinh đến với cõi Cực Lạc

Đi cùng với tượng đức Phật i Đà để giác ngộ, tiếp dẫn chúng sinhlà hai phật tượng ên trái ngài là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải ngàilà tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là bậc đẳng giác, có hạnh nguyện đại từ, đại bicứu khổ chúng sinh Ngài được gọi là Đại Bi Quan Thế m vì ngài thườngquan sát sự khổ của chúng sinh và nghe chúng sanh ở mười phương kêu cầungài cứu khổ thì ngài hiện thân cứu nạn cho được yên vui, tai qua nạn khỏi.Ngài thường phân thân, sinh vào các loài để giáo hóa, cứu khổ cho các loài

Đại Thế Chí Bồ Tát là bậc Đẳng Giác ở cõi Cực Lạc của Phật i Đà.Ngài là vị Bồ Tát thể hiện ánh sáng trí tuệ và ý chí mạnh mẽ giáo hóa chúngsinh Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát là hai vị Đại Bồ Tát phụcùng với Phật i Đà để tiếp dẫn chúng sinh trong mười phương về với cõiTây Phương Cực Lạc

Trang 37

Lớp tượng tiếp theo, phía dưới tượng i Đà Phật bên trái là tượngThánh Tăng tức Nan Đà, bên phải là tượng Đức Ông.

Nan Đà thuộc dòng dõi quý tộc, vốn là em họ của Thái Tử Tất ĐạtĐa, tức là đức Phật Thích Ca âu Ni sau đó inh sách ghi lại rằng, Tôn GiảA - Nan Đà có trí nhớ siêu phàm, Ngài nhớ được tất cả những lời Phật thuyếtdạy hằng ngày một cách vô cùng chính xác, không thừa, thiếu một câu nào A- Nan được tán than là Tôn giả “Đa văn đệ nhất” Chính vì nhớ tất cả giáo lýmà Phật thuyết khi còn tại thế nên khi Phật nhập Niết - bàn, việc kết tập Kinhđiển phải nhờ vào công sức rất lớn của ngài A - Nan Đó là những bộ Kinhđược ghi chép lại và lưu truyền cho đến ngày hôm nay Tôn giả A - Nan có 20năm làm thị giả cho Phật Không những là người kề cận đức Phật hàng ngàymà so với các đệ tử khác của Phật thì A - Nan Đà là Tôn giả có hội nghe Phậtgiảng nhiều nhất, là người tạo phước nhiều nhất với đức Phật Có sự tích chorằng: “A - Nan - Đà cũng chính là người khám phá và trừ bỏ âm mưu giếtPhật của Đề - bà - đạt - đa Hơn ai hết, A - Nan - đà bênh vực cho việc nữ giớiđược học hỏi giáo pháp Nhờ sự can thiệp của Tôn giả mà Phật chấp nhậnthành lập ni đoàn Chính vì điều này mà trong lần kết tập thứ nhất, A - Nan -đà bị Tăng - già chê trách Tương truyền rằng, bảy ngày sau khi Phật NiếtBàn, A - Nan - đà mới giác ngộ, đắc quả A - La - Hán trong đêm trước lần tậpkết thứ nhất A - Nan nhập Niết - bàn vào năm 485 trước công nguyên”

Đức ng hay Đức Chúa Ông trong Phật giáo có tên tiếng Phạn làAnathapindika hay còn gọi là Cấp Cô Độc Ông là một doanh nhân, trưởnggiả giàu có ở thành Xá Vệ nước Kiêu Tát La thuộc Ấn Độ cổ đại Cấp Cô Độcnổi tiếng là một người có tấm lòng lương thiện, thường xuyên làm nhiều việctốt đặc biệt là giúp đỡ những người cô độc, nghèo khổ nên người ta gọi ông làCấp Cô Độc hi ông được nghe Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp ở thànhVương Xá, ông đã quy y Phật rồi mời Đức Phật Thích Ca đến thành Xá Vệthuyết pháp Ngài là một tín đồ giàu có, mộ đạo, ngài đã bỏ ra lượng của cảivô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của thái tử Kỳ Đà nước Xá Vệ, mua lạikhu vườn rộng rãi, xinh đẹp để cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tớithuyết pháp Cấp Cô Độc được biết đến là đệ tử hào phóng nhất của Đức Phật.Do làm nhiều việc thiện và hết lòng ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là

Trang 38

Phật nhưng Cấp Cô Độc vẫn được tạo tượng và phối thờ tại các ngôi chùa Đức ng được coi như một vị thần thổ địa chuyên cai quản ngôi chùa Có thểĐức Ông ở chùa Hà là vị thần Thổ địa rất linh thiêng nên nhân dân vẫn haytruyền tụng câu “Đức ng chùa Hà, Đức à chùa Hương”.

Phía ngoài chính điện giáp với Đại ái chính là tượng Thích Ca sơ sinhhay còn gọi là tượng Cửu Long Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra Thái TửTất Đạt (tức Thích Ca ơ inh đã đi được bảy bước, mỗi bước đi lại hóa ra một đóa hoa sen Ngài đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn” Nghĩa là trên trời dướiđất chỉ có ta là tôn quý hơn cả Cùng khi đó, có chín con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư tiên mừng rỡ, cõi Phật hoan hỷ Việt Nam, hình tượng tòa Cửu ong hay tượng Thích Ca sơ sinh bao giờ cũng được mô tả dưới hình tượng cậu bé tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, xung quanh có chín con rồng và quần tiên bao bọc

Tiếp theo và cũng là nổi bật nhất ở tòa bái đường là hai tượng ThiênTướng Hộ Pháp Tượng to cao lớn, mặc áo giáp vàng, tay cầm binh khí, đầuđội mũ đâu mâu Tượng Thiên Tướng Hộ Pháp ở nhà bái đường của chùa Hàngồi trên

Hai bên đầu hồi còn đặt tượng tám vị Hộ Pháp uy nghiêm, đẹp đẽ.Tương truyền rằng Ma Ni phu nhân vào giờ ão ngày 3 tháng 2 năm GiápTý, sinh hạ một bọc và nở ra tám vị tướng chuyên trừ yêu, diệt ác lần lượtgồm

Thanh Giáng Tai im Cương Trừ tai ác)Tỵ Đọc Thần im Cương Trừ ôn dịch)Hoàng Tùng Cầu im Cương Cầu được như ýBạch Tịnh Thủy im Cương iệt trừ hỏa nhiệt, phiền não)Xích Thanh Hỏa im Cương inh tâm kiến tính)

Định Trì Tai im Cương Tâm khai ý giải)Tử Hiền Thần im Cương Giúp chúng sinh tang cường trí tuệ)Đại Thần Định im Cương Nhập định trừ tai)

Trang 39

2.2.1.5 Điện Mẫu

Phía sau chính điện của chùa là điện Mẫu Kiến trúc của điện Mẫu baogồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện Trong phương đình cóđặt bình hương và đôi hạc lớn Hai bên có treo câu đối:

Phiên âm Hán - Việt:

Lễ nhạc uy nghi, kính như thần tại;Âu ca cổ vũ, thụy hợp nhân hòa.

Phiên âm Hán - Việt:

Bảo điện đại trang nghiêm, tứ phủ vạn linh đồng giám cách;Chu cung tang tráng lệ, quần tiên liệt giá hiệp anh thanh.

Trang 40

Về Mẫu Thượng Thiên - Liễu Hạnh công chúa có truyền thuyết rằng:Liễu Hạnh Công Chúa là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế có tên làQuỳnh Nương do đánh rơi chiếc chén ngọc trong một bữa tiệc lớn nên bị đàyxuống trần gian để tu luyện Từ đó dân gian lưu truyền về sự tích ba lần giángtrần của Công Chúa Liễu Hạnh.

Lần thứ nhất, tương truyền ở làng n Thái hương Vân Cát huyện ThiênBản trấn Thiên Nam nay thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định có gia đình họLê chuyên làm phúc cứu người, một long ăn chay niệm Phật cầu tiên NgọcHoàng thương xót nên ban cho người con gái đầu thai vào nhà họ ê hinàng đầu thai xuống trần, từ khi mới sinh ra đã thích mặc trang phục màu đỏvà trên người có hương thơm tỏa khắp nhà nên đặt tên là Giáng Tiên GiángTiên lớn lên kết hôn với Đào ang - một tiên đồng giáng sinh Sau ba năm haivợ chồng sinh được một bé trai, một bé gái Năm Giáng Tiên 21 tuổi cũng làlúc hết hạn ở trần gian phải về với thiên đình, ngày 3 tháng 3 không bệnh màmất

Lần giáng sinh thứ hai Giáng Tiên đã quay về thượng giới nhưng ngàyđêm buồn bã khôn nguôi Nàng luôn nghĩ và lo lắng cho người chồng ở dướihạ giới phải vất vả một mình nuôi dạy con cái Ngọc Hoàng thương tình lạicho xuống hạ giới để cùng Đào ang nuôi dạy con cái Sau khi các con đãkhôn lớn thì Giáng tiên và Đào ang đều cùng trở về trời Mặc dù đã về trờituy nhiên Giáng Tiên vẫn mê cảnh đẹp trần gian Nàng thường lén xuống trầngian để vui chơi, lúc thì du chơi vùng ạng ơn, úc thì du chơi ở khu vựcTây Hồ Khi gặp Phùng Khắc kHoan đi sứ ở Lạng ơn nàng cùng Trạng BùngPhùng Khắc Khoan uống rượu, ngâm thơ Nàng chỉ để lại mấy chữ trên thancây rồi biến mất đi ấy chữ ấy là Mão khẩu công chúa Cây (mộc) có mãobên cạnh là liễu, Cây (mộc) có khẩu bên dưới là hạnh Từ đó Giáng Tiênđược dân gian gọi với một cái tên rất phổ biến đó chính là Liễu Hạnh CôngChúa

Sau khi Trạng Bùng - Phùng Khắc hoan đi chơi Tây Hồ, được LiễuHạnh Công Chúa tiếp đãi, và khi tiệc tan chỉ còn nhìn thấy bốn chữ Tây Hồphong nguyệt Vì vậy ở phủ Tây Hồ hiện nay vẫn đắp bốn chữ này

Về lần giáng sinh thứ ba của công chúa Đào ang tuy đã về trời nhưngvẫn đam mê trần thế, dục vọng chưa dứt nên vẫn phải đầu thai xuống trần và

Ngày đăng: 29/08/2019, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w