6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Khái niệm kết cấu lắp ghép
Kết cấu là một phƣơng tiện cơ bản trong sáng tác nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một kết cấu, một công trình kiến trúc. Vậy kết cấu là gì? Có thể hiểu “kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trƣng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình” [ 43, tr. 153]. Nhƣ vậy, kết cấu là một khái niệm có ý nghĩa kép, vừa là phƣơng diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, vừa là sự tổ chức, sắp xếp biểu đạt nội dung. Để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa hai ý nghĩa kép, kết cấu phải đảm bảo theo các nguyên tắc: phục tùng yêu cầu biểu đạt tƣ tƣởng, phục tùng việc xây dựng hình tƣợng nhân vật và đạt đến sự hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mỹ.
Những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào từng thể loại văn học, từng giai đoạn lịch sử, từng phong cách khác nhau mà mỗi nhà văn có sự lựa chọn kiểu kết cấu tối ƣu cho đứa con tinh thần của mình. Có thể kể ra đây một số hình thức kết cấu đã và đang hiện diện trong tiến trình lịch sử văn học nhƣ: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu hai tuyến nhân vật song song hoặc đối lập, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lý, kết cấu đảo ngƣợc trật tự thời gian và kết cấu tháo lắp. Ở đây, luận văn đặc biệt chú ý đến kiểu kết cấu tháo
lắp vì đây là một kiểu kết cấu mới liên quan đến sự hình thành một lối viết mới và phục vụ tối đa cho việc khám phá bản chất của con ngƣời và hiện thực.
Khi chủ nghĩa cấu trúc bộc lộ những mâu thuẫn nội tại của nó thì sự xuất hiện của hậu cấu trúc luận là bƣớc đi tất yếu. Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời, trƣớc hiện thực đầy bất thƣờng và biến động, chúng ta đều nhận thấy cách đọc và cách viết theo một trật tự nhất định không còn đủ khả năng thể hiện hết tâm tƣ của tác giả nữa. Nó giống nhƣ một chiếc áo đã quá chật trƣớc một cơ thể đang gồng mình xoay theo cơn biến thiên của thời đại. Không còn cách nào khác, các nhà văn đã bứt phá mọi ràng buộc bằng cách tạo ra các mảnh vỡ, những khoảng trống không thể lấp đầy trong tác phẩm. Kết cấu của tác phẩm lúc này là sự thiết lập một trật tự do nhà văn tạo nên để tái hiện một cách nhất quán cái thế giới đầy mảnh vụn, đầy ngẫu nhiên, đầy phi lý. Cách mà nhà văn liên kết các mảnh vụn bị tháo tung và đảo lộn ấy chính là kiểu kết cấu tháo lắp hay còn gọi là kết cấu lắp ghép. Kiểu kết cấu này có xu hƣớng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện, có sự “phân rã” cốt truyện, hay còn gọi là “cốt truyện phân mảnh”: cốt truyện trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… Do đó, kết cấu lắp ghép đƣợc tạo nên từ hệ thống các mảnh có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gẫy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không còn rõ ràng, lớp lang theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt. Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…Những câu chuyện lớn, những sự việc lớn - hiện thực lớn - có “tính sử thi” nhƣ trƣớc đây đƣợc thay bằng những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh”, những “đại tự sự” đƣợc thay thế bằng những “tiểu tự sự” nhƣng đƣợc khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiện sinh, tô đậm chiều sâu vô thức, những “vùng mờ” trong thế giới tâm linh con ngƣời. Trong kiểu kết cấu này, nhà văn thƣờng lắp ghép quá khứ (có khi rất xa xôi) với hiện tại của nhân vật, thay đổi không – thời gian để nhân vật xuất hiện luôn có sự di chuyển nhằm khám phá các con đƣờng khó khăn và phức tạp trong việc định
hình bản chất con ngƣời. Có thể thấy, kiểu kết cấu lắp ghép cho phép các nhà văn thể hiện các mối liên hệ chiều sâu không trực tiếp quan sát đƣợc trong bản thân con ngƣời và giữa các hiện tƣợng, sự kiện trong đời sống.