Hình tượng Lỗ Thị hiện thân tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc suốt thế

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1Hình tượng Lỗ Thị hiện thân tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc suốt thế

thế kỷ XX

Báu vật của đời đƣợc Mạc Ngôn viết sau khi mẹ của nhà văn qua đời không lâu. Đây là tác phẩm nhà văn kính tặng ngƣời mẹ của mình, là nén hƣơng thơm ông kính dâng lên hƣơng hồn mẹ. Lời đề từ của tác phẩm : “Kính dâng HƢƠNG HỒN

MẸ Ở TRÊN TRỜI !” đã thay lời biết ơn của nhà văn đối với mẹ. Chính vì vậy, hình tƣợng đẹp nhất, nổi bật nhất trong tác phẩm là hình tƣợng ngƣời mẹ Lỗ Thị. Hình tƣợng ngƣời mẹ Lỗ Thị trong tác phẩm mang bóng dáng ngƣời mẹ ngoài đời của chính Mạc Ngôn. Trong nền văn học thế giới, hình tƣợng ngƣời mẹ là một hình tƣợng bất hủ luôn cháy sáng và đem đến cho ngƣời đọc rất nhiều cảm xúc. Ta có thể kể ra đây ngƣời mẹ trong tác phẩm danh tiếng Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo, ngƣời mẹ trong Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, ngƣời mẹ trong Chùm nho phẫn nộ của tác giả John Steinbeck, ngƣời mẹ trong Bông hồng vàng của Pauxtôpxki, ngƣời mẹ Mec-gi trong Con chim ẩn mình chờ chết,tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ ngƣời Úc Colleen McCuloughhay ngƣời mẹ trong tác phẩm kinh điển của Nga Anna Karenina của đại văn hào Lev Nikolayevich Tolstoy… Mỗi ngƣời mẹ trong từng tác phẩm đều để lại những ấn tƣợng, những day dứt riêng. Và hình tƣợng ngƣời mẹ Lỗ Thị trong Báu vật của đời

của Mạc Ngôn xứng đáng là một trong những tƣợng đài đẹp nhất, bất hủ nhất về ngƣời mẹ. Đó là một bà mẹ vĩ đại của chín đứa con, một bà mẹ trải qua cuộc đời thăng trầm gắn với biết bao biến cố của lịch sử quê hƣơng Cao Mật, một bà mẹ đau thƣơng mà anh hùng.

2.2.1.1. Lỗ Thị - nạn nhân đau khổ của lịch sử Trung Quốc

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Lỗ Toàn Nhi đã trở thành nạn nhân của chiến tranh. Mới tròn 6 tháng tuổi, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bố mẹ của Toàn Nhi là hai trong số 494 sinh mạng thôn Sa Oa bị giặc Đức giết hại. Lỗ Toàn Nhi đƣợc ngƣời cô và chú duợng Vu Bàn Vả cứu ra từ trong cái chum bột. Bà cô phải móc bột trong miệng Toàn Nhi ra, phát vào mông hồi lâu Toàn Nhi mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc. Tiếng khóc thƣơng tâm ấy là sự khởi đầu cho một cuộc đời đầy cay đắng và nƣớc mắt sau này.

Sinh ra đã là nạn nhân của chiến tranh, Toàn Nhi lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc và tiếp tục trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chế độ xã hội phong kiến Trung Hoa. Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến một đất nƣớc có chế độ phong kiến tồn tại rất lâu đời hàng ngàn năm với biết bao luật lệ, hủ tục lạc hậu, hà khắc đè

nặng lên ngƣời phụ nữ. Và một trong những hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt ấy là tục bó chân. Đây là một hủ tục kì quái, tàn nhẫn, dã man đối với ngƣời phụ nữ xuất phát từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở: ngƣời phụ nữ phải có đôi bàn chân thon nhỏ mới đẹp và từ một quan điểm đạo đức vô lí: bó chân nhƣ một giải pháp kiểm soát, củng cố đức hạnh của ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ có đôi chân bé tí xíu sẽ ngoan ngoãn ở trong nhà, không làm chuyện hƣ hỏng. Trong văn học Trung Quốc, nhà văn Phùng Ký Tài đã có hẳn một tác phẩm Gót sen ba tấc viết về hủ tục này: “Ngƣờ i ta bảo trong đôi chân bó nhỏ xíu ẩn giấu cả mô ̣t pho li ̣ch sƣ̉ Trung Quốc , câu ấy thâ ̣t sâu sắc! Bàn chân nhỏ dài chƣ̀ng ba tấc , chỉ dài hơn điếu thuốc lá một tẹo, mà quanh năm, suốt đời vải bó kín mít, ngoài cái mùi bốc lên, phỏng còn có gì trong đó nữa?” Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn cũng tái hiện lại phong tục này trong cuộc đời của Toàn Nhi. Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi đã phải bó chân. “Đàn bà không bó chân sẽ không lấy đuợc chồng”, “Phụ nữ không bó chân thì sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy” [ 48, tr. 721]. Đó là lý do mà bà cô và ngƣời chú dƣợng giải đáp cho câu hỏi ngây thơ của cô bé 5 tuổi Toàn Nhi “Sao lại phải bó chân ?”. Xuất phát từ cái lý do tƣởng chừng nhƣ rất cao cả và thiêng liêng ấy mà bất kỳ đứa bé gái nào khi đến tuổi cũng phải bó chân để có đƣợc đôi gót sen vàng. Công việc bó chân diễn ra nhƣ một hình thức tra tấn khiến ngƣời phụ nữ phải chịu bao đau đớn, nhỏ không biết bao nhiêu nƣớc mắt, thậm chí cả máu. Chỉ qua mấy câu văn Mạc Ngôn miêu tả cảnh bà cô bó chân cho Toàn Nhi, ngƣời đọc đã phần nào hình dung ra khổ hình kinh khủng ấy : “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên nhƣ lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nƣớc muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lƣợt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc…” [ 48, tr. 721]. Nỗi đau ấy chẳng khác nào nỗi đau của nàng tiên cá trong truyện cổ tích An-đéc-xen khi đổi cái đuôi cá của mình để có đƣợc đôi chân nhƣ loài ngƣời. Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh ở đây là Lỗ Toàn Nhi nói riêng cũng nhƣ tất cả những ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc nói chung là nạn nhân của tục bó chân cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Tục bó chân không chỉ gây ra nỗi đau về mặt thể xác cho

ngƣời phụ nữ mà còn gieo vào trong đầu họ một niềm tự hào mang tính ảo tƣởng. Ngƣời phụ nữ nào sau khi trải qua giai đoạn bó chân, có đôi chân thon nhỏ, mất cân đối, dị dạng cũng lấy làm hài lòng và hãnh diện lắm. Mạc Ngôn viết lại rằng ngƣời mẹ của mình khi kể lại quá trình bó chân : “nét mặt bà tràn đầy niềm tự hào, hệt nhƣ một vị tƣớng về hƣu kể lại những chiến tích của mình” [ 49, tr. 126]. Trong Báu vật của đời, ông lại nhắc lại điều ấy đối với nhân vật Lỗ Thị : “Mỗi khi kể lại lịch sử cái chân bó, giọng mẹ nhƣ tố khổ, lại có vẻ nhƣ khoe khoang về mình” [ 48, tr. 712]. Có thể thấy niềm tự hào ấy là một biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần, mang tính A. Q của một dân tộc mang nặng tƣ tƣởng phong kiến.

Năm mƣời sáu tuổi, Toàn Nhi xinh tƣơi rực rỡ, báu vật loại một của vùng Cao Mật. Đất nƣớc bƣớc sang thời Dân Quốc, Toàn Nhi đƣợc bỏ tục bó chân. Cô trở thành con dâu của gia đình Thƣợng Quan, cuộc đời cô chính thức bƣớc sang một trang mới. Mang tiếng đƣợc gả cho một gia đình giàu có, những tƣởng sẽ đƣợc ăn sung mặc sƣớng nhƣng thân phận của Toàn Nhi trong nhà chồng không khác gì thân phận của một đứa đi ở. Cô chăm lo cơm nƣớc, cho gia súc ăn, chăn lợn…, bận tối mắt tối mũi mà vẫn bị mẹ chồng chì chiết. Thêm vào đó, Thƣợng Quan Thọ Hỉ, chồng cô lại đánh đập, hành hạ cô không chút thƣơng tiếc.

Nhƣng nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi không phải là cái chết của cha mẹ, không phải là sự hành hạ thân xác của tục bó chân, cũng không phải do sự vũ phu của ngƣời chồng mà đó chính là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Có lẽ, không cần phải nói nhiều thì tất cả chúng ta đều biết rằng chế độ phong kiến Trung Quốc với quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã khiến cho ngƣời phụ nữ khổ sở, điêu đứng nhƣ thế nào. Thƣợng Quan Thọ Hỉ, chồng của Lỗ Thị bị vô sinh nên lấy nhau ba năm mà vẫn chƣa có con. Nhƣng oái oăm thay cả mẹ chồng và chồng đều đổ tất cái tội lỗi ấy lên đầu Lỗ Thị. Bà mẹ chồng không tiếc lời nhiếc nhóc con dâu : “chỉ biết ăn mà không biết đẻ” [ 48, tr. 729], “Nhà Thƣợng Quan tiền oan nghiệp chƣớng làm sao cƣới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi”, “nhà Thƣợng Quan không thể vì cô mà tuyệt tự” [ 48, tr. 734]. Đây chính là lí do đã buộc Lỗ Toàn Nhi phải ngủ với những ngƣời đàn ông không mong muốn, phải đem tiết

hạnh, đem tấm thân của mình đánh đổi lấy sự bình yên trong cuộc sống. Trƣớc nỗi khát khao có cháu của mẹ chồng cũng nhƣ những thành kiến của xã hội, Lỗ Toàn Nhi phải mang thân mình đi “xin giống” của những ngƣời đàn ông xa lạ. Cuối cùng, Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thƣợng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dƣợng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tƣởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là con của lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thƣợng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cƣỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ - con của mục sƣ Malôa. Mỗi một lần mang thai là một lần Lỗ Thị ôm ấp bao nhiêu hy vọng, cô chỉ cốt mong sao sinh đƣợc một mụn con trai để đƣợc yên thân. Nhƣng những đứa con gái lần lƣợt ra đời đẩy cô dần dần xuống địa ngục. Liên tiếp sinh hai đứa con gái đầu lòng, Lỗ Thị cay đắng nhận ra một chân lý nghiệt ngã : “Là đàn bà, không lấy chồng không đƣợc, lấy chồng mà không sinh con không đƣợc, sinh con toàn con gái cũng không đƣợc, dứt khoát phải sinh con trai” [ 48, tr. 739]. Sau khi Chiêu Đệ, đứa con gái thứ hai đƣợc hơn một tháng tuổi, Lỗ Thị đã bị mẹ chồng bắt đi mò ốc để về nuôi vịt. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn từ khi Lỗ Thị sinh đứa con gái thứ tƣ, “bầu trời nhà Thƣợng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt bà nội nhƣ lƣỡi hái vừa lấy ra khỏi nƣớc tôi, sẵn sàng đâm chém ai đó bất cứ lúc nào” [ 48, tr. 746]. Lần này thì không có chuyện “nằm nơi” sau khi đẻ. Vừa lau chùi cho đứa bé xong, giữa hai chân vẫn còn máu me đầm đìa, Lỗ Thị đã phải hứng chịu một tràng những lời lẽ oan nghiệt và cay độc của bà mẹ chồng : “Lên mặt công thần phải không ? L. thối đẻ ra một lũ thị mẹt lại còn lên mặt công thần ! Định bắt ta bốn mâm tám bát hầu hạ mi chắc ? Con gái nhà Vu Bàn Vả thật đẹp mặt ! Sao lại có đồ con dâu nhƣ mi ? Làm nhƣ mi là mẹ chồng không bằng ! Kiếp trƣớc làm nghề mổ trâu nên báo ứng đây ! Tôi quả thật lú lẫn, có mắt nhƣ mù, ma dẫn lối quỷ đƣa đƣờng mới cƣới loại con dâu ấy cho con mình”, “Mi cứ sinh ra một thằng cu thì ta bê chậu vàng cho mi rửa chân”[ 48, tr. 747]. Và rồi đứa con dâu đáng thƣơng ấy phải ra sân trục lúa trở rơm trong tình trạng “bụng

đau quặn, dạ con vừa trút đƣợc gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ƣớt đẫm hai đùi” [ 48, tr. 749], “nhức đầu, buồn nôn, mạch máu trên đầu chạy giần giật nhƣ muốn vỡ ra. Nửa ngƣời dƣới nặng chịch nhƣ chiếc áo bông rách nhúng vào chum tƣơng” [ 48, tr. 751]. Đến khi Cầu Đệ, đứa con gái thứ bảy ra đời thì công việc đầu tiên của Thọ Hỉ sau khi hết bàng hoàng là “vớ lấy cái chày đập quần áo khi giặt, nhắm thẳng vào đầu vợ phang một chày. Ngƣời Đàn Ông Không Bao Giờ Lớn này giận đến phát điên, anh ta dùng kìm kẹp lấy một miếng sắt trong lò ấn vào giữa hai chân của vợ” [ 48, tr. 759]. Không thể nói hết những nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần mà Lỗ Thị phải chịu đựng khi sinh ra toàn con gái.

Đến khi mang bầu lần thứ tám, gánh nặng phải đẻ đƣợc con trai trở thành nỗi ám ảnh và sợ hãi khủng khiếp đối với cô. Nó theo cô vào trong cả những giấc ngủ khiến cô có những giấc mơ kỳ quái: “Có lần chị nằm mơ thấy mình chửa toàn là sắt thép. Lần khác, chị lại mơ thấy chửa toàn là cóc” [ 48, tr. 11]. Trƣớc khi sinh nở, chị chỉ biết cầu cứu : “Xin Bồ Tát che chở cho con…xin tổ tiên phù hộ… Các thần các thánh phù hộ độ trì cho con, hãy tha thứ cho con, giúp con sinh đƣợc một cháu trai đủ tai đủ mắt…Con thân yêu của mẹ, con ra đi… Trời cha đất mẹ ơi, thần tiên yêu quái ơi, hãy giúp con…” [ 48, tr. 11]. Ngƣời phụ nữ đáng thƣơng ấy cầu xin sự giúp đỡ, phù hộ của tất cả những thế lực siêu nhiên, từ Bồ Tát, tổ tiên, thần thánh, trời đất, cha mẹ, thậm chí cả yêu quái. Rõ ràng cô đang ở trong tâm trạng hoảng loạn, hoang mang khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi tột độ rằng đứa con mình sắp sinh ra không phải con trai. Trong cơn hoảng loạn nhƣ vậy mà mẹ chồng cô, ngƣời phụ nữ mang nặng tƣ tƣởng phong kiến cổ hủ, lạc hậu, hiện thân rõ nét của tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ còn tiếp tục gây áp lực tinh thần cho cô : “không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ; đẻ con trai, cô lập tức thành bà chủ nhà” [ 48, tr. 13]. Và hình ảnh cách đây ba năm, sau khi sinh đứa con gái thứ bảy, chồng chị là Thọ Hỉ nổi trận lôi đình, cầm cái chày gỗ ném vào đầu chị, máu ở đầu vọt lên tƣờng lại hiện lên mồn một trong kí ức của chị. Trong tám lần Lỗ Thị trở dạ, lần thứ tám là lần duy nhất đƣợc nhà văn miêu tả một cách tỉ mỉ và cặn kẽ. Và chính qua lần trở dạ thứ

tám này, ngƣời đọc càng thấm thía hơn phong tục cổ hủ, lạc hậu của ngƣời dân Trung Quốc trong xã hội phong kiến. Bà Lã, mẹ chồng chị Lỗ Thị chuẩn bị cho con dâu một làn đầy lạc, và bắt con dâu tay phải cầm lạc miệng liên tục nói : “Lạc, lạc, lạc !...” cho dễ đẻ vì sinh đẻ đồng nghĩa với củ lạc. Chị Lỗ và con lừa cùng trở dạ một lúc nhƣng đau xót thay nếu nhƣ con lừa đƣợc chăm sóc, đỡ đẻ từng li từng tý một thì chị Lỗ bị bỏ mặc tự vƣợt cạn một mình. Tất cả những gì mẹ chồng chuẩn bị cho chị chỉ là đổ đất lên mặt giƣờng đắp bằng đất đã lột bỏ chiếu và đệm rơm cùng với cái làn lạc để chị bóc cho dễ đẻ. Trong khi đó, bà lại sẵn sàng bỏ ra hai bình rƣợu và một thủ lợn để đi mời ngƣời đỡ cho con lừa. Chuyện này nghe ra có vẻ rất hoang đƣờng nhƣng chính Mạc Ngôn đã khẳng định rằng ở nông thôn Trung Quốc lúc đó lại là một hiện tuợng phổ biến và thƣờng tình. Đọc những dòng chữ này mà chúng ta không khỏi cảm thấy xót xa cho thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc, thân phận của họ nhỏ bé, thấp hèn, thậm chí không bằng con lừa.

Trải qua biết bao lần các thế lực chính trị thay ngôi đổi chủ ở Cao Mật, biết bao biến thiên của xã hội với nào là kháng chiến (chống Đức, chống Nhật), nội chiến (giữa Cộng sản Đảng và Quốc dân Đảng), nạn đói, cải cách ruộng đất, cuộc “Cách mạng văn hoá” rồi cuộc “cải cách mở cửa”… Lỗ thị đã chứng kiến, tham gia và cũng chịu tác động không nhỏ trong những biến cố ấy, mất chồng, mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp, lên voi xuống chó nhanh nhƣ chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùng xác chết, cùng đạn bom, bị tra tấn, bị làm nhục. Có thể nói không có nỗi đau nào là Lỗ Thị chƣa trải qua. Những đau thƣơng của cuộc đời ngƣời phụ nữ ấy đều in hẳn những dấu vết mang tính lịch sử hay nói

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trang 49)