6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Một quê hương Cao Mật đau thương trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng
nhận đƣợc rất rõ cái khí thế hào hùng “chống …Nhật…chống…Nhật” đang lan toả trong cả dân tộc Trung Quốc. Chính vì hƣớng tới một kẻ thù chung là Nhật Bản nên trong thời gian này Quốc dân đảng và Đảng cộng sản đã bắt tay với nhau để góp phần tạo ra sức mạnh. Chính sức mạnh ấy cũng phần nào làm suy yếu sức mạnh của kẻ thù.
Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh. Tuy Trung Quốc không chiến thắng hoàn toàn Nhật Bản trên lục địa châu Á trong cuộc chiến Trung - Nhật này nhƣng chiến thắng chung cuộc của phe Đồng minh cũng khiến Trung Quốc trở thành nƣớc thắng trận. Niềm vui sƣớng khi “Bọn Nhật đầu hàng” đƣợc Mạc Ngôn khắc hoạ rất rõ nét trong tác phẩm: “Đại đội bộc phá nhảy múa trên đƣờng phố, nhiều ngƣời nƣớc mắt giàn giụa. Ngƣời ta cố ý hích vào nhau, đấm vào vai nhau. Có ngƣời trèo lên tháp chuông chênh vênh, kéo chuông ầm ĩ. Ngƣời đổ ra đƣờng ngày càng nhiều, ngƣời xách thanh la, ngƣời dắt theo con dê sữa, có ngƣời bê cả một gói thịt còn tƣơi nguyên, gói bằng lá sen” [ 48, tr. 195]. Quả thật là một niềm vui bất tuyệt. Mọi ngƣời ai cũng muốn đổ ra đƣờng, làm bất kỳ một hành động nào đó để hoà mình vào cái cảm giác sung sƣớng, hạnh phúc ấy. Sự kiện này đã chính thức khép lại một giai đoạn lịch sử đau thƣơng mà hào hùng của đất nƣớc Trung Quốc nói chung và của quê hƣơng Cao Mật nói riêng.
2.1.2. Một quê hương Cao Mật đau thương trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng Cộng
Cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc thắng lợi, ngƣời dân Cao Mật đang hân hoan tận hƣởng niềm vui sƣớng chƣa đƣợc bao lâu thì lại phải chứng kiến sự mâu thuẫn, tranh chấp lẫn nhau giữa những lực lƣợng chính trị trong buổi bình minh của thời đại mới. Đó là sự mâu thuẫn giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, quê hƣơng Cao Mật dẫu có đau thƣơng nhƣng trong những trang sử đau thƣơng ấy vẫn toát lên vẻ hào hùng. Bởi dù sao đó là một cuộc chiến mà những ngƣời dân yêu nƣớc dám đứng lên để bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc thân yêu của mình. Mục đích ấy vô cùng cao đẹp. Còn cuộc nội chiến này là nỗi đau xót không thể xoá mờ trong lịch sử phát triển của Trung Quốc.
Huynh đệ tƣơng tàn, ngƣời Trung Quốc sát hại ngƣời Trung Quốc chỉ vì tham vọng quyền lực. Cuộc xung đột để giành quyền lãnh đạo ấy đã gây nên bao tai hoạ khủng khiếp cho ngƣời dân. Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã cụ thể hoá mâu thuẫn giữa Quốc – Cộng bằng sự đối đầu giữa hai nhân vật Tƣ Mã Khố - đại diện của Quốc dân đảng và Lỗ Lập Nhân – đại diện của Đảng cộng sản. Trong khi Đại đội bộc phá của Lỗ Lập Nhân vẫn chìm ngập trong niềm vui sƣớng thì Đại đội biệt động của Tƣ Mã Khố gồm ba trung đội trực thuộc: trung đội kỵ mã có sáu mƣơi tƣ con ngựa lai giữa giống ngựa Y Li và ngựa Mông Cổ, trung đội xe đạp có sáu mƣơi tƣ chiếc xe đạp nhãn hiệu lạc đà, trung đội la có sáu mƣơi tƣ con la khoẻ mạnh trở về Cao Mật. Đại đội bộc phá của Lỗ Lập Nhân bị đuổi đi. Tƣ Mã Khố chiếm lại Cao Mật mà không làm hại đến bất kỳ một ngƣời dân vô tội nào. Trong những ngày cai trị ở Cao Mật, Tƣ Mã Khố đã có những biện pháp, hành động thân dân, lấy lòng ngƣời dân, đem lại cho ngƣời dân một cuộc sống tốt hơn. Nhƣng những ngày tháng huy hoàng và tƣơi đẹp ấy của Tƣ Mã Khố cũng không kéo dài đƣợc bao lâu. Chƣa đầy một năm sau, Lỗ Lập Nhân lại quay lại. Và lần quay trở lại này của Lỗ Lập Nhân đã khiến cho nhân dân Cao Mật phải đổ không biết bao nhiêu máu xƣơng và nƣớc mắt. “Chớp. Sấm. Máu tƣơi, xƣơng thịt tung toé. Phim Mỹ. Lựu đạn. Đầu nòng sung phụt ra những con rắn lửa… Những cánh tay giãy đành đạch. Chân vƣớng ruột ngƣời” [ 48, tr. 245]. Trung đội 17 thuộc Trung đoàn 8 của Lỗ Lập Nhân trở về chiếm lại Cao Mật và sẵn sàng xả súng giết hại những ngƣời dân vô tội. Chúng ta có thể thấy trong cùng một hoàn cảnh tƣơng tự nhau nhƣng Tƣ Mã Khố và Lỗ Lập Nhân có những cách hành xử hoàn toàn khác nhau. Một bên là nhân đạo còn một bên là vô nhân đạo. Lịch sử là một chuỗi dài những sự kiện nhân quả nối tiếp nhau. Sự kiện này là nguyên nhân dẫn dẫn đến sự kiện kia. Trong thời gian tiếp quản Cao Mật, Đảng cộng sản đã thi hành cuộc cải cách ruộng đất và thảm sát rất dã man những phú nông tiểu tƣ sản. Chính hành động bất nhân ấy đã dẫn đến cuộc trả thù đẫm máu của Hoà Hƣơng Đoàn đối với những ngƣời cộng sản. Cuộc trả thù ấy buộc những ngƣời dân Cao Mật vô tội phải chạy nạn. Trên con đƣờng chạy nạn, không biết bao nhiêu ngƣời dân vô tội phải bỏ xác lại: “Lúc trời sáng đã thấy mấy xác chết vứt trong khe núi, trẻ con có, ngƣời già có, có cả trung niên” [ 48, tr. 324];
“Tiếng khóc vang lên trong các bụi cây. Mọi ngƣời dùng tiếng khóc để biểu thị sự xót thƣơng đối với ngƣời chết”; “Trong thung lũng, một con báo gấm đang ngậm một cái xác trẻ con, đầu nặng đít nhẹ nên con báo ngất ngƣỡng nhảy trên những tảng đá, nó nhảy liên tiếp cho khỏi ngã xuống nƣớc. Ngƣời phụ nữ tóc xoã vừa gào khóc vừa đuổi theo con báo” [ 48, tr. 326]; “Mọi ngƣời rơi vào cảnh khó khăn, cử động là ngã, không cử động thì chết cóng. Không ai muốn chết, vậy là cái ngã đã làm mất mục tiêu của cuộc rút chạy” [ 48, tr. 327]… Tất cả những cảnh tƣợng thƣơng tâm ấy thật giàu sức ám ảnh đối với ngƣời đọc. Lẽ ra, những ngƣời dân vô tội không phải chịu đựng những cái chết oan ức, tức tƣởi đến nhƣ vậy. Cuộc trả thù của Hoà Hƣơng Đoàn diễn ra trong vòng mƣời bảy ngày cƣớp đi sinh mạng của biết bao nhiêu con ngƣời. Hoà Hƣơng Đoàn trả thù bằng một hình thức thật dã man: chôn sống ngƣời. Trong cuộc nội chiến này, Cao Mật thực sự đã trở thành một chiến trƣờng vô cùng ác liệt. Ngày hôm đó là một ngày không bình thƣờng, Cao Mật bị nhấn chìm trong bể máu giống nhƣ ngày Lỗ Lập Nhân quay trở lại cƣớp Cao Mật từ tay Tƣ Mã Khố: “Biết bao chuyện xảy ra trong ngày hôm đó, có đến mƣời con mắt cũng không thấy đƣợc tất cả. Các mũ sắt bắn tung lên trời, xác ngƣời chất thành luỹ vẫn không xông qua đƣợc. Sau đó, súng phun lửa đƣợc điều đến, những cột lửa thiêu chảy cát. Rồi máy bay lại đến, thả xuống bánh mì, bánh bao nhân thịt, lại cả tiền giấy. Quần nhau đến tối mịt, hai bên đều thấm mệt, ngồi xuống nghỉ, nghỉ một lát lại đánh, lửa sáng rực trời, băng tan mặt đất. Những con thỏ đồng chết hàng loạt. Chúng chết vì khiếp hãi” [ 48, tr. 349]. Cuối cùng thì cuộc nội chiến cũng kết thúc nhƣng nó mãi là vết thƣơng tinh thần khó phai trong kí ức nhiều thế hệ. Đó là kết quả của sự tranh giành quyền lực bất chấp cả lẽ phải, bất chấp mọi thủ đoạn. Ở đây ta thấy đƣợc sự tỉnh táo tài tình của tác giả. Ông không “tô hồng” cũng không “nhuộm đen” một lực lƣợng nào. Ông nhìn các lực lƣợng ấy thông qua những việc họ đã làm và tác động của những hành động đó đối với sự phát triển của quê hƣơng đồng thời miêu tả khách quan mọi sự kiện lịch sử thông qua đôi mắt của những ngƣời dân. Trong con mắt của nhân dân, lịch sử đƣợc ghi chép khá đầy đủ và công bằng vì thế những bài học đƣợc rút ra từ đó có ý nghĩa và giá trị hơn. Mạc Ngôn đã đƣa văn học trở lại chức năng cơ bản của nó, đó là phản ánh số phận con ngƣời.