Cảm hứng lịch sử xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Cảm hứng lịch sử xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn

Bƣớc chân vào thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn, ngƣời đọc phải ngỡ ngàng bởi một phạm vi đề tài rất rộng lớn: từ việc phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại nhƣ Bãi cát đen, Đoạn thủ đến miêu tả phong tục tập quán nông thôn trong

Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian…; “phản tƣ lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh có Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường…; phản ánh hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó trắng…; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc có Gia tộc Cao lương đỏ (gồm Cao Lương đỏ, Rượu Cao Lương, Nhà quàn Cao Lương, Cẩu đạo, Da chó), Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình. Có thể nói, “trên trời dƣới đất, cổ kim, trong ngoài, xƣơng khô trong mồ, u hồn dƣới gốc cây tùng, công tử vƣơng tôn, tài tử giai nhân, sơn cùng thuỷ tận, dân tục phong tình” đều có trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.

Trong thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng của Mạc Ngôn, lịch sử đóng một vai trò rất quan trọng tạo nên một gam màu thật độc đáo. Có thể nói, Mạc Ngôn là nhà văn khá nặng tình với lịch sử. Mạc Ngôn đã có hẳn một bài diễn thuyết ở thƣ viện Đài Bắc với tựa đề Tôi và tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử. Trong bài diễn thuyết này, Mạc Ngôn đã mƣợn một bài viết Nhìn lại tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử mới trong mười năm của Trƣơng Thanh Hoa đăng trên số 4 năm 1988 của tạp chí “Trung Sơn” để bàn về mối quan hệ giữa những sáng tác của mình với trào lƣu văn học chủ nghĩa lịch sử. Trong bối cảnh những năm từ giữa thập kỉ 80 đến cuối thập kỉ 90, văn học đƣơng đại Trung Quốc nhất là trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết xuất hiện một tƣ trào văn học mang quan điểm và khuynh hƣớng “chủ nghĩa lịch sử mới”. Và Mạc Ngôn đƣợc tác giả Trƣơng Thanh Hoa đánh giá là một trong những nhà văn đầu tiên có vai trò, vị trí “hoàn thành giai đoạn quá độ” đƣa tƣ trào văn học này vƣợt khỏi giai đoạn dạo đầu với chủ nghĩa tìm về cội nguồn để tiến tới giai đoạn hạt nhân đƣa lịch sử trở thành đối tƣợng của thẩm mĩ và lĩnh vực tƣởng tƣợng siêu nghiệm.

Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng của ông nhƣ Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Sống đoạ thác đầy… đều phản ánh lịch sử một cách rất hấp dẫn và mới lạ. Mở đầu là Cao lương đỏ lấy bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 - 1930 tại miền quê Cao Mật. Cao lương đỏ tuy thuộc dòng văn học “phản tƣ” (suy nghĩ lại) phổ biến ở Trung Quốc nhƣng lại đƣợc xem là cột mốc cho phong cách văn chƣơng của Mạc Ngôn khi sử dụng lịch sử kết nối với hiện đại thông qua giọng kể và góc nhìn của nhân vật. Cốt truyện không có gì li kì, kịch tính nhƣng câu chuyện lại hấp dẫn chúng ta từ đầu đến cuối. Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nƣớc Trung Hoa. Đây là tác phẩm có khuynh hƣớng “gia tộc sử”, nội dung lịch sử đã đƣợc dân gian hoá và đặt nền móng cho sự vƣơn dậy của các tác phẩm “chủ nghĩa lịch sử mới”, đồng thời cũng là sự mở đầu cho dòng chảy lịch sử chảy xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn.

Đến Đàn hương hình, ngƣời đọc lại đƣợc chứng kiến một giai đoạn lịch sử cận đại Trung Quốc đẫm máu (1895 – 1915). Khi đó, Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé. Triều đình Mãn Thanh thối

nát, bất lực. Quan lại đƣơng thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ƣơn hèn, thối chí. Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn. Sau thất bại của biến pháp Mậu Tuất, “lục quân tử” bị tử hình, quân Đức chiếm Sơn Đông xây dựng đƣờng sắt, kĩ sƣ và lính Đức hà hiếp dân chúng, gây ra cuộc đấu tranh của nhân dân. Nghĩa Hoà đoàn nổi dậy phá đƣờng sắt, giết quân Đức, tuần phủ Sơn Đông Viên Thế Khải theo lệnh tổng đốc ngƣời Đức Các-lốt trấn áp Nghĩa Hoà đoàn, bắt đƣợc thủ lĩnh của Nghĩa Hoà đoàn là Tôn Bính và dùng đàn hƣơng đình để xử tử ông. Tác phẩm đã tái hiện một giai đoạn lịch sử chân thực của đất nƣớc Trung Hoa, quân Đức dã man, tàn ác, Viên Thế Khải vô liêm sỉ, nhân dân vừa tê dại vừa phẫn nộ, những kẻ làm quan còn chút ít lƣơng tâm thì bất lực, đất nƣớc Trung Hoa dƣới triều nhà Thanh đứng bên bờ vực thẳm, có nguy cơ mất nƣớc. Chen vào câu chuyện lịch sử đó là câu chuyện cuộc đời của các nhân vật: cuộc đời phong tình của thiếu phụ Mị Nƣơng, cuộc đời kép hát của Tôn Bính – cha đẻ của Mị Nƣơng, cuộc đời của quan huyện Cao Mật Tiền Đình – ngƣời tình của Mị Nƣơng và tên đao phủ Triệu Giáp – bố chồng của Mị Nƣơng. Có thể nói tiểu thuyết là một sự tổng hợp về những sự kiện cách mạng, tội phạm, luyến ái... Đàn hương hình không chỉ cho ngƣời đọc thấy một giai đoạn lịch sử Trung Quốc mà còn giúp ta biết đƣợc các hình thức tra tấn tử hình ở Trung Quốc và lịch sử của hý kịch Miêu Xoang.

Nếu nhƣ ở Đàn hương hình, chúng ta đƣợc biết một Cao Mật trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì đến với Sống đoạ thác đày, Cao Mật lại thuộc về nửa cuối thế kỉ XX. Tác phẩm kể về lịch sử trong suốt 50 năm ở vùng nông thôn Trung Quốc từ năm 1950 - 2000, đặc biệt xoay quanh đề tài đất đai với đủ dạng quan hệ giữa nông dân với đất đai. Thông qua đôi mắt của Tây Môn Náo, hay nói chính xác hơn là qua đôi mắt của các loài động vật mà anh bị hoá kiếp, độc giả sẽ có cơ hội quan sát và thể nghiệm đƣợc những sự kiện lịch sử gây biến động nông thôn cũng nhƣ toàn bộ đất nƣớc Trung Quốc: “Đại nhảy vọt” cuối thập kỷ 50, “Cách mạng văn hoá” cuối thập kỷ 60 - đầu 70, “Cải cách khai phóng” những năm 80...

Trong các tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Mạc Ngôn, Báu vật của đời giữ vai trò khá quan trọng. Nói nhƣ tác giả Trƣơng Thanh Hoa thì “Báu vật của đời của

Mạc Ngôn đã thể hiện quan niệm về tiểu thuyết của chủ nghĩa lịch sử mới một cách điển hình nhất” [49, tr. 203]. Với tác phẩm này, Mạc Ngôn đã hoàn nguyên lịch sử cận đại, thu nhỏ lịch sử thông qua số phận của các thành viên trong một gia đình, đem lịch sử trả lại dân gian, đem đời ngƣời đặt vào những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc. Có thể nói, Báu vật của đời là một cuốn tiểu thuyết chủ nghĩa lịch sử mới mang ý nghĩa tổng quát tiêu biểu và điển hình.

Nói tóm lại, các tác phẩm của Mạc Ngôn mô tả sinh động một Trung Quốc đầy biến động trong thế kỷ 20, từ cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc cho đến những chính sách đất đai thất bại của chính quyền Bắc Kinh thập niên 1950 và thời kỳ động loạn, đẫm máu của cách mạng văn hóa 1966 - 1976. Câu chuyện lịch sử Trung Quốc khá xa lạ với đông đảo ngƣời đọc năm châu nhƣng nhờ những kỹ thuật viết văn và chiều sâu tƣ tƣởng mang tầm nhân loại nên đọc tác phẩm của Mạc Ngôn, ta sẽ quên đi tác phẩm đang đề cập đến lịch sử và con ngƣời Trung Quốc mà nghĩ rằng đây là câu chuyện về kiếp ngƣời nói chung.

Có thể khẳng định rằng cảm hứng lịch sử là một nguồn cảm hứng lớn, bao trùm các sáng tác của nhà văn Mạc Ngôn. Với lối viết “mƣợn dã sử nói chính sử”, Mạc Ngôn dùng chất liệu lịch sử, dùng quá khứ để viết văn nhƣng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng tầm những những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhân loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình. Vì vậy, dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhƣng Cao Mật và ngƣời dân nơi đây "mỗi lần đến vẫn mang theo bí mật" đến cho độc giả. Suốt chặng đời cầm bút của mình, Mạc Ngôn vẫn đƣợc xem là “nhà văn chân đất” khi viết về số phận những con ngƣời Trung Quốc bình thƣờng chịu bao va đập của thời thế; qua đó, ông đã thể hiện cái sức sống mãnh liệt của nhân dân và tin rằng lịch sử dân tộc đƣợc viết bằng cuộc sống, suy nghĩ của quần chúng vô danh.

Những vấn đề khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch sử, về lịch sử Trung Quốc và dấu ấn lịch sử trong văn học Trung Quốc, về Mạc Ngôn và nguồn cảm hứng lịch sử trong những sáng tác của ông sẽ là tiền đề để chúng ta soi vào tác phẩm Báu vật của đời, chỉ ra đƣợc những biểu hiên cụ thể của cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện trong tác phẩm ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.

CHƢƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG

BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN

2.1. Cảm hứng lịch sử được thể hiện qua số phận của quê hương Cao Mật

2.1.1. Một quê hương Cao Mật đau thương mà hào hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm chống giặc ngoại xâm

Với Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại số phận của quê hƣơng Cao Mật trong suốt gần một thế kỉ, từ năm 1900 đến năm 1993. Trong gần một thế kỉ ấy, Cao Mật đã trải qua biết bao biến cố, biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra, đã đi qua và để lại những dấu ấn không thể phai mờ. Hết Đức, Nhật, rồi Quốc dân đảng, rồi Cộng sản đảng… tất cả đã làm lên “cuốn phim” lịch sử sinh động về vùng đất Cao Mật. Cuốn phim ấy đƣợc quay chậm dần dần hiện ra trƣớc mắt chúng ta.

Trƣớc hết là lịch sử hình thành vùng đất Cao Mật đƣợc hiện lên qua lời kể của nhân vật Lỗ Thị: “những năm thời Hàm Phong triều Thanh, vùng này chƣa có ngƣời đến định cƣ. Mùa hè, mùa thu, ngƣời ta đến đánh cá, hái thuốc, chăn dê cừu. Tại sao gọi là Đại Lan? Vì đây là nơi đàn cừu nghỉ đêm. Những ngƣời chăn cừu dùng cành cây quây thành chuồng, nhốt đàn cừu lại, chuồng kiểu ấy ngƣời ta gọi là đại lan. Mùa đông, ngƣời ta đến đây săn cáo, chồn, nhƣng nghe nói họ đều chết bất đắc kỳ tử, không chết cóng trong tuyết thì cũng mắc bệnh quái gở. Về sau, cũng không rõ ngày tháng năm nào, có một ngƣời to khoẻ, chân tay vạm vỡ, gan cóc tía. Ngƣời ấy chính là Tƣ Mã Răng To, ông nội của Tƣ Mã Đình và Tƣ Mã Khố” [ 48, tr. 109]. Tƣ Mã Răng To đến ở vùng đất này, lấy một cô gái mù và sinh ra Tƣ Mã Ông, cha đẻ của Tƣ Mã Đình và Tƣ Mã Khố. Tiếp đến, rất nhiều ngƣời di dân đến quê hƣơng đông bắc này, trong đó có ông thợ rèn Thƣợng Quan Đẩu, cụ tổ của dòng họ Thƣợng Quan. Hai cụ tổ Tƣ Mã Răng To và Thƣợng Quan Đẩu kết tình thân hữu với nhau, chính thức bắt đầu một mối duyên đặc biệt giữa hai dòng họ. Có thể nói, vùng đất Cao Mật đƣợc hai dòng họ này khai phá và lịch sử vùng đất Cao Mật cũng gắn liền với lịch sử của hai dòng họ này.

Đƣợc hình thành chƣa đƣợc bao lâu, quê hƣơng Cao Mật đã phải đƣơng đầu với nạn ngoại xâm của giặc Đức. Nhƣ chúng ta đã biết, Trung Quốc là một nƣớc lớn,

diện tích đứng hàng thứ tƣ trên thế giới, đông dân nhất thế giới, giàu tài nguyên, lại có lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Thời trung đại, Trung Quốc là một đế quốc phong kiến hùng mạnh, đã từng thống trị và đi xâm lƣợc nhiều nƣớc châu Á. Nhƣng từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, chế độ phong kiến Trung Quốc suy yếu và bắt đầu mục nát. Lúc này, các nƣớc chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cƣờng đi xâm chiếm thị trƣờng thế giới. Và Trung Quốc nhanh chóng trở thành miếng mồi ngon, “chiếc bánh ngọt” để các nƣớc đế quốc xâu xé nhau. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nƣớc đế quốc xâm lƣợc Trung Quốc là cuộc chiến tranh thuốc phiện (6/1840 – 8/1842) giữa Anh và Trung Quốc. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với Anh để buôn bán thuốc phiện, hiệp ƣớc Nam Kinh đƣợc kí kết (8/1842), Trung Quốc trở thành nƣớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Hậu quả tất yếu là “cái bánh ngọt” Trung Quốc bị các nƣớc đế quốc xâu xé nhau: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dƣơng Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc. Quê hƣơng Cao Mật của Mạc Ngôn là một thị xã thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thuộc địa phận chiếm đóng của Đức. Ngƣời Đức chiếm Cao Mật và xây dựng đƣờng Sắt Giao – Tế phá hoại phong thuỷ vùng đông bắc Cao Mật, xẻ đôi cái bụng mềm mại của vùng Cao Mật. Vì căm tức chuyện này mà Thƣợng Quan Đẩu và Tƣ Mã Răng To đã tìm cách chống lại bọn chúng. Những ngƣời dân thật thà, chất phác ấy ngây thơ “cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại đƣợc. Còn nói quân Đức ƣa sạch, rất sợ dính phân vào ngƣời, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đều là con chiên. Chiên thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông bắc, tự tập một số bợm rƣợu, con bạc, du đãng … Tất nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang” [48, tr. 110]. Vì vậy đội Hổ Lang đã dùng cát và phân, dàn trận ở Bãi Cát Dài để chiến đấu chống lại quân Đức. Nhƣng phân, nƣớc tiểu và cát không thể nào chống chọi đƣợc với súng ống của giặc Đức. Đội Hổ Lang thất bại. Cụ tổ Tƣ Mã Răng To bị một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy chết ngay tức khắc, không kêu đƣợc tiếng nào. Cụ tổ Thƣợng Quan Đẩu bị bắt và phải chịu

cực hình thật thảm khốc: đi chân trần trên lƣỡi mai nung đỏ, tiếng gào khóc và mùi thịt ngƣời cháy khét lẹt. Cụ không hổ danh là thợ rèn mình đồng da sắt, hình phạt thảm khốc nhƣ vậy, tuy có khóc, có gào nhƣng tuyệt nhiên không một lời van xin. Cụ đi lại hai lƣợt trên lƣỡi mai, đôi chân không còn ra hình thù gì nữa, sau đó cụ còn bị bọn quan lại chặt đầu, đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam. Tất cả đã khiến cho ngƣời dân Cao Mật tỉnh mộng, nhận ra sức mạnh ghê gớm của kẻ thù. Cuộc chiến đấu chống lại quân Đức thất bại nhƣng hai cụ tổ Tƣ Mã Răng To và Thƣợng Quan Đẩu đã viết những trang sử hào hùng đầu tiên của vùng Cao Mật.

Sự đàn áp dã man của giặc Đức càng ngày càng làm bùng cháy lên ngọn lửa căm hờn của ngƣời dân Cao Mật. Dân Cao Mật căm thù ngƣời Đức. Một công trình sƣ đƣờng sắt ngƣời Đức bóp vú chị Vu Bảo trên chợ Sa Oa, bị quần chúng căm phẫn đánh chết tƣơi. Biết ngƣời Đức sẽ không bỏ qua chuyện này, ngƣời dân Cao Mật đã thành lập hội dáo dài thôn Sa Oa ngày đêm luyện tập quân sự, đúc súng đúc pháo, xây tƣờng vây đào chiến hào sẵn sàng đợi địch. Qua mấy tháng không thấy động tĩnh, mọi ngƣời dần dần lơ là. Đúng thời điểm ấy điều mà họ sốt ruột chờ đợi đã xảy ra. Để dạy cho những ngƣời dân đông bắc Cao Mật một bài học vì dám có những hành động chống phá lại bọn chúng, giặc Đức đã đến và thực hiện một cuộc

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)