6. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Vài nét về nhà văn Mạc Ngôn
Mạc Ngôn (có nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bỏ dở tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá, ông phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, luôn phải sống trong tình trạng bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976 và tốt nghiệp khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Giải phóng quân (1984 - 1986). Từ tháng 10 - 1987, Mạc Ngôn bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Bắc Kinh. Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mƣu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phó chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc.
Chặng đƣờng 15 năm cầm bút, Mạc Ngôn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 20 truyện dài, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm, một con số mà bất kỳ nhà văn nào cũng mơ ƣớc. Hầu hết các tác phẩm của ông đều đƣợc dịch ra nhiều ngôn ngữ nhƣ Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam… Có thể kể ra đây một số
tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Mạc Ngôn nhƣ : Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Thập tam bộ, Sống đọa thác đày, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến…
Với sự cống hiến không ngừng nghỉ của mình, Mạc Ngôn đã vinh dự nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng và danh hiệu cao quý. Và gần đây nhất, giải Nobel Văn học danh giá 2012 đã thuộc về Mạc Ngôn. Viện hàn lâm Thuỵ Điển đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của ông: "Với sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ lại những kiệt tác của hai nhà văn lỗi lạc William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez. Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn, hiện thực gây ảo giác hòa trộn với truyện dân gian, lịch sử và đƣơng đại" (44). Ngài Peter Englund, Chủ tịch Viện hàn lâm Thụy Điển mô tả truyện của Mạc Ngôn "vừa tàn nhẫn vừa gợi cảm", "có những thứ trong sách của ông là những thứ đáng sợ nhất mà tôi từng đọc" (44). Giải thƣởng này trở thành một vinh dự lớn lao, một niềm vui khôn xiết, giải toả đƣợc cái “mặc cảm Nobel” của Trung Quốc trong suốt 100 năm qua.