6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Sự biểu hiện cảm hứng lịch sử qua kết cấu lắp ghép
3.2.2.1. Phân mảnh không gian, thời gian nghệ thuật mang đậm chất lịch sử
Mọi sự vật, hiện tƣợng trong thế giới đều tồn tại trong không gian và thời gian. Không có vật chất nào đƣợc xác định lại thiếu hai yếu tố này. Không – thời gian chúng ta đề cập đến ở đây là không – thời gian nghệ thuật, là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nên không – thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời.
Trƣớc hết, nói về không gian nghệ thuật của tác phẩm Báu vật của đời. Đó là vùng Cao Mật, mảnh đất quê hƣơng của Mạc Ngôn cũng là không gian nghệ thuật tiêu biểu trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Có thể nói mọi sáng tác của Mạc Ngôn đều xuất phát từ chiếc bao gai Đông Bắc Cao Mật rách tả tơi. Cái vùng đất “vừa anh hùng vừa thổ phỉ ấy” là nơi là nhà văn khai thác không biết mệt mỏi cho những sáng tác của mình. Với Mạc Ngôn, “chiếc bao tải rách” Đông Bắc Cao Mật là của báu, “cho tay vào moi mạnh một cái, ra đƣợc bộ tiểu thuyết, moi nhẹ một tí, ra ngay cái truyện vừa, nếu chỉ thò ngón tay vào nhón một cái, cũng gắp ra đƣợc dăm ba truyện ngắn” (81). Kể từ truyện ngắn Cây đu bạch cẩu, lần đầu tiên Mạc Ngôn dò dẫm để giƣơng ra cờ hiệu "làng Đông Bắc Cao Mật", và từ đó mọi tác phẩm của ông đều hƣớng về vùng đất thân yêu, máu thịt này. Mạc Ngôn đã trở thành vị hoàng đế khai thiên lập địa ra vƣơng quốc Đông Bắc Cao Mật trong văn học, để đƣợc tha hồ tung hoành ngang dọc, hò hét hạ lệnh, muốn ai chết là chết, để ai sống đƣợc sống, hƣởng đủ cái lạc thú làm vua một vùng. Nào dƣơng cầm, nào bom nguyên tử, nào bánh mì, thằng Tây rởm, cha cố thật..., nhà văn đem nhét tuốt vào trong cánh đồng cao lƣơng. Cái tài của nhà văn là ở chỗ ông đã biến hoá hết sức tài tình và khéo léo khái niệm địa lý thành khái niệm văn học. Mỗi nhà văn đều có một mảnh đất thiêng của mình mà ngƣời ta hay gọi là “sân sau”. Và với Mạc Ngôn,
“sân sau” là quê hƣơng Cao Mật. Nhà văn càng cố gắng rời xa quê hƣơng thì lại càng nhích lại gần quê hƣơng trong vô thức. Mỗi tác phẩm của ông, mỗi dòng chữ ông viết ra đều thấm đẫm hơi thở nồng đặc của đất quê, đều ghi tạc mối tình sâu đậm không thể xoá mờ giữa ông và “huyết địa” làng Cao Mật. Tuy cùng viết về vùng đất Cao Mật nhƣng mỗi tác phẩm lại là một trải nghiệm mới mẻ và sâu sắc, không hề lặp lại nhàm chán. Mỗi tác phẩm, vùng đất Cao Mật lại đƣợc nhìn nhận và khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn xem Cao Mật nhƣ một Trung Quốc thu nhỏ. Những biến cố lịch sử xảy ra ở vùng đất Cao Mật trong gần một thế kỷ cũng là những biến cố xảy ra với đất nƣớc Trung Quốc. Ở mảnh đất ấy, có biết bao số phận con ngƣời lần lƣợt sinh ra, lớn lên và chết đi. Họ là nhân chứng của lịch sử quê hƣơng hay nói cách khác chính họ làm nên lịch sử cho vùng đất Cao Mật. Nhƣ vậy có thể thấy không gian nghệ thuật trong Báu vật của đời là một không gian vừa quen thuộc vừa mới lạ và mang ý nghĩa khái quát rất lớn. Nó là điểm tựa chắc chắn để ngòi bút của nhà văn tha hồ tung hoành cảm hứng lịch sử.
Về thời gian nghệ thuật, đây là “một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣời nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngƣợc, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật” [ 66, tr. 84]. Trong tự sự học, các nhà nghiên cứu phân chia thành thời gian của chuyện và thời gian của truyện. Thời gian của chuyện là thời gian khách quan, thời gian tự nhiên mà câu chuyện xảy ra còn thời gian của truyện là thời gian tự sự, là trạng thái thời gian đƣợc thể hiện trong văn bản tự sự. Hai thời gian này không hoàn toàn trùng khít nhau và việc sắp xếp, bố trí hai thời gian này nhƣ thế nào là hoàn toàn dựa vào dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Thời gian chuyện của cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời tái hiện lịch sử Trung Quốc trong gần 100 năm, từ năm 1900 đến năm 1993. Gần một thế kỷ không phải là khoảng thời gian quá dài đối với lịch sử của một đất nƣớc nhƣng đó là thời gian của
cả một đời ngƣời. Ở đây, nhà văn đã khéo léo gắn liền thời gian cuộc đời của nhân vật Lỗ Thị với thời gian lịch sử của quê hƣơng, đất nƣớc. Nói vậy để thấy rằng cách nhìn lịch sử của Mạc Ngôn rất độc đáo, lịch sử đƣợc nhìn từ cuộc đời con ngƣời. Và đó là lịch sử chân thực hơn bao giờ hết.
Không những thế, cách nêu các mốc thời gian sự kiện lịch sử của nhà văn cũng gắn liền với các sự kiện của đời ngƣời. Nói đến các sự kiện lịch sử là nói đến các mốc thời gian, sự chính xác về thời gian, địa điểm. Trong tác phẩm này, Mạc Ngôn có cách nêu lên mốc thời gian của các sự kiện rất riêng. Ở phần đầu tiểu thuyết, khi miêu tả sự kiện quân Nhật tràn đến thị trấn Đại Lan, vùng Cao Mật, Mạc Ngôn không hề nhắc đến thời gian của sự kiện. Nhƣng sự kiện này lại diễn ra trùng với ngày Lỗ Thị vƣợt cạn. Mẹ chồng của chị phải đi mời Tôn Đại Cồ về đỡ đẻ cho con dâu. Và sự việc đó lại đƣợc tác giả tƣờng trình lại giống nhƣ một sự kiện lịch sử : “Năm 1939, ngày tháng theo âm lịch là Mồng 5 tháng 5, buổi sáng, tại thị trấn Đại Lan là thị trấn lớn nhất của vùng Cao Mật, bà Lã dẫn kẻ thù của mình là Tôn Đại Cồ về nhà, bất chấp đạn bay chiu híu trên trời, để đỡ đẻ cho con dâu.” [48, tr. 54]. Xuyên suốt tác phẩm, Mạc Ngôn thƣờng xuyên sử dụng cách nêu thời gian của các sự kiện nhƣ vậy: “Ngày mồng Bảy tháng Chạp tại nhà thờ lớn Quan Bắc, mẹ cùng chúng tôi đem theo bát đũa, nhập vào đoàn ngƣời đói khát, đi suốt đêm về hƣớng huyện thành” [ 48, tr. 141]; “Buổi sáng ngày Mƣời tám tháng Hai năm Một nghìn chín trăm bốn mƣơi mốt, Thƣợng Quan Tƣởng Đệ đƣa cho mẹ vừa khỏi bệnh một xếp tiền” [ 48, tr. 155], đó là ngày Tƣởng Đệ bán mình để cứu mẹ và các em; “Sáng mùng Một Tết năm một nghìn chín trăm bốn mƣơi tám, cả nhà tôi gồm năm ngƣời và và một con dê của tôi, thận trọng vƣợt sông Thuồng Luồng đóng băng, trèo lên đê Thuồng Luồng” [ 48, tr. 350], đó là ngày gia đình Thƣợng Quan trở về ngôi nhà của mình sau cuộc sơ tán để chạy trốn khỏi sự trả thù của Hoàn Hƣơng Đoàn. Có thể thấy cách tạo phân mảnh thời gian lịch sử của nhà văn thể hiện rõ quan niệm lịch sử của tác giả: lịch sử của quê hƣơng, đất nƣớc là lịch sử đời ngƣời, điểm nhìn lịch sử là điểm nhìn của một ngƣời dân thƣờng.
3.2.2.2. Lịch sử hiện lên qua những mảnh ghép
Truyện của Mạc Ngôn thƣờng có kết cấu thời gian rất đặc sắc nói nhƣ GS Lê Huy Tiêu “nghệ thuật xử lý không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống nhƣ trong phim trƣờng của trƣờng phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại, vừa có một kết cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhƣng xuất phát từ điểm nhìn của “tôi”, “tôi” cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng ký ức ảo mộng của “tôi” để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới” [ 84, tr. 22].
Thật vậy, nhƣ đã nói ở trên, Mạc Ngôn cắt cốt truyện ra nhiều đoạn, nhiều mảnh rồi tiến hành lắp chúng lại với nhau. Nếu xét bổ ngang, nhìn một cách tổng quát, toàn bộ Báu vật của đời đƣợc chia thành hai mảnh ghép lớn, mảnh ghép thứ nhất là từ năm 1939 khi Kim Đồng ra đời, quân Nhật tràn vào thôn Cao Mật đến năm 1993 khi Lỗ Thị qua đời, mảnh ghép thứ hai là từ năm 1900 đến năm 1939 kể về cuộc đời Lỗ Thị từ khi sinh ra đến khi đi làm dâu. Lẽ ra thời điểm năm 1900, khi Lỗ Toàn Nhi ra đời phải đƣợc đặt lên đầu tác phẩm. Nhƣng Mạc Ngôn đã cố tình đảo thời gian trần thuật, phá vỡ trật tự tuyến tính của câu chuyện với mục đích tạo ra hiệu quả nghệ thuật riêng. Đọc phần đầu tác phẩm, ngƣời đọc không ai có thể ngờ là Lỗ Toàn Nhi lại phải trải qua những ngày tháng vô cùng đau đớn và khổ sở nhƣ thế nào để sinh ra chín đứa con. Càng về sau, ngƣời đọc càng bất ngờ hơn khi biết mỗi đứa con của Lỗ Thị mang một dòng máu khác nhau. Cách trần thuật lấy kết quả làm điểm xuất phát để kích thích độc giả truy tìm nguyên nhân của Mạc Ngôn đem đến cho ngƣời đọc cảm giác chúng ta đang đƣợc chứng kiến lịch sử của một đời ngƣời. Lịch sử đó vừa là lịch sử đang diễn ra vừa là lịch sử đã đi qua và đƣợc chiêm nghiệm sâu sắc. Ngƣời đọc buộc phải song hành với tác giả để khám phá hết những bí ẩn mà tác giả muốn giữ đến phút cuối cùng.
Thủ pháp đảo thuật thời gian đƣợc nhà văn sử dụng một cách tối đa trong tác phẩm. Theo dòng hồi ức của nhân vật, những câu chuyện không bao giờ diễn ra theo mạch thẳng mà luôn có sự đảo lộn, xoay chiều, cắt ghép giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự kiện với sự kiện kia làm cho hiện thực và lịch sử trở nên bề bộn, sâu sắc
và toàn vẹn hơn. Quá khứ và hiện tại soi chiếu lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một bức tranh đa diện và nhiều chiều. Thời gian đảo chiều thƣờng gắn liền với điểm nhìn phóng chiếu về quá khứ của nhân vật. Trong Báu vật của đời, ta bắt gặp rất nhiều lần nhân vật hồi tƣởng về quá khứ: nhìn vết máu trên tƣờng, Lỗ Thị nhớ lại nỗi đau khi sinh đứa con gái thứ bảy bị chồng dùng chày đánh đến phọt máu đầu, Hàn Chim nhớ lại và kể cho Lai Đệ nghe về quãng thời gian mình bị quân Nhật bắt đi, bà Quách nhớ và kể lại về màn chôn sống ngƣời dã man của Hoàn Hƣơng Đoàn… Có thể thấy, mỗi một lần nhân vật hồi tƣởng và nhớ lại là một lần không gian và thời gian đƣợc mở rộng thêm ra, tác giả tạo ra thêm đƣợc một mảnh ghép nhỏ, ngƣời đọc đƣợc biết thêm những thông tin mới. Để rồi, từ những mảnh ghép nhỏ ấy, nhà văn tiến hành lắp ghép chúng lại với nhau để tái hiện hiện thực.
Nhƣng nếu xét bổ dọc, toàn bộ kết cấu tác phẩm cũng đƣợc chia làm hai mảnh ghép lớn: mảnh ghép về lịch sử của quê hƣơng đất nƣớc và mảnh ghép về số phận con ngƣời. Trong mảnh ghép về lịch sử quê hƣơng, đất nƣớc, ta có thể thấy hiện lên những mảnh ghép nhỏ hơn rõ ràng và cụ thể: mảnh chống Nhật, mảnh nội chiến, mảnh Cải cách ruộng đất, mảnh Đại nhảy vọt, mảnh Cải cách văn hoá, mảnh thời kỳ mở cửa, mảnh chống Đức… Các mảnh ghép không đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian mà đƣợc dán ghép, trộn lẫn với nhau. Còn trong mảnh ghép về số phận con ngƣời, chúng ta thấy tất cả các thành viên trong gia đình Thƣợng Quan hiện lên thật sinh động, mỗi ngƣời một số phận, mỗi ngƣời một mảnh ghép tạo thành một bức tranh chung về thân phận con ngƣời trong lịch sử.