Một quê hương Cao Mật đau thương trong những sai lầm của Đảng

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Một quê hương Cao Mật đau thương trong những sai lầm của Đảng

cộng sản

Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã can đảm chỉ ra những sai lầm của Đảng cộng sản. Quả thật trong lịch sử Trung Quốc đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm. Chính vì lí do này mà khi Báu vật của đời đƣợc xuất bản, Mạc Ngôn đã phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ dƣ luận. Nhƣng không thể phủ nhận đƣợc rằng Mạc Ngôn là một nhà văn dũng cảm, dám nói thẳng, nói thật, trung thành với lịch sử. Hay nói cách khác, ông là một nhà văn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả của mình.

Nhìn thẳng vào lịch sử, bên cạnh những đổi mới mà Đảng cộng sản mang lại, Đảng cộng sản cũng mắc nợ với dân tộc, vƣớng phải không ít những sai lầm, gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc cho đất nƣớc Trung Quốc. Trƣớc hết phải nói đến cải cách ruộng đất. Ở Trung Quốc, chính sách Cải cách ruộng đất lúc đầu do Tôn Trung Sơn đặt ra, ông chủ trƣơng “bình quân điền địa”, “ngƣời cày có ruộng”. Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện cải cách ruộng đất từ năm 1940 bằng bạo lực cho đến 1952 theo mô hình Stalin. GS. TS Trần Tƣ Hoà trong bài viết “Đề tài cải cách ruộng đất trong văn học Trung Quốc trong 60 năm qua” đã chỉ ra: “Trong Cải cách ruộng đất có ba vấn đề lớn khó nói: 1. Phổ biến đẩy trung nông, phú nông lên thành địa chủ, khiến nhiều gia đình tan hoang, nhiều ngƣời chết thảm. 2. Tra tấn địa chủ hết sức dã man để buộc nói ra của nổi của chìm. 3. Bọn lƣu manh dƣới dạng bần cố nông trà trộn vào Đảng và chính quyền. Bao trùm lên tất cả là vấn đề bạo lực tàn khốc, làm sống lại các thói tục man rợ hàng nghìn năm trƣớc” (25). Tác giả bài viết cũng chỉ ra một số tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất trƣớc năm 1949 nhƣ:

Mưa to gió lớn (1948) của Chu Lập Ba, Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn (1948, 1951 đƣợc giải thƣởng Stalin) của Đinh Linh và Tà không thắng được chính (1948) của Triệu Thụ Lý… đều né tránh sự thật, không đề cập đến vấn đề bạo lực. Nhƣng càng về sau, vấn đề bạo lực và bọn lƣu manh trong cải cách ruộng đất đã đƣợc phản tƣ. Các nhà văn không né tránh sự thật nữa mà dám nhìn thẳng vào sự thật, nói lên

sự thật. Mạc Ngôn cũng góp thêm một tiếng nói của mình trong cách nhìn nhận vấn đề này qua tác phẩm Báu vật của đời.

Đọc Báu vật của đời, ta thấy xuất hiện một nhân vật “cỡ bự”, chuyên gia nổi tiếng về cải cách ruộng đất. Mạc Ngôn tập trung miêu tả rất kĩ dáng điệu, cử chỉ của nhân vật này. Nhân vật “cỡ bự” ngồi cỗ kiệu hai ngƣời khiêng, mƣời tám lính cầm súng đi bảo vệ. Huyện trƣởng Lỗ trông thấy nhân vật “cỡ bự” run cầm cập nhƣ chuột thấy mèo, cung kính nhƣ Tôn Tử gặp ông nội. Sự xuất hiện của nhân vật “cỡ bự” khiến cho Tƣ Mã Lƣơng linh cảm thấy điều chẳng lành “chuyện lớn sắp xảy ra”. Quả đúng nhƣ vậy, cải cách ruộng đất bắt đầu bằng việc bắt bớ những ngƣời địa chủ, tiểu thƣơng, trí thức: ông bán quan tài Hoàng Thiên Phúc, thợ đắp lò Triệu Giáp, chủ hiệu dầu Hứa Bảo, chủ hiệu dầu thơm Kim Một Vú, giáo viên tƣ thục Tần Nhị. Cuối cùng thì buổi đại hội cải cách ruộng đất cũng chính thức khai mạc. Quang cảnh đại hội đƣợc miêu tả khá trang nghiêm. Đại biểu của những ngƣời nghèo nhất ở mƣời tám thôn trấn vùng Cao Mật chen chúc trên một nửa sân phơi nhà Tƣ Mã. Xung quanh là lính gác, mƣời tám vệ sĩ đứng trên bục đất, mặt lạnh nhƣ tiền, đằng đằng sát khí. Phía dƣới im phăng phắc, trẻ con biết sợ không dám khóc. Những ngƣời bị bắt thì bị trói theo kiểu trọng tội, sau gáy cắm lá chỉ bài, gạch chéo đỏ trên chữ đen. Nhân vật “cỡ bự” bệ vệ ngồi trên ghế, đƣa mắt nhìn một lƣợt mọi ngƣời khiến ai nấy đều rụt cổ lại, chỉ sợ ông ta nhìn thấy mặt mình. Đại hội mở đầu bằng màn diễn thuyết của Lỗ Lập Nhân, rồi đến nhân vật “cỡ bự” diễn thuyết. Những gì diễn ra sau đó thật lố bịch, buồn cƣời, thị phi bất phân, trắng đen lẫn lộn. Phán Đệ ra sức kêu gọi ngƣời dân đấu tố. Trƣơng Đức Thành đứng ra đấu tố thầy giáo Tần Nhị thiên vị Tƣ Mã Khố hồi còn đi học vì Tƣ Mã Khố là địa chủ. Lỗ Lập Nhân đọc một bản cáo trạng kết tội Triệu Giáp là phú nông, sống bằng bóc lột, chống phá chính quyền rồi lập tức xử tử Triệu Giáp. Ông già mù Từ Tiên Nhi thì đấu tố Tƣ Mã Khố cƣỡng đoạt vợ mình và đòi phải xử tử con trai, con gái Tƣ Mã Khố. Có thể thấy thực chất đằng sau cái mác chính quyền nhân dân đứng ra giải oan cho ngƣời dân là sự trả thù cá nhân mang tính ích kỉ. Cuộc cải cách đã khiến những ngƣời hàng xóm từng sống thân thích với nhau quay ra đấu tố lẫn nhau, trả thù nhau. Tiến

Tài và Sƣ Tử là bạn với nhau từ hồi nhỏ. Vậy mà, cũng vì cải cách ruộng đất trở thành kẻ thù của nhau. Sƣ Tử chôn sống cả nhà Tiến Tài để trả thù cho bố mình bị Tiến Tài treo cổ lên cành cây trong cải cách ruộng đất. Đọc đoạn đối thoại sau giữa Sƣ Tử và Tiến Tài, ngƣời đọc càng cảm thấy hoang mang về cái chính sách cải cách ruộng đất mà Đảng cộng sản đề ra. “Tiến Tài nói: - Sƣ Tử, tao không xin xỏ mày, tao đã giết bố mày. Tao không giết thì ngƣời khác cũng giết! Sƣ Tử nói: - Bố tao nhịn ăn để dành đƣợc ít tiền buôn tôm cá, cũng nhƣ bố mày dành dụm tậu đƣợc mấy mẫu ruộng. Bố mày không gặp may, bị kẻ cắp lấy sạch, không còn đồng nào. Tao hỏi mày, vậy bố tao có tội gì? Tiến Tài nói: - Tậu ruộng, tậu ruộng là có tội! Sƣ Tử nói: - Mày nói thực lòng tao xem nào, ai không muốn có ruộng? Tiến Tài nói: - Mày đừng hỏi tao làm gì, có hỏi tao cũng không trả lời đƣợc” [ 48, tr. 418]. Tiến Tài cũng nhƣ biết bao ngƣời dân khác không hề hiểu rõ bản chất của cải cách ruộng đất là thế nào. Họ chỉ biết làm theo mệnh lệnh nhƣ một cái máy mà không rõ nguyên nhân vì sao lại thế. Cái giá phải trả quá đắt, cả nhà Tiến Tài bị chôn sống. Trƣớc khi chết, bà mẹ Tiến Tài chỉ biết chửi một câu bất lực: “Cộng sản ơi là cộng sản, mẹ con tôi là chết trong tay các ông” [ 48, tr. 419]. Sai lầm của Đảng cộng sản trong cải cách ruộng đất chính là việc quy kết tất cả những ngƣời có ruộng, có tài sản riêng là thành phần bóc lột mà không cần biết tài sản của họ do đâu mà có. Ai to bụng đều cho là kẻ xấu, ai nghèo khổ đều coi là ngƣời tốt, ai có tiền là kẻ ác, ai nghèo không có ăn là ngƣời cách mạng. Đã làm cách mạng thì không cần đạo lí, nhân nghĩa nữa. Các quan điểm đó chỉ trong một đêm đã cƣớp đi cuộc sống bình an của nhân dân. Các quan điểm đó đã gây ra cho ngƣời dân Trung Quốc những vết thƣơng nhức nhối đến giờ vẫn chƣa lành.

Sau Cải cách ruộng đất là “Đại nhảy vọt”. Đây thực chất là kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đƣợc thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Kế hoạch do Mao Trạch Đông khởi xƣớng. Kế hoạch ấy đã làm thay đổi cục diện kinh

tế - xã hội của toàn bộ đất nƣớc Trung Quốc. Trong Báu vật của đời, cuộc Đại nhảy vọt đƣợc khắc hoạ trƣớc tiên bằng việc: “Để khai khẩn cánh đồng hoang rộng hàng vạn mẫu ở vùng đông bắc Cao Mật, tất cả thanh niên nam nữ trấn Đại Lan đều trở thành công nhân nông nghiệp của nông trƣờng quốc doanh Thuồng Luồng” [ 48, tr. 497]. Đó là giai đoạn mà kiến thức của ngƣời tri thức trở nên vô dụng “sinh viên học ở Nga về đều đi gánh phân” [ 48, tr. 497], ngƣời ta cần sức lao động hơn là cần tri thức. Theo Mạc Ngôn thì đây là “thời kỳ kỳ quặc và điên rồ nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc” [ 49, tr. 96]. Sự sai lầm về chính sách kinh tế cộng với thiên tai, lũ lụt đã gây ra nạn đói khủng khiếp cho đất nƣớc Trung Quốc. Ở nông trƣờng Thuồng Luồng, để chống chọi với cái đói, mọi ngƣời đều phải có những mánh khoé riêng, tìm mọi cách để ăn cắp lƣơng thực. Kiều Kỳ Sa và Kim Đồng cũng phải nghĩ cách ăn trộm trứng gà để tồn tại qua những ngày tháng kinh khủng ấy. Đỉnh điểm của cuộc Đại nhảy vọt là nạn đói năm 1960: “Mùa xuân năm một nghìn chín trăm sáu mƣơi đầy đói khát, các phần tử phái hữu trong đội phái hữu của nông trƣờng Thuồng Luồng đều biến thành động vật ăn cỏ. Định lƣợng của mỗi ngày cho một ngƣời là bảy mƣơi gam lƣơng thực, lại bị ăn bớt qua nhiều khâu, từ thủ kho, quản lí nhà ăn và các yếu nhân của nông trƣờng bộ, thành thử vào miệng phái hữu chỉ còn là bát cháo loãng có thể soi gƣơng” [ 48, tr. 525]. Đây là một chi tiết hết sức chân thực để miêu tả cái đói xuất phát từ những ấn tƣợng thời thơ ấu của tác giả. Nhà văn từng kể lại rằng: “Có một lần mẹ tôi ra ruộng kiếm rau dại, lúc đó đến cả cây rau dại ăn đƣợc cũng khó kiếm ra. Mẹ tôi đã vơ lấy những cây rau dại trên ruộng nhét đầy mồm, vừa nhai bà vừa ứa nƣớc mắt. Những giọt nƣớc rau màu xanh theo khóe miệng chảy xuống, tôi thấy mẹ lúc đó chẳng khác nào một con trâu đói” [ 49, tr. 128]. Đối với Mạc Ngôn, đói khát là một tài sản vô giá để sáng tác. Đói khát ám ảnh tuổi thơ của ông, trở đi trở lại trong những sáng tác của ông. Dễ hiểu vì sao, cái đói đƣợc Mạc Ngôn miêu tả chân thực và đầy day dứt đến nhƣ vậy. Trong khi công nhân ở nông trƣờng phải đấu tranh, giành giật sự sống với cái đói thì những ngƣời thuộc giai cấp lãnh đạo vẫn sống sung sƣớng, no đủ: “Nông trƣờng chỉ có mƣời ngƣời không bị phù thũng. Ông Út Đỗ, giám đốc mới của nông trƣờng không bị, Mã Thuỵ Liên và ngƣời nuôi ngựa giống tên là Trần Tam không bị, chắc chắn là họ

đánh cắp thức ăn của ngựa. Nguỵ Quốc Anh, đặc phái viên của công an không bị, con chó bécgiê của anh ta đƣợc nhà nƣớc cung cấp thịt theo định lƣợng” [ 48, tr. 526]. Không những thế, công nhân ở nông trƣờng Thuồng Luồng còn phải lao động hết sức cực nhọc. Đáng đau lòng hơn, cái đói không chỉ tàn phá thể xác con ngƣời mà còn huỷ hoại cả lòng tự trọng của con ngƣời. Hoắc Lê Na và Kiều Kỳ Sa là những cô gái trí thức, giàu lòng tự trọng và tiết tháo nhƣng lại chỉ vì một miếng ăn để thoả mãn cơn đói mà dễ dàng khuất thân trƣớc một kẻ đáng tởm lợm nhƣ Trƣơng Rỗ. Hành động của Trƣơng Rỗ thật đáng kinh tởm: “Căn cứ vào hồ sơ tố cáo sau này, trong năm 1960 đói khát ấy, hắn lấy lƣơng thực làm mồi nhử, cƣỡng hiếp gần nhƣ khắp lƣợt những phần tử phái hữu là nữ ở nông trƣờng” [ 48, tr. 529]. Kim Đồng đi làm công nhân ở nông trƣờng Thuồng Luồng đƣợc chứng kiến biết bao nghịch cảnh sinh ra từ nạn đói trong cuộc “Đại nhảy vọt” còn ở nhà bà mẹ Lỗ Thị phải ăn trộm lƣơng thực bằng cách nuốt những hạt đậu vào bụng, về nhà móc cho nôn ra, đem rửa sạch, nghiền nhỏ để nuôi sống những đứa con, đứa cháu của mình. Những sự việc ấy đầy sức ám ảnh với ngƣời đọc. Nó góp phần đem đến một cái nhìn chân thực về cuộc “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc trong những năm 1958 – 1960. Quả thật, đây là một “Đại Nhảy Lùi”, một thảm hoạ kinh tế, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho đất nƣớc Trung Quốc trong nhiều năm tiếp sau đó.

Vết thƣơng do cuộc “Đại nhảy vọt” gây ra còn chƣa lành, Trung Quốc lại tiếp tục chìm trong đau thƣơng của “Cuộc Cách mạng văn hoá”. Đây là cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông khởi xƣớng diễn ra trong vòng mƣời năm từ 1966 – 1976 nhằm mục đích loại bỏ những phần tử tƣ sản tự do, thiết lập lại chủ nghĩa xã hội. Nhƣng thực chất cuộc cách mạng văn hoá đã gây ra một giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ ở Trung Quốc. Rất nhiều những đơn vị Hồng vệ binh đƣợc thành lập và trở thành công cụ để thực hiện cuộc “Cách mạng văn hoá”. Họ phát tờ rơi, ra sức tuyên truyền, giải thích cho những hành động nhằm củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội. Không biết bao nhiêu ngƣời đã bị đem ra đấu tố, bị khép vào tội “phản cách mạng”. Điều khủng khiếp hơn và việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc dẫn đến hàng loạt các vụ tự tử vì nạn nhân không chịu đƣợc tra tấn và sự nhục nhã.

Trong Báu vật của đời, sự xuất hiện của Hồng vệ binh tại vùng đất Cao Mật đƣợc Mạc Ngôn miêu tả đã gây ra biết bao biến cố.

Trên cổng nhà Thƣợng Quan, Hồng vệ binh treo một lô biển: “Nhà Hán gian”, “Sào huyệt của bọn Hoàn Hƣơng Đoàn”, “Nhà thổ”…. Hồng vệ binh còn bắt rất nhiều những ngƣời dân Cao Mật phải đội những chiếc mũ quy chụp tội trên đầu nhƣ một hình thức sỉ nhục rồi bắt họ đi diễu phố. Kim Đồng bị bắt đội mũ có dòng chữ “Tội phạm giết ngƣời, hiếp xác chết”. Bà mẹ Lỗ Thị bị bắt đội mũ có dòng chữ: “Đồ giòi bọ Thƣợng Quan Lỗ Thị”. Trong đoàn ngƣời đầu trâu mặt ngƣời đầu trâu mặt ngựa bị bắt đi diễu phố còn có: Tƣ Mã Đình, da vàng bủng, bụng to nhƣ cái trống; ông Hiệu trƣởng trƣờng trung học; năm sáu ông cán bộ công xã mới đây còn diễu võ dƣơng oai, và cả một số ngƣời năm xƣa đã từng bị Lỗ Lập Nhân bắt quì trên khán đài. Cảnh đoàn ngƣời bị bắt đi diễu phố đƣợc miêu tả: “Các đầu trâu mặt ngựa đờ đẫn cất bƣớc, Hồng vệ binh dùng gậy vụt tới tấp vào mông họ, nhƣng chỉ đánh tƣợng trƣng, không đau. Chiêng trống rầm trời, tiếng hô khẩu hiệu đinh tai nhức óc, dân chúng chỉ trỏ, bàn tán sôi nổi” [ 48, tr. 547]. Sau cuộc diễu phố ấy là cuộc ẩu đả giữa hai đám Hồng vệ binh. Thấy hai chủ soái của mình là Quách Bình Ân và Vu Vân Vũ đánh nhau, hai đám Hồng vệ binh cũng xông lên đánh, gậy gộc vung lên, gạch ngói bay tới tấp, các tiểu tƣớng Hồng vệ binh vỡ đầu chảy máu, tất cả đều tỏ ra anh dũng bất khuất. Thật đúng nhƣ đã nói ở trên, “cách mạng văn hoá” đã tạo ra một giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ. Trong gia đình Thƣợng Quan, nạn nhân bất hạnh nhất của cuộc cách mạng văn hoá là Tƣởng Đệ. Để có tiền cứu mẹ và các em, Tƣởng Đệ đã phải bán mình vào nhà chứa. Bao nhiêu năm sau, chị trở về với những vết thƣơng lòng ghê gớm. Chị chỉ muốn sống nốt những ngày tháng còn lại một cách yên ổn và bình thƣờng. Nhƣng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, công xã tổ chức triển lãm giáo dục nhằm đấu tranh giai cấp và bắt chị đến triển lãm làm hiện vật sống. Để phục vụ cho cái mục đích đấu tranh giáo điều, bọn họ đã không ngần ngại quy chụp cho chị là bóc lột nên mới có đƣợc vàng bạc châu báu. Bằng bản lĩnh của mình, chị tƣ đã xoay chuyển tình thế, dạy cho bọn họ một bài học. Cái chết của chị là hậu quả tất yếu của “cách mạng văn hoá”, một cuộc cách mạng chỉ nhìn vào

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)