1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

17 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 349,81 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGÔ THỊ HUYỀN TRANG THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ C

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC

Ở NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC

Ở NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học

Mã số: 60.31.02.04

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THẾ THẮNG

Hà Nội - 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6

7 Bố cục của Luận văn 6

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC 7

1.1 Khái niệm dân chủ và dân chủ trong giáo dục 7

1.1.1 Dân chủ 7

1.1.2 Dân chủ trong giáo dục Error! Bookmark not defined

1.1.3 Nhà trường đại học Error! Bookmark not defined

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục dân chủError! Bookmark not defined

1.2.1 Dân chủ là quyền ai cũng được học hànhError! Bookmark not defined

1.2.2 Lực lượng tham gia vào giáo dục chính là nhân dân để phục vụ

cho nhu cầu học tập của nhân dân Error! Bookmark not defined

1.2.3 Mục đích của nền giáo dục dân chủ mớiError! Bookmark not defined

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong quản lý nhà

trường Error! Bookmark not defined

1.3.1 Vai trò của dân chủ trong quản lý nhà trườngError! Bookmark not defined

1.3.2 Vai trò và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

trong thực hành dân chủ ở nhà trường Error! Bookmark not defined

1.3.3 Vai trò và yêu cầu của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong việc thực

hành dân chủ ở nhà trường đại học Error! Bookmark not defined

1.3.4 Yêu cầu đối với người học trong trường đại họcError! Bookmark not defined

1.4 Dân chủ trong giảng dạy và học tập Error! Bookmark not defined

Trang 4

1.4.2 Dân chủ trong phương pháp giảng dạyError! Bookmark not defined

1.4.3 Dân chủ trong phương pháp học tậpError! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 1: Error! Bookmark not defined

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC

HÀNH DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY Error! Bookmark not defined

2.1 Thực trạng thực hành dân chủ trong nhà trường đại học ở Việt

Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

2.1.1 Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện tốt dân

chủ tại các nhà trường đại học ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined

2.1.2 Thành tựu, hạn chế trong thực hành dân chủ ở nhà trường đại

học Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

2.2 Phương hướng và giải pháp thực hành dân chủ trong nhà

trường đại học ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí MinhError! Bookmark not defined

2.2.1 Một số phương hướng thực hành dân chủ ở nhà trường đại học

theo tư tưởng Hồ Chí Minh Error! Bookmark not defined

2.2.2 Một số giải pháp thực hành dân chủ trong nhà trường đại học

Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhError! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 2: Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, không thể tách rời của cách mạng Việt Nam Với triết lý đã trở thành niềm tin sâu sắc “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã lên án “chính sách ngu dân” và “nền giáo dục nô lệ” của chính quyền thực dân áp dụng ở Việt Nam Năm

1930, trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người đã nêu khẩu hiệu “thực hành giáo dục toàn dân”, tức là phải tiến hành phổ cập giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, được hưởng dân chủ trong giáo dục

Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước đó đã thực thi một nền dân chủ rộng rãi khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dân chủ trong giáo dục, bởi “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”, giáo dục là một mặt trận quan trọng Thực hiện dân chủ trong giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển Giáo dục là hoạt động liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực cho sự phát triển của một quốc gia, cho nên thiếu dân chủ trong giáo dục sẽ kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực- động lực quan trọng nhất, quyết định nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thiếu dân chủ trong giáo dục sẽ làm giảm chất lượng của nguồn nhân lực, nó sẽ đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại - xu thế đầu tư vào con người

Trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay của đất nước, tư tưởng đó của Người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam, nó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng , ngành giáo dục nói chung hiện nay Bài học này nhắc chúng ta luôn quán triệt rằng một nền giáo dục mới nhất thiết phải thực hiện tốt dân chủ mới; một nhà trường phát triễn vững mạnh nhất thiết phải có dân chủ và thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động giáo dục Dân chủ đó nhất

Trang 6

2

thiết phải gắn liền kỷ cương, vì thế song song với việc phát huy dân chủ cần nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm hoặc mất dân chủ trong hoạt động giáo dục bằng những chế tài nhất định Đó là tiền đề, là cơ sở cho mọi năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta luôn luôn phát triển, tiến lên không ngừng xứng đáng là một nền giáo dục mới Việt Nam mà “con mắt đại bàng của tư duy” của Hồ Chí Minh

đã phát hiện và dày công vun đắp

Trong những năm gần đây, việc thực hành dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên những hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại Trong các trường đại học vẫn còn tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn hoặc lợi dụng dân chủ để trục lợi cá nhân, xúi giục những hành động vi phạm pháp luật, vi phạm dân chủ

Để phát triển giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực hành dân chủ trong giáo dục ở các

trường đại học Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hành dân chủ trong

giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm

luận văn cao học của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, giáo dục và dân chủ trong giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:

Nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vai trò của

tư tưởng đó đối với sự nghiệp đổi mới đất nước có: PGS, TS Phạm Hồng Chương

trong sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà

Nội, 2004 Trong công trình này tác giả đã đưa lại một cách nhìn khái quát về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, phân tích nội dung dân chủ trong các lĩnh vực cụ thể và làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục ý thức dân chủ

cho người dân trong xã hội; TS Phạm Văn Bính, với công trình: Phương pháp dân

chủ Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, phản ánh nét đặc

sắc trong phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp dân chủ, nêu rõ nguồn gốc của

Trang 7

phương pháp dân chủ, từ đó tác giả đã đề ra giải pháp để hoàn thiện phương pháp lãnh đạo dân chủ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; công trình này là kết quả nghiên cứu của tác giả từ

luận án tiến sỹ triết học với đề tài “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của

Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”; những

công trình như: Dân chủ- di sản văn hóa của Hồ Chí Minh, Nguyễn Khắc Mai, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 1997; 100 câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh, Nguyễn Khắc Mai, nhà xuất bản trẻ, 2001; Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh của hai tác giả

Phạm Thành, Nguyễn Khắc Mai, nhà xuất bản trẻ, 1991, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về địa vị của người chủ, các hình thức biểu hiện dân chủ

Những công trình khoa học và luận văn nghiên cứu về vấn đề dân chủ có thể

kể đến: Nguyễn Thế Phúc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị- Giá trị

lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Hồ Chí Minh

học, Hà Nội, 2008

Hầu hết các công trình trên đã tập trung phân tích định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ, chỉ ra được giá trị của việc thực hiện dân chủ trong quá trình xây dựng Nhà nước dân chủ ở Việt Nam và thực hiện dân chủ trong bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị

Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và việc vận dụng tư

tưởng đó trong giai đoạn hiện nay có TS Nguyễn Văn Chung với cuốn sách “Tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong

sự nghiệp đổi mới”, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2010 đã đưa ra

cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế

kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Nga (chủ biên) đã phân tích khái

quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục để trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí

Trang 8

4

Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người, phát triển giáo dục ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, mà còn định hướng cơ bản đối với việc đổi mới, chấn hưng phát triển nền giáo dục Việt Nam trong thời gian tới

Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại

học Việt Nam hiện nay” do TS Hoàng Anh (chủ biên) xuất bản năm 2013 đã phân

tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục có cuốn sách của

TS Võ Văn Lộc, Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, công trình đã có sự tìm tòi công phu để chứng minh Hồ Chí Minh là người khai sáng nền dân chủ và giáo dục dân chủ mới ở Việt Nam, tác giả tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục theo phương pháp lịch sử, bằng sự trích dẫn các lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chủ đề rồi

mô hình hóa, tác giả đã nêu lên một số quan điểm dân chủ của Người với đời sống chung và đời sống giáo dục

Về thực hành dân chủ ở các trường đại học, TS Đồng Văn Quân với cuốn

sách “Thực hiện dân chủ trong các trường đại học nước ta hiện nay” do nhà xuất bản

Chính trị quốc gia phát hành năm 2014, đã nêu lên tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, khảo sát thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường tại các trường đại học ở nước ta hiện nay

Các công trình công bố trên các tạp chí khoa học có: Nguyễn Văn Nam, Quán

triệt tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, tạp chí

Công tác tư tưởng và văn hóa, sô 6, 1992; Lê Huy Thực, Hồ Chí Minh về cơ chế thực

hiện dân chủ, tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4, 1992; Hoàng Trang, Về dân chủ trong

Tư tưởng Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, 1998; Nguyễn Tiến Phồn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ, tạp chí Triết học, số 6, 1997; Hoàng Chí

Trang 9

Bảo, Hồ Chí Minh - Nhà lý luận và thực hành dân chủ, Thông tin chính trị học, Hà Nội, 2000 - Nguyễn Trọng Chuẩn, “Vai trò động lực của dân chủ”, Tạp chí triết học,

số 5- 1996; Vũ Ngọc Hải, “Hệ thống giáo dục quốc dân hướng tới xây dựng xã hôi

học tập suốt đời ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số 63- 2003; Võ Văn Lộc , “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập”, Tạp chí Giáo dục, số 57- 2003

Nhìn chung, những công trình trên, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, về thực hành dân chủ trong giáo dục nhà trường đã cho tác giả luận văn có cách nhìn toàn diện hơn về tư tưởng dân chủ, giáo dục của Hồ Chí Minh Thông qua các công trình nghiên cứu, khảo sát

đã cung cấp cho tác giả một khối lượng tư liệu phong phú và quý giá Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về một lĩnh vực cụ thể của dân chủ là dân chủ trong giáo dục và đặc biệt là vận dụng tư tưởng đó vào quá trình thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học nước ta hiện nay thì tác giả chưa thấy một công trình nào thực hiện ở mức độ luận văn theo phương pháp tiếp cận chính trị học

Kế thừa những thành quả mà các nhà khoa học đã đạt được, chúng tôi đi vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, làm rõ những luận cứ khoa học để từ đó rút ra ý nghĩa đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay thông qua việc vận dụng tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường đại học Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

- Mục đích:

Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục từ đó tìm ra những giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hành dân chủ trong nhà trường đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

- Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau:

+ Làm rõ khái niệm dân chủ, dân chủ trong giáo dục

+ Làm rõ một số nội dung tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh

Trang 10

6

+ Tìm hiểu thực trạng dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học nước ta hiện nay

+ Luận văn đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam đạt hiệu quả cao

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

- Đối tượng:

+ Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục + Sự vận dụng tư tưởng của Người trong thực hành dân chủ ở nhà trường đại học nước ta hiện nay

- Phạm vi:

+ Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng dân chủ và dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh

+ Đề tài tiến hành khảo sát việc thực hiện dân chủ trong giáo dục tại một số trường đại học công lập ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

+ Thời gian khảo sát: từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ trong giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu của Luận văn: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: logic- lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, nghiên cứu văn bản học và nghiên cứu trường hợp

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục

- Là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên ngành Chính trị học, Hồ Chí Minh học

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết

Ngày đăng: 31/10/2016, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w