Một quê hương Cao Mật bước vào nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Một quê hương Cao Mật bước vào nền kinh tế thị trường

Đi qua chiến tranh, đi qua cuộc nội chiến và những sai lầm về chính trị của Đảng cộng sản…, Cao Mật bƣớc vào thời đại mới, thời kì của khoa học kĩ thuật. Những thế hệ trẻ của Cao Mật cũng hoà mình vào dòng chảy chung của thời đại. Họ dấn thân vào cuộc đời. Thế hệ trẻ của gia đình Thƣợng Quan cũng không ngoại lệ, họ bƣớc vào đời với một tâm thế vững vàng nhất. Hàn Vẹt và Tƣ Mã Lƣơng là hai con ngƣời thành công nhất trong việc hoà nhập với xã hội. Hàn Vẹt là kết quả của “mối tình đẹp nhưng độc như hoa anh túc” giữa Hàn Chim và Lai Đệ. Hàn Vẹt lớn lên trong sự đùm bọc của bà ngoại Lỗ Thị. Anh cƣới Cảnh Liên Liên và cùng cô mở ra “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông”. Bề ngoài của “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông” là một nơi bảo tồn các loài chim quí hiếm nhƣng thực chất đó là nơi buôn bán trái phép những loài chim quí hiếm cho những ngƣời muốn thƣởng thức các món ăn lạ. Có thể nói trung tâm ấy là một thiên đƣờng dƣới trần thế, thiên đƣờng của những con ngƣời thích hƣởng thụ. Tất cả những con vật đƣợc nuôi ở trung tâm đều đƣợc huấn luyện, biết làm những trò vui để lấy lòng khách. Dƣới tài bẩm sinh giao tiếp với muôn thú của Hàn Vẹt và sự luồn lách của Cảnh Liên Liên, “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông” luôn có những kế hoạch táo bạo: “Họ đang triển khai “Kế hoạch Phƣợng hoàng”, tạo ra giống mới từ đà điểu giao phối với gà gấm, chim công, giống chim phƣợng hoàng chỉ có trong truyền thuyết”[ 48, tr. 690]. Điều đáng nói là tất cả những phi vụ ấy đều đƣợc Hàn Vẹt và Cảnh Liên Liên dựa trên những mối quan hệ bất chính mà có đƣợc. Cảnh Liên Liên bao bọc Kim Đồng với mục đích dùng Kim Đồng vào việc đối ngoại, hối lộ những vị quan chức. Với những việc làm bất chính nhƣ thế thì ngƣời đọc không mấy ngạc nhiên trƣớc kết cục của “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông”: “Cảnh Liên Liên và Hàn Vẹt cũng vì tội hối lộ mà bị bắt giam.“Kế hoạch Phƣợng hoàng” thực tế chỉ là một trò bịp. Số tiền mấy trăm triệu mà Lỗ Thắng Lợi lợi dụng chức quyền cho “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông” vay, quá nửa đã bị Cảnh Liên Liên đem đi hối lộ, số còn lại cũng không còn một xu. Nghe nói riêng tiền lãi của

khoản vay này mỗi năm tới bốn mƣơi triệu nhân dân tệ” [ 48, tr. 740]. Nhƣng điều làm ngƣời đọc nực cƣời và ngán ngẩm đó là hành động của những ngƣời lãnh đạo trƣớc tình thế đó: “Đây là khoản nợ không bao giờ trả đƣợc, nhƣng ngân hàng không muốn “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông” tuyên bố phá sản, thành phố Đại La cũng không muốn “Trung tâm nuôi dƣỡng chim Phƣơng Đông” phá sản” [ 48, tr. 740]. Có thể thấy quan liêu là một căn bệnh không mới trong lịch phát triển của Cao Mật, nhƣng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì căn bệnh này cũng nghiêm trọng và khó trị hơn.

Nếu Tƣ Mã Khố đƣợc mọi ngƣời kính sợ vì cái khí phách của một vị “yêng hùng” thì đứa con trai duy nhất còn sống của anh là Tƣ Mã Lƣơng cũng không hề thua kém. Sau nhiều năm thăng trầm cùng gia đình Thƣợng Quan, Tƣ Mã Lƣơng đã trở thành một thành viên quan trọng của gia đình. Trong những năm động loạn của Cách mạng Văn hoá, Tƣ Mã Lƣơng biệt vô âm tín, nhƣng sau đó không lâu, anh ta quay lại Cao Mật với một vị thế khác – một tay buôn giàu có ở Nam Hàn. Cũng giống ngƣời cha đã khuất, Tƣ Mã Lƣơng cũng yêu chân thành, tha thiết vùng đất Cao Mật bát ngát cao lƣơng, anh trở về quê và dùng tiền của mình góp phần xây dựng quê hƣơng. Anh ta sẵn sàng bỏ ra một trăm triệu để xây dựng khách sạn cao nhất ở trung tâm thành phố, tu bổ ngọn tháp và định đầu tƣ vào trung tâm nuôi chim của Hàn Vẹt. Không chỉ có trách nhiệm với quê hƣơng, Tƣ Mã Lƣơng còn là một con ngƣời hiếu thảo, chân thành và ân oán phân minh, đúng nhƣ tính cách của cha anh khi còn sống. Gặp lại bà ngoại Lỗ Thị, anh ta nức nở, nghẹn ngào rơi những giọt nƣớc mắt vô cùng xúc động khi nhớ về những ngày tháng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thƣơng của bà.

Nếu chỉ dừng lại ở đây thì Tƣ Mã Lƣơng quả thật là một con ngƣời hoàn hảo cho thời đại mới, tuy nhiên Tƣ Mã Lƣơng lại mắc tệ nạn mới. Hãy nhìn vào cách tiêu tiền và hƣởng thụ của anh ta: ở khách sạn, xài nƣớc hoa Azzaro, hút xì gà…; những mối quan hệ trai gái thác loạn: “Tƣ Mã Lƣơng giở quyển sổ ghi, tìm đoạn ghi chép liên quan đến cô diễn viên: Đêm, gọi cô Đinh X, diễn viên đoàn kịch Mậu Xoang đến hầu ngủ, xong việc, phát hiện bao cao su bị thủng” [ 48, tr. 743]; bên cạnh đó là những hành động ám muội của anh: “Cậu cứ yên tâm mà làm ăn, thi thố

tài năng của cậu, cháu đã dẹp cái thằng “Tê giác một sừng” ấy rồi! Cậu đừng hỏi dẹp bằng cách nào, chỉ biết rằng, từ nay trở đi hắn phải ngoan ngoãn, không đƣợc quậy phá” [ 48, tr. 708]. Tƣ Mã Lƣơng là con ngƣời của thời đại mới, anh cũng là hình ảnh của những con ngƣời bị tha hoá trong thời mở cửa. Trong thời đại mới, con đƣờng mà những ngƣời nhƣ Tƣ Mã Lƣơng đang bƣớc luôn chất chứa nhiều cạm bẫy, cạm bẫy của danh vọng, cạm bẫy của tiền tài và cả cạm bẫy của lòng ngƣời… Những điều đó đang từng ngày làm cho tình ngƣời chai sạn, con ngƣời đóng kín lòng mình với chính cuộc đời, với chính thời đại của mình.

Nhƣng may thay, Mạc Ngôn đã kịp gieo vào vùng đất Cao Mật những hạt giống của niềm tin, sự lƣơng thiện, và mở ra con đƣờng để cho những con ngƣời lạc lối quay về. Suy tƣ của Lỗ Thắng Lợi đã gián tiếp nói lên điều này “Cô nhéch mép cƣời buồn, tợp một ngụm rƣợu nói một mình: – Thối nát, thối nát quá. Cô lẩm bẩm: – Tiền là thứ bẩn thỉu nhất trên đời… rời bỏ số tiền này, trong lòng cô rất nặng nề, rất không bằng lòng về mình: – Mình gom cái của này để làm gì nhỉ? Cô nghĩ…Cô nghĩ, đáng đem bắn bỏ đƣợc rồi. Mọi ngƣời đều tham tối mắt vì tiền, cuối cùng bị đồng tiền cắn chết[ 48, tr. 803].

Báu vật của đời của Mạc Ngôn đã gợi nên nhiều điều về thân phận con ngƣời, mọi ngƣời trong xã hội đang quay cuồng trong cơn lốc của thời đại vật chất. Từ đó, tác phẩm mở ra những suy ngẫm về nhân tình thế thái, sự suy đồi về đạo đức đặc

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)