Đề tài về : Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG MINH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ NGỮ, NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER (TRÊN CỨ LIỆU TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG) Chuyên ngành : Lý luận và và phương pháp dạy học môn Văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . 1 MỤC LỤC .2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG .5 MỞ ĐẦU . 6 Chương 1: VẤN ĐỀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER 1.1. Những đặc điểm riêng trong dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer 17 1.1.1. Nguyên tắc dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer . 17 1.1.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh trong dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer 22 1.2. Thực trạng dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer 27 1.2.1. Đôi nét về trường THPT Dân tộc nội trú AG . 27 1.2.2. Những “rào cản ngôn ngữ” của học sinh khi học TV . 29 1.2.3. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Khmer . 32 1.2.4. Hiện trạng mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp TV 42 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER 2.1. Khái niệm về lỗi từ ngữ . 51 3 2.2. Nguyên nhân mắc lỗi từ ngữ . 53 2.3. Cách chữa lỗi từ ngữ 55 2.3.1. Lỗi lựa chọn từ ngữ 55 2.3.2. Lỗi kết hợp từ ngữ 64 2.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ tiếng Việt 73 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆTCHO HỌC THPT DÂN TỘC KHMER 3.1. Khái niệm về lỗi ngữ pháp 79 3.2. Nguyên nhân mắc lỗi ngữ pháp . 80 3.3. Cách chữa lỗi ngữ pháp 82 3.3.1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh 82 3.3.2. Câu sai do vi phạm qui tắc kết hợp . 96 3.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi ngữ pháp tiếng Việt . 103 KẾT LUẬN . 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114 PHỤ LỤC . 119 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ------------- - DTNTAG : Dân tộc nội trú An Giang - THPT : Trung học phổ thông - THCS : Trung học cơ sở - GV : Giáo viên - HS : Học sinh - HSDT : Học sinh dân tộc - PPDH : Phương pháp dạy học - PP : Phương pháp - TV : Tiếng Việt - HSSV : Học sinh sinh viên - PH : Phụ huynh - SGK : Sách giáo khoa - CN : Chủ ngữ - VN : Vò ngữ - C – V : Chủ ngữ – Vò ngữ 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ I 42 Bảng 2.2: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ II . 44 Bảng 2.3: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra ở các kỳ thi học kỳ . 45 Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng HS mắc lỗi về từ ngữ, ngữ pháp trong các bài kiểm tra thi học kỳ I 47 Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng HS mắc về từ ngữ, ngữ pháp trong các bài kiểm tra thi học kỳ II . 48 Bảng 2.6: Kết quả mắc lỗi dùng từ ngữ chưa chính xác của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ . 58 Bảng 2.7: Kết quả về việc mắc lỗi liên kết từ của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ 66 Bảng 2.8: Kết quả lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ . 83 Bảng 2.9: Kết quả lỗi đặt câu thiếu vò ngữ của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ . 87 Bảng 2.10: Kết quả lỗi đặt câu thiếu kết cấu C – V nòng cốt trong các bài kiểm tra thi học kỳ I . 90 Bảng 2.11: Kết quả lỗi đặt câu rối cấu trúc của HS trong các bài kiểm tra thi học kỳ . 100 6 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 1969, Quyết đònh 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã cụ thể hóa vai trò TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học biết nhanh tiếng, chữ phổ thông”. Và Quyết đònh 53 – CP của Hội đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các đòa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các đòa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc”. Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống như những HS các dân tộc khác khi đến trường đều sử dụng chung một ngôn ngữ, đó là tiếng Việt. Đối với HS dân tộc Khmer, TV là ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ dân tộc Khmer mà các em sử dụng để giao tiếp trong phạm vi đời sống phum sóc của cộng đồng dân tộc mình. TV, tuy là ngôn ngữ thứ hai đối với người dân tộc Khmer nhưng là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thông, HS dân tộc Khmer lại gặp sự bất đồng ngôn ngữ nên sử dụng TV còn nhiều hạn chế về phát âm, dùng từ, đặt câu. Đồng thời do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt – tiếng Khmer làm nảy sinh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. 7 Do đó, quá trình tiếp xúc với TV trong nhà trường phổ thông của HS dân tộc Khmer bò “rào cản ngôn ngữ”. Trong các văn bản nói và viết của HS thường sai phạm qui tắc TV. Các em mắc lỗi từ vựng, ngữ pháp TV nhiều hơn so với HS người Kinh. Đây là một bài toán khó cho người dạy và người học ở các trường phổ thông có HS dân tộc vùng sâu vùng núi. Phương pháp dạy học sửa chữa các lỗi từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt cho HS THPT đã được đề cập trong nhà trường. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa được ứng dụng có hệ thống trong chương trình Ngữ văn. Nhất là chưa có một chương trình ứng dụng cụ thể, đặc thù dạy học cho HS THPT dân tộc Khmer. Cho nên trong những năm qua, GV bộ môn Ngữ văn gặp nhiều khó khăn trên con đường đi tìm những phương cách tháo gỡ tình trạng này. Nó trở thành một vấn đề bức thiết ở trường phổ thông, nhất là những trường phổ thông ở vùng sâu vùng núi. Đứng trước tình hình ấy, luận văn của chúng tôi muốn nghiên cứu: phương pháp dạy học chữa lỗi về từ ngữ, ngữ pháp TV của HS THPT dân tộc Khmer qua dạy học TV, nhằm giúp các em hạn chế việc mắc lỗi TV và góp phần thực thi đổi mới PPDH trong nhà trường THPT hiện nay. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Viết sai chuẩn mực TV là hiện tượng khá phổ biến trong HS các bậc hiện nay, nhất là học HS dân tộc thiểu số. Hiện tượng viết sai chuẩn mực cũng không hiếm trên sách báo in ấn. Thế nhưng, nhìn chung, việc nghiên cứu lỗi hành văn ở các bình diện, các cấp độ lại chưa có một bề dày đáng kể. Chủ yếu chỉ có một số bài viết ngắn về một số loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp… đăng rải rác trên các tạp chí, báo chí. Một vài loại lỗi 8 vừa nêu cũng được trình bày trong một vài quyển sách giáo khoa, một số công trình nghiên cứu TV. Rất ít có quyển sách viết về lỗi hành văn một cách toàn diện, có hệ thống. Nhất là những quyển sách viết về lỗi sử dụng TV của HS dân tộc Khmer. Những bài viết và một vài quyển sách về lỗi được in ấn, xuất bản từ năm 1974 đến nay cũng không nhiều: Nguyễn Minh Thuyết, trên “Ngôn ngữ” số 3, năm 1974, nêu lên một số kiểu lỗi ngữ pháp và cách sửa chữa trong bài “Mấy gợi ý về việc phân tích sửa chữa lỗi ngữ pháp cho học sinh”. Trong bài viết này, tác giả đưa ra các kiểu lỗi sai như: “lỗi vi phạm về qui tắc cấu tạo từ”, tức là lỗi cấu tạo cụm từ sai qui tắc ngữ pháp; “lỗi vi phạm về qui tắc cấu tạo câu” (bao gồm “lỗi thừa chủ ngữ”, “lỗi thiếu chủ ngữ”, “lỗi thiếu vò ngữ”); và cách sửa chữa từng kiểu lỗi. Nguyễn Xuân Khoa, trên “Ngôn ngữ” số 1, năm 1975, trình bày một số lỗi về qui tắc cấu tạo câu trong bài “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên nhân và cách sửa chữa”. Theo Nguyễn Xuân Khoa, lỗi cấu tạo câu gồm: “Câu thiếu thành phần hạt nhân” (bao gồm “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vò ngữ”); câu thiếu toàn bộ cấu trúc hạt nhân” (gồm “câu chỉ có một bộ phận trạng ngữ”, “câu chỉ có một đoạn câu phụ”); “câu có các thành phần không có quan hệ ý chặt chẽ, chính xác” và “câu có kết cấu rối nát”. Song song với việc phân tích lỗi sai, tác giả bài viết cũng nêu nguyên nhân sai và cách sửa chữa. Bài viết của tác giả lý giải khá rõ cái sai ngữ pháp ở một số mặt. Tuy nhiên, cách phân loại, miêu tả và đònh danh lỗi sai có vài điểm chưa chặt chẽ và nhất quán. 9 Nguyễn Nhã Bản, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, 1981, đề cập lỗi dùng từ của HS. Qua tư liệu thi tuyển sinh vào đại học, tác giả tiến hành thống kê và phân loại lỗi dùng từ của HS thành ba kiểu lỗi: “lỗi dùng từ Hán – Việt và thuần Việt”, “lỗi những từ kết hợp không hợp nghóa” và “lỗi diễn đạt”. Đối với mỗi kiểu lỗi, tác giả nêu số liệu thống kê và tỉ lệ cụ thể. Bài viết của Nguyễn Nhã Bản trình bày một số khía cạnh về lỗi dùng từ. Tuy nhiên, cách phân loại lỗi dùng từ và một số ví dụ minh họa chưa có sức thuyết phục, nhất là “lỗi diễn đạt”. Trong “Tài liệu tham khảo soạn, giảng kỹ năng Làm Văn lớp 10”, Vụ giáo dục THPT, năm 1984, có bài viết “Chữa câu sai”, người viết nêu ra một số kiểu lỗi ngữ pháp như: “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vò ngữ”, “câu thiếu chủ ngữ và vò ngữ”, “câu sai do chưa biết sử dụng các cặp từ quan hệ”, “thừa chủ ngữ” và “câu lủng củng, rườm rà”. Đối với mỗi kiểu lỗi sai, tác giả dẫn ra một vài ví dụ và hướng dẫn cách sửa cụ thể. Nội dung phân tích, lý giải câu sai ngữ pháp trong tài liệu này có giá trò gợi ý thiết thực cho GV khi dạy các tiết chữa câu sai, mặc dù cách đònh danh và phân loại câu sai ngữ pháp của người viết chưa nhất quán và chặt chẽ. Trong sách giáo khoa “Làm Văn lớp 10”, năm 1991, Đinh Cao và Lê A đề cập lỗi câu sai và lỗi dùng từ sai. Lỗi câu sai, theo các tác giả, gồm các kiểu: “câu mới chỉ có kết cấu giới từ hặc cụm danh từ chỉ thời gian, vò trí”, “câu chỉ mới có cụm danh từ”, “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vế”, “câu sai quan hệ lôgich”, “câu có kết cấu rối nát” và “câu không đảm bảo sự phát triển liên tục của ý trong đoạn văn”. Còn lỗi dùng từ sai, gồm các kiểu: “dùng từ sai vỏ âm thanh”, “dùng từ sai do không hiểu nghóa của từ”, “dùng 10 từ không phù hợp với đối tượng nói năng, với sắc thái tình cảm, thái độ cần phải có”, “dùng từ không đúng với phong cách văn bản”, và “dùng từ không đảm bảo tính thẩm mỹ”. Cùng với các kiểu lỗi câu sai và lỗi dùng từ, các tác giả còn đưa ra “phương hướng sửa chữa câu sai” và “các thao tác chữa lỗi về từ”. Nhìn chung, các tác giả trình bày các kiểu lỗi câu sai và lỗi dùng từ sai khá cụ thể, có giá trò gợi ý phát hiện lỗi hành văn. Tuy nhiên, việc phân chia các lỗi câu sai và lỗi dùng từ của tác giả chưa có hệ thống và tính chặt chẽ; các kiểu lỗi sai chưa được phân tích một cách cặn kẽ, thấu đáo. Và các tác giả chưa đưa ra cách thức sửa chữa cụ thể đối với từng kiểu sai. “Phương hướng sửa chữa câu sai” và “các thao tác chữa lỗi về từ” được đưa ra còn sơ lược. Nguyễn Đức Dân và Trần Thò Ngọc Lang, trong “Câu sai và câu mơ hồ” (1993), đưa ra cách lý giải khá mới mẻ về câu sai. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đi sâu vào phân tích, lý giải hiện tượng câu sai và hiện tượng câu mơ hồ. Các tác giả muốn góp thêm một tiếng nói mới về câu sai và muốn nhấn mạnh tới nguyên nhân tâm lý trong quá trình hình thành một câu sai, mà hiện tượng sai do “chập cấu trúc”. Đối với mỗi câu sai, cần phân tích kỹ để phát hiện các nguyên nhân gây ra cái sai của nó, từ đó đề ra cách chữa có hiệu quả. Xuất phát từ quan niệm ấy, các tác giả không đưa ra những sơ đồ cứng nhắc làm khuôn mẫu khi chữa những câu sai mà chỉ nêu những phương pháp chung nhất để phân tích và chữa lỗi câu dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học tường minh. Nó được hình thức hóa cao độ để một mặt chỉ ra sơ đồ cấu trúc tối giản của câu đúng tương ứng, đối chiếu với sơ đồ câu sai, mặt khác phân tích sự tương hợp nghóa giữa các từ trong câu [...]... của tiếng Khmer và TV Và một số đặc điểm về dạy học song ngữ TV– tiếng Khmer trong nhà trường phổ thông khi chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp TV Tất cả làm tiền đề cơ sở lý luận khoa học khi nghiên cứu Từ đó, thấy được những nguyên nhân đưa đến sai chuẩn về từ ngữ, ngữ pháp và đưa ra phương pháp chữa các lỗi này cho HS THPT dân tộc Khmer Từ thực tiễn yêu cầu phát hiện các lỗi cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp TV mà... hình thành các biện pháp khắc phục sửa chữa nó trong việc dạy học tiếng Việt cho HS THPT dân tộc Khmer trên cứ liệu trường THPT DTNT AG 8 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: 16 Chương 1: Vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT dân tộc Khmer Chương 2: Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ tiếng Việt Chương 3: Phương pháp dạy học chữa lỗi ngữ pháp tiếng Việt 17... qua 14 dạy và học tiếng Việt cho HS Khmer THPT ở trường phổ thông, từ đó, chúng tôi đề xuất một số phương pháp chữa lỗi dùng từ đặt câu TV cho HS THPT dân tộc Khmer mang tính đặc thù, khả thi 4 ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là HS THPT dân tộc Khmer trường THPT Dân tộc nội trú An Giang đang học môn Ngữ văn chương trình giáo dục THPT với việc mắc các lỗi từ ngữ, ngữ pháp. .. ra các giải pháp phù hợp giúp cho HS THPT người dân tộc Khmer khắc phục một số lỗi cơ bản về từ vựng, ngữ pháp khi học TV 3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này dựa trên thực trạng dạy và học ở trường THPT vùng dân tộc nhằm đưa ra những lỗi cơ bản về từ vựng, ngữ pháp của HS dân tộc Khmer học TV Từ đó, tìm ra những phương pháp sửa chữa các lỗi ấy để hạn chế “rào cản ngôn ngữ của các... DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER 1.1 Những đặc điểm riêng trong dạy học TV cho HS THPT dân tộc Khmer 1.1.1 Nguyên tắc dạy học TV cho HS THPT dân tộc Khmer Khi sống chung một cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng sử dụng TV như một công cụ giao tiếp chủ yếu trọng mọi lónh vực, lại hấp thụ chung một nền giáo dục thì dù là HS người Kinh hay HS dân tộc Khmer, tất cả cũng cần được dạy học. .. luận về các lỗi từ ngữ, ngữ pháp, các giáo trình đổi mới PPDH TV… để nghiên cứu, phát hiện những luận điểm làm tiền đề lý luận trực tiếp, gián tiếp cho việc phương pháp chữa các lỗi sai về từ ngữ, ngữ pháp vốn tồn tại trong quá trình dạy học TV trường phổ thông - Phương pháp khảo sát: Chúng tôi tiến hành phương pháp khảo sát để nắm bắt các lỗi sai về việc dùng từ đặt câu của HS THPT dân tộc Khmer Việc... VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các lỗi sai cơ bản từ ngữ, ngữ pháp và phương pháp dạy học chữa các lỗi này trong chương trình giảng dạy, SGK môn Ngữ văn” cấp THPT, tài liệu chủ đề tự chọn cấp THPT và qua các tiết dạy TV của GV trường THPT DTNT AG Nhất là tập trung vào các bài kiểm tra thi học kỳ của HS THPT dân tộc Khmer ở trường THPT DTNT AG 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp lý luận và thực... phong cách ngôn ngữ văn bản, chúng ta cần cung cấp những hiểu biết về lỗi sai một cách có hệ thống Bởi vì nhận biết lỗi sai cũng là một biện pháp tích cực giúp cho HS tiếp cận cái chuẩn mực, để rèn luyện cái chuẩn mực Trên cơ sở các lỗi cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp ở HS THPT dân tộc Khmer, xây dựng những cơ sở lý luận xác đáng cho phương pháp chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp trong quá trình dạy học TV Tiến hành... chắn Muốn dạy chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp TV cho HS được tốt, chúng ta cũng cần nắm tình hình học TV của đối tượng mà mình giảng dạy 1.2 Thực trạng dạy học TV cho HS THPT Dân tộc Khmer 1.2 1 Đôi nét về đặc điểm trường THPT Dân tộc nội trú AG Năm học 1992 - 1993, trường THPT DTNT AG được thành lập tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Một huyện miền núi của tỉnh An Giang có tỉ 28 lệ người dân tộc Khmer sinh sống... đó cũng học ở trường mình đó thầy”.… Chuyển dòch từ ngữ TV sang tiếng Khmer để HS dễ hiểu và nắm được nghóa của từ hơn Vai trò của dòch trong dạy từ là có mức độ vì chỉ có một số ít từ của ngôn ngữ đang học là hoàn toàn tương đương về nghóa với tiếng mẹ đẻ của HS dân tộc Khmer Dạy từ cho HS dân tộc Khmer, GV phải làm hết những công việc “nội trợ” của dạy nghóa từ ngữ Từ khâu giải nghóa những từ khái . mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp TV ................................ 42 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER. Việt cho học sinh THPT dân tộc Khmer. Chương 2: Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ tiếng Việt . Chương 3: Phương pháp dạy học chữa lỗi ngữ pháp tiếng