6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Hình tượng những cô con gái của gia đình Thượng Quan
Lỗ Thị có tám cô con gái là : Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tƣởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ và Ngọc Nữ. Mỗi cô có một ngƣời cha khác nhau nhƣng các cô đều đƣợc thừa hƣởng nét đẹp từ mẹ, cô nào cũng có gƣơng mặt thanh tú, sống mũi cao, vành tai đầy đặn và trắng. Tuy không mang trong mình dòng máu gia đình Thƣợng Quan song các cô đƣợc sinh ra và lớn lên trong gia đình Thƣợng Quan. Mỗi một cô ra đời đều là sự thất vọng, chán chƣờng đối với cái gia đình thèm khát có con trai nối dõi tông đƣờng này. Ngay cả tên của các cô cũng mang ngụ ý là mong có em trai. Trong mắt bà nội, các cô không khác gì hơn là một lũ ăn bám. Hình ảnh bảy đứa con gái nhà Thƣợng Quan dắt díu nhau, nức nở, sụt sùi, men theo con hẻm đầy nắng và lộng gió, đi về phía đê sông Thuồng Luồng để mò tôm thật đầy ám ảnh : “Lai Đệ tay trái bế Cầu Đệ, tay phải dắt Niệm Đệ, Niệm Đệ dắt Tƣởng Đệ, Tƣởng Đệ lôi Phán Đệ. Lãnh Đệ một tay dắt Phán Đệ, tay kia xách giỏ.” [ 48, tr. 26] Hình ảnh các cô gái nhƣ liên kết với nhau thành một khối, gắn bó và che chở, bảo vệ cho nhau, tƣởng chừng nhƣ không có gì có thể chia cắt đƣợc họ. Thế nhƣng, lớn lên, mỗi cô chọn một cách sống, một cách dấn thân vào đời. Đúng nhƣ lời bà dì của Lỗ Thị đã nói: “Con cái nhƣ đàn chim, khi chúng đã biết bay thì có giữ cũng chẳng nổi” [ 48, tr. 119]. Thật vậy, đàn con của Lỗ Thị lớn lên đủ lông đủ cánh, cứ xa dần vòng tay mẹ và bay theo con đƣờng mà chúng lựa chọn. Mỗi ngƣời có một số phận khác nhau nhƣng họ đều giống nhau ở điểm là những cô gái dám yêu, biết mơ ƣớc, khát khao hạnh phúc là luôn luôn hành động: “Bọn con gái nhà Thƣợng
Quan một khi đã có cảm tình với ngƣời đàn ông nào thì dù có tám ngựa cũng không kéo lại” [ 48, tr. 487].
Lai Đệ, cô chị cả 18 tuổi, là con của Lỗ thị với ông chú dƣợng Vu Bàn Vả. Sinh ra là con gái, cô đã sớm phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà nội. Hiểu rõ nỗi đau mà mẹ mình phải chịu đựng, cô thƣơng mẹ biết nhƣờng nào. Nhìn thấy mẹ vật vã trong cơn vƣợt cạn, không giúp đƣợc gì cho mẹ, “Lai Đệ cảm thấy sống mũi cay xè, nƣớc mắt nóng hổi tràn lên má” [ 48, tr. 25]. Bù lại, cô thay mẹ chăm sóc và yêu thƣơng đàn em rất mực. Cuộc gặp gỡ với Sa Nguyệt Lƣợng đã tạo nên bƣớc ngoặt trong cuộc đời của cô. Bất chấp sự ngăn cản và van xin của mẹ, Lai Đệ vẫn quyết chọn theo con đƣờng của mình. Cô bỏ đi cùng với Sa Nguyệt Lƣợng, bắt đầu một cuộc đời đầy sóng gió. Cô theo chồng trở thành Hán gian. Sau khi Sa Nguyệt Lƣợng chết, Lai Đệ trở nên tâm thần, ngớ ngẩn. Cô sống với những kí ức về Sa Nguyệt Lƣợng, về những ngày tháng cùng Sa Nguyệt Lƣợng chu du khắp đó đây và ôm trong lòng niềm uất hận trả thù cho chồng. Có thể nói, cũng giống nhƣ ngƣời mẹ của mình, cuộc đời Lai Đệ trải qua không ít sóng gió. Ngƣời đàn bà ấy đã qua tay bốn ngƣời đàn ông: với Sa Nguyệt Lƣợng là những ngày tháng trải qua mƣa bom lửa đạn, nếm mùi vinh hoa phú quý; với Tƣ Mã Khố là giây phút cuồng hoan tột đỉnh trong những ngày tháng chị ngây ngây dại dại; với Tôn Bất Ngôn là những ngày tháng cam chịu bị hắn giày vò, hành hạ bạo ngƣợc đến mức nhƣ không còn hơi sức nào nữa. Và cuối cùng là với Hàn Chim, mối tình khiến cô hoàn toàn thoả mãn. “Những cái vuốt ve tỏ vẻ biết ơn của Hàn Chim khiến chị thoả mãn trong tình cảm làm cha mẹ, sự lóng ngóng vụng về của anh trong yêu đƣơng khiến chị thoả mãn với tình cảm của ngƣời thầy về mặt tình dục, sự ngốn ngấu ăn vụng trái cấm của Hàn Chim khiến chị thoả mãn về dục vọng, đồng thời là sự trả thù thằng Câm” [ 48, tr. 490]. Đó là ngƣời phụ nữ dám làm dám chịu. Bị Tôn Bất Ngôn phát hiện ra mối quan hệ bất chính với Hàn Chim, trong khi thằng Câm hung hãn vƣơn cánh tay dài ngoẵng nhƣ vòi bạch tuộc chộp lấy yết hầu của Hàn Chim bóp mạnh bằng những ngón tay thép thì Lai Đệ cũng vớ lấy chiếc ghế nện lia lịa vào cánh tay thằng Câm; sau đó, chị quẳng ghế, vớ lấy thanh chặn cửa phang vào đỉnh đầu hắn. Tôn
Bất Ngôn chết, nếu là ngƣời hèn nhát thì Lai Đệ đã dựa vào lý do đại đội trƣởng Tống đụng xe phải đầu của Tôn Bất Ngôn để trốn tội. Nhƣng Lai Đệ đã dũng cảm nói với mẹ rằng: “Mẹ, con đi đây, chuyện phải nhƣ thế nào thì cứ phải nhƣ thế, không thể để các chú bộ đội bị oan!” [ 48, tr. 495]. Chị đã sẵn sàng đón nhận cái chết mà không còn vƣơng vấn gì nữa. Cuộc đời của Lai Đệ mang bóng dáng cuộc đời của ngƣời mẹ Lỗ Thị. Lai Đệ đã sống một cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm với biết bao biến cố, chị đã sống một thời thanh xuân đầy oanh liệt, hào hùng để rồi nửa sau cuộc đời lại phải sống trong sự ngây dại, cam chịu, nhẫn nhục.
Sau Lai Đệ, cô con gái thứ hai Chiêu Đệ nối gót chị bƣớc vào đời. Cũng nhƣ cô chị cả Lai Đệ, Chiêu Đệ là giống của ông chú Vu Bàn Vả. Chiêu Đệ có cặp môi đỏ mọng, giọng nói hơi rè cực kỳ hấp dẫn. Từ khi chị Lai Đệ bỏ đi, Chiêu Đệ nghiễm nhiên thay thế vị trí của chị cả Lai Đệ. Lời của chị nhƣ mệnh lệnh, chị lo toan, cáng đáng toàn bộ việc ăn uống của cả gia đình. Nhƣng trong việc Lai Đệ bỏ trốn, Chiêu Đệ cũng là đồng loã. Điều đó phần nào dự báo sự nổi loạn trong cô gái này, nó nhƣ muốn báo trƣớc với chúng ta rằng sớm muộn gì thì cô cũng đi theo con đƣờng mà cô lựa chọn. Và quả thật khi gặp Tƣ Mã Khố, trong đầu Chiêu Đệ một ý nghĩ thoáng qua rất nhanh : “Lấy Tƣ Mã Khố !”. Ngay cả khi Tƣ Mã Khố đã có tới ba vợ, Chiêu Đệ vẫn chấp nhận làm vợ thứ tƣ của hắn mà không hề bận tâm. Cũng giống nhƣ cô chị cả Lai Đệ, khi bị mẹ phản đối mối quan hệ với Tƣ Mã Khố, Chiêu Đệ kiên quyết chống lại bằng những lời lẽ đanh thép: “Bằng tuổi con, mẹ đã lấy bố con rồi. Mẹ còn kể năm mƣời sáu tuổi, dì đã đẻ sinh đôi, cả hai đứa trẻ đều rất mập…Con biết mẹ định nói anh ta nhiều tuổi hơn mẹ. Con với anh ta không cùng họ, càng không phải đồng tông, chẳng phải cái gì hết” [ 48, tr. 118]. Chiêu Đệ trở thành khán giả trung thành xem màn trình diễn của Tƣ Mã Khố kể đi kể lại chuyện anh ta phá cầu, lật đổ đoàn tàu của quân Nhật, lúc đầu là thính giả, sau dần dần cô đã trở thành nhân chứng của vũ khí mới, rồi cuối cùng là tham gia vào việc phá cầu cùng Tƣ Mã Khố. Kết quả là chị đã trở thành một chiến sĩ du kích thực sự. Tình yêu của chị dành cho Tƣ Mã Khố không phải là tình cảm bồng bột của một cô gái mới lớn mà đó là một tình cảm thực sự sâu sắc và chân thành. Chị nguyện sát cánh cùng
Tƣ Mã Khố những lúc lên voi xuống chó: “Mẹ ơi, con sống là ngƣời của ngƣời ta, chết là ma của ngƣời ta… Anh ấy mà chết, thì con sống có ý nghĩa gì?”. Đến khi vợ chồng Chiêu Đệ trở lại Cao Mật với tƣ cách là ngƣời có quyền lực cao nhất thì Chiêu Đệ vẫn sống rất gần gũi, chan hoà với mọi ngƣời. Chỉ tiếc rằng, lịch sử đã bắt chị phải hứng chịu cái chết quá sớm. Chiêu Đệ chết trong lần Lỗ Lập Nhân đem quân quay trở lại chiếm đóng Cao Mật. Cái chết của Chiêu Đệ là kết quả tất yếu của mâu thuẫn giữa các Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản trong buổi bình minh của thời đại mới, nói một cách khác chị cũng là nạn nhân trực tiếp của lịch sử. Trƣớc cái chết của Chiêu Đệ, Lỗ Thị đau xót mà thốt lên rằng: “Chiêu Đệ, con của mẹ! Ngƣời là do con chọn, con đi đƣờng của con, mẹ không ngăn đƣợc con, cũng không cứu nổi con, các con đều … thôi thì phó mặc cho trời” [ 48, tr. 265]. Nhƣ vậy, trong chín chị em, Chiêu Đệ là ngƣời thứ hai phải chết, sau Lãnh Đệ.
Cô con gái thứ ba, Lãnh Đệ, là con của Lỗ Toàn Nhi với một anh chàng bán vịt dạo. Cũng đảm đang, tháo vát nhƣ hai cô chị của mình, sau khi Lai Đệ và Chiêu Đệ bỏ đi, Lãnh Đệ là ngƣời đứng ra lo toan ăn uống cho cả nhà. Có thể nói, nếu không có Lãnh Đệ, cả gia đình Thƣợng Quan đã chết đói sau cơn biến loạn tàn sát của giặc Nhật. Mối quan hệ giữa Lãnh Đệ và Hàn Chim cũng nảy sinh từ miếng ăn mà Hàn Chim đem đến cho cả gia đình Thƣợng Quan. Từ cái nhìn căm thù ban đầu, Lãnh Đệ đã dần dần có tình cảm với Hàn Chim. Tình cảm mà cô dành cho Hàn Chim vô cùng sâu đậm. Sau khi Hàn Chim bị bắt, Lãnh Đệ nằm sấp trên giƣờng khóc hai ngày hai đêm. Và điều kì lạ đã xảy ra, sau ngày Hàn Chim bị bắt đƣợc ba hôm “chị ba ngồi dậy, chân trần, chị để hở ngực, mà không xấu hổ bƣớc ra sân. Chị trèo lên ngọn cây thạch lựu, sức nặng uốn cành lựu cong nhƣ một cây cung… chị nhanh nhẹn chuyền sang cây ngô đồng, rồi từ cây ngô đồng chuyền sang cây trứng gà, từ cây trứng gà, chị nhảy xuống nóc nhà. Chị nhanh nhẹn đến mức khó tin, nhƣ mọc thêm đôi cánh.” Mỗi cử chỉ, hành vi của chị đều là cử chỉ, hành vi của loài chim : “Chị nghiêng đầu gặm gặm vào vai nhƣ chim rỉa lông. Đầu chị quay đi, quay lại với một góc khá rộng, cổ linh hoạt nhƣ trục xoay, chị không những có thể gặm vào vai mà có thể cúi xuống gặm hai đầu vú nho nhỏ. Tôi không nghi ngờ rằng chị có thể cúi xuống gặm vào mông, vào gót chân, hễ muốn là chị có thể tiếp xúc với
bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể” [ 48, tr. 134]. Những ngày sau đó, Lãnh Đệ hoá thân thành Nàng Tiên Chim kê đơn thuốc chữa bệnh và xem bói cho mọi ngƣời. Cuộc đời của Lãnh Đệ đƣợc thêu dệt từ những yếu tố đậm chất kì ảo. Sự hoá thân của Lãnh Đệ nhƣ một ƣớc vọng thoát tục bởi hiện thực quá cay nghiệt khiến cho cô không thể tồn tại một cách bình thƣờng đƣợc nữa. Nhà văn để cho nhân vật của mình sống trong một thế giới kì ảo nhƣng hạt nhân của cái kì ảo là cái chân thực của hiện thực và lịch sử. Vì vậy, có thể nói Lãnh Đệ hoá thân là để phản ứng với hiện thực, với lịch sử. Rốt cục, cuộc đời nhân vật kết thúc bằng bi kịch. Lãnh Đệ tự tìm đến cái chết trong trạng thái hoang tƣởng và đó là một cái chết nhẹ tựa lông hồng : “Giờ đây, chị đã nhập vào trạng thái Tiên Chim, mũi khoằm xuống, con ngƣơi chuyển sang màu vàng, cổ rụt giữa hai vai, tóc biến thành lông mao, hai tay biến thành hai cánh, miệng kêu nhƣ chim, chạy theo sƣờn dốc rồi lao xuống vực” [ 48, tr. 219]. Chứng kiến cảnh Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay, Lãnh Đệ hoang tƣởng, tƣởng tƣợng rằng mình là chim nên đã lao xuống vực. Lãnh Đệ là thành viên đầu tiên trong gia đình Thƣợng Quan ra đi. Cái chết là do cô tự tìm đến. So với các thành viên trong gia đình Thƣợng Quan, cuộc đời Lãnh Đệ ít chịu những tác động của biến cố lịch sử nhƣng cuộc đời ấy là lại một trong những sự lựa chọn đƣợc đặt ra từ hiện thực lịch sử.
Bố đẻ của con gái thứ tƣ, Tƣởng Đệ, là một thầy lang bán thuốc rong. Trong số những cô con gái của gia đình Thƣợng Quan, có thể thấy Mạc Ngôn dành một số lƣợng trang không nhiều để viết về Tƣởng Đệ nhƣng ấn tƣợng mà chị để lại trong tác phẩm thì mãi mãi không thể nào quên. Trong thảm hoạ nạn đói năm 1941, để có tiền trả nợ cứu mẹ và các em, Thƣợng Quan Tƣởng Đệ đã bán mình cho nhà chứa với giá ba trăm đồng. Đó là một sự hy sinh vô cùng cao thƣợng. Nó khiến ta liên tƣởng tới nàng Kiều của cụ Nguyễn Du trong văn học Việt Nam, trong cơn gia biến cũng đã phải bán mình chuộc cha, cũng phải đem thân mình ra nhƣ một món hàng để ngƣời ta cò kè, thêm bớt từng đồng một:
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Sự trở về của Tƣởng Đệ sau nhiều năm lƣu lạc đã gán thêm cho nhà Thƣợng Quan cái biển hiệu “Nhà Thổ” bên cạnh những cái biển “Nhà Hán gian”, “Sào huyệt của bọn Hoàn Hƣơng Đoàn”…Nhƣng qua những lời tâm sự của Tƣởng Đệ, có lẽ tất cả chúng ta đều đồng ý với suy nghĩ của Kim Đồng “nên đổi tên “Nhà thổ” thành “Nhà báo hiếu” hoặc “Nhà liệt nữ” mới đúng” [ 48, tr. 544]. Sống trong cảnh nhơ nhớp, bẩn thỉu nhƣng tâm hồn và tấm lòng của Tƣởng Đệ thật cao quý, trong sạch. Chị đã làm tất cả để gia đình, mẹ và các em mình có một cuộc sống tốt hơn: “Mẹ lấy cả đi, có bấy nhiêu thứ thì còn gì lo gì nữa, viên ngọc lục bảo này chí ít cũng mua đƣợc một tấn bột mì, chiếc kiềng cổ này đáng giá một con la… Mẹ ơi, lúc sa vào nhà chứa, con đã thề rằng, đã bán mình thì một lần cũng là bán, vạn lần cũng là bán, chỉ cần các chị em con đƣợc sung sƣớng, thì tấm thân này có sá gì!...” [ 48, tr. 543]. Đó chẳng phải là tấm lòng của một ngƣời con hiếu thảo, khí phách của một ngƣời phụ nữ anh hùng hay sao? Tiểu sử cay đắng và đầy nƣớc mắt của Tƣởng Đệ đã gây ra cho chị những vết thƣơng lòng mãi mãi không thể chữa lành. Trong khi Lỗ Thị và Kim Đồng hết sức thận trọng, nâng niu bảo vệ những vết thƣơng hễ chạm vào là ứa máu ấy thì ngƣời ngoài lại ra sức chọc ngoáy, khắc sâu vào cho vết thƣơng càng thêm chảy máu. Ngay cả đến một ngƣời đàn bà tai tiếng vì thông dâm với bố chồng cũng chế giễu chị. Trong cuộc triển lãm đấu tranh giai cấp lần hai ở Cao Mật, ngƣời ta không chỉ đem trƣng bày trong tủ kính tất cả những thứ mà cả đời chị ky cóp đƣợc mà còn bắt chị làm hiện vật sống, bắt chị tự tố cáo mình. Và Tƣởng Đệ quả không hổ danh là con gái của gia đình Thƣợng Quan. Chị xuất hiện trong cuộc triển lãm với một hình dáng bên ngoài đƣợc chăm chút rất kĩ lƣỡng. Chị thản nhiên thi triển thuật làm duyên, đong đƣa, uốn éo trƣớc mặt mọi ngƣời nhƣ khiêu khích. Chị đáp trả lại những câu hỏi cung bằng những lời lẽ đanh thép, rõ ràng: “Làm điếm là bán trôn nuôi miệng, kiếm đƣợc đồng tiền đâu có dễ, mụ chủ cƣỡng ép, lƣu manh làm nhục, chút tài sản này đẫm máu cả đấy!... Các ngƣời cƣớp mồ hôi của tôi vẫn chƣa thôi, còn bắt tôi ra làm nhục. Ngƣời đàn bà nhƣ tôi thì có loại đàn ông nào mà tôi chƣa biết!... ai có vú thì ngƣời ấy làm mẹ, ai có tiền thì ngƣời ấy làm chồng” [ 48, tr. 797]. Và cuối cùng chị đã lột trần cái bản chất giả tạo mang tính hình thức của
cái gọi là đấu tranh giai cấp: “Các ông muốn đấu tranh với tôi là giả vờ đấu tranh, thực chất là muốn ngắm tôi. Nhƣng vƣớng quần áo khó xem lắm, hôm nay, bà cho các ngƣời xem đã mắt!” [ 48, tr. 797]. Nói rồi, chị cởi khuy áo, phanh vạt, trút bỏ chiếc áo dài xuống, trần truồng trƣớc mặt mọi ngƣời: “Xem đi! Mở mắt ra mà xem! Dựa vào cái gì để bóc lột à? Dựa vào cái này, cái này! Kẻ nào trả tiền, bà cho mần!