1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn

119 827 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƢU THỊ HẢI YẾN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM "BÁU VẬT CỦA ĐỜI" CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƢU THỊ HẢI YẾN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM "BÁU VẬT CỦA ĐỜI" CỦA MẠC NGÔN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 603150 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Huy Tiêu Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn là chân thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những đánh giá, kết luận được rút ra trong luận văn là những gợi mở bước đầu về đề tài nghiên cứu. Hà Nội, tháng 12/2013 Học viên Lưu Thị Hải Yến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn” không chỉ là công sức của riêng tôi, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Đông Phƣơng, Trƣờng Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, lớp Cao học (Khóa 2010 – 2013) cùng gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Lê Huy Tiêu – ngƣời đã nhiệt tình chỉ bảo và hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 12/2013 Học viên Lưu Thị Hải Yến Nhà văn Mạc Ngôn trên trang chủ website Đại học Văn học mạng. Nhà văn Mạc Ngôn nhận giải Nobel văn học 2012 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc 3 2.2. Tình hình nghiên cứu về “Báu vật của đời” và cảm hứng lịch sử trong “Báu vật của đời” tại Việt Nam 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của luận văn 8 6. Cấu trúc luận văn 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC 9 1.1. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch sử 9 1.1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo 9 1.1.2. Khái niệm cảm hứng lịch sử 11 1.2. Cảm hứng lịch sử - nguồn cảm hứng đặc biệt trong văn học Trung Quốc 12 1.2.1. Bề dày lịch sử của đất nước Trung Quốc 12 1.2.2. Dấu ấn đậm nét của cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc 15 1.3. Khái quát về cảm hứng lịch sử trong những sáng tác của Mạc Ngôn 19 1.3.1. Vài nét về nhà văn Mạc Ngôn 19 1.3.2. Cảm hứng lịch sử xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn 20 CHƢƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 24 2.1. Cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện qua số phận của quê hƣơng Cao Mật 24 2.1.1. Một quê hương Cao Mật đau thương mà hào hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm 24 2.1.2. Một quê hương Cao Mật đau thương trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng 30 2.1.3. Một quê hương Cao Mật đau thương trong những sai lầm của Đảng cộng sản 33 2.1.4. Một quê hương Cao Mật bước vào nền kinh tế thị trường 39 2.2. Cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện qua số phận của gia đình Thƣợng Quan 41 2.2.1 Hình tượng Lỗ Thị - hiện thân tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc suốt thế kỷ XX 41 2.2.2. Hình tượng những cô con gái của gia đình Thượng Quan 53 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 73 3.1. Yếu tố kì ảo 73 3.1.1. Khái niệm yếu tố kì ảo 73 3.1.2. Khái quát về yếu tố kì ảo trong văn học Trung Quốc 74 3.1.3. Yếu tố kì ảo – công cụ giúp Mạc Ngôn biểu hiện cảm hứng lịch sử 76 3.2. Kết cấu lắp ghép – lịch sử đƣợc nhìn qua một lăng kính mới 85 3.2.1. Khái niệm kết cấu lắp ghép 85 3.2.2. Sự biểu hiện cảm hứng lịch sử qua kết cấu lắp ghép 87 3.3. Nghệ thuật trần thuật đa thanh tái hiện lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc 91 3.3.1. Sự đa bậc của người kể chuyện và sự di động điểm nhìn 91 3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật đa sắc, độc đáo 95 PHẦN KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 110 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trung Quốc là một trong những nƣớc có nền văn học phát triển trên thế giới. Chặng đƣờng từ Kinh Thi - tập thơ ca đầu tiên đến Đƣờng thi, tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh - thành tựu nổi bật của văn học trung đại cổ điển rồi đến văn học hiện đại đã khẳng định sức sống mãnh liệt và tầm ảnh hƣởng to lớn của văn học Trung Quốc. Hiện nay, song song với nền kinh tế đang trên đà phát triển, văn học Trung Quốc đƣơng đại bƣớc vào thời kỳ “bách hoa tranh khai” với sự xuất hiện của rất nhiều tác giả xuất sắc nhƣ : Trƣơng Hiền Lƣợng, Vƣơng Mông, Phùng Kí Tài, Cao Hiểu Thanh, Giả Bình Ao, Lƣu Tâm Vũ, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, Miên Miên, Cửu Đan, Diệp Tân, Nhƣ Chí Quyên, Uông Tằng Kỳ, Tốt Thục Mẫn, Diệp Văn Linh… Bằng tài năng của mình, những cây bút ấy quả đã không làm hổ danh nền văn học truyền thống Trung Quốc ba nghìn năm qua. Với bút pháp nghệ thuật mới mẻ, phóng khoáng, không câu nệ qui phạm, họ đã đƣa văn học Trung Quốc “thoát xác” khỏi cái bóng của những phƣơng pháp cổ điển, truyền thống, tiếp cận gần hơn với cuộc sống thƣờng nhật và có những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống. Không chỉ tập trung đi sâu khai thác những vấn đề của cuộc sống đƣơng đại, các tác phẩm còn khai thác quá khứ, nhìn về lịch sử bằng con mắt tỉnh táo và giọng điệu sắc lạnh để độc giả có cơ hội suy ngẫm, đánh giá các giá trị quá khứ một cách tự nhiên và thành thật nhất. Văn học thực hiện đúng chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh chân thực cuộc sống, số phận con ngƣời. 1.2. Trong rất nhiều tên tuổi các tác giả kể trên, Mạc Ngôn nổi lên nhƣ một “hiện tƣợng”. Mạc Ngôn thuộc lớp nhà văn đƣơng đại Trung Quốc dám viết về cái hiện thực bề sâu của lịch sử hiện đại nƣớc ông. Bằng cái nhìn nghệ thuật – lịch sử tỉnh táo và sắc sảo, Mạc Ngôn không nƣơng nhẹ và xuê xoa quá khứ mà dám nói thẳng, nói thật. Mạc Ngôn đem cuộc sống và hiện thực lịch sử phơi bày trần trụi trên từng trang giấy. Máu thịt, mồ hôi, nƣớc mắt và những trăn trở của con ngƣời lần lƣợt đƣợc phác hoạ rõ nét dƣới ngòi bút tác giả. Và những gì ông viết ra đã đƣợc độc giả chấp nhận, đón nhận. Có thể nói, Mạc Ngôn giữ một vai trò, vị trí không 2 nhỏ trong bức tranh văn học Trung Quốc đƣơng đại. Gần đây, với giải Nô-ben văn học 2012, Mạc Ngôn càng khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của mình đối với nền văn học của đất nƣớc đông dân nhất thế giới này. 1.3. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Báu vật của đời (nguyên tác: Phong nhũ phì đồn) có một vị trí rất quan trọng, nói theo lời của ông thì đó là “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học của tôi, một khi viên đá ấy rút ra thì toà lâu đài sẽ sụp đổ” [49, tr.146]. Ông cũng không ngần ngại khẳng định với độc giả rằng : “Bạn có thể không đọc tất cả những cuốn sách khác của tôi, nhƣng không thể không đọc cuốn Báu vật của đời” [ 49, tr.122]. Đƣợc xuất bản ở Trung Quốc vào tháng 9 – 1995 và ngay trong năm, tác phẩm đã đƣợc trao giải thƣởng cao nhất về truyện, nhanh chóng trở thành hiện tƣợng best-seller. Báu vật của đời đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nƣớc Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thƣợng Quan. Từ những số phận cụ thể và khác nhau, lịch sử đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh hiện lên thật chân thực và toàn diện, góp phần tạo nên sức sống, sức thuyết phục cho tác phẩm. Trong danh sách “10 cuốn sách hay nhất về Trung Quốc” do nhà báo Paul Mason (Guardian) lập ra hồi tháng 2/2012, “tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn đƣợc xếp thứ 2, chỉ sau truyện vừa kinh điển AQ chính truyện của văn hào Lỗ Tấn” (44). Điều đó chứng tỏ Báu vật của đời của Mạc Ngôn không chỉ giữ vị trí quan trọng đối với sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn mà còn đối với cả nền văn học Trung Quốc. 1.4. Khảo sát việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam là một trong những yêu cầu rất cơ bản để nghiên cứu mối quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn mối quan hệ văn học giữa hai nƣớc có chuyển biến về chất khi Việt Nam xây dựng “nền quốc văn mới” và từng bƣớc hiện đại hoá tiến trình văn học dân tộc. Là học viên nghiên cứu về văn hoá châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng, việc tìm hiểu tác phẩm văn học dƣới góc độ lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. [...]... về cảm hứng lịch sử và dấu ấn cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc Chƣơng 2 : Những biểu hiện của cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời – Mạc Ngôn Chƣơng 3 : Những phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời – Mạc Ngôn 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC 1.1 Khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch. .. Quốc, về Mạc Ngôn và nguồn cảm hứng lịch sử trong những sáng tác của ông sẽ là tiền đề để chúng ta soi vào tác phẩm Báu vật của đời, chỉ ra đƣợc những biểu hiên cụ thể của cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện trong tác phẩm ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật 23 CHƢƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 2.1 Cảm hứng lịch sử được thể hiện qua số phận của quê hương... lý giải, làm rõ vai trò của cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, chúng tôi đặt Báu vật của đời trong tƣơng quan so sánh với một số tác phẩm khác của Mạc Ngôn 7 và một số tác phẩm của các tác giả khác cũng có cảm hứng lịch sử để tìm ra những điểm tƣơng đồng, khác biệt trong cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện ở các tác phẩm - Ngoài các phƣơng... liên quan trong các công trình nghiên cứu khác, luận văn sẽ tiến hành khảo sát cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn qua hai vấn đề cơ bản sau : - Miêu tả, phân tích cảm hứng lịch sử đƣợc nhà văn thể hiện trong tác phẩm - Dựa vào cảm hứng lịch sử, bƣớc đầu khái quát một vài đặc điểm chủ yếu của tiểu thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn) 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn... hoa cảm xúc mà nhờ đó ngƣời nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác phẩm Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một hiện tƣợng độc đáo, không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả 1.1.2 Khái niệm cảm hứng lịch sử Từ khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo đã trình bày trên, chúng ta có thể hiểu cảm hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác đƣợc phát sinh từ cảm quan về hiện thực lịch. .. “tính nữ” của tác phẩm nhƣ: tác giả Trương Ái Bình: Nghiên cứu về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 作者张爱萍: 莫言小说语言研究), tác giả Tống Khiết: Từ Báu vật của đời đến “thiếu nữ mộng mơ” (作者宋洁: 从“丰乳 肥臀”到“梦幻少女) , tác giả Hàn Hiện Quảng: Bàn về điểm nhìn trẻ thơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (作者韩现广: 论莫言小说创作中儿童视角) … Tuy nhiên, có thể thấy, cảm hứng lịch sử và giá trị lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời chỉ đƣợc... Mạc Ngôn, Báu vật của đời giữ vai trò khá quan trọng Nói nhƣ tác giả Trƣơng Thanh Hoa thì Báu vật của đời của 22 Mạc Ngôn đã thể hiện quan niệm về tiểu thuyết của chủ nghĩa lịch sử mới một cách điển hình nhất” [49, tr 203] Với tác phẩm này, Mạc Ngôn đã hoàn nguyên lịch sử cận đại, thu nhỏ lịch sử thông qua số phận của các thành viên trong một gia đình, đem lịch sử trả lại dân gian, đem đời ngƣời đặt... tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn Cảm hứng lịch sử là vấn đề nằm trong cảm hứng chủ đạo – một trong những yếu tố cơ bản tạo thành tƣ tƣởng của tác phẩm Nói một cách khái quát, đây là vấn đề thuộc phạm trù lý luận văn học Xuất phát từ điều kiện thời gian, tƣ liệu, cũng nhƣ khả năng còn hạn chế của ngƣời viết, dựa trên cơ sở tiếp... hoá – lịch sử, phƣơng pháp thi pháp học, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành… để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài 5 Đóng góp của luận văn So với các công trình nghiên cứu khác về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời, đây là công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn một cách toàn diện và hệ thống Từ những nét khái quát về cảm hứng lịch sử trong. .. trị lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời chỉ đƣợc các tác giả nhắc đến rải rác trong các công trình nghiên cứu 2.2 Tình hình nghiên cứu về Báu vật của đời và cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời tại Việt Nam Nói chung, Báu vật của đời là tác phẩm văn học cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về giá trị tác phẩm Chính vì thế, xoay quanh tác phẩm này, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều . văn Mạc Ngôn 19 1.3.2. Cảm hứng lịch sử xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn 20 CHƢƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 24 2.1. Cảm hứng lịch sử. cứu của đề tài là: Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn. Cảm hứng lịch sử là vấn đề nằm trong cảm hứng chủ đạo – một trong những yếu tố cơ bản tạo thành tƣ tƣởng của tác. hiện cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời – Mạc Ngôn 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC 1.1. Khái quát về cảm hứng

Ngày đăng: 06/07/2015, 21:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2004), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
2. Nhuệ Anh (2006), Mạc Ngôn: cá tính làm nên số phận, Báo Văn nghệ, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: cá tính làm nên số phận
Tác giả: Nhuệ Anh
Năm: 2006
3. Dƣ Quan Anh - Tiền Chung Thƣ - Phạm Ninh (chủ biên) (1995), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Dƣ Quan Anh - Tiền Chung Thƣ - Phạm Ninh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
5. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cƣ dịch) (1970), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cƣ dịch)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1970
6. R. Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Tác giả: R. Barthes
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
7. Lê Huy Bắc, Cái kỳ ảo trong văn học huyễn ảo, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8 – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong văn học huyễn ảo
8. Becnac H. (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch) Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Tác giả: Becnac H
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
9. Phan Văn Các (2002), Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX, Báo Văn nghệ (49) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX
Tác giả: Phan Văn Các
Năm: 2002
10. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11. Phạm Tú Châu (1989), Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết thời kỳ mới của Trung Quốc, Tạp chí Văn học, (6), tr.5 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết thời kỳ mới của Trung Quốc
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1989
12. Phạm Tú Châu (2003), Văn học Trung Quốc những năm 90: Tổng thể, phồn vinh, nguy cơ và tiềm ẩn, Tạp chí Văn học nước ngoài, (3), tr.223 – 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Trung Quốc những năm 90: Tổng thể, phồn vinh, nguy cơ và tiềm ẩn
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 2003
13. Phạm Tú Châu (2003), Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc, ra đời, nở rộ và trầm lắng, Tạp chí Văn học, (12), tr.41 – 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc, ra đời, nở rộ và trầm lắng
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 2003
14. Jean Chevalier, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du – 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
15. Nguyễn Lệ Chi (2006), Mạc Ngôn: Tôi luôn sống trong ác mộng, http://evan.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: Tôi luôn sống trong ác mộng
Tác giả: Nguyễn Lệ Chi
Năm: 2006
16. Chương Bồi Hằng, Lạc Ngọc Minh (chủ biên) (2000), Văn học sử Trung Quốc, 3 tập (Phạm Công Đạt dịch), Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học sử Trung Quốc
Tác giả: Chương Bồi Hằng, Lạc Ngọc Minh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2000
17. Dương Ngọc Dũng (1999), Dẫn nhập tư tưởng lý luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn nhập tư tưởng lý luận văn học Trung Quốc
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
18. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
20. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w