Một quê hương Cao Mật đau thương mà hào hùng trong cuộc chiến

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Một quê hương Cao Mật đau thương mà hào hùng trong cuộc chiến

chống giặc ngoại xâm

Với Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại số phận của quê hƣơng Cao Mật trong suốt gần một thế kỉ, từ năm 1900 đến năm 1993. Trong gần một thế kỉ ấy, Cao Mật đã trải qua biết bao biến cố, biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra, đã đi qua và để lại những dấu ấn không thể phai mờ. Hết Đức, Nhật, rồi Quốc dân đảng, rồi Cộng sản đảng… tất cả đã làm lên “cuốn phim” lịch sử sinh động về vùng đất Cao Mật. Cuốn phim ấy đƣợc quay chậm dần dần hiện ra trƣớc mắt chúng ta.

Trƣớc hết là lịch sử hình thành vùng đất Cao Mật đƣợc hiện lên qua lời kể của nhân vật Lỗ Thị: “những năm thời Hàm Phong triều Thanh, vùng này chƣa có ngƣời đến định cƣ. Mùa hè, mùa thu, ngƣời ta đến đánh cá, hái thuốc, chăn dê cừu. Tại sao gọi là Đại Lan? Vì đây là nơi đàn cừu nghỉ đêm. Những ngƣời chăn cừu dùng cành cây quây thành chuồng, nhốt đàn cừu lại, chuồng kiểu ấy ngƣời ta gọi là đại lan. Mùa đông, ngƣời ta đến đây săn cáo, chồn, nhƣng nghe nói họ đều chết bất đắc kỳ tử, không chết cóng trong tuyết thì cũng mắc bệnh quái gở. Về sau, cũng không rõ ngày tháng năm nào, có một ngƣời to khoẻ, chân tay vạm vỡ, gan cóc tía. Ngƣời ấy chính là Tƣ Mã Răng To, ông nội của Tƣ Mã Đình và Tƣ Mã Khố” [ 48, tr. 109]. Tƣ Mã Răng To đến ở vùng đất này, lấy một cô gái mù và sinh ra Tƣ Mã Ông, cha đẻ của Tƣ Mã Đình và Tƣ Mã Khố. Tiếp đến, rất nhiều ngƣời di dân đến quê hƣơng đông bắc này, trong đó có ông thợ rèn Thƣợng Quan Đẩu, cụ tổ của dòng họ Thƣợng Quan. Hai cụ tổ Tƣ Mã Răng To và Thƣợng Quan Đẩu kết tình thân hữu với nhau, chính thức bắt đầu một mối duyên đặc biệt giữa hai dòng họ. Có thể nói, vùng đất Cao Mật đƣợc hai dòng họ này khai phá và lịch sử vùng đất Cao Mật cũng gắn liền với lịch sử của hai dòng họ này.

Đƣợc hình thành chƣa đƣợc bao lâu, quê hƣơng Cao Mật đã phải đƣơng đầu với nạn ngoại xâm của giặc Đức. Nhƣ chúng ta đã biết, Trung Quốc là một nƣớc lớn,

diện tích đứng hàng thứ tƣ trên thế giới, đông dân nhất thế giới, giàu tài nguyên, lại có lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Thời trung đại, Trung Quốc là một đế quốc phong kiến hùng mạnh, đã từng thống trị và đi xâm lƣợc nhiều nƣớc châu Á. Nhƣng từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, chế độ phong kiến Trung Quốc suy yếu và bắt đầu mục nát. Lúc này, các nƣớc chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cƣờng đi xâm chiếm thị trƣờng thế giới. Và Trung Quốc nhanh chóng trở thành miếng mồi ngon, “chiếc bánh ngọt” để các nƣớc đế quốc xâu xé nhau. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nƣớc đế quốc xâm lƣợc Trung Quốc là cuộc chiến tranh thuốc phiện (6/1840 – 8/1842) giữa Anh và Trung Quốc. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với Anh để buôn bán thuốc phiện, hiệp ƣớc Nam Kinh đƣợc kí kết (8/1842), Trung Quốc trở thành nƣớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Hậu quả tất yếu là “cái bánh ngọt” Trung Quốc bị các nƣớc đế quốc xâu xé nhau: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dƣơng Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc. Quê hƣơng Cao Mật của Mạc Ngôn là một thị xã thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thuộc địa phận chiếm đóng của Đức. Ngƣời Đức chiếm Cao Mật và xây dựng đƣờng Sắt Giao – Tế phá hoại phong thuỷ vùng đông bắc Cao Mật, xẻ đôi cái bụng mềm mại của vùng Cao Mật. Vì căm tức chuyện này mà Thƣợng Quan Đẩu và Tƣ Mã Răng To đã tìm cách chống lại bọn chúng. Những ngƣời dân thật thà, chất phác ấy ngây thơ “cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại đƣợc. Còn nói quân Đức ƣa sạch, rất sợ dính phân vào ngƣời, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đều là con chiên. Chiên thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông bắc, tự tập một số bợm rƣợu, con bạc, du đãng … Tất nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang” [48, tr. 110]. Vì vậy đội Hổ Lang đã dùng cát và phân, dàn trận ở Bãi Cát Dài để chiến đấu chống lại quân Đức. Nhƣng phân, nƣớc tiểu và cát không thể nào chống chọi đƣợc với súng ống của giặc Đức. Đội Hổ Lang thất bại. Cụ tổ Tƣ Mã Răng To bị một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy chết ngay tức khắc, không kêu đƣợc tiếng nào. Cụ tổ Thƣợng Quan Đẩu bị bắt và phải chịu

cực hình thật thảm khốc: đi chân trần trên lƣỡi mai nung đỏ, tiếng gào khóc và mùi thịt ngƣời cháy khét lẹt. Cụ không hổ danh là thợ rèn mình đồng da sắt, hình phạt thảm khốc nhƣ vậy, tuy có khóc, có gào nhƣng tuyệt nhiên không một lời van xin. Cụ đi lại hai lƣợt trên lƣỡi mai, đôi chân không còn ra hình thù gì nữa, sau đó cụ còn bị bọn quan lại chặt đầu, đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam. Tất cả đã khiến cho ngƣời dân Cao Mật tỉnh mộng, nhận ra sức mạnh ghê gớm của kẻ thù. Cuộc chiến đấu chống lại quân Đức thất bại nhƣng hai cụ tổ Tƣ Mã Răng To và Thƣợng Quan Đẩu đã viết những trang sử hào hùng đầu tiên của vùng Cao Mật.

Sự đàn áp dã man của giặc Đức càng ngày càng làm bùng cháy lên ngọn lửa căm hờn của ngƣời dân Cao Mật. Dân Cao Mật căm thù ngƣời Đức. Một công trình sƣ đƣờng sắt ngƣời Đức bóp vú chị Vu Bảo trên chợ Sa Oa, bị quần chúng căm phẫn đánh chết tƣơi. Biết ngƣời Đức sẽ không bỏ qua chuyện này, ngƣời dân Cao Mật đã thành lập hội dáo dài thôn Sa Oa ngày đêm luyện tập quân sự, đúc súng đúc pháo, xây tƣờng vây đào chiến hào sẵn sàng đợi địch. Qua mấy tháng không thấy động tĩnh, mọi ngƣời dần dần lơ là. Đúng thời điểm ấy điều mà họ sốt ruột chờ đợi đã xảy ra. Để dạy cho những ngƣời dân đông bắc Cao Mật một bài học vì dám có những hành động chống phá lại bọn chúng, giặc Đức đã đến và thực hiện một cuộc tàn sát dã man thôn Sa Oa: “Năm thứ 29 triều Quang Tự đời Thanh, tức năm 1900, một buổi sang mùa thu sƣơng dày đặc, quân Đức đƣợc viên tri huyện Cao Mật Lý Quế Phƣơng dẫn đƣờng, bao vây thôn Sa Oa tận cùng phía tây nam” [ 48, tr. 712]. Đó là một buổi sáng thật bình yên với hơi thở và nhịp sống bình thƣờng: Lỗ Ngũ, cha đẻ của Lỗ Toàn Nhi, dậy từ rất sớm, luyện dăm đƣờng quyền cƣớc trong mảnh sân còn đẫm sƣơng đêm rồi quảy đôi thùng sắt tây đi lấy nƣớc ăn ở giếng nƣớc ngọt phía nam thôn, trên đƣờng có nhiều ngƣời đi lại, có ngƣời thì nhặt phân chó, ngƣời guồng nƣớc tƣới rau cải, ngƣời quảy thùng gỗ, đội lọ đi lấy nƣớc ăn, lò luyện võ của Đỗ Giải Nguyên vang lên những tiếng hự hự của từng cặp đối công… Nhƣng tất cả hơi thở, nhịp sống bình yên ấy đã nhanh chóng bị tiếng súng của giặc Đức nhấn chìm. Cuộc đổ bộ của giặc Đức diễn ra thật nhanh chóng, ào ạt. Chúng trèo qua tƣờng vây, mở toang cổng, thả cầu treo rồi ồ ạt xông vào. Những tên lính Đức

cao lênh khênh cầm trên tay súng khai hậu nổ chát chúa, đạn bay chiu chíu. Chúng đi đến đâu, gieo rắc đau thƣơng chết chóc đến đó : “Một đội lính Đức hàng ngũ vuông vức, đứng lên quì xuống nhịp nhàng nổ súng, dân chúng ngã gục từng đợt, có ngƣời chết ngay không kịp giẫy, có ngƣời lại vừa khóc vừa lăn lộn trên vũng máu” [ 48, tr.716]. Mặc dù bị động nhƣng Đỗ Giải Nguyên và Lỗ Quậy vẫn kiên cƣờng chiến đấu đến cùng, chống lại giặc Đức. Đội trƣởng đội dáo dài Đỗ Giải Nguyên không kịp triệu tập các đội viên, chỉ gom đƣợc hơn chục ngƣời trong gia đình và ngƣời làm thuê. Ông dùng khẩu pháo tự tạo, nạp đạn và bắn về phía kẻ thù. Tất nhiên, khẩu pháo bé nhỏ không thể chống chọi với hàng loạt súng đạn vũ bão của kẻ thù. Cuối cùng, cả nhà ông bị sát hại. Giặc Đức cũng phá đƣợc nhà ông Ngũ Quậy. Ngũ Quậy chiến đấu với kẻ thù đến giây phút cuối cùng rồi cũng bị giết. Bà Diêu, vợ ông thì treo cổ tự vẫn. Ngày hôm ấy, có tổng cộng 494 ngƣời thôn Sa Oa bị giết chết. Lỗ Toàn Nhi chính thức trở thành đứa trẻ mồ côi sau cuộc tàn sát của giặc Đức.

Hết giặc Đức, Trung Quốc lại phải chống chọi với kẻ thù Nhật Bản. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ giữa hai phe Đồng minh và phát xít. Với tham vọng trở thành một cƣờng quốc, Nhật chiếm đánh Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nƣớc khác ở châu Á - Thái Bình Dƣơng để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà quốc đảo nhỏ bé này không thể tự đáp ứng đƣợc. Phát xít Nhật đã gây ra hàng loạt tội ác mà đến nay, kể cả những con ngƣời từng phạm tội lẫn nạn nhân vẫn không thể quên đƣợc. Với đất nƣớc Trung Quốc, cuộc chiến tranh Trung – Nhật trong suốt gần một thập kỉ đã gieo rắc biết bao đau thƣơng, tang tóc. Biết bao tài sản bị cƣớp bóc, bao công trình bị phá huỷ, bao ngƣời dân vô tội bị chết bởi bom đạn kẻ thù và bởi nạn đói. Chƣa có một số liệu thật chính xác về số ngƣời Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc chiến này. Chỉ có một điều chắc chắn có thể khẳng định rằng thiệt hại về nhân mạng của Trung Quốc là lớn nhất châu Á. Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại cuộc chiến tranh Trung – Nhật theo cách riêng của mình. Ngay mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khắc hoạ cuộc tấn công của quân Nhật vào Cao Mật. Chỉ cần thông tin quân Nhật đến đƣợc phát ra là cả thôn nhƣ náo loạn cả lên: “Rất nhiều ngƣời ra khỏi nhà, tíu tít bận rộn nhƣ một đàn kiến, và cũng chẳng việc nào ra việc nào. Ngƣời thì

đi, ngƣời thì chạy, ngƣời đứng yên bất động, ngƣời chạy đông, ngƣời chạy tây, ngƣời loay hoay tại chỗ, ngó hết chỗ này ngó chỗ khác” [ 48, tr. 28]. Đúng là cảnh tƣợng chạy giặc thật là hỗn loạn. Khung cảnh này khiến ta liên tƣởng đến những câu thơ miêu tả cảnh chạy giặc của nhà thơ mù Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

(Chạy giặc)

Trong tâm trí của mỗi ngƣời dân Trung Quốc, giặc Nhật đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ, giống nhƣ những con quỷ dữ ăn thịt ngƣời. Thọ Hỉ hình dung về giặc Nhật nhƣ sau: “những tên nhỏ thó, chân tay ngắn ngủn, mũi củ hành, mắt nhƣ lục lạc, ăn gan uống máu ngƣời không tanh” [ 48, tr. 18]. Chúng đổ vào thôn bằng cả kỵ binh và bộ binh. Đội kị binh cƣỡi trên những con ngựa to lớn, khoẻ mạnh và kéo vào Cao Mật từng tốp, từng tốp một, tốp này bị tiêu diệt, tốp khác lại kéo đến. Chúng quát tháo ầm ĩ, nhất loạt rút gƣơm ra và xông tới. Chỉ trong chớp mắt, những ngƣời dân vô tội đã yên nghỉ vĩnh viễn. Bọn lính Nhật cho ngựa giẫm nát thân thể họ. Đám bộ binh thì thì đầu đội mũ sắt, khiêng những chiếc nòng pháo đen bóng, ùa vào thôn nhƣ một bầy ong. Giặc Nhật xông vào nhà Thƣợng Quan và giết chết Thƣợng Quan Phúc Lộc, Thƣợng Quan Thọ Hỉ và Tôn Đại Cồ, ngƣời đến đỡ đẻ cho Lỗ Thị. Sau cuộc tấn công, bao vây ấy của giặc Nhật, những ngƣời dân Cao Mật còn sống phải đƣa tang, đem đi chôn cất một cỗ xe ngựa chứa đầy xác chết. Chỉ chi tiết ấy thôi cũng đủ nói lên giặc Nhật đã gây ra đau thƣơng, tang tóc cho vùng đất Cao Mật nhƣ thế nào. Lần thứ hai, khi tái hiện cuộc bao vây thôn của quân Nhật, Mạc Ngôn chỉ nhắc đến tiếng súng, tiếng pháo, tiếng ngựa hí làm kinh động giấc ngủ của mọi ngƣời mà không hề có một chi tiết nào miêu tả quá trình bao vây và tàn sát của giặc Nhật. Nhƣng chỉ nhìn vào kết quả sau đó, ngƣời đọc cũng đủ thấy mức độ tàn sát của giặc Nhật dã man, độc ác đến nhƣờng nào: “Cho đến tiết thanh minh ấm áp, mƣời tám cái đầu nhà Tƣ Mã vẫn treo lủng lẳng trên giá gỗ ngoài cổng nhà

Phúc Sinh Đƣờng” [ 48, tr. 127]. Mƣời tám cái đầu nhà Tƣ Mã gồm: vợ và hai đứa con của Tƣ Mã Đình, ba bà vợ và chín đứa con của Tƣ Mã Khố, bố mẹ của bà Ba và ngƣời em của ông bà, tất cả đƣợc xâu với nhau bằng dây thép, treo dƣới cây gỗ bắc ngang. Đó là cái giá mà nhà Phúc Sinh Đƣờng phải trả vì Tƣ Mã Khố dám chống lại quân đội Thiên Hoàng.

Có thể thấy, đứng trƣớc hai kẻ thù quá mạnh là Đức, Nhật, vùng đất Cao Mật nói riêng và Trung Quốc nói chung trở nên vô cùng nhỏ bé và yếu ớt. Nhƣng bao giờ cũng vậy, lòng yêu nƣớc luôn là một tình cảm thƣờng trực bản năng trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong những lúc đất nƣớc lâm nguy. Vì vậy, bên cạnh những trang sử đau thƣơng, tang tóc mà Đức và Nhật đã viết nên ở Cao Mật thì không thể không nhắc đến những trang sử hào hùng mà những ngƣời dân Trung Quốc yêu nƣớc đã viết nên. Trong thời kì chống giặc Đức, đội Hổ Lang của hai cụ tổ Tƣ Mã Răng To và Thƣợng Quan Đẩu, hội dáo dài thôn Sa Oa của Đỗ Giải chính là những minh chứng hùng hồn cho trang sử hào hùng của vùng Cao Mật. Đến thời kì chống Nhật, trang sử hào hùng tiếp tục đƣợc những con ngƣời yêu nƣớc viết nên. Để đối phó với kẻ thù mạnh hơn, ngƣời dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng lối đánh du kích. Đây là lối đánh thƣờng đƣợc nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn. Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là đánh vào điểm yếu của kẻ thù. Trong lịch sử kháng chiến chống Nhật, chúng ta phải nhắc đến ba cái tên: Sa Nguyệt Lƣợng, đội trƣởng Đội du kích Hoả Mai Lừa Đen, đơn vị biệt kích của Tổng đội chống Nhật; Tƣ Mã Khố, con trai thứ hai của nhà Phúc Sinh Đƣờng và Lỗ Lập Nhân, đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là những con ngƣời mang trong mình lòng yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Trong cuộc bao vây, tàn sát Cao Mật của giặc Nhật, Sa Nguyệt Lƣợng đã chỉ huy một đội quân du kích núp trong những lùm cây phục kích kẻ thù. Tƣ Mã Khố thì dám đốt cầu để cản đƣờng tiến công của giặc. Sau đó ít lâu, Tƣ Mã Khố còn phá cả cầu đƣờng sắt – con đƣờng vận chuyển than, bông, vũ khí, đạn dƣợc của Nhật. Đó là hành động có thể nói là phát huy ý chí của ông nội anh ta, phát huy truyền thống vẻ vang của quê hƣơng Cao Mật. Và sau này, khi tiểu đội Năm, trung đội Một,

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 32)