1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ. VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

4 571 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 25,25 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị được thể hiện ở việc khẳng định quyền lực của nhân dân trong hiến pháp và pháp

Trang 1

CÂU 3: TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

I- LÍ THUYẾT:

1 Khái niệm:

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực .

Theo định nghĩa trong từ điển: Dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong

đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”.

2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ:

- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân

- HCM quan điểm dân chủ có nghĩa là “dân là chủ” và “dân làm chủ”

- Dân chủ là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ, các quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động; dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân…

3 Dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội:

3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị được thể hiện ở việc khẳng định quyền lực của nhân dân trong hiến pháp và pháp luật; đảm bảo tổ chức nhà nước dân chủ của dân, do dân và

vì dân

- Để phát huy dân chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân,

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của

Nhà nước đem lại hiệu quả xã hội thực sự

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

- Bảo đảm công ăn việc làm cho mỗi người dân, phải tôn trọng lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất để ai ai cũng có ăn, có mặc, có nhà ở, được học hành, được chăm sóc sức khỏe

- Phải thực hiện quyền được lao động, quyền có việc làm

- Người lao động phải làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động

3.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội

- Dân chủ trong văn hóa là nâng cao dân trí, ai cũng phải biết đọc biết viết, ai cũng được học hành

- Dân chủ còn thể hiện ở phương thức tổ chức xã hội, ở đó, người dân, cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua dân chủ đại diện đều được tham chính Thực hiện dân chủ trong xã hội đòi hỏi phải đảm

bảo công bằng trong phân phối lợi ích và công bằng trong cơ hội phát triển, đảm bảo bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

4 Thực hành dân chủ:

4.1 Xây dựng và hoàn thiện chế độ DC

Trang 2

- 2/9/1945 HCM đọc Tuyên Ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân chủ mới được thể hiện và bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất là Hiến pháp (1946, 1959)

- HCM chú trọng đảm bảo quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị

4.2 Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân

Theo người, thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn Phát huy dân chủ phải kết hợp chặt chẽ tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật

4.3 Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị

- Xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội

- Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của GCCN và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước

- Các tổ chức mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý xã hội

II VẬN DỤNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.Về thành tựu

1.1- Dân chủ trong kinh tế

Dân chủ trong kinh tế là cơ sở cho dân chủ trong các lĩnh vực khác

Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh

tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Nhà nước đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật về kinh tế để tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Phá sản

Người dân cũng có quyền tham gia các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; tham gia quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế của bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã

Người lao động có quyền được hưởng thụ một cách bình đẳng những thành quả kinh tế của đất nước

Tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế ngày càng thể hiện rõ Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người dân ngày càng được phát huy Nhà nước chăm lo cho người dân có công ăn việc làm, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo

1.2- Dân chủ trong chính trị

Trong những năm đổi mới, dân chủ trong chính trị có bước tiến nổi bật Chúng ta đã tiến hành

Trang 3

đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, qua đó dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy

Chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, tăng cường hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Hoạt động của ngành tòa án và Viện kiểm sát cũng có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ của công dân, tăng cường vai trò của luật sư và tranh tụng tại tòa án để hạn chế bớt các án oan, sai

Đã cải cách một bước nền hành chính quốc gia trên cả bốn phương diện: thể chế hành chính,

tổ chức bộ máy, cán bộ công chức và tài chính công để giảm bớt phiền hà cho người dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới nội dung

và phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh

Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được hoàn thiện

1.3- Dân chủ trong văn hóa - xã hội

Nhà nước bảo đảm cho nhân dân các quyền cơ bản, như quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Nhân dân có quyền thảo luận và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về xóa đói, giảm nghèo,

về hỗ trợ do thiên tai

Để tạo hành lang pháp lý cho phát huy dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nhà nước đã ban hành các đạo luật, như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh Ưu đãi người có công

Ngoài ra trong hoạt động lý luận khoa học môi trường dân chủ có bước tiến, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tự do tư tưởng, tranh luận, thảo luận, phát huy tính sáng tạo của mình, phản biện, đóng góp vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Tóm lại, qua 30 năm đổi mới, những thành tựu về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta rất quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thúc đẩy công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Đúng như Văn kiện Đại hội XI đã nhận định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ”; “Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng”(4).

2 Về hạn chế, yếu kém

- Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều hạn chế Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn tồn tại ở không ít người

- Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân Tình trạng quan liêu của bộ máy hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa nhanh nhạy và có hiệu quả cao

Trang 4

Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị

-xã hội về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng quan liêu, chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; cán bộ của nhiều đoàn thể chính trị - xã hội vẫn trong tình trạng “hành chính hóa”, “viên chức hóa”

- Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một số lĩnh vực còn bị vi phạm Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức

- Dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức

Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém: có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Dân chủ với tư cách là một vấn đề chính trị do trình độ phát triển kinh tế quy định Trình độ thấp kém của kinh tế hiện nay ở nước ta với thể chế kinh tế thị trường còn sơ khai, chưa hoàn thiện

sẽ hạn chế rất nhiều sự phát triển của dân chủ trong xã hội

- Nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là bỏ qua dân chủ tư sản, nhân dân chưa có ý thức và năng lực thực hành dân chủ, chưa qua trường học của dân chủ tư sản, chưa có một nền văn hóa dân chủ ở mức cần thiết, chưa có thói quen tuân thủ pháp luật trong một nhà nước pháp quyền nên dễ rơi vào cực đoan

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mới đang từng bước được xây dựng; hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu nhất quán

- Dân chủ gắn liền với dân trí, nhưng mặt bằng dân trí, trình độ dân trí chung của nhân dân còn thấp

- Tác động của mặt trái kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

- Nhiều cấp bộ đảng, tổ chức nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa thực sự là tấm gương về dân chủ trong xã hội

3 Một số giải pháp

Một là, xây dựng Quy chế dân chủ trong Đảng Tiếp tục đẩy mạnh tự đổi mới, tự chỉnh đốn

trong Đảng, Đảng phải là tấm gương về dân chủ trong tổ chức và hoạt động của mình

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa việc dân chủ hóa trong công tác cán bộ; cải tiến công tác bầu cử.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân giám sát, kiểm tra Đảng, kiểm tra Nhà nước Bốn là, tiếp tục nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân

chủ đại diện)

Năm là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Sáu là, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các luật về trưng cầu ý dân, luật biểu tình, luật về

hội, luật về tiếp cận thông tin để tạo cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân trong xã hội

Bảy là, thực hiện tốt Quy định của Bộ Chính trị khóa XI, ngày 25-4-2015, “Về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước” nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ

của các tổ chức, cá nhân được tự do sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, được tôn trọng, tiếp thu ý kiến, vận dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, phù hợp với pháp luật hiện hành./

Ngày đăng: 07/07/2016, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w